Đề tài Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực tập giảng dạy tại Trường THCS Đức Ninh

Thực tập sư phạm là bước trải nghiệm đầu tiên trong sự nghiệp làm giáo viên, những bở ngỡ đầu tiên khi đứng trên bục giảng, những vụng về khi cầm viên phấn viết những chữ đầu tiên trong khối tri thức mà mình tiếp thu trong nhà trường để truyền đạt lại cho học sinh thân yêu. Sáu tuần trôi qua trong nháy mắt với sự say mê hào hứng của một người mới đi thực tập, cộng với tinh thần ham học hỏi của người đi học nghề, em đã cố gắng nổ lực không ngừng để đạt được những thành quả tốt nhất . Ngay từ ngày đầu tiên về thực tập tại Trường THCS Đức Ninh chúng em đã đón nhận được những tinh cảm nồng nàn, sự chỉ bảo tận tình của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trường THCS Đức Ninh. Các thầy các cô đã không quản ngày đêm uốn nắn từng cử chỉ hành động dạy bảo cho chúng em bước đầu có những chuẩn mực cơ bản của một người thầy. Bên cạnh sự chỉ bảo của tập thê cán công nhân viên trong nhà truờng, bản thân em còn được sự chỉ bảo dìu dắt của cô Trịnh Thị Xuân giáo viên chủ nhiệm lớp 72.Cô đã tạo cho em sự mạnh dạn tự tin và bước đầu hiểu về vai trò, tác dụng của người giáo viên chủ nhiệm cô hướng dẫn em tận tình chu đáo nâng đỡ chỉnh sửa cho em từng li từng tí, hình thành cho em một phong thái cơ bản của người giáo viên đứng lớp và vốn kiến thức phong phú, sinh động về công tác chủ nhiệm. Trong chuyên môn em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô trong khối 6, 7, 8, 9. Kết thúc 6 tuần thực tập, chúng em trở về trường trong sự lưu luyến bồi hồi. Bản thân em đã hoàn thành đợt

doc36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3789 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực tập giảng dạy tại Trường THCS Đức Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&œ ĐỀ TÀI Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực tập giảng dạy tại Trường THCS Đức Ninh Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Văn Quang Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Vinh Mục lục Phần I: Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực tập. I. Tìm hiểu thực tế giáo dục: 1.ý thức tinh thần thái độ: 2. Những kết quả cụ thể 3. Thu hoạch và tác dụng của việc tìm hiểu II.THựC TậP GIảNG DạY 1. Tinh thần thái độ, ý thức đối với công tác thực tập dạy học 2 .Khả năng nắm các nguyên tác và phương pháp dạy học, cacvs quy định của trường THCS.3. Thu hoạch và tác dụng của hoạt động này III. Thực tập chủ nhiệm: 1.ý thức, thái độ đối với công tác chủ nhiệm: 2. Khả năng vận dụng phương pháp giáo dục trong công tác chủ nhiệm và những kết quả đạt được: 3.Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh Phần 2: kết quả và phương hướng phấn đấu I.Một số thu hoạch qua đợt thực tập II.Những mặt mạnh và hạn chế của bản thân III. Phương hướng phấn đấu của bản thân Lời nói đầu Thực tập sư phạm là bước trải nghiệm đầu tiên trong sự nghiệp làm giáo viên, những bở ngỡ đầu tiên khi đứng trên bục giảng, những vụng về khi cầm viên phấn viết những chữ đầu tiên trong khối tri thức mà mình tiếp thu trong nhà trường để truyền đạt lại cho học sinh thân yêu. Sáu tuần trôi qua trong nháy mắt với sự say mê hào hứng của một người mới đi thực tập, cộng với tinh thần ham học hỏi của người đi học nghề, em đã cố gắng nổ lực không ngừng để đạt được những thành quả tốt nhất . Ngay từ ngày đầu tiên về thực tập tại Trường THCS Đức Ninh chúng em đã đón nhận được những tinh cảm nồng nàn, sự chỉ bảo tận tình của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trường THCS Đức Ninh. Các thầy các cô đã không quản ngày đêm uốn nắn từng cử chỉ hành động dạy bảo cho chúng em bước đầu có những chuẩn mực cơ bản của một người thầy. Bên cạnh sự chỉ bảo của tập thê cán công nhân viên trong nhà truờng, bản thân em còn được sự chỉ bảo dìu dắt của cô Trịnh Thị Xuân giáo viên chủ nhiệm lớp 72.Cô đã tạo cho em sự mạnh dạn tự tin và bước đầu hiểu về vai trò, tác dụng của người giáo viên chủ nhiệm cô hướng dẫn em tận tình chu đáo nâng đỡ chỉnh sửa cho em từng li từng tí, hình thành cho em một phong thái cơ bản của người giáo viên đứng lớp và vốn kiến thức phong phú, sinh động về công tác chủ nhiệm. Trong chuyên môn em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô trong khối 6, 7, 8, 9. Kết thúc 6 tuần thực tập, chúng em trở về trường trong sự lưu luyến bồi hồi. Bản thân em đã hoàn thành đợt thực tập tốt đẹp. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại Trường THCS Đức Ninh dù đã cố gắng học hỏi hết mình nhưng với sự non trẻ của người đang học nghề, em tin chắc rằng bản thân mình không thể tránh khỏi những thiếu sót .Vậy em kính mong các thầy các cô với vai trò là những người dẫn đường đi trước trong nghề hiểu, thông cảm và bỏ qua cho em những thiếu sót mà em mắc phải . Một lần nữa em xin chân thành cám ơn ban giám hiệu nhà trường. Thầy hiệu trưởng Dương Đức Tương cô Trịnh Thị Xuân giáo chủ nhiệm các thầy cô hướng dẫn, cùng với các thầy cô trong trường đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin chân thành cám ơn và kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc thành công trong công việc. Phần I Tự ĐáNH GIá KếT QUả THựC HIệN CáC NHIệM Vụ THựC TậP I. Tìm hiểu thực tế giáo dục: 1. ý thức, tinh thần, thái độ trong việc tìm hiểu: Thực tập sư phạm năm 3 không những là dịp để em vận dụng lý thuyết vào thực tế, đồng thời học hỏi những kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức trên nhiều mặt. Do vậy trong quá trình thực tập được nghe các báo cáo của Nhà trường và địa phương, bản thân em đã tích cực chủ động trong công tác tìm hiểu, tham gia lắng nghe ý kiến và ghi chép đầy đủ các báo cáo của Nhà trường, của địa phương, báo cáo công tác hoạt động đoàn-đội, báo cáo công tác chủ nhiệm. Ngoài ra còn tiếp tục tìm hiểu thêm qua đội ngũ thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh để biết thêm những tình hình trong và ngoài nhà trường. 2. Những kết quả cụ thể: Trong thời gian thực tập 6 tuần tại Trường THCS Đức Ninh, qua nghe các báo cáo và tìm hiểu thực tế. Bản thân em đã nắm những tình hình của nhà trường và địa phương. Qua báo cáo tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội của địa phương, đặc biệt là phong trào giáo dục của Trường THCS Đức Ninh. Báo cáo về công tác chủ nhiệm lớp, báo cáo về công tác Đội. Với sự hướng dẫn tận tình chu đáo của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường THCS Đức Ninh, em đã thu hoạch được những kết quả như sau: a) Về địa phương Vị trí địa lý: Xã Đức Ninh nằm ở phía Tây của thành phố Đồng Hới. Phía đông giáp phường Đức Ninh Đông. Phía nam giáp xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh). Phía bắc giáp phường Nam Lý. Phía tây giáp phường Bắc Nghĩa. - Diện tích: 5,57km2. - Dân số: Số hộ 1720, số nhân khẩu gần 7500 khẩu. - Về tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức Đảng chính quyền, mặt trận: + Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQVN xã. + Đoàn TN - Hội phụ nữ - Hội cựu chiến binh - Hội khuyến học - Hội nông dân của xã. + Có 11 thôn. Mỗi thôn có một chi bộ - thôn trưởng, các tổ chức xã hội. - Tình hình về an ninh quốc phòng: ổn định không có những vấn đề về chính trị, tệ nạn đáng quan tâm - Tình hình văn hoá giáo dục - xã hội. Duy trì tốt nếp sống văn hoá, có nhiều gia đình, nhiều thôn đạt gia đinh, thôn văn hoá * Về giáo dục: xã có 3 trường: 1 trường Mầm Non, 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS, có một trường TTHNDN của thành phố đóng trên địa bàn xã. Nhân dân tuy nghèo nhưng quan tâm đến việc học hành của của con em. Hằng năm có trách nhiệm đóng góp xây dựng thêm các cơ sở vật chất cho nhà trường chăm lo giáo dục học sinh. - Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo: * Thuận lợi: - Nhận được sự quan tâm của Thành ủy, UBDN Thành phố, Đảng ủy, UBDN Phường, ban đại diện cha mẹ HS, sự quan tâm của Sở GD- ĐT Quảng Bình, Phòng GD Thành Phố Đồng Hới. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục HS. - Có bề dày truyền thống dạy tốt- học tốt, có nề nếp kỷ cương, tinh thần đoàn kết nội bộ, đồng lòng đồng sức cống hiến cho Nhà trường. * Khó khăn: - HS chưa có ý thức học - Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sự quan tâm của gia đình. Tóm lại kinh tế xã hội hiện nay đã tiếp tục ổn định và duy trì mức tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đảng bộ chính quyền phường Đức Ninh thực sự rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục của phường không ngừng phát triển qua hàng năm, các Trường từ cấp học Mầm non đến THCS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, công tác phổ cập giáo dục đã được chú trọng chỉ đạo thực hiện, là một trong những phường đầu tiên của thành phố Đồng Hới được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục bậc THCS Phường chỉ đạo công tác dạy học đã đi vào nề nếp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm, đáp ứng cơ bản nhu cầu. Hội khuyến học phường đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phát triển hội viên, đến nay công tác phát triển hội viên đều khắp các tiểu khu dân cư, trong các trường học, các dòng họ. Tuy vậy, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học của các trường vẫn còn một số khó khăn. Sự quan tâm của Phường tới Nhà trường và thầy cô giáo rất lớn, đó là động lực giúp Nhà trường và giáo viên toàn trường thực hiện được mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. b). Tình hình về Trường THCS Đức Ninh: *Địa điểm trường đóng : Trường THCS Đức Ninh có diện tích 17.000 m2 nằm ở vị trí thoáng mát, và là địa bàn có mặt bằng dân trí khá cao, phụ huynh nhiệt tình quan tâm, học sinh hiếu học, ngoan ngoãn. Trong những năm qua trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến qua các năm, đội ngũ học sinh giỏi và giáo viên giỏi ngày càng tăng *Cơ sở vật chất của trường: - Nhà trường có đủ phòng học cho các khối 6, 7, 8, 9 - Ngoài ra còn có các phòng chức năng như: + Phòng máy vi tính. + Phòng đội. + Phòng thư viện - thiết bị. + Phòng làm việc của Ban giám hiệu, kế toán, văn phòng. - Về trang thiết bị: Có đủ đồ dùng dạy học, đủ bộ đồ dùng cho lớp 6,7,8,9 + Thư viện đầy đủ sách tham khảo, sách nghiệp vụ, SGK, sách cho học sinh đọc. + Bàn ghế đủ cho học sinh ngồi học đúng chuẩn quy định. + Mỗi phòng học đều có quạt máy, điện chiếu sáng đủ điều kiện cho học sinh học tập tốt. *Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường: 1- Ban giám hiệu: Thầy Dương Đức Tương: hiệu trưởng. Chức năng nhiệm vụ: - Quản lý chỉ đạo điều hành mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên về tất cả hoạt động giáo dục theo quy định của các cơ quan quản lý. 2- Tổ trưởng chuyên môn và hành chính quản trị. a) Các thành viên: 1. Mai Thị Thanh Hoa: Tổ trưởng tổ Sinh-Hoá-Địa. 2. Đặng Văn Tuân: Tổ trưởng tổ Toán lý. 3. Bùi Thị Hai: Tổ trưởng tổ Văn Sử. 4. Trần Thị Thanh Hà: Tổ trưởng tổ NN-Thể dục-Nhạc. 5. Trần Thị ánh Tuyết: Tổ trưởng tổ Hành chính-QT. b) Chức năng: - Tiếp thu và xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. - Quản lý điều hành chỉ đạo mội hoạt động của tổ chuyên môn. - Chịu trách nhiệm trước BGH về tất cả những vấn đề của tổ (chất lượng HS, đạo đức, năng lực chuyên môn GV...). 3- Liên đội. - TPT cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Lợi. - Chức năng, nhiệm vụ: + Trực tiếp xây dưng, chỉ đạo, điều hành liên đội thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo yêu cầu của BGH. + Tham mưu cho BGH về chương trình, kế hoạch hoạt động của liên đội trong từng giai đoạn, thời kì nhất định. + Triển khai và chỉ đạo liên đội thực hiện khi được BGH nhất trí. Ban chỉ huy liên đội. Các chi đội (12 chi đội). Ban chỉ huy chi đội (3hs/1chi đội). 4- Các tổ chức Đảng-Đoàn thể. - Tổ chức chi bộ: + Cấp uỷ: Dương Đức Tương: Bí thư. Nguyên Thị Mỹ Lợi: Uỷ viên. + Chi bộ: Có 24 đảng viên. Nhiệm vụ và chức năng của chi bộ: lãnh đạo toàn diện nhà trường về chính trị, tư tưởng, công tác đoàn thể. Công đoàn: BCHCĐ Đặng Văn Tuân: CTCĐ Nguyễn Thị Mỹ Lợi: Uỷ viên. Đoàn Thị Hường: Uỷ viên. Công đoàn có 33 đoàn viên và lao động (29 biên chế, 04 lao động). Nữ công: Trưởng ban nữ công: Nguyễn Thị Mỹ Lợi. Chi đoàn: Hiện nay có 17 đoàn viên (GV). Hội cha mẹ học sinh: có 5 phụ huynh trong ban đại diện CMHS. * Đặc điểm và truyền thống của nhà trường. 1- Đặc điểm: a) Về đội ngũ. - Tuổi đời bình quân của GV là 37 tuổi. - 60% có trình độ đại học, 40% trình độ cao đẳng, 90% có trình độ CCA tin học, 25% có CCA NN trở lên. - GV nhiệt tình có trách nhiệm, nhiều GV có năng lực chuyên môn tốt như cô: Nguyễn Thị Mỹ Lợi, Mai Thị Thanh Hoa là những GV đạt giải trong các kì thi GVG cấp tỉnh. b) Về học sinh. - Tổng số học sinh: 383, được chia ra 12 lớp (2lớp6, 3lớp7, 3lớp8, 3lớp9). - HS căn bản chăm ngoan, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận HS ý thức học tập tu dưỡng chưa tốt. - HS có năng khiếu về TDTT, luôn xếp thứ 2-3-4 trong TP Đồng Hới.Chất lượng HSG cơ bản tốt, hằng năm có từ 10 giải cấp tỉnh trở lên. Về chất lượng giáo dục nói chung nhà trường được cấp trên xếp thứ 6-7 trong 17 trường THCS của TP Đồng Hới. - CSVC nói chung đáp ứng với yêu cầu dạy học: có đủ các phòng học, 3 phòng thực hành bộ môn, 1 phòng thí nghiệm, 1 phòng máy tính, có phòng truyền thống, phòng thư viện,... 2- Về truyền thống. - Nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến qua các năm, trong đó nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc. - Nhà trường được thủ tướng CP tặng bằng khen năm học 2003-2004. Được công nhận trường chuẩn quốc gia THCS đầu tiên của tỉnh QB năm 2004. - Công đoàn nhiều năm đạt danh hiệu CĐ vững mạnh xuất sắc 2 năm liền (2003-2004) và (2004-2005). - Liên đội hằng năm được công nhận là liên đội mạnh và xuất sắc. 3. Mục tiêu nhiệm vụ giáo dục. a) Các mục tiêu nhiệm vụ cơ bản: - Gảng dạy-giáo dục đối tượng THCS. - Xét và công nhận TN THCS cho HS lớp 9. - Đào tạo giáo dục rèn luyện cho các đối tượng của xã Đức Ninh và các vùng khác nếu có yêu cầu để các em hoàn thành chương trình THCS và có thể được tiếp thục học lên THPT hoặc tham gia các trường nghề, THCN. - Thực hiện các nhiệm vụ khác: phổ cập THCS, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT trong HS-GV,... b) Mục tiêu nhiệm vụ năm học 2010-2011. - Thực hiện chủ đề năm học do bộ giáo dục đào tạo quy định đó là: “iếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” - Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ giáo dục đào tạo. - Tiếp tục đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý. - Nâng cao chất lượng hoạt động NGLL, tích hợp giáo dục môi trường và kỹ năng sống cho học sinh trong các tiết học. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy nghề PT, hướng nghiệp nghề, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thống và giáo dục các hoạt động TDTT - văn hoá xã hội. - Thực hiện tốt các cuộc vận động “ Hai không “, cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo “, cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM “ và phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực “. - Nâng cao năng lực phẩm chất nhà giáo. Từng bước trẽ hoá đội ngũ và đồng bộ hoá về cơ cấu đội ngũ, phấn đấu 100% CBGV đạt chứng chỉ A tin học. - Tăng cường thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, địa phương và phụ huynh, nâng cao hiệu quả của công tác xã hội hoá. - Tiếp tục duy trì vững chắc các tiêu chuẩn phổ cập THCS. - Từng bước phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học trong năm 2011. c) Về công tác chủ nhiệm lớp. - GVCN lớp thay mặt hiệu trưởng để quản lý toàn diện trong một lớp. Là cầu nối giữa nhà trường, giáo viên bộ môn các tổ chức khác trong nhà trường với học sinh. Là người cố vấn cho các tổ chức hoạt động tự quản của học sinh trong lớp. Là người phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng khác để giáo dục học sinh. - Vai trò của GVCN là hết sức quan trọng đối với nhà trường. GVCN là người truyền đạt những chủ trương, chính sách đến học sinh và tập thể học sinh lớp mình đồng thời để đạt được những nguyện vộng của học sinh đối với trường, đối với lớp. Là người trực tiếp lãnh đạo, điều khiển, điều chỉnh những hoạt động của lớp - xây dựng học sinh phát huy vai trò tự quản và xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. - GVCN là người trực tiếp phối hợp với giáo viên bộ môn đang dạy lớp mình để thống nhất yêu cầu giúp đỡ, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh dõi. Luôn là người gần gũi thân mật hiểu hết về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống của học sinh và chính người giáo viên góp một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho các em học sinh. - Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Vì vậy, khi lên lớp, GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. GVCN biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. - Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm: + Dạy và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ của học sinh. + Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục, lao động hướng nghiệp của nhà trường để thực hiện trong lớp học. + Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò xã hội chủ nghĩa. + Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể xã hội chủ nghĩa mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh. + Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là với những em cá biệt. + Chỉ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục. + Nhận định, đánh giá chính xác học sinh. + Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. d) Về công tác đội: * Cơ cấu tổ chức đoàn đội. - Về cơ cấu: Thành phần chi đoàn là GV trẻ. - Được kiện toàn hàng năm, có BCH chi đoàn (3người) + Số lượng: Có 17 đoàn viên GV (biên chế: 4, hợp đồng: 3) + BCH: Bí thư: Cô Mai Thị Thanh Hoa Phó bí thư: Cô Nguyễn Thị Mỹ Lợi Uỷ viên: Cô Đoàn Thị Hường - Nhiệm vụ: + Thực hiện nghị quyết của chi Đoàn đề ra trong đại hội đầu năm. + Xây dựng và phát triển tổ chức Thanh niên. + Chỉ đạo đội thiếu niên hoạt động, học tập và rèn luyện. Tổ chức liên đội. - Cơ cấu: Mỗi lớp là 1 chi đội, mỗi chi đội được mang tên một người anh hùng. - Mỗi chi đội có ban chỉ huy chi đội (gồm 3 em) được kiện toàn hàng năm. - Liên đội có ban chỉ huy liên đội (từ 9 đến 13 em). e) Nhiệm vụ hoạt động của liên đội năm học 2010 - 1011. - Giáo dục thiếu nhi về truyền thống đạo đức, lối sống, nếp sống, hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, giúp các em nuôi dưỡng ước mơ, góp phần hình thành nhân cách cho các em, trở thành con ngoan, trò giỏi, phấn đấu trở thành Đoàn viên. - Tuyên truyền giáo dục thiếu nhi hiểu biết các ngày lễ, lỉ niệm lớn trong năm, về truyền thống cách mạng, truyền thống địa phương, nhà trường... - Bằng nhiều hình thức hướng dẫn, chỉ đạo: + Thiếu nhi thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. + Học sinh tích cực tham gia các buổi ngoại khoá. + Thức hiện tốt vệ sinh phong quang, vệ sinh thôn xóm. - Đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào lớn của Đội: + Thực hiện phong trào Trần Quốc Toản “ Uống nước nhớ nguồn “, “ Đền ơn đáp nghĩa “. + Thực hiện có hiệu quả chủ đề năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục “. + Tổ chức các cuộc thi do Tỉnh và Thành Phố tổ chức. - Thực hiện tốt công tác kiểm tra-đánh giá hoạt động đội thiếu niên. + Thường xuyên củng cố và tập huấn nghiệp vụ công tác Đội. + Tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội trên địa bàn dân cư. + Tổ chức lớp học giáo dục pháp luật. 3. Thu hoạch và tác dụng qua việc tìm hiểu Qua tìm hiểu tình hình của địa phương, của nhà trường, bản thân em thấy được nhiều vấn đề bổ ích, cụ thể như sau: - Tuy đời sống kinh tế của phường Đức Ninh còn nhiều khó khăn, cơ cấu dân cư phức tạp nhưng được sự quan tâm của UBND phường và Hội cha mẹ phụ huynh học sinh, cùng với sự tham gia tích cực của Nhà trường đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển giáo dục mới đây. - Với một Nhà trường được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới và mỗi thành viên của Nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm vì tương lai của học sinh như Trường THCS Đức Ninh thì chắc rằng Nhà trường sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên con đường phía trước. - Qua tìm hiểu thực tế bản thân em cảm thấy được vai trò trách nhiệm của người giáo viên, bồi dưỡng thêm trách nhiệm ý thức thực hiện những quy định trong Nhà trường THCS. Khi được xem là một thành viên trong Hội đồng Sư phạm Nhà trường mà cụ thể là ý thức thực hiện chương trình dạy học, phương pháp soạn giáo án, phương pháp chủ nhiệm lớp, các hoạt động đoàn thể, các quan hệ đối xử với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh. Bản thân em nhận thấy rõ giá trị của những kết quả đã đạt được của trường, của mỗi bản thân đều phải có một quá trình rèn luyện tích cực, nổ lực học tập đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. II.THựC TậP GIảNG DạY: 1. Tinh thần thái độ, ý thức đối với công tác thực tập dạy học: Bản thân em nhận thấy chúng em sẽ là những người kĩ sư tâm hồn của tương lai. Dạy học chính là dạy người, dạy nghề, trong đó dạy về nhân cách là một nhiệm vụ quan trọng vì nhân cách được hình thành từ giáo dục. Em luôn xác định chất lượng dạy học trên lớp của người thầy giáo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc năng cao chất lượng học tập cũng như hứng thú học tập của các em. Trong thời gian qua em đã dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện giảng dạy tốt đúng theo yêu cầu đặt ra của ban chỉ đạo và các thầy cô giáo hướng dẫn. Thực hiện khá đầy đủ các nội dung giảng dạy, cố gắng học tập kinh nghiệm của thầy cô đi trước. * Những công việc đã làm và kết quả cụ thể a) Về hoạt động dự giờ: Em đã dự giờ theo đúng sự phân công của Ban chỉ đạo, đươc sự cho phép của Ban lãnh đạo Nhà trường em đã tham gia dự giờ đầy đủ các tiết dạy của các thầy cô theo đúng phân công của ban chỉ đạo. Kết quả: dự giờ 2 tiết do ban chỉ đạo phân công: 1 tiết Toán, 1 tiết Tin, ngoài ra còn dự thêm 40 buổi do các bạn trong nhóm giảng dạy. Ngoài ra em còn xin dự thêm tiết của các cô giáo chủ nhiệm. Qua từng tiết dự giờ của các cô bản thân em đã học hỏi được nhiều kinh
Luận văn liên quan