Con người là một thể thống nhất giữa nguyên tố sinh học và yếu tố xã hội. Trong con người ai cũng có chổ hay chổ dở, ai cũng có tính tốt tính xấu, có thiện có ác. Vấn đề là làm sao cho phần xấu mất dần đi, phần tốt nảy nở,phát triển. Cách quan niệm như thế đã làm cho Hồ Chí Minh có cái nhìn toàn diện về con người, đó là cơ sở để Người thấu hiểu, cảm thông và lo lắng cho đồng bào cả nước. Đây là tư tưởng chủ đạo, bao trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa thực tiển, vừa như một tiền đề, đồng thời lại là mục đích quang trọng trong hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố con người là vốn quý nhất, là động lực vĩ đại, là yếu tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Vì thế nên em xin chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người mới. Nhằm có thể hiểu thêm về việc xây dựng con người trong Tư tưởng của Bác, và sự quan tâm của Bác đối với con người. Đồng thời rèn luyện thêm bản thân để trở thành một con người có ích cho xã hội.
4 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tương Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người trong giai đoạn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
GVHD: Ths. LÊ HOÀI NAM
Người thực hiện:
PHAN THỊ MINH SƯƠNG .Mã số sv:12144951
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……22\11\2012
MỤC LỤC
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Con người là một thể thống nhất giữa nguyên tố sinh học và yếu tố xã hội. Trong con người ai cũng có chổ hay chổ dở, ai cũng có tính tốt tính xấu, có thiện có ác. Vấn đề là làm sao cho phần xấu mất dần đi, phần tốt nảy nở,phát triển. Cách quan niệm như thế đã làm cho Hồ Chí Minh có cái nhìn toàn diện về con người, đó là cơ sở để Người thấu hiểu, cảm thông và lo lắng cho đồng bào cả nước. Đây là tư tưởng chủ đạo, bao trùm và xuyên suốt, vừa có ý nghĩa thực tiển, vừa như một tiền đề, đồng thời lại là mục đích quang trọng trong hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố con người là vốn quý nhất, là động lực vĩ đại, là yếu tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Vì thế nên em xin chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người mới. Nhằm có thể hiểu thêm về việc xây dựng con người trong Tư tưởng của Bác, và sự quan tâm của Bác đối với con người. Đồng thời rèn luyện thêm bản thân để trở thành một con người có ích cho xã hội.
Mục đích nghiên cứu.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dụng con người Việt Nam trong giai đoạn mới nói riêng rất rộng lớn và sâu sắc. Học tập và nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí và khả năng to lớn của con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay.
Đối tượng nghiên cứu.
Trong thực tiễn Cách mạng, cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng ta, dân tộc ta. Chính vì vậy, việc giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, nhà trường trong xã hội nói chung, và trong quân đội ta nói riêng có vai trò to lớn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Nhận thức đúng đắn về đối tượng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một trong những điều kiện, yêu cầu cơ bản nhất để nâng cao chất lượng công tác giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh, có quan hệ chặt chẽ, với việc xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp môn học này.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là hệ thống tri thức mang tính qui luật về đối tượng, đòi hỏi phải có thời gian mới có điều kiện xác lập được một cách đầy đủ và chính xác. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong văn kiện, tác phẩm của Người mà còn được quán triệt trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta do Người đứng đầu, và trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng Người để lại cho chúng ta. Những nội dung đó đều phải được xem là đối tượng nghiên cứu của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh .
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta có cơ hội lớn và cả thách thức không nhỏ. Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác Tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Ðảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.
Với tinh thần và ý nghĩa đó, ngày 27-3-2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới và nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xã hội ta.
Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân; là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Ðảng, là tình cảm, nguyện vọng thiết tha của mọi người Việt Nam. Nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh phải nhằm mục đích lâu dài, nhất quán, là biến Tư tưởng của Người thành hiện thực; hình thành và phát triển tố chất Hồ Chí Minh, tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo trong mỗi con người Việt Nam. Thông qua bài tiểu luận, tôi xin được trình bày những vấn đề cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về việc xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới, việc vận dụng tư tưởng xây dựng con người mới của Người trong điều kiện hiện nay là những biện pháp nhằm phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực của con người trong việc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.