Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại
của cách mạng Việt Nam. Người đã được tổ chức UNESCO công nhận hai
danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Suốt
cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt
mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà
Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta là những tư tưởng của Người, trong
đó có tư tưởng kinh tế. Một trong những tư tưởng kinh tế quan trọng và có ý
nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng kinh tế của Người về Cần,
Kiệm, Liêm, Chính.
Việc nghiên cứu nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong tư tưởng
kinh tế Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay là công việc hết sức cần thiết và
cập nhật, b ởi vì như chúng ta đã biết, nước ta đang phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt
tích cực cũng tồn tại nhiều mặt trái tiêu cực cần khắc phục và hạn chế: đó
là buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, nạn tham ô, tham nh ũng. Chính vì
vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc hơn những tư tưởng
kinh tế của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính để phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống nhân dân. Hơn nữa tư tưởng đó có mối quan hệ mật thiết
đối với việc chống quan liêu tham nhũng ở nước ta.
11 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính và mối quan hệ giữa cần, kiệm, liêm, chính với việc chống quan liêu, tham ô, tham những ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TU TUONG HO CHI MINH VE CAN - KIEM - LIEM - CHINH…
A. Đặt vấn đề
Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại
của cách mạng Việt Nam. Người đã được tổ chức UNESCO công nhận hai
danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Suốt
cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt
mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà
Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta là những tư tưởng của Người, trong
đó có tư tưởng kinh tế. Một trong những tư tưởng kinh tế quan trọng và có ý
nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng kinh tế của Người về Cần,
Kiệm, Liêm, Chính.
Việc nghiên cứu nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính trong tư tưởng
kinh tế Hồ Chí Minh trong thực tiễn hiện nay là công việc hết sức cần thiết và
cập nhật, bởi vì như chúng ta đã biết, nước ta đang phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt
tích cực cũng tồn tại nhiều mặt trái tiêu cực cần khắc phục và hạn chế: đó
là buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, nạn tham ô, tham nhũng... Chính vì
vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc hơn những tư tưởng
kinh tế của Hồ Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính để phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống nhân dân. Hơn nữa tư tưởng đó có mối quan hệ mật thiết
đối với việc chống quan liêu tham nhũng ở nước ta.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trên, kinh tế Hồ Chí Minh:
về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, tác giả lựa chọn đề tài: "Tư tưởng kinh tế Hồ
Chí Minh về Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Mối quan hệ giữa Cần, Kiệm, Liêm,
Chính với việc chống quan liêu, tham ô, tham nhũng ở nước ta hiện nay".
11
Giữa Cần, Kiệm, Liêm, Chính với việc chống quan liêu, tham nhũng
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì như trên đã phân tích, Cần, Kiệm,
Liêm, Chính là biểu hiện của một xã hội phồn thịnh, tốt đẹp. Đó không phải
chỉ là bốn đức tính cần có của một cá nhân mà của cả một tập thể, của cả một
xã hội, có như vậy xã hội mới phát triển. Và ngược lại, nếu không cần, không
kiệm, không liêm, không chính đó là biểu hiện của một xã hội suy vong. Một
trong những biểu hiện trái với nội dung Cần, Kiệm, Liêm, Chính đó là tệ quan
liêu, tham ô, tham nhũng. Chính vì vậy, muốn một xã hội phát triển phải
chống tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như giáo dục mọi người phải thực hiện
đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Vậy Hồ Chủ tịch đã nói thế nào về vấn đề quan liêu, tham nhũng? Và
những tư tưởng đó của Người có ảnh hưởng như thế nào đối với việc giải
quyết vấn đề chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay.
1. Hồ Chủ tịch nói về quan liêu tham nhũng
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước đã
nhiều lần nêu rõ sự cần thiết phải chống bệnh quan liêu, tham nhũng (người
dùng bằng từ tham ô), tham ô, lãng phí. Người coi đó là một "thứ giặc nội
xâm ở trong lòng" rất nguy hiểm và là "tội ác".
a. Nội dung quan liêu, lãng phí, tham ô
- Về nạn tham ô, Người chỉ rõ:
+ "Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là:
Ăn cắp của công làm của tư
Đục khoét của nhân dân
Ăn bớt của bộ đội
Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ
riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô.
+ Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công, khai
gian, lậu thuế.
12
Người kết luận: "Tham ô là trộm cướp".
- Về nội dung lãng phí:
Hồ Chí Minh nêu ra ba loại lãng phí. Đó là "lãng phí sức lao động";
"lãng phí thời giờ"; "lãng phí tiền của". Người vạch rõ nội dung chi tiết của
các lãng phí này:
+ Lãng phí sức lao động là "việc gì ít người cũng được mà vẫn dùng
nhiều người" (44)) (233):
Nguyên nhân của sự lãng phí, theo Người "vì kém tinh thần phụ trách,
vì tổ chức sắp xếp vụng" (45) (233) là đặt kế hoạch rất to tát, động viên hàng
nghìn, hàng vạn công nhân xem rất oai. Nhưng rồi thấy vốn liếng không đủ,
phải để công nhân về, phải cấp lộ phí cho họ về. Kết quả là hao tổn rất nhiều.
+ Lãng phí thời giờ là: "Việc gì có thể làm trong một ngày, một buổi
cũng kéo dài đến mấy ngày". Nguyên nhân vì người phụ trách chuẩn bị
chương trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến (46)
(233).
+ Lãng phí tiền của Người viết: "có rất nhiều hình thức, đây chỉ nêu
một vài ví dụ:
- Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm.
- Các xí nghiệp dùng máy mcó và nguyên liệu không hợp lý.
- Cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ không triệt để.
- Sở kho thóc làm kho tàng không cẩn thận, người giữ kho thóc kém
tinh thần trách nhiệm để thóc ẩm ướt, hao hụt, hư hỏng.
- Mậu dịch không khéo tính toán sắp xếp để hàng hóa hao hụt, lỗ vốn.
- Ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại,
không bổ ích cho việc tăng gia sản xuất.
- cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn
cảnh, để Chính phủ phải lỗ vốn.
13
- Bộ đội không biết quý trọng, giữ gìn quân trang, quân dụng và chiến
lợi phẩm.
- Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để
đám cưới, đám ma...
* Người cho rằng lãng phí có khi tai hại hơn nạn tham ô.
Về bệnh quan liêu:
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra các biểu hiện của bệnh quan
liêu. Đó là thái độ, tác phong, lề lối làm việc xa quần chúng, xa thực tế, qua
loa, đại khái, lười suy nghĩ, thích giấy tờ, không điều tra nghiên cứu, không
kiểm tra theo dõi việc thi hành, không học tập kinh nghiệm của quần chúng,
chỉ lo cho bản thân mình. Quan liêu là những người phụ trách mà chỉ biết yên
thân, xa cách đồng nghiệp, nhân dân và các công tác cụ thể. Thích dùng mệnh
lệnh hành chính hơn là giáo dục quần chúng một cách có lý có tình.
Trong một Hội nghị vào năm 1962, khi nói với cán bộ cao cấp của
Đảng và Nhà nước, Người còn nêu thêm "quan liêu là... việc gì cũng nắm
không vững chỉ đạo một cách đại khái, chung chung. Quan liêu là xa rời quần
chúng... không lắng nghe ý kiến của quần chúng" (235).
Người khẳng định rằng: "Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí,
tham ô, kinh nghiệm chứng tỏ rằng: ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc có
tham ô, lãng phí, nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng
phí, tham ô" (235).
b. Hậu quả:
Bệnh quan liêu tham nhũng đã gây ra nhiều hiệu quả tai hại. Nó làm
cho cấp trên xa cấp dưới, Đảng, Nhà nước xa nhân dân.
"Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không nắm được tình
hình cụ thể của ngành hoặc của địa phương mình, không gần gũi quần chúng
và học hỏi kinh nghiệm của quần chúng... do đó đường lối, chính sách đúng
14
đắn của Đảng và Chính phủ có khi không thấu đến quần chúng hoặc bị thi
hành lệch lạc, kết quả là đã hỏng việc lại mất lòng người".
Nói về hậu quả của bệnh quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí, Hồ
Chủ tịch đã coi: Quan liêu, cùng với tham ô lãng phí là thứ "giặc nội xâm",
"là tội ác".
Người chỉ rõ: "Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm những người và
những cơ quan lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì "có mắt mà không thấy
suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng có kỷ luật mà
không nắm vững" (kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ
tham ô, lãng phí).
Nguy hiểm hơn, bệnh quan liêu "đã ấp ủ, dung túng, lãng phí, che chở
cho nạn tham ô, lãng phí", có nạn tham ô, lãng phí là vì có bệnh quan liêu.
Nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô.
c. Nguyên nhân của bệnh quan liêu, tham nhũng
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về nguyên nhân của bệnh quan liêu,
tham nhũng, Người nhấn mạnh một trong những nguồn gốc của bệnh quan
liêu, tham nhũng là chủ nghĩa cá nhân.
Trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng" viết tháng 12/1958, Người
khẳng định: "Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra năm thứ bệnh nguy hiểm: Quan liêu,
mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí... Nó trói buộc, nó bịt mắt
những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòn
tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình chứ không nghĩ đến lợi ích của
giai cấp, của nhân dân".
2. Thực trạng tình hình tham nhũng, tham ô, lãng phí ở nước ta
hiện nay
Như chúng ta đã biết, một trong bốn nguy cơ của đất nước ta hiện nay
là vấn đề tham nhũng. Tham nhũng đã trở thành một quốc nạn và đã chứng tỏ
15
hậu quả của nó vô cùng nặng nề và tai hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (như Hồ Chủ tịch đã nói ở trên).
Trước đây, trong cơ chế quản lý cũ ở nước ta, cũng có các hành vi
tham nhũng, nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ đó nên tính chất và
mức độ thấp hơn: chủ nhiệm hợp tác xã tham ô công điểm của xã viên, quỹ
của tập thể; cán bộ quản lý nhà đất ăn hối lộ để phân phối nhà ở; mậu dịch
viên tuồn hàng cho tư thương để kiếm chênh lệch giá... Từ khi chuyển sang
cơ chế thị trường, thì tham nhũng phát triển và diễn ra với tính chất, mức độ
nghiêm trọng hơn, với phạm vi ngày càng mở rộng và có thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt hơn. Kinh tế thị trường với các yếu tố, như tự do, bình đẳng, cạnh
tranh... đã tạo cơ hội, khuyến khích mọi người làm ăn kinh doanh có chất
lượng, hiệu quả, tạo nên động lực cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cơ chế thị
trường cũng làm nảy sinh nhiều mặt trái tiêu cực, đẻ ra nhiều bất công, nhiều
giá trị đạo đức, quan niệm sống.
Chính cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đã tạo ra môi trường cho
tham nhũng phát triển về cả phạm vi, tính chất, mức độ. Chúng ta đã được
biết đến các vụ tham ô, tham nhũng lớn trong những năm qua: vụ điển hình
của những năm trước đó như vụ TAMEXCO, vụ Công ty dệt Nam Định, Lã
Thị Kim Oanh...
Đầu những năm 90 chúng ta thường nghe có các vụ tham ô hàng chục
triệu đồng, cá biệt mới có vụ tham ô 500 triệu đồng như vụ tham ô ở Công ty
LASH thành phố Hồ Chí Minh. Đến những năm 1993, 1994, dư luận đã sửng
sốt trước các vụ chiếm đoạt một vài tỷ đồng. Giá trị tài sản bị tham ô chiếm
đoạt đã lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng ở những năm 1995, 1996. Có
những kẻ tham nhũng đã dùng hàng tỷ đồng để biếu xén, chi thưởng sai
nguyên tắc.
Tham nhũng hiện nay so với trước kia không những không giảm mà
còn diễn ra tràn lan, phổ biến và nghiêm trọng hơn trước.
16
Trước kia tham nhũng thường xảy ra ở các lĩnh vực kinh tế như tài
chính, ngân hàng, thương mại... Hiện nay tham ô, nhận hối lộ đã lây lan, xâm
nhập sang các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thương binh xã hội... hoạt
động nhân đạo, từ thiện, an ninh, cơ yếu... Có kẻ lợi dụng hài cốt của liệt sĩ để
tham ô, có những người ăn chặn tiền viện trợ cho những đứa trẻ tàn tật, không
nơi nương tựa.
Trước kia tham nhũng chỉ do một vài cá nhân lẻ tẻ tiến hành với cách
thức đơn giản như giám đốc thông đồng với kế toán tham ô... Hiện nay, tham
nhũng đã cấu kết thành đường dây liên kết từ địa phương đến Trung ương, từ
trong nước ra nước ngoài. Một số kẻ "chân gỗ", "cò mồi" bên ngoài cấu kết
với những phần tử trong cơ quan nhà nước, lợi dụng mọi kẽ hở, sự mập mờ
của pháp luật để thực hiện các phi vụ thu lợi hàng trăm triệu đồng, hàng chục
nghìn USD. Kẻ tham nhũng sử dụng quà biếu, hoa hồng, tiền thưởng hợp
đồng... để đạt mục đích vụ lợi của mình.
Tham nhũng không loại trừ các cơ quan bảo vệ pháp luật, những cơ
quan nòng cốt trong đấu tranh chống tham nhũng. Một số cán bộ tư pháp như
điều viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã dùng ngay quyền tố tụng được giao để
tham nhũng. Cảnh sát giao thông ngang nhiên nhận hối lộ của lái xe như một
thuế lộ phí đương nhiên...
Như vậy, tham nhũng không những không bị ngăn chặn, đẩy lùi mà
còn phát triển trầm trọng hơn, nó đã gây tác hại to lớn về kinh tế, chính trị, xã
hội.
- Những biện pháp đấu tranh chống tham nhũng:
Sau khi lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách mạng tháng 8/1945 thành
công, giành được chính quyền, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã bắt tay ngay vào
công việc củng cố và xây dựng bộ máy nhà nước, vị Chủ tịch nước đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chú trọng việc giáo dục, đào tạo đội
ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Người yêu
17
cầu cán bộ, đảng viên không được xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà
nước, của nhân dân.
Người coi hành vi tham ô, tham nhũng cũng như tệ lãng phí quan liêu
là kẻ thù của nhân dân, là thứ giặc trong lòng, là giặc nội xâm. Chính vì vậy
Hồ Chủ tịch kiên quyết đấu tranh để loại bỏ tệ nạn tham nhũng trong bộ máy
Nhà nước.
Trả lời phỏng vấn của đại biểu Quốc hội khóa I, phiên họp ngày
31/10/46, Người đã nhấn mạnh: "Sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ
đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết". Chính Hồ Chủ tịch đã ký bản án tử hình
đối với Trần Dụ Châu, đại tá, cục trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của
quân đội.
Về cách chữa bệnh quan liêu, tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy... muốn biết các nghị quyết có
được thi hành hay không, thi hành có đúng không, các đồng chí ở huyện phải
đi xuống xã mà xem xét, kiểm tra, chớ làm theo lối quan liêu, tỉnh gửi giấy về
huyện, huyện gửi giấy về xã. Giấy không thể che rét cho trâu bò được. Phê
bình và tự phê bình cũng là một cách chữa bệnh quan liêu tham nhũng. Làm
tốt công tác dân vận trong đó có công tác vận động nông dân, đi đường lối
"liên hệ chặt chẽ với quần chúng" cũng là một biện pháp hữu hiệu để khắc
phục "chứng bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí.
Dưới ánh sáng những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về đấu tranh chống
bệnh quan liêu tham nhũng, Đảng ta luôn coi đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách... Báo cáo chính trị của
BCHTW Đảng khóa VIII tại Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ IX (4/2001)
nêu rõ: "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị đạo đức, lối
sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn
tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ
chức kinh tế, là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng
18
lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến, Đảng ta chủ trương: "Đẩy mạnh cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, quanliêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên".
Làm theo lời dạy của Người: Phải bài trừ bệnh quan liêu tham nhũng
là thực hành chủ trương của Đảng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham
nhũng, quan liêu là góp phần làm cho Đảng và Nhà nước ta vững mạnh, trong
sạch, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
là làm cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức và tầng
lớp nhân dân trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam gắn bó, tin cậy hơn ở sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hăng hái thi đua, xây dựng
thành công và bảo vệv ững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
19
KẾT LUẬN
Trên đây chúng ta đã nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh về
Cần, Kiệm, Liêm, Chính và mối quan hệ của chúng với việc chống tham
nhũng ở nước ta hiện nay.
Ngày nay, sự phát triển của Việt Nam cũng như trên thế giới đã có
nhiều đổi thay so với thời Người còn sống, nhưng những tư tưởng và tấm
gương của Người về đạo đức cách mạng vẫn sống mãi. Trong điều kiện mới
cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, của mở cửa, những tác
động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, lối sống của nhân dân ta, ngay cả trong
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải ngăn chặn, lấy ánh
sáng cao đẹp của đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối
của đạo đức tư sản, của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, chạy theo
những lợi ích cá nhân, bất chấp lương thâm, trách nhiệm, nghĩa vụ... để đạt
mục đích, lợi ích cá nhân của mình. Chính vì vậy hơn lúc nào hết những điều
chỉ giáo của Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn, như một tiếng chuông
cảnh tỉnh đối với những kẻ vụ lợi, sống theo chủ nghĩa cá nhân, giúp chúng ta
từng bước quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đẩy lùi tệ quan liêu tham nhũng, xây
dựng đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên
và mọi người trong toàn xã hội, để xây dựng một xã hội Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc, phát triển ổn định, công bằng, dân chủ, văn minh.
20
CHÚ THÍCH
(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.5, tr.631.
(2) Sđd, t.4, tr.9.
(3) Sđd, t.2, tr.20.
(4) Đào Phan: Đạo Khổng trong văn Bác Hồ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1996, tr.67.
(5) Sđd, tr.158.
(6) Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1997,
tr.450.
(7) Sđd, t.5, tr.631.
(8) Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ tịch - hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, Nxb Hà
Nội, 1974, tr.29-30.
(9) Sđd, tr.158.
(10) (11) (12) Sđd, t.4, tr.158.
(13) Sđd, t.5, tr.632, 634.
(14) Sđd, t.7, tr.392.
(15) Sđd, t.5, tr.632, 633.
(16) Sđd, t.5, tr.663.
(17) Sđd, t.10, tr.261, 312.
(18) Sđd, t.6, tr.498.
(19) Sđd, t.10, tr.313, 314.
(20) Sđd, t.5, tr.636, 637.
(21) (22) (23) (24) Sđd, t.5, tr.637, 639.
(25) Sđd, t.6, tr.485.
(26) (27) Sđd, t.6, tr.499, 487.
(28) Sđd, t.9, tr.549.
(29) (30) Sđd, t.6, tr.499.
(31) Sđd, t.9, tr.549.
(32) Sđd, t.10, tr.313.
(33) (34) Sđd, t.7, tr.392.
(35), Sđd, t.5, tr.105.
(36) Sđd, t.5, tr.640, 641.
(37) Sđd, t.5, tr.640, 641.
(38) Sđd, t.5, tr.641,643.
(39), (40), Sđd, t.7, tr.392.
(41) Sđd, t.5, tr.105.
(42) Sđd, t.6, tr.494.
(43) Sđd, t.5, tr.209.