Đề tài Truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội làng Gióng

“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm” Bản thân sinh ra tại một vùng quê nghèo của đất nước Việt Nam. Tôi lớn lên được đắm mình trong thế giới truyện cổ tích, truyền thuyết và những lễ hội của quê hương với một tuổi thơ đầy mộng mơ, vô tư hồn nhiên và trong sáng. Những buổi chưa hè nắng oi đi chăn trâu, cắt cỏ, chân đất bắt chuôn chuồn. Được lớn lên với lời du và những câu chuyện cổ của bà, của mẹ. Lúc nấu cơm, quét nhà hay trước khi đi ngủ bà kể cho tôi “ truyện con cóc, nàng tiên, những cô công chúa, hoàng tử, Lý Thông độc ác, cô Tấm thảo hiền, Sơn Tinh, Thủy Tinh, An Dương Vương, truyền thuyết anh hùng Thánh Gióng dánh giặc cứu nước .”. những chuyện cổ ấy luôn khắc sâu trong tôi, trải qua biết bao năm tháng vẫn hông hề phai nhạt. Giờ tôi đã là một sinh viên Đại Học năm thứ hai nhưng khi nhắc đến tôi lại bồi hồi xúc động, được trở về với hồi ức trẻ thơ. Qua những câu truyện cổ ấy đã dạy tôi biết nắm lấy tay của người khác khi họ gặp khó khăn, dành sự cảm thông với những người gặp bất hạnh, biết bao dung cho lỗi lầm của người khác. Những câu truyện cổ âm thầm nhưng bền bỉ đã nuôi nấng nẫng biết bao tâm hồn trẻ thơ biết căm ghét cái sấu, biết yêu thương con người. Hơn nữa còm giúp ta biết yêu con người yêu, yêu quê hương đất nước. Văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thể loại phong phú và đa dạng. Truyền thuyết là một thể loại đặc sắc không thể thiếu trong văn học dân gian Việt Nam. Truyền thuyết là những câu truyện kể về những nhân vật lịch sử, anh hùng được nhào nặn thông qua trí tưởng tượng của nhân dân nhằm mục đích thể hiện mong muốn, ước mơ của nhân dân những nhân vật này có sức mạnh phi thường để đại diện cho sức mạnh, ý trí của cả dân tộc như: truyền thuyết Thánh Gióng Truyền thuyết có mỗi quan hệ chặt chẽ với lễ hội, thể hiện sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của nhân dân. Lễ hội lấy nội dung, cốt lõ từ truyền thuyết, lấy nhân vật anh hùng trong lịch sử có công đánh giặc cứu nước để thờ phụng, tưởng nhớ. Còn truyền thuyết nhờ có những lễ hội để giữ gìn và phát triển trong lòng đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân. Tôi được trực tiếp tham gia nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc, được cảm nhận được không khí tưng bừng của những lễ hội. Trong đó lễ hội để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hội Gióng gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng tại Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Để thấy về mỗi quan hệ chặt chẽ giữa truyền thuyết và lễ hội thì truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội Gióng là một đại diện tiêu biểu nhất mang những đặc điểm, phong phú về nội dung hoàn chỉnh về hình thức là một lễ hội “ có một không hai ” trong lịch sử từ thời kỳ đầu dựng nước của dân tộc.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9513 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội làng Gióng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm” Bản thân sinh ra tại một vùng quê nghèo của đất nước Việt Nam. Tôi lớn lên được đắm mình trong thế giới truyện cổ tích, truyền thuyết và những lễ hội của quê hương với một tuổi thơ đầy mộng mơ, vô tư hồn nhiên và trong sáng. Những buổi chưa hè nắng oi đi chăn trâu, cắt cỏ, chân đất bắt chuôn chuồn. Được lớn lên với lời du và những câu chuyện cổ của bà, của mẹ. Lúc nấu cơm, quét nhà hay trước khi đi ngủ bà kể cho tôi “ truyện con cóc, nàng tiên, những cô công chúa, hoàng tử, Lý Thông độc ác, cô Tấm thảo hiền, Sơn Tinh, Thủy Tinh, An Dương Vương, truyền thuyết anh hùng Thánh Gióng dánh giặc cứu nước….”. những chuyện cổ ấy luôn khắc sâu trong tôi, trải qua biết bao năm tháng vẫn hông hề phai nhạt. Giờ tôi đã là một sinh viên Đại Học năm thứ hai nhưng khi nhắc đến tôi lại bồi hồi xúc động, được trở về với hồi ức trẻ thơ. Qua những câu truyện cổ ấy đã dạy tôi biết nắm lấy tay của người khác khi họ gặp khó khăn, dành sự cảm thông với những người gặp bất hạnh, biết bao dung cho lỗi lầm của người khác. Những câu truyện cổ âm thầm nhưng bền bỉ đã nuôi nấng nẫng biết bao tâm hồn trẻ thơ biết căm ghét cái sấu, biết yêu thương con người. Hơn nữa còm giúp ta biết yêu con người yêu, yêu quê hương đất nước. Văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thể loại phong phú và đa dạng. Truyền thuyết là một thể loại đặc sắc không thể thiếu trong văn học dân gian Việt Nam. Truyền thuyết là những câu truyện kể về những nhân vật lịch sử, anh hùng được nhào nặn thông qua trí tưởng tượng của nhân dân nhằm mục đích thể hiện mong muốn, ước mơ của nhân dân những nhân vật này có sức mạnh phi thường để đại diện cho sức mạnh, ý trí của cả dân tộc như: truyền thuyết Thánh Gióng Truyền thuyết có mỗi quan hệ chặt chẽ với lễ hội, thể hiện sinh hoạt văn hóa phong phú và đa dạng của nhân dân. Lễ hội lấy nội dung, cốt lõ từ truyền thuyết, lấy nhân vật anh hùng trong lịch sử có công đánh giặc cứu nước để thờ phụng, tưởng nhớ. Còn truyền thuyết nhờ có những lễ hội để giữ gìn và phát triển trong lòng đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân. Tôi được trực tiếp tham gia nhiều lễ hội truyền thống của dân tộc, được cảm nhận được không khí tưng bừng của những lễ hội. Trong đó lễ hội để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hội Gióng gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng tại Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Để thấy về mỗi quan hệ chặt chẽ giữa truyền thuyết và lễ hội thì truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội Gióng là một đại diện tiêu biểu nhất mang những đặc điểm, phong phú về nội dung hoàn chỉnh về hình thức là một lễ hội “ có một không hai ” trong lịch sử từ thời kỳ đầu dựng nước của dân tộc. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Giới thiệu về truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội làng Gióng. 1.1. Tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng. Chuyện kể rằng: vào thời Vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật dụng theo lời chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn, nhà vua phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Theo truyền thống thì năm nào cũng vậy cữ đến tháng tư làng lại tổ chức mở hội rất to và linh đình. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy. 1.2. Thời gian, địa điểm diễn ra hội Gióng : Lễ hội Gióng được diễn ra tại đền Gióng tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận. Lễ hội được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ. Thời gian diễn ra lễ hội cũng là những đặc điểm làm cho hội Gióng phong phú, đa dạng nhiều sắc mầu. Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hằng năm được tổ chức ở nhiều nơi để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Các hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội như hội Gióng Phù Đổng được tổ chức ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; hội Gióng Sóc Sơn xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn... Cổng đề Gióng ( xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội ) Lễ hội để tưởng nhớ công lao của người anh hùng Thánh Gióng không chỉ làng Phù Đổng tổ chức hội Gióng mà nhiều địa phương khác thuộc Hà Nội cũng tổ chức lễ hội suy tôn, tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng như: Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm),Vệ Linh (Sóc Sơn). Làng Vệ Linh ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, tương truyền là nơi Gióng đã cùng ngựa về trời, có đền thờ Gióng và được Nhà nước quân chủ tặng danh hiệu. Trong khu vực Đền Hùng (Phú Thọ) có Đền Thượng, tức "Cửu trùng tiền điện" được dành để thờ Thánh Gióng. Trong các lễ hội đó thì lễ hội diễn ra tại quê hương của Thánh Gióng là tâm điểm, được coi là “ lễ hội có một không hai ”. Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hằng năm vào hai ngày mùng 8-9/4 (Âm lịch) tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội làng Gióng được cử hành trên không gian rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Theo truyền thuyết, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nên hằng năm cứ ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Truyền thuyết “Thánh Gióng” là tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống kẻ thù xâm lược, mở đầu cho dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm. Yếu tố thần thoại, truyền thuyết dân gian, lịch sử đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân. Cái cốt lõi của lịch sử ở truyện Thánh Gióng đã được lý tưởng hóa với tâm tình thiết tha của nhân dân gửi gắm vào đó thông qua lễ hội để ghi tạc công ơn của người có công với đất nước. Qua sự tích người anh hùng làng Phù Đổng, truyền thuyết Thánh Gióng đã phản ánh khá toàn diện và khái quát, sinh động và cụ thể cuộc chiến đấu hào hùng chống giặc Ân xâm lược trong thời kỳ Văn Lang. Đây là những trang sử chống xâm lược đầu tiên của dân tộc ta được ghi vào truyền thuyết không chỉ mang ý nghĩa biểu dương, ca ngợi mà còn tổng kết, lý giải nguyên nhân của chiến tranh và thắng lợi. thông qua lễ hội Gióng càng làm cho nhân vật cũng như chiến công của vị anh hùng Thánh Gióng lưu truyền rộng dãi ở dân gian. Lễ hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh Gióng tại quê hương. Cố Viên, tức vườn cũ nay ở giữa đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, tại đây bà đã dẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân thần cũng ở vườn này. Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên cũ là rừng Trại Nòn, là nơi Ngài được sinh ra, hiện tại sau toà miếu còn có một ao nhỏ, giữa ao có gò nổi, trên gò có một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Đền Mẫu nơi thờ mẹ Gióng, xây ở ngoài đê. Chùa Kiến Sơ nằm sát đền Thượng thờ cả Tam giáo (Phật Thích Ca – Lão tử – Khổng tử) là nơi thửa nhỏ vua Lý Công Uẩn tu hành. Và đặc là đền Thượng thờ Phù Đổng Thiên Vương là một phức hợp kiến trúc, ngôi đền nằm sát chân đê bờ bắc sông Đuống được xây dựng từ đời Lý, trong đền còn có nhiều câu đối, hoành phi và những đồ thờ tự có giá trị từ đời Lê để lại. Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch là thời gian chuẩn bị lễ hội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6, trong những ngày này dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng. Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trưóc khi đánh giặc. Hội Gióng là lễ hội dân gian tưởng nhớ đến vị anh hùng Thánh Gióng thời Hùng Vương thứ 6, sẽ được tổ chức từ ngày 14 đến 16-5 (ngày 7 đến 9-4 âm lịch) tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, với quy mô lớn, hoành tráng và sôi động. Lễ hội thu hút một lượng rất lơn người dân tham gia các màn lễ hội như đánh cờ, đánh trống, chiêng, dâng hương, rước kiệu. Cùng với những màn lễ hội truyền thống, trên không gian trải dài theo triền đê sông Đuống còn có các hội hát tuồng, hát quan họ, hội thi "thôn nữ giỏi giang-duyên dáng", thi đấu cầu lông, vật tự do và chọi gà. Hội Gióng, được tổ chức hàng năm tại làng Gióng, một làng Việt cổ nay thuộc địa phận của bốn làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyên của xã Phù Đổng, với những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc, tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Hàng năm lễ hội thu hút hàng vạn khách thập phương tham dự, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân phong phú đa dạng với rất nhiếu truyền thống , văn hóa, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Diễn trình lễ hội Gióng : 2.1. Quy mô của lễ hội Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn của cả nước, miêu tả lại toàn bộ cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của cha ông ta (từ lúc chuẩn bị vũ khí, lực lượng, lương thảo cho đến khi kết thúc trận đánh, tướng giặc bị bắt và được tha). Hội Gióng được nhân dân địa phương lưu truyền từ đời này qua đời khác mà không làm mất đi nét độc đáo. Lễ hội Gióng gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng đánh tan giặc Ân xâm lược để cứu nước. Ðây là một lễ hội quy mô lớn, hình thức tổ chức rất chặt chẽ, đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức thể hiện. Hình tượng người anh hùng làng Gióng là sự kết tinh và phát triển từ người anh hùng bộ lạc, thị tộc thành người anh hùng của cả dân tộc. Hình tượng và những chiến công đó đã được ghi lại trong truyền thuyết, trong đình đền, hơn thế nữa những chiến công đó còn được tái hiện sống động trong lễ hội dân gian. Ngay trong dân gian, lễ hội Gióng Phù Đổng được nhắc tới bởi các thành ngữ: “ Lâm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng. Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu Mùng chín đâu đâu trở về hội Gióng. ” Mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm thì hình tượng người anh hùng làng Gióng lại được khơi gợi để khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết bài thơ sau : “ Ta như thủa xưa thần Phù Đổng Vụt đứng lên đánh đổ giặc Ân Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt Chí căm thù rèn thép thành roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt Lũ sát nhân bán nước hại nòi.” ( Tố Hữu ) Lễ dâng hương tại đền Gióng ( Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội ) Hàng năm cứ đến ngày 9/4 âm lịch (ngày Thánh Gióng thắng giặc Ân), người dân bốn phương từ mọi ngả xa gần lại đổ về để xem lễ, dự hội tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đây là mảnh đất đã sinh ra một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam - “Phù Đổng thiên vương”. Hội Gióng thực sự là một lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Nó là một “hội trận”, vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân. 2.2. Cách sinh hoạt văn hóa, cộng đồng trong lễ hội : Lễ hội Gióng là sản phẩm văn hóa đặc biệt, đáp ứng được những nhu cầu hoạt động tinh thần của con người, nhưng với tư cách là một thước đo để đánh giá đạo đức của con người, hướng con người đến cái tốt đẹp, tinh thần yêu nước và chống giặc ngoại xân của cha ông. Giống như các lễ hội khác, hội Thánh Gióng diễn ra vói nhiều trò chơi với các cuộc thi, các loại hình sinh hoạt tinh thần bổ ích. Từ trước ngày hội, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi như: Vật, chọi gà, đánh cờ, hát, hát ải lao. Tại Soi Bia còn có cả đánh cờ người. Đặc biệt những động tác (múa) hành lễ trong Hội Gióng: Múa cờ lệnh, múa đánh trống, múa đánh chiêng, hành lễ của ổng hiệu trống, hiệu chiêng, múa quạt hầu, hành lễ của ông hổ, hành lễ của 12 người phường Ải lao trong âm thanh náo động đầy quyền uy tạo nên một bài ca hùng tráng chứa chan niềm tin thắng lợi và lòng tự hào dân tộc. Cảnh các thanh niên trai tráng giành nhau 3 chiếc chiếu và 3 cái bát - biểu tượng của sự may mắn, ấm no Trong ngày lễ lớn, trò diễn trận, rước kiệu, múa cờ, chia phe diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân là những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc, tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Đây là cuộc tổng diễn xướng anh hùng ca Thánh Gióng tích tụ những giá trị tinh thần cao đẹp của một dân tộc chống ngoại xâm liên tục để tự khẳng định nền độc lập tự do sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.Độc đáo nhất trong lễ hội Gióng là ngựa trắng và ông hiệu cờ Lễ Xuất quân của đội quân Thánh Gióng Không giống các lễ hội khác thời gian diễn ra lễ thường diễn ra vào sáng sớm. Hội làng Gióng lại làm lễ lúc giữa chưa (chính ngọ), khi ngựa Thánh Gióng xuất hiện và được các thanh niên trai tráng kéo ra, nhằm tái hiện việc ra trận đánh giặc Ân bắt đầu. Sau đó những thanh niên trang kiệt, khỏe mạnh nhất sẽ được chọn để hóa thân vào những quân lính tinh nhuệ của Phù Đổng Thiên Vương. Cờ được rước ra bái đất trống, cách đền thừ 3km để dàn quân đánh trận. Dàn thế trận miêu tả quân đại Thánh Gióng phá giặc Ân Ngoài ra lễ hội Gióng có trò chơi đấu trí đặc sắc và nổi bật hơn cả, đó là trò chơi cơ tướng thể hiệ trí tuệ, nghệ thuật dùng binh của người xưa. Chơi cờ _ luật dùng binh trong lễ hội Gióng Bên cạnh những sinh hoạt, trò chơi dân gian còn có lễ rước cờ báo tin thắng trận với đất trời sau đó làm lễ khao quân. Lễ khao quân trong hội Gióng. Mục đích của lễ hội là tạo ra không gian đẻ vui chơi, giải trí, lành mạnh, cộng với hoạt động để phục vụ yêu cầu của người đến chơi, tham gia lễ hội mang lại ý nghĩa to lớn cho sự phong phú, đa dạng muôn màu của cuộc sống. 2.3. Thái độ của người tham gia lễ hội : Mọi người từ khắp nơi trong cả nước trở về : gồm các vị cụ lão, trung niên, thanh niên, trai tráng, người già, trẻ nhỏ đêu tập trung vê đây để tham gia lễ hội rất sôi nổi, náo nức làm sống dậy một thời hào hùng của lịch sử. Hội Gióng tại Phù Đổng có sức mạnh tinh thần to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách con người. Hội Gióng thực sự có sức thu hút kỳ diệu trong việc hoàn thiện nhân cách con người dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao: “Ai ơi mùng chín tháng tư Không đi hội Gióng cũng hư mất người” Lễ hội Thánh Gióng đã vượt qua khuôn khổ của một lễ hội địa phương, hội Gióng nay đã trở thành nơi để mọi người tưởng nhớ đến vị thánh của dân tộc và cầu an, hạnh phúc cho gia đình. Truyền thuyết luôn gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong lịch sử, trong sự nghiệp chung của cả cộng đồng và được nhân dân thừa nhận, noi theo. Du khách thập phương nô nức chảy hội Gióng . . Truyền thuyết khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, lễ hội lại làm cho truyền thuyết sinh động, thu hút được sự găn bó, chung sức chung long của cả cộng đồng. lễ hội là nơi di dưỡng truyền thuyết, ngược lại nhờ truyền thuyết lễ hội được tiếp thê sức sống dồi dào, phong phú. Tất cả tạo nên một một diệ mạo văn hóa khá hoàn chỉnh, mang dấu ấn riêng và đặc sắc của vùng miền, của dân tộc. hội gióng cũng mang đầy đủ những yếu tố như thế để trở thành lễ hội đặc sắc có một không hai trong cả nước. Thánh Gióng được lưu truyền trong dân gian qua các thể kỉ và qua biết bao thế hện mà vẫn giữ được những nét đặc thù của một lễ hội truyền thống. Thông qua lễ hội cũng thể hiện được sự thống nhất,đồng lòng và đoàn kết của nhân dân ta. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa đi đánh giặc đã khắc sâu vào vào trong tiềm thức của mỗi người con đát việt. Hình tượng thánh gióng đánh thắng giặc Ân là một hình tượng đẹp được nhân dân thờ phụng Hình ảnh Tháng Gióng cưới ngựa đánh giặc. Không chỉ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, từ lâu Hội Gióng đã có sức lan toả thu hút nhiều học giả quốc tế nổi tiếng. Đuy-mu-chi-ê, một nhà nghiên cứu người Pháp cuối thế kỷ XIX đã mô tả Hội Gióng: “Điều đập ngay vào nhận thức của người quan sát phương Tây, giữa các nghi thức thành tín hoàn toàn có tinh chất dân sự là vẻ cao cả của cuộc hành lễ.” 3. Nhận xét mỗi quan hệ giữa truyền thuyết Thánh Gióng và hội làng Gióng : Nhân vật trong các lễ hội là đối tượng trung tâm của truyền thuyết. Mối quan hệ qua lại giữa truyền thuyết – lễ hội thể hiện rất rõ qua các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân trong các lễ hội dân gian. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc có rất nhiều truyền thuyết liên qua đến lễ hội như : truyền thuyết An Dương Vương thì có lễ hội Đền An Dương Vương, truền thuyết Thánh Gióng thì có hội Gióng…..Cùng có đối tượng là nhân vật thờ phụng nhưng truyền thuyết khắc họa nhân vật phụng thờ bằng nghệ thuật ngôn từ, bằng hình tượng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trưng thể loại còn lễ hội ca ngợi nhân vật phụng thờ bằng tín ngưỡng, nghi thức lễ bái, phong tục, bằng sự kiêng kị, vật phẩm dâng cúng, bằng việc diễn lại sự tích, hành trạng, bằng trò chơi dân gian, bằng đám rước. Những hoạt động diễn tả,tường thuật lại các truyền thuyết như ở lễ hội Gióng thuật lại chi tiết dàn quân, rước cờ…. Thông qua lễ hội còn thể hiện niềm tin tâm linh của nhân dân làm nên tín ngưỡng và tín ngưỡng bao giờ cũng hướng tới nhân vật phụng thờ cụ thể. Nhân vật phụng thờ nhờ đến truyền thuyết để được ảo hóa, thiên hóa. Quá trình ảo hóa nhân vật phụng thờ của truyền thuyết càng trọn vẹn càng củng cố tín ngưỡng về nhân vật phụng thờ ấy. Sự phong phú hay không của lễ hội phụ thuộc vào sự phát triển của tín ngưỡng và nội dung của truyền thuyết. Đối tượng trung tâm của truyền thuyết và lễ hội là nhân vật anh hùng được nhân dân phụng thờ. Lễ hội là phương tiện để thực hành tín ngưỡng, lễ hội gắn bó mật t
Luận văn liên quan