Đề tài Từ những hiều biết về bình đẳng giới, hãy tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái

Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề bình đẳng giới (BĐG) và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ là một mục tiêu quan trọng. Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là quốc gia có nhiều nhiều thành tựu trong nỗ lực hướng tới BĐG. Tuy nhiên, sự khác biệt trên cơ sở giới, đồng thời việc còn tồn tại những cách hiểu chưa đúng về BĐG vẫn đang là rào cản đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn thể hiện sự bất BĐG, ngay trong cả cách đối xử của những bậc cha, mẹ đối với các bé trai và bé gái trong gia đình. Một trong nội dung của vấn đề này được thể hiện trong việc thực hiện quyền học tập của trẻ em trai và trẻ em gái. Vậy trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái, vấn đề BĐG được thể hiện ra sao? Với mong muốn tìm hiểu về BĐG và thực trạng trên, em đã quyết định chọn đề tài số 1: “ Từ những hiều biết về bình đẳng giới, hãy tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái ”. Dù đã cố gắng nhưng chắc hẳn bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp từ phía thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Từ những hiều biết về bình đẳng giới, hãy tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề bình đẳng giới (BĐG) và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ là một mục tiêu quan trọng. Việt Nam được Liên hợp quốc đánh giá là quốc gia có nhiều nhiều thành tựu trong nỗ lực hướng tới BĐG. Tuy nhiên, sự khác biệt trên cơ sở giới, đồng thời việc còn tồn tại những cách hiểu chưa đúng về BĐG vẫn đang là rào cản đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn thể hiện sự bất BĐG, ngay trong cả cách đối xử của những bậc cha, mẹ đối với các bé trai và bé gái trong gia đình. Một trong nội dung của vấn đề này được thể hiện trong việc thực hiện quyền học tập của trẻ em trai và trẻ em gái. Vậy trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái, vấn đề BĐG được thể hiện ra sao? Với mong muốn tìm hiểu về BĐG và thực trạng trên, em đã quyết định chọn đề tài số 1: “ Từ những hiều biết về bình đẳng giới, hãy tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái ”. Dù đã cố gắng nhưng chắc hẳn bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp từ phía thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung Khái niệm bình đẳng giới Dưới góc độ khoa học về giới Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ đều có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau. Nhìn vào khái niệm trên ta nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau: - Nam giới và phụ nữ có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình. - Nam giới và phụ nữ có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực và lợi ích của sự phát triển. - Nam giới và phụ nữ được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng và thụ hưởng thành quả một cách bình đẳng. Dưới góc độ Luật Bình đẳng giới Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.” Theo đó, nội dung của Điều luật này bao gồm: - Nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau về mọi mặt, trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội và gia đình. - Nam, nữ đều được tạo điều kiện và cơ hội để phát triển năng lực của mình. - Nam, nữ bình đẳng như nhau trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực. - Nam, nữ bình đẳng như nhau trong việc tham gia bàn bạc và ra quyết định. - Nam, nữ bình đẳng như nhau trong việc thụ hưởng các lợi ích của sự phát triển (dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm thất nghiệp…) Như vậy, bình đẳng giới không có nghĩa và không đòi hỏi số lượng phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động phải ngang bằng nhau mà bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái phải có cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền của họ. Và vì thế, bình đẳng giới đòi hỏi các chương trình phát triển, các dịch vụ công và các dịch vụ xã hội phải được thiết kế sao cho đáp ứng được các nhu cầu nhiều mặt phù hợp với mức độ ưu tiên khác nhau của phụ nữ và nam giới. Nếu làm được việc này thì sự phát triển kinh tế xã hội sẽ dẫn tới sự công bằng trong việc thụ hưởng các thành quả và mở ra cơ hội như nhau cho phụ nữ và nam giới trong việc phát huy các tiềm năng của cá nhân họ. Thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái Những quy định của pháp luật hiện hành của nước ta liên quan tới việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái Tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là trẻ em? Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của nước ta quy định: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”(Điều 1). Đề cập tới những quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta, trước hết, chúng ta phải nhắc tới đó là những quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Điều 59 Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân…” “Điều 64 …Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.” Tiếp theo là quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006: “Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. 3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. …” “Điều 33. Trách nhiệm của gia đình …4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.” Ngoài ra, quy định về vấn đề bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em còn có: Quy định của Luật giáo dục năm 2005: “Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập…” “Điều 11.Giáo dục phổ cập 1.Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện phổ cập giáo dục trong cả nước. 2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. 3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.” Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo hộ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”. Nhìn vào quy định của pháp luật, ta thấy vấn đề bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái được quy định khá đầy đủ, vậy tình hình thực hiện vấn đề này hiện nay đã thực sự tuân thủ những quy định của pháp luật hay chưa? 2. Thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái Từ việc phân tích ở trên về khái niệm bình đẳng giới, chúng ta có thể hiểu bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái, đó là việc trẻ em trai và trẻ em gái được tạo điều kiện và cơ hội để học tập và được thụ hưởng như nhau thành quả từ việc học tập đó. Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được. Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực của tương lai. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng trong thực tế, vấn đề bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái hiện nay được thực hiện như thế nào? Trên thế giới Theo một báo cáo của UNICEF, vào tháng 12 năm 2006, nhân dịp thành lập 60 năm ngày thành lập của tổ chức này, việc loại bỏ sự phân biệt về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một tác động sâu sắc và tích cực tới sự sống còn và phát triển của trẻ em. Bà Ann M. Veneman – Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên để có một cuộc sống đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục sẽ trở nên thịnh vượng”. Theo báo cáo này, mặc dù trong những thập kỷ gần đây đã có một số tiến bộ về vị thế của phụ nữ nhưng cuộc sống của hàng triệu “phụ nữ và trẻ em gái vẫn bị đe doạ bởi sự phân biệt đối xử, bị tước quyền và nghèo khổ”. Hậu quả của sự phân biệt đối xử là trẻ em gái ít có cơ hội được học hơn. Ở các nước đang phát triển, gần như 1/100 trẻ em gái đi học ở trường tiểu học sẽ không theo học được hết cấp. Trình độ học vấn, theo báo cáo, tương quan đến sự cải thiện về các nguồn lực đầu tư cho sự sống còn và phát triển của trẻ em. Sự phân bịêt giới trong lĩnh vực giáo dục thường diễn ra gay gắt nhất trong nhóm nước nghèo. Một nghiên cứu gấn đây vê tỷ lệ đến trường của các bé gái và bé trai cho ở 41 quốc gia đã cho thấy, trong những nước này, sự phân biệt về giới trong tỷ lệ đến trường giữa nhóm nghèo thường lớn hơn giữa những nhóm không nghèo. Tuy sự bình đẳng trong giáo dục đã có sự cải thiện rõ rệt trong vòng 30 năm qua ở các nước ngày nay còn thuộc diện thu nhập thấp, nhưng sự chênh lệch về số nam nữ đến trường ở những nước này vẫn lớn hơn ở những nước có thu nhập trung bình và cao. Tại Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong việc nâng cao trình độ học văn hoá và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Tỷ lệ học sinh nam – nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp (Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8 năm 2005). Về cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xoá bỏ cách biệt giới ở các cấp bậc học trước năm 2015. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nhận thấy, từ năm 2000 đến năm 2009, số nữ đi học cấp 3 đã tăng lên đáng kể (năm 2000 – 2001, số nữ đi học cấp 3 là 1016 nghìn, nam là 1156 nghìn; đến năm 2008 – 2009, số nữ đi học cấp 3 là 1543 nghìn, trong khi đó, nam là 1385 nghìn). Đây là một dấu hiệu tích cực để đánh giá sự bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục. Về tồn tại: Một thực tế hiện nay mà ai trong chúng ta cũng có thể nhận thấy đó là, trẻ em gái ít cơ hội được đến trường hơn trẻ em trai. Dưới đây là một vài số liệu thể hiện sự bất bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái: Nếu tính trung bình cho tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 28% so với nam giới, số năm đến trường trung bình thấp hơn 45% so với nam giới và tỷ lệ nhập học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28%, 49% so với nam. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra chọn mẫu của Ngân hàng Thế giới (Ngân hàng Thế giới, Báo cáo và phát triển Việt Nam, Tấn công nghèo đói, Hà Nội, 1999), năm 1997 – 1998, tỷ lệ dân số nữ từ 15 tuổi trở lên chưa đến trường là 13,4%, nhiều hơn hai lần tỷ lệ nam: 5,2%. Số năm đi học trung bình của dân số nam từ 6 tuổi trở lên là 6,7 năm, nhiều hơn số năm đi học của nữ:5,6%. Một tình huống mà chúng ta vẫn gặp trong thực tế hiện nay, đó là khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế, không thể cho cả con trai và con gái đi học, nhiều bậc cha mẹ sẽ quyết định cho trẻ em trai đi học, còn trẻ em gái ở nhà lao động giúp việc cho gia đình. Có thể lây một ví dụ có thật trong thực tế để minh chứng cho điều này: Anh Hưởng và chị Hoà sinh được hai cháu. Cháu trai là Đức, học lớp 8, cháu gái là Tâm, học lớp 4. Hai cháu đều học giỏi. Năm 2002, chị Hoà ốm nặng, gia đình gặp khó khăn nên hai vợ chồng quyết định cho con gái nghỉ học vì nghĩ rằng con gái không cần học nhiều. Rất muốn được đi học nhưng vì thương bố mẹ nên Tâm đành nghỉ học ở nhà. Cô giáo chủ nhiệm rất thông cảm và thương hoàn cảnh của Tâm nên đã đến gặp cha mẹ của Tâm thuyết phục gia đình cho Tâm tiếp tục đi học ( Hiện tượng này chúng ta thấy còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số miền núi. Nhận thấy trong những trường hợp trên, việc cha mẹ quyết định cho con gái nghỉ học khi hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn chính là hệ quả sâu xa của định kiến giới, xuất phát từ quan niệm cố hữu về vị trí thứ yếu của con gái trong gia đình và xã hội. Ngoài ra, một nguyên nhân có ảnh hưởng không nhỏ tới điều này, đó là là về chủ quan, nhiều chị em chưa thoát ra khỏi tâm lí tự ti, an phận, không cần phấn đấu, không chịu khó học tập để nâng cao trình độ, chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình, tâm lý này sâu xa cũng xuất phát từ định kiến giới. Đồng thời chính những trẻ em gái cũng chịu ảnh hưởng của định kiến giới trong trong tâm lý hoặc cam chịu vì nghĩ rằng mình là con gái không cần học nhiều hoặc là tự nguyện nghỉ học để nhường cho anh, em trai của mình đi học cũng với cách nghĩ trên. Đây cũng là một yếu tố không nhỏ góp phần dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Trong ví dụ nêu trên là đề cập tới bậc tiểu học – bậc học không phải trả học phí (Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) mà khi gặp gia đình hoàn cảnh khó khăn, các bậc cha mẹ vẫn có quyết định như vậy, vậy thử hỏi cũng trong những hoàn cảnh tương tự đối với bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông thì sẽ có bao nhiêu trẻ em gái bị cha mẹ quyết định cho nghỉ học? Như vậy, ta thấy các chính sách trong GD&ĐT ngoài ảnh hưởng chung đối với xã hội còn có ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới. Ví dụ, việc tăng giảm học phí ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của trẻ em gái. Bởi vì trẻ em gái có nguy cơ bị buộc nghỉ học cao hơn bé trai khi điều kiện gia đình khó khăn. Thực trạng trên là việc thực hiện quyền được đến trường giữa trẻ em trai và trẻ em gái, nhưng khi đã quyết định cho các con mình đến trường thì một thực tế nữa mà chúng ta vẫn có thể nhận thấy: Trong nhiều gia đình, con trai và con gái cùng được đi học như nhau, nhưng sự đầu tư của gia đình cho sự nghiệp học tập của các con lại không giống nhau. Chẳng hạn như, trong một số gia đình con trai sẽ được tự do hơn trong việc lựa chọn môn học, lựa chọn lĩnh vực học so với con gái; con trai thường được “chiều” hơn, được đầu tư nhiều hơn cho việc học tập, chẳng hạn như được cho đi học thêm nhiều hơn…Thực tế vẫn tồn tại những trường hợp như vậy là vì nhiều bậc cha, mẹ còn có suy nghĩ con trai là người nối dõi tông đường, là “lá mặt” của cả nhà đối với bà con, họ hàng nên con trai càng giỏi giang, hiểu biết bao nhiêu thì cha mẹ càng “mát mặt” bấy nhiêu – đây cũng là một ảnh hưởng nặng nề của định kiến giới. Nói chung, Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể đối với công tác thực hiện bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái nhưng vẫn còn một số tồn tại nhất định mà người chịu thiệt thòi chủ yếu là những trẻ em gái. Hay nói một cách khác, bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái ở nước ta hiện nay vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để. Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái Trẻ em trai và trẻ em gái đều là những thế hệ trẻ, đều là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, như vậy việc bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái sẽ có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của nguồn nhân lực trong nền kinh tế đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng vấn đề này, qua quá trình tìm hiểu và tham khảo, xin được đưa ra một số giải pháp cho thực trạng hiện nay của vấn đề này như sau: Thứ nhất, thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển. Chủ trương miễn học phí cho bậc tiểu học là một ví dụ, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho người dân, đặc biệt là những bậc làm cha, mẹ như việc không được phân biệt đối xử giữa các con, tầm quan trọng của việc học tập đối với trẻ em trai, trẻ em gái trong gia đình…Đồng thời cũng nâng cao nhận thức cho chính bản thân các trẻ em gái để phấn đấu vươn lên, rèn luyện bản thân. Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy học trong các nhà trường. Thứ tư, mỗi địa phương xây dựng những biện pháp để khuyến khích tinh thần học tập của các em như thành lập quỹ khuyến học, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…khuyến khích cha mẹ và cộng đồng đầu tư giáo dục trẻ em gái. Kết luận Có thể nói rằng bình đẳng giới trong giáo dục có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng giới trong giáo dục mà trước hết đó bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Tài liệu tham khảo Hiến Pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Luật Bình đẳng giới năm 2006. Luật Giáo dục năm 2005. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Một số trang web: Mục lục Lời mở đầu……………………………………………………. Khái niệm bình đẳng giới………………………………. Dưới góc độ khoa học về giới……………………………... Dưới góc độ Luật Bình đẳng giới Thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái………………………………… Những quy định của pháp luật hiện hành của nước ta liên quan tới việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái.. Thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái………………………………………... Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái……………. Kết luận………………………………………………………... Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………..
Luận văn liên quan