Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển giá trị các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm thuấn nhầm sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động của mỗi chúng ta. Tình yêu có nhiều khía cạnh khác nhau yêu thương gia đình, tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè. Dù là tình cảm gì đi nữa thì tình cảm đó cũng xuất phát từ trái tim, từ tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Tình yêu đó luôn luôn thường trực trong mỗi chúng ta, luôn gần gũi bên ta. Nên vì thế Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người là một khía cạnh quen thuộc với mỗi người học sinh, sinh viên; nhưng làm thế nào để vận dụng nó vào giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên là một câu hỏi khó.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển giá trị các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm thuấn nhầm sâu sắc hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng của mỗi người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động của mỗi chúng ta. Tình yêu có nhiều khía cạnh khác nhau yêu thương gia đình, tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè... Dù là tình cảm gì đi nữa thì tình cảm đó cũng xuất phát từ trái tim, từ tình yêu thương con người, yêu thương đồng loại. Tình yêu đó luôn luôn thường trực trong mỗi chúng ta, luôn gần gũi bên ta. Nên vì thế Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người là một khía cạnh quen thuộc với mỗi người học sinh, sinh viên; nhưng làm thế nào để vận dụng nó vào giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên là một câu hỏi khó. Vì vậy em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người và vận dụng vào việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay.” Nội dung I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người 1. Khái quát Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh do đó rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những ý kiến đánh giá về người, về việc, về tập thể cũng như về cá nhân. Đó là những lời khen ngợi, biểu dương hay phê bình nhắc nhở. Đó là những lời khuyên nên tránh hay nên làm, cần xây hay cần chống. Bao giờ Người cũng phân biệt mặt tốt với mặt xấu, mặt thiện với mặt ác trong động cơ cũng như trong hành vi của con người, trong mối quan hệ xã hội vô cùng đa dạng, để làm rõ những phẩm chất đạo đức cần phải xây dựng. Người làm công việc ấy rất thường xuyên, gần như một người làm vườn cần mẫn, hàng ngày bắt sâu, nhặt cỏ, tỉa lá cắt cành, vun xới cho những mầm cây. Phải chăng bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình, những phẩm chất cần tu dưỡng, những định hướng để vươn tới cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống con người. Đó là những vấn đề đạo đức Người rút ra từ cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng lý luận đạo đức, từ đó trở lại cải tạo con người làm biến đổi hiện thực xã hội - Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” Người cho rằng làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng là một nhiệm vụ rất nặng nề. Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả thực tế. Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là thể hiện cụ thể đạo đức trong hiệu quả hành động. - Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu lý tưởng đó trở thành hiện thực. Hồ Chí Minh cho rằng, phong trào cộng sản của công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao đẹp làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, hơn nữa Hồ Chí Minh nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó Hồ Chí Minh đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Có 4 phẩm chất chung cơ bản là - Trung với nước - Hiếu với dân - Thương yêu con người - Tinh thần quốc tế trong sáng 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con người Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng yêu thương con người chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong mối quan hệ với đạo đức. Bởi vì Hồ Chí Minh quan niệm tư tưởng và đạo đức là một; suy nghĩ và hành động là thống nhất. Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là lo cho dân, cho nước, đó là tư tưởng xuyên suốt, là đạo đức của Người. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ sự thể hiện nhất quán giữa tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, dìu dắt con người, lo cho mọi người, phục vụ tận tụy vì Đảng, vì dân. Đó là cốt lõi tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Năm 1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, ngoài chút kiến thức học được ở nhà trường và đôi bàn tay sẵn sàng làm đủ nghề “miễn là lương thiện” để sống và hoạt động, hành trang của Anh chỉ là lòng yêu nước và thương yêu con người sâu sắc. Hành trang giản dị đó là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, được bổ sung bẳng mồ hôi và máu của những phu Cửa Rào, phu đồn điền cao su Lộc Ninh, của hàng loạt những sĩ phu đã bỏ mình vì nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầu thế kỷ, của những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, truyền thống ấy có những buổi nói chuyện của cha, lời dạy của cha, lời hát ru của mẹ với làn điệu ngọt ngào, da diết của dân ca xứ Nghệ... Tất cả sâu lắng trong lòng Anh, được chính Anh bổ sung, nâng cao và hoàn thiện suốt đời, trở thành lòng nhân ái bao la Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc biệt là nhận thức từ thực tiễn đấu tranh của dân tộc, có dịp so sánh những người Pháp ở Pháp với những tên thực dân Pháp ở Đông Dương, hòa mình vào cuộc sống của những người lao khổ ở khu Hắc Lem, thành phố New York... Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận quan trọng: trên đời này có hai hạng người: người thiện và người ác, hai thứ việc: việc chính và việc tà. Trải qua 10 năm tìm tòi, khảo nghiệm, năm 1920 khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc là đây. Đó là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bởi theo Người, tình yêu thương con người không thể chung chung, trìu tượng, mà thiết thực, cụ thể trước hết giành cho người mất nước, người cùng khổ. Vì vậy Người giành cả cuộc đời để lo giải phóng cho dân tộc, đấu tranh cho con người thoát khỏi áp bức, bất công. Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nới núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng đoàn kết nhân dân, trong xã hội không có gì vẻ vang tốt đẹp bằng phục vụ nhân dân. Tư tưởng yêu thương con người của Bác rất rộng lớn, chẳng những yêu thương nòi giống mà còn quan tâm đến giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, Bác nói "Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em". Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải tất cả vì con người. Chúng ta không có mục đích nào khác là chăm lo cho con người, giải phóng con người, nhằm tạo điều kiện phát triển toàn diện cá nhân (Đức + Trí + Thể + Mỹ), nghĩa là xây dựng con người mới XHCN. Hồ Chí Minh coi đây là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Do đó, Bác Hồ căn dặn: Phải luôn luôn làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, từ đó nhân rộng gương tốt, việc tốt ra thành nhiều vườn hoa khác đẹp hơn, tốt hơn, toàn diện hơn. Tư tưởng yêu thương con người của Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng chung chung. Đó là yêu người lao động, cần lao, cùng khổ, người bị bóc lột, những người bị đàn áp. Chống ai? Chống kẻ đàn áp người lao động, kẻ bóc lột người lao động, người độc ác, bọn xấu, kẻ sâu mọt dân, đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người. Người không chỉ quan tâm đến đời sống nhân dân, mà trên hết là chăm lo giáo dục, đào tạo họ, làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người yêu cầu chúng ta sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc biệt là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Với Hồ Chí Minh tình yêu thương con người là không biên giới, Người lo cho tất cả những kiếp người trên hành tinh bị đầy đọa, bởi vì: “Họ là thân thích ruột già, công nông thế giới đều là anh em.” Tư tưởng yêu thương con người được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọi người cùng thực hiện suốt cả cuộc đời. Cho tới lúc trước khi đi xa, trong lời Di chúc để lại: “muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, và “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thiếu nhi quốc tế”. Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho con người. Trước hết là những người đã hy sinh một phần xương máu cho công cuộc khánh chiến, là cha mẹ vợ con thương binh, liệt sĩ, là bà con nông dân, là thanh niên, phụ nữ... lo cho hiện tại, lo đào tạo cho tương lai. Ngay cả với những nạn nhân của chế độ cũ như: trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện. Yêu thương con người vận dụng vào trong Đảng, trong tổ chức là phải “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đây chính là điểu nhắc nhở cán bộ Đảng viên phải luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người. Đó là sự thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho sự nghiệp chung. Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ “dĩ hòa vi quý”, bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau, càng xa lạ với thái đọ yêu nên tốt, ghét nên xấu, bè cánh có thể đưa đến những tổn thất lớn cho Đảng, cho Cách mạng. II. Vận dụng 1. Thực trạng việc giáo dục lòng nhân ái cho học sinh, sinh viên hiện nay. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là trước thì học lễ nghĩa cách làm người, sau mới học đến văn hóa, kiến thức khoa học. Như Hồ Chí Minh đã dạy “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ khong phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Lòng yêu thương con người là một phần của đạo đức cách mạng, có thể nói có lòng yêu thương đồng loại thì những phẩm chất tốt đẹp khác mới nẩy nở, phát triển được. Vì yêu thương con người là yêu thương chính đồng loại của mình và tình yêu xuất phát từ trái tim luôn là tình yêu đẹp, trong sáng cần được tu dưỡng từ tấm bé luôn luôn và thường xuyên. Đảng ta có chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Leenin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hớp với từng lứa tuổi và từng bậc học...”. Bởi vậy, tu dưỡng và rèn luyện bản thân trở thành người có nhân cách, giàu lòng vị tha là nhiệm vụ quan trong của học sinh, sinh viên ngày nay. Giáo dục lòng nhân ái là không phải là công việc cao xa mà lại rất gần gũi. Đó là giáo dục tình cảm gia đình, yêu thương giúp đỡ bố mẹ, ông bà, anh chị em trong nhà; tình thầy trò chào hỏi lễ phép thầy cô, “tôn sư trọng đạo”, tình cảm bạn bè quý mến bạn bè, hòa đồng giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và vui chơi, giúp đỡ những người yếu thế như người già, người tàn tật... Tất cả những việc làm được giáo dục thường xuyên, mỗi ngày khi đến trường, đến lớp, về nhà ra ngoài xã hội, giáo dục lòng nhân ái đến một cách rất tự nhiên với mỗi em học sinh qua bài học, bài văn, bài thơ, lời hát học về lòng nhân ái. Song song, trong các trường học từ tiểu học đến trung học phổ thông hàng tuần luôn có tiết Giáo dục công dân, ở các trường đại học đầu năm có tuần Sinh hoạt công dân... Nhưng nhiều học sinh, sinh viên vẫn chưa coi đây là một môn học quan trọng, có những bạn sẵn sàng bỏ giờ học môn này để học Toán, học Anh; sinh viên sẵn sàng bỏ vì nghĩ nó không quan trọng, hoặc có đến thì cũng không nghe mà nói chuyện, để ngoài tai. Không thể phủ nhận những kết quả đạt được của ngành giáo dục là hằng năm có nhiều học sinh giỏi, học sinh đoạt giải quốc gia, những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, những thanh niên tình nguyện nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo, những học sinh, sinh viên có tấm lòng tốt ở đâu cũng thấy. Nhưng những năm gần đây do tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa cũng do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên kiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực học đường, cờ bạc... Một số hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức: sống hưởng thụ, lười lao động, bệnh vô cảm, ích kỷ... ngày càng nhiều. Người ta nói con người là loài vật sống bằng tình cảm. Tình cảm có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là sợi dây gắn kết con người với con người, nó đã mang con người lại gần nhau hơn. Danh ngôn có câu “ Kẻ mất đi của cải là kẻ mất ít, mất bạn là kẻ mất nhiều” nhưng đánh mất đi cái “tình” thì là mất tất cả. Thật vây, một người sống mà không có tình cảm thì trở nên hung bạo, tàn nhẫn vô cùng dân đến kết quả là hiện tượng vô cảm, sống vị kỷ, bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên có chiều hướng ra tăng. Cuộc sống xung quanh ta còn đầy rẫy biết bao cảnh khổ, những hoàn cảnh đáng thương vậy mà cũng có kẻ nhìn như không thấy. Đơn giản chỉ là một hành động nhỏ dẫn người già, người khuyết tật qua dòng xe cộ đông đúc chỉ còn là hành động ít gặp, khi nhìn thấy người gặp hoạn nạn thì làm ngơ đi thẳng, thấy cảnh ăn cắp thì lặng im bởi vì họ sợ gặp phiền toái, họ cảnh giác với tất cả mọi thứ ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Thời gian qua liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dự luận khỏi bàng hoàng lo lắng. Tính thân thiện cần có trong môi trường học đường ít nhiều bị sứt mẻ khi nhiều học sinh chỉ thích “nói chuyện” với nhau bằng giải pháp bạo lực. Đáng buồn là những người bạn, những người trẻ chỉ thản nhiên đứng nhìn, chẳng thế còn dùng điện thoại di động ghi hình rồi tung lên mang. Còn đáng buồn hơn khi những đoạn video clip ấy sau khi được lưu truyền trên mạng đã nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ của ít giới trẻ với những lời bình luận thản nhiên như “cũng bình thường thôi”, “lần sau cứ thế mà phát huy”, “hoành tráng lắm”.... Vậy nguyên nhân là do đâu? Nguyên nhân khách quan có, chủ quan cũng có nhưng nguyên nhân chính sau đây: - Về gia đình: Có gia đình do cha mẹ sông không gương mẫu, cha mẹ ly hôn, hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường “trăm sự nhờ thầy” - Về nhà trường: + Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm nặng nề về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống. Bên cạnh đó giáo viên chỉ lo truyền thụ kiến thức, học sinh thì cố gắng đạt điểm cao nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt.... + Về bậc đại học: đã có những nhận thức đúng đắn, được coi là người lớn nhưng càng vì thế càng dễ vấp ngã vì không còn được sự quan lý chặt chẽ của gia đình và nhà trường, một phần do học xa nhà, bị nhiều cám dỗ... - Về xã hội: Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những tư tưởng văn hóa xấu ngoại lai, mặt trái của cơ chế thị trường... có cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng... Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội thậm chí đánh thầy, gây án, cướp của... số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách; gây nỗi đau, sự lo ngại cho các bậc cha mẹ, đã tác động xấu tới giá trị đạo đức truyền thống, lòng nhân ái. - Các thế lực phản động: đang tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam. Với âm mưu “ diễn biến hòa bình” lợi dụng tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo...” để kích động gây rối trật tự, an ninh xã hội, lôi kéo đặc biệt là học sinh, sinh viên. Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực giáo dục cho học sinh, sinh viên nhận thức được âm mưu thâm độc của kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng là vấn đề cấp thiết, đặc biệt chú trọng trong giai đoạn hiện nay. 2. Giải pháp cho việc giáo dục lòng nhân ái đối với học sinh, sinh viên hiện nay 2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm : Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh. 2.2. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên: Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn TNCSHCM trong việc : Tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện “Nền nếp – kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt, các hoạt động nội, ngoại khoá; các hoạt động” đền ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn ”… nhằm thu hút học sinh đến tập thể, đến những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức học sinh, xây dựng kế hoạch quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng bào vùng sâu vùng xa để học sinh, sinh viên từng chi đoàn quyên góp, chia sẻ sức người và sức của nhằm nâng
Luận văn liên quan