Đề tài Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang địa bàn TP Hà Nội

Trẻ đường phố hiện đang là một vấn đề xã hội bức xúc của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trẻ đường phố đôi khi người ta còn gọi là trẻ bụi đời. Những nguyên nhân nào đã khiến những trẻ này bỏ học và lang thang trên đường phố là một vấn đề cần phải phân tích sâu hơn và cụ thể hơn. Những nguyên nhân như gia đình quá nghèo, cha mẹ ly dị có thể coi là nguyên nhân chung của trẻ đường phố ở các nước đang phát triển, nhưng cũng còn những nguyên nhân cá biệt khác cho trẻ đường phố ở Hà Nội. Hà Nội – một thành phố đang thay da đổi thịt hàng ngày, hiện đang có nhiều cơ hội và nhu cầu về việc làm mới như giúp việc nhà, đánh giày, bán hàng rong cho dân cư trong thành phố và khách du lịch, và những công việc này thì rất ít người dân thành phố tham gia. Đáp ứng nhu cầu này và mong muốn có thêm thu nhập đã khuyến khích nhiều lao động ở nông thôn ra thành phố làm việc. Kiếm sống trên đường phố đôi khi nguy hiểm và mệt nhọc hơn việc cấy cày ở nông thôn, nhưng làm việc trên thành phố lại đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Những người dân nông thôn vẫn ra thành phố làm ăn mặc dù họ phải sống xa quê hương, xa gia đình. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể, trong đó có cả thay đổi tích cực và tiêu cực. Đất trồng trọt tính theo đầu người cho nông dân ngày càng giảm do áp lực từ việc gia tăng dân số và việc thay đổi mục đích sử dụng của đất canh tác. Điều này tạo ra một lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Đây chính là lực đẩy cho nguồn di cư từ nông thôn ra thành phố của cả trẻ em và người lớn. Trẻ lang thang trên đường phố do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể lang thang nhằm tìm lối thoát cho những bất hạnh và bạo hành trong gia đình, hoặc kiếm tiền góp phần đem lại thu nhập cho gia đình, giết thời gian hoặc đơn thuần chỉ là giải trí. Những trẻ làm việc và sống trên đường phố thường có rất ít kiến thức về quyền trẻ em cũng như không nhận biết được về rất nhiều rủi ro của cuộc sống đô thị khi không có sự hướng dẫn của người lớn. Chúng phải chịu áp lực căng thẳng từ việc kiếm sống hàng ngày. Sức khỏe không được bảo đảm, một số trẻ uống rượu hoặc ma túy để quên đi những căng thẳng và những rủi ro mà chúng gặp phải. Một vấn đề đặt ra hiện nay là phải có một hành động cụ thể, thiết thực nhằm tư vấn để trẻ tự nâng cao kỹ năng bảo vệ sức khỏe của mình.

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang địa bàn TP Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trẻ đường phố hiện đang là một vấn đề xã hội bức xúc của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Trẻ đường phố đôi khi người ta còn gọi là trẻ bụi đời. Những nguyên nhân nào đã khiến những trẻ này bỏ học và lang thang trên đường phố là một vấn đề cần phải phân tích sâu hơn và cụ thể hơn. Những nguyên nhân như gia đình quá nghèo, cha mẹ ly dị … có thể coi là nguyên nhân chung của trẻ đường phố ở các nước đang phát triển, nhưng cũng còn những nguyên nhân cá biệt khác cho trẻ đường phố ở Hà Nội. Hà Nội – một thành phố đang thay da đổi thịt hàng ngày, hiện đang có nhiều cơ hội và nhu cầu về việc làm mới như giúp việc nhà, đánh giày, bán hàng rong cho dân cư trong thành phố và khách du lịch, và những công việc này thì rất ít người dân thành phố tham gia. Đáp ứng nhu cầu này và mong muốn có thêm thu nhập đã khuyến khích nhiều lao động ở nông thôn ra thành phố làm việc. Kiếm sống trên đường phố đôi khi nguy hiểm và mệt nhọc hơn việc cấy cày ở nông thôn, nhưng làm việc trên thành phố lại đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Những người dân nông thôn vẫn ra thành phố làm ăn mặc dù họ phải sống xa quê hương, xa gia đình. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể, trong đó có cả thay đổi tích cực và tiêu cực. Đất trồng trọt tính theo đầu người cho nông dân ngày càng giảm do áp lực từ việc gia tăng dân số và việc thay đổi mục đích sử dụng của đất canh tác. Điều này tạo ra một lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Đây chính là lực đẩy cho nguồn di cư từ nông thôn ra thành phố của cả trẻ em và người lớn. Trẻ lang thang trên đường phố do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể lang thang nhằm tìm lối thoát cho những bất hạnh và bạo hành trong gia đình, hoặc kiếm tiền góp phần đem lại thu nhập cho gia đình, giết thời gian hoặc đơn thuần chỉ là giải trí. Những trẻ làm việc và sống trên đường phố thường có rất ít kiến thức về quyền trẻ em cũng như không nhận biết được về rất nhiều rủi ro của cuộc sống đô thị khi không có sự hướng dẫn của người lớn. Chúng phải chịu áp lực căng thẳng từ việc kiếm sống hàng ngày. Sức khỏe không được bảo đảm, một số trẻ uống rượu hoặc ma túy để quên đi những căng thẳng và những rủi ro mà chúng gặp phải. Một vấn đề đặt ra hiện nay là phải có một hành động cụ thể, thiết thực nhằm tư vấn để trẻ tự nâng cao kỹ năng bảo vệ sức khỏe của mình. I. Cơ sở đề xuất dự án: 1. Thực trạng, tình hình, hạn chế và nguyên nhân: 1.1. Một số định nghĩa ban đầu về trẻ em lang thang: Theo MOLISA, trẻ em đường phố là một trong mười nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống và nơi cư trú không ổn định, hoặc là trẻ em cùng với gia đình đi lang thang (Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua, kỳ họp lần thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004: trang 2). Theo định nghĩa, tổng số trẻ em lang thang trên cả nước ước tính khoảng 19,000 em trong năm 2003, trong đó các em lang thang ở Hà Nội chiếm khoảng 1,500 em. Theo tổ chức Terre des hommes, trẻ em đường phố được định nghĩa là những trẻ “dưới 18 tuổi, kiếm tiền bằng những nghề không ổn định ngoài đường phố như xin ăn, lượm rác, bán hàng rong, phu khuân vác, đánh giầy, móc túi, ăn cắp vặt và thuộc bất cứ nhóm nào trong các nhóm sau”: Cách phân loại của tổ chức Terre des hommes Nhóm Định nghĩa nhóm A Trẻ em bỏ nhà đi hoặc vô gia cư A1: Ngủ ngoài đưòng A2: Không ngủ ngoài đường B Trẻ em ngủ ngoài đường với gia đình hoặc người bảo hộ C Trẻ em sống ở nhà nhưng làm việc trong những môi trường “nguy hiểm” D Lao động trẻ em nhập cư làm nghề không ổn định D1: Ngủ ngoài đường D2: Không ngủ ngoài đường Ghi chú:”nguy hiểm” có nghĩa là trẻ phải làm việc ở một trong những điều kiện sau (1)làm việc ban đêm;(2) làm công việc không thường xuyên mại dâm hay ma cô;(3) ăn xin;(4)sử dụng hoặc bán ma tuý. 1.2. Thực trạng, tình hình và hạn chế: Đến năm 2003, tổng số trẻ em lang thang ở Hà Nội khoảng 1500 nhưng thực chất vấn đề trẻ lang thang vẫn gây nhiều bức xúc. Phần lớn trẻ em đường phố đến từ các vùng nông thôn, hiếm có trường hợp đến từ các thành phố. Thực tế trẻ lang thang ở Hà Nội là đến từ các tỉnh phía Bắc, trong đó chủ yếu là đến từ Thanh Hóa. Đây là một tỉnh nghèo ven biển, nằm về phía Bắc của Hà Nội. Các công việc chủ yếu trẻ lang thang trên đường phố Hà Nội thường làm là nhặt phế liệu, đánh giầy, bán hàng rong, xin ăn, bán xổ số và kết quả xổ số, thậm chí là móc túi và ăn cắp vặt ở chợ. Các em nam thường làm các công việc như đánh giầy, bán vé số, móc túi và ăn cắp vặt ở chợ, trong khi đó các em nữ thường bán vé số và bán dạo trên đường phố. Những em còn nhỏ tuổi thường đi ăn xin hay nhặt phế liệu vì không đủ sức lao động để làm các công việc khác nặng hơn như khuân vác. Với trẻ em lớn tuổi hơn, sau khi tích lũy được một số kinh nghiệm, chúng thường làm các công việc như bán dạo trên phố và rất nhiều em làm cùng lúc nhiều công việc. Với các công việc như thế, trẻ dễ bị mắc các bệnh cảm cúm, viêm xoang, các bệnh về phổi, đường ruột, bệnh ngoài da, nguy cơ nhiễm trùng uốn ván cao. Đa số trẻ có triệu chứng về các bệnh tâm lý như trẻ trở nên chai lỳ, khó bảo. Trẻ có nguy cơ cao bị bạo hành trong quá trình làm việc. Do đó cũng dẫn đến nguy cơ tổn hại về sức khỏe và tâm lý. Một số trẻ em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, tham gia các nhóm du côn…, các trẻ nữ dễ bị xâm hại tình dục. 1.3 Những nguyên nhân: Những nguyên nhân khiến trẻ còn đang trong tuổi đi học phải bỏ học đi lang thang kiếm sống trên đường phố có thể được phân chia ra làm 3 nhóm chính sau đây: Gia đình tan vỡ, nhận thức sai lệch và di cư vì mục đích kinh tế. Các nguyên nhân trên luôn có những tác động qua lại và liên quan chằt chẽ với nhau. Nhóm 1:Gia đình tan vỡ Nhóm này bao gồm các trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như bị mồ côi, bị bỏ rơi, cha mẹ li dị hoặc mất, hoặc những trẻ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, lạm dụng tình dục và những nguyên nhân tương tự khác. Những trẻ mồ côi, gia đình tan vỡ, bị bỏ rơi không được chăm sóc sẽ phải trải qua một cú sốc tinh thần lớn. Bị bỏ lai cho ông bà hoặc họ hàng chăm sóc hộ, những đứa trẻ này rất dễ bị chán nản, không muốn đi học và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Những thương tổn tâm lí đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ bị mất một hoặc cả hai bố mẹ khi trẻ còn nhỏ. Bạo hành trong gia đình cũng là một vấn đề nhức nhối thu hút được nhiều sự quan tâm, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bỏ nhà đi lang thang. Bạo hành trong gia đình tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau bao gồm bạo hành về thể xác như đánh đập đến những bạo hành về tinh thần như chửi mắng, doạ nạt , gây gổ. Nhiều trẻ lang thang bỏ nhà ra đi vì chúng không thể chịu được những bạo hành trong gia đình tác động và gây ra những tổn thương cho chúng. Phổ biến là các hình thức bạo hành trong các trường hợp phổ biến bị bố say rượu đánh đập hoặc bị chửi mắng thậm tệ nếu trẻ làm sai một việc gì đó. Phần lớn trẻ bỏ nhà ra đi vì nguyên nhân bạo hành trong gia đình đều phải chịu những tổn thương về tâm lí và tình cảm rất nặng nề. Nhóm 2:Nhận thức sai lệch Đó là trường hợp trẻ lang thang xuất thân từ những gia đình không quá khó khăn về kinh tế nhưng gia đình vẫn muốn các em lên thành phố để làm thêm gửi tiền về cho gia đình. Hoặc có một số trường hợp các em muốn tự rời bỏ cuộc sống chung cùng gia đình để ra thành phố kiếm sống. Những trẻ lang thang như vậy được xếp vào nhóm do những sai lệch trong nhận thức. Một số trẻ bỏ nhà đi do bạn bè xấu lôi kéo hoặc trẻ muốn được sống tự do thoải mái mà không phải đi học. Đối với các trẻ thuộc nhóm 2, kiếm tiền không phải là động cơ chủ yếu. Dần dà các em sẽ không thể cưỡng lại được sự xa ngã vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý và phạm pháp vị thành niên. Tuy nhiên, những sai lệch trong nhận thức thường xuất phát từ phía cha mẹ các em nhóm này. Một số cha mẹ nghĩ rằng tiền các em gửi về còn quan trọng hơn cả việc học của các em. Bằng cách ngăn chặn không cho con cái đi học và bắt chúng phải làm những công việc nặng nhọc trong gia đình, những bậc cha mẹ này chính là những cản trở tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Hiện nay có nhiều trường hợp cha mẹ đánh đổi cả tương lai của con cái để mua cho được những đồ đạc vật dụng trong nhà, thậm chí là mua nhà mới. Vì vậy, khi cuộc sống càng được cải thiện hơn thì những trẻ em đường phố thuộc nhóm 2 cũng ngày càng gia tăng. Nhóm 3: Nguồn lao động di cư vì mục đích kinh tế Trẻ thuộc nhóm 3 là những em có hoàn cảnh gia đình nghèo đói di cư ra thành phố để kiếm sống. Ở đây nguyên nhân chính của việc di cư là vì mục đich kinh tế. Đặc điểm của nhóm 3 là cha mẹ của các em không muốn các em phải bỏ học để kiếm sống trên đường phố, mà các em buộc phải trở thành trẻ đường phố vì với hoàn cảnh sống hiện tại các em không còn sự lựa chọn nào khác. Những em thuộc nhóm 3 thường vẫn muốn được đi học tiếp. Yếu tố quan trọng để có thể xác định được trẻ em ở nhóm 3 này không phải là trẻ còn bố mẹ, hoặc bố hoặc mẹ hay không mà là liệu gia đình các em có quan tâm và tính đến tương lai của con cái họ hay không. Nếu trẻ được yêu thương và chăm sóc đầy đủ, thì cho dù nếu trẻ có bị mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc được ông bà nuôi nấng thì chúng vẫn giữ được ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của mình. Nghèo đói là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang đường phố. Do gia đình nghèo mà trẻ không được đi học và vui chơi, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người lớn, và phải lao động hàng giờ đồng hồ trong môi trường không tốt cho sự phát triển của trẻ. * Đề xuất cách phân loại trẻ theo điều kiện và hoàn cảnh hiện tại Mỗi một trẻ đường phố lại mang một số phận và hoàn cảnh khác nhau. Ngoài những nguyên nhân ban đầu khiến trẻ trở thành trẻ đường phố cũng như công việc và môi trường làm việc của các em rất khác biệt. Vì vậy, việc phân biệt một cách rõ ràng hoàn cảnh hiện tại của các em la rất cần thiết vì tùy thuộc từng hoàn cảnh và những điều kiện khác nhau mà các em cần có những sự hỗ trợ và giúp đỡ khác nhau. Sau đây sẽ phân loại những hoàn cảnh hiện tại và những khó khăn mà trẻ lang thang đang phải đối mặt theo tiêu chí là những điều kiện đảm bảo hiện tại. Đối với những người bị thiệt thòi thì những điều kiện đảm bảo hiện tại là điều đáng quan tâm nhất vì nó liên quan đến sự tôn trọng nhân phẩm và đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Những điều kiện đảm bảo hiện tại Những điều kiện đảm bảo hiện tại là việc trẻ có được bảo vệ về sức khỏe và tinh thần để phòng chống lại những rủi ro hiện tại để tránh được những tai họa gặp phải trong cuộc sống hàng ngày hay không. Những đảm bảo hiện tại được chia ra làm nhiều nhóm nhân tố, ví dụ: Sức khỏe thể chất (bị thương, ốm, thiếu ăn, nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật…) Sức khỏe tinh thần (sợ hãi, thiếu tình thương, tổn thương tình cảm, thiếu tập trung và tính kỷ luật, những bất thường về tinh thần…) Rủi ro bị xâm hại (bị ức hiếp, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, giam giữ, bị bán…) Công việc nguy hiểm (tham gia vào các công việc có tính rủi ro cao) Nơi ở (ngủ trong nhà hay bên ngoài) Sự bảo vệ và chỉ dẫn của người lớn (bố mẹ, người bảo hộ, các tổ chức phi chính phủ…) Sự bảo vệ của nhóm (sống và làm việc theo nhóm hay một mình) Hai nhóm đầu thuộc nhóm những điều kiện hiện tại của trẻ, ba nhóm tiếp theo chỉ ra mức độ của những rủi ro không kiểm soát được mà trẻ có thể gặp phải. Ba nhóm còn lại là nhóm những yếu tố giúp trẻ có thể tránh được những sự cố có thể xảy ra và giải quyết ổn thỏa nếu chúng thực sự xảy ra. Những nhóm nhân tố này có thể sẽ làm cho những điều kiện sống của trẻ tốt lên hoặc xấu đi nhưng chúng khác nhau về cơ bản và có những tác động khác nhau đối với mỗi trẻ. Chúng ta có thể nói rằng một đứa trẻ được bảo vệ tốt trước những rủi ro sắp xảy ra nếu như những yếu tố này đều thuận lợi, và cũng có thể nói rằng trẻ khó có thể được bảo vệ trước những rủi ro đó nếu những yếu tố này không thuận lợi. Những tác động qua lại và sự vận động của các yếu tố nguyên nhân và điều kiện hiện tại: Tất cả trẻ đường phố đều phải đối mặt với những điều kiện nguy hiểm của cuộc sống đường phố, nhưng mức độ nguy hiểm và các mối nguy hiểm mà chúng phải đối mặt với lại rất khác biệt phụ thuộc nguyên nhân ban đầu của trẻ đường phố. Những trẻ em thuộc nhóm gia đình tan vỡ được ít bảo vệ chống lại các rủi ro nhất. Cuộc sống của các em nhóm này luôn khó khăn và vất vả hơn các em nhóm khác. Nhiều rủi ro thường xuyên đe dọa các em như mắc nghiện ma túy, HIV/AIDS, bị đánh đập, lạm dụng và lạm dụng tình dục và vô số các vấn đề khác. Cho dù các em đã cố gắng để bảo vệ mình bằng cách lang thang và ngủ theo nhóm. Đây là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân là các em thường thiếu những kiến thức và hiểu biết để phòng tránh những biến cố có thể xảy ra. Vì vậy, những em thuộc nhóm này luôn là những đối tượng dễ bị tổn thương và thường gặp phải những khó khăn như bệnh tật, thương tật, khó khăn về tài chính… và cũng dễ bị mắc phải nhũng tệ nạn xã hội. Đây là những đối tượng khó khăn nhất và cũng khó tiếp cận và hỗ trợ can thiệp nhất. Những trẻ em không được đi học do những suy nghĩ sai lệch của cha mẹ nói chung có những điều kiện sinh hoạt hiện tại tốt hơn vì ít nhất cũng nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ. Các em nói chung được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ. Những trẻ em lang thang vì lý do kinh tế thường phải đối mặt với ít khó khăn nhất so với hai nhóm trên vì các em vẫn còn giữ được liên lạc với gia đình và bản thân các em vẫn còn giữ được ham muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các em thường có liên hệ mật thiết với những người đồng hương cùng lên thành phố kiếm sống và các em thường thuê chung nhà với nhau. Sống gần những người quen sẽ giúp các em có thể chia sẻ bớt những khó khăn gặp phải như ốm đau, hết tiền hoặc gặp những khó khăn tương tự. 2. Lý do và sự cần thiết của dự án Thứ nhất, khi trẻ lang thang trên đường phố, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tổn hại về sức khỏe như: • Trẻ thường phải sống ở những nơi ổ chuột xập xệ, ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh: Bãi Giữa – Long Biên, vùng ven sông Nhuệ, … do vậy trẻ dễ bị các bệnh truyền nhiễm. • Đặc điểm công việc của trẻ là đi lang thang trên đường phố, do vậy thường xuyên phải tiếp xúc với bụi đường mà không có các trang bị bảo vệ. • Trẻ làm nhặt rác tiếp xúc với môi trường và các chất độc hại. • Nhiều trẻ đã phải làm những công việc nặng nhọc: bán than, bốc vác, phụ nề… trong khi ăn uống không được đảm bảo nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. • Rủi ro cao trong quá trình làm việc của trẻ như tai nạn, nhiễm trùng … rất cao. Thứ hai, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội tuy đã có một số trung tâm như trung tâm bảo trợ xã hội 1, 3, 4, các tổ chức tình thương của các cá nhân hảo tâm như tổ bán báo xa mẹ ở 13 Ngô Văn Sở - Hà Nội, các trung tâm dạy nghề cho trẻ lang thang như trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố…, các dự án hỗ trợ trẻ lang thang hồi hương. Tuy nhiên, các trung tâm hầu như chỉ quan tâm được đến các trẻ đã được đưa vào trong trung tâm, số lượng này là không nhiều và hiện vẫn còn khoảng 1000 em vẫn chưa được đưa vào trung tâm. Ngoài ra, các dự án như dự án hỗ trợ trẻ em lang thang của ủy ban Châu Âu kết hợp với bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng vào việc hỗ trợ trẻ hồi hương và khôi phục các quyền cho trẻ. Mặt khác, tâm lý trẻ em lang thang rất tự ti, mặc cảm, do đó việc tiếp xúc để đưa trẻ vào các trung tâm bảo trợ để các em được chăm sóc tốt hơn về mặt sức khỏe nhiều khi không thực hiện được. các em phần lớn là bỏ trốn, sợ bị bắt vào thì sẽ không làm việc kiếm tiền gủi về nhà được. Do đó, dự án hướng tới tiếp xúc, tư vấn và khám tại chỗ ở của trẻ. Trẻ không cần vào các trung tâm bảo trợ mà vẫn được chăm sóc sức khoẻ. Thứ ba, hiện nay đã có một số hoạt động hướng vào chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em lang thang như các đợt khám sức khoẻ của Câu lạc bộ Tình Nguyện Trẻ, Hội chữ thập đỏ. Tuy nhiên, các hoạt động này chủ yếu hoạt động theo cách thức tổ chức tập trung, do vậy không thu hút được nhiều em do tính cách cũng như hoàn cảnh công việc của các em. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, việc chăm sóc sức khoẻ cho các trẻ em lang thang chưa được quan tâm một cách đúng mức. Cần có một cách thức mới để chăm sóc và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội. II. Mục tiêu của dự án. Mục tiêu tổng quát của dự án: nâng cao sức khỏe cho trẻ lang thang địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể: Chữa các bệnh cơ bản và nâng cao kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để có thể đạt được các mục tiêu của dự án, dự án dự kiến các đầu ra như sau: Đầu ra của dự án: Có được trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang. Có một đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình trong công việc, có năng lực và kĩ năng cơ bản. Đào tạo và trang bị cho công tác viên các khả năng sau: + Khả năng tiếp cận và trao đổi trực tiếp với trẻ + Khả năng thuyết phục trẻ. + Sự hiểu biết về những vấn đề thuộc về sức khỏe ban đầu. Tạo lập được mối quan hệ với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn, hội tại địa phương. Mối quan hệ này nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của dự án khi tiến hành trên địa bàn. Hoạt động của dự án: Xây dựng một đội ngũ tư vấn viên có năng lực và trình độ, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ban đầu: - Tìm hiểu thông tin về các tổ chức, cá nhân hảo tâm để có thể có được sự giúp đỡ về sức người, sức của cho dự án, đặc biệt tìm kiếm sự ủng hộ của các chuyên gia tâm lý và các bác sỹ, các bác sĩ đã nghỉ hưu… - Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về y dược trên địa bàn để tìm kiếm đội ngũ cộng tác viên cho dự án. Trong thời gian 2 tháng đầu, dự án tổ chức tiến hành các hoạt động giao lưu với các trường, dự án kết hợp với hội sinh viên, đoàn trường để tiến hành các hoạt động giao lưu nhằm thông báo rộng rãi cho các bạn sinh viên và tiếp nhận sự tham gia của tất cả các sinh viên. (Dự án nêu rõ lợi ích mà các bạn sinh viên có được đó là các bạn có thể sử dụng những lý thuyết đã học ứng dụng vào thực tế, thực hành các kỹ năng đã được học ở trong trường. ) - Sau khi tập trung được các tình nguyện viên, tiến hành tổ chức các khoá đào tạo các kiến thức cơ bản về tâm lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cộng tác viên, hoàn thiện các kỹ năng cơ bản. Các khóa tập huấn này do các bác sỹ, hay chuyên gia mà dự án đã mời (hoặc thuê) được chủ trì, thời gian của các buổi học này có thể tổ chức ở những thời gian linh hoạt để đảm bảo sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia. Sau những lần tập huấn, sẽ có các bài đánh giá do các chuyên gia đánh giá, đảm bảo đáp ứng được chất lượng của các cộng tác viên. Trung tâm sẽ đào tạo các cộng tác viên đảm bảo cho yêu cầu hoạt động của dự án. Có được trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe với đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết về chăm sóc sức khỏe cơ bản. - Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của dự án: các trang thiết bị này có thể có được từ việc xin nguồn tài trợ cho dự án của các công ty thiết bị y tế, hoặc nếu không có được sự hỗ trợ này, dự án sẽ mua các trang thiết bị này. - Tiến hành thuê cơ sở địa điểm để làm trung tâm cho dự án.: địa điểm này là nơi để các thiết bị của dự án, là nơi tập trung, phổ biến và đánh giá hoạt động của dự án.( Địa điểm) Tổ chức các đợt khám lưu động đến tận địa bàn sinh sống của trẻ, phát thuốc miễn phí cho trẻ theo định kì 1 lần/tháng. - Tổ chức các buổi tiếp xúc trẻ ban đầu: tổ chức các giao lưu gặp gỡ các em vào thời gian đầu của dự án, thông qua các hoạt động này để tạo sự gần gũi và tin tưởng của trẻ đối với dự án. Nêu rõ mục đích của dự án là hướng vào lợi ích của trẻ và trẻ không phải chịu bất kỳ phí tổn nào khi tham gian vào các hoạt động của dự án. Các hoạt động sinh hoạt này vẫn được tiếp tục tổ chức vào các dịp lễ trong suốt thời gian của dự án như: giao lưu văn nghệ, phát quà cho trẻ (quần áo, bánh kẹo…). - Tổ chức khám và chữa trị tại chỗ những bệnh thường gặp, tiến hành 1 lần/tháng. Các hoạt động này được thực hiện theo từng địa bàn, khu vực. Ở mỗi địa bàn các hoạ
Luận văn liên quan