Đề tài Tư tưởng trị nước của Thương Ưởng, giá trị và bài học lịch sử của nó đối với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại điểu là Thương Ưởng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong thời gian ngắn vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Thực vậy, chúng ta phải khẳng định rằng: Bất cứ một xã hội nào từ cổ đại cho đến hiện đại muốn tồn tại và phát triển được đều phải dựa vào sự ổn định và các quy tắc chặt chẽ. Pháp luật luôn là điều cần thiết để duy trì sự ổn định xã hội và tư tưởng Pháp trị của Thương Ưởng luôn được đánh giá cao ở mọi thời đại. Trong quá trình xây dựng xã hội hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thu những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh. Trong bài viết này, chúng tôi chọn đề tài: “ Tư tưởng trị nước của Thương Ưởng, giá trị và bài học lịch sử của nó đối với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích giải thích, giới thiệu tư tưởng Thương Ưởng và tìm hiểu xem tư tưởng đó ảnh hưởg như thế nào trong bối cảnh xã hội và hệ thống pháp Luật Việt Nam hiện nay.

doc22 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tư tưởng trị nước của Thương Ưởng, giá trị và bài học lịch sử của nó đối với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “Tư tưởng trị nước của Thương Ưởng, giá trị và bài học lịch sử của nó đối với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.” LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại điểu là Thương Ưởng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong thời gian ngắn vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay. Thực vậy, chúng ta phải khẳng định rằng: Bất cứ một xã hội nào từ cổ đại cho đến hiện đại muốn tồn tại và phát triển được đều phải dựa vào sự ổn định và các quy tắc chặt chẽ. Pháp luật luôn là điều cần thiết để duy trì sự ổn định xã hội và tư tưởng Pháp trị của Thương Ưởng luôn được đánh giá cao ở mọi thời đại. Trong quá trình xây dựng xã hội hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thu những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh. Trong bài viết này, chúng tôi chọn đề tài: “ Tư tưởng trị nước của Thương Ưởng, giá trị và bài học lịch sử của nó đối với việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay” nhằm mục đích giải thích, giới thiệu tư tưởng Thương Ưởng và tìm hiểu xem tư tưởng đó ảnh hưởg như thế nào trong bối cảnh xã hội và hệ thống pháp Luật Việt Nam hiện nay. Do tư liệu ít, phạm vi bài viết rộng tôi không đủ khả năng khái quát hoặc đưa ra nhận xét hợp lý khi kinh nghiệm thực tiễn không nhiều. Mặc khác do thơi gian gấp rút đã làm cho tôi còn nhiều lung túng khi đưa ra nhận định. Vượt qua những khó khăn ban đầu, tôi luôn cố gắng hoàn thành đề tài này một cách rõ ràng nhất, hy vọng có thể đem đến một cái nhìn khác về tư tưởng này. Xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN - CƠ SỞ THỰC TIỄN I CƠ SỞ LÝ LUẬN - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA THƯƠNG ƯỞNG 1.1 Tiểu sử Thương Ưởng   Thương Ưởng (năm 390 – năm 338 trước công nguyên), người nước Vệ , họ Công Tôn đánh bại nước Nguỵ được ban tước Hầu, phong 15 ấp ở đất Thương (nay là phía đông, tên Ưởng. Từ nhỏ ông đã thích học hình danh, từng nhậm chức ở nước Nguỵ . Tần Hiếu Công nguyên niên (năm 391 trước công nguyên) “hạ lệnh tìm người hiền trong nước”, Thương Ưởng rời Nguỵ sang Tần và giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và kinh tế làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh. Ông chủ trì 2 lần biến pháp cho nước Tần, đó là vào năm Hiếu Công thứ 3 và năm thứ 12 đạt được thành công lớn. Về sau nhân có công nam huyện Thương tỉnh Thiểm Tây), lấy hiệu là Thương Quân, nên người đời gọi ông là Thương Ưởng. Hoạt động biến pháp mà ông 2 lần chủ trì, ngoài biện pháp kinh tế cày cấy dệt vải, phát triển sản xuất, còn có những nội dung quan trọng về cải cách pháp chế. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển học thuyết Pháp trị của Thương Ưởng 1.2.1 Quá trình hình thành: Không phải ngẫu nhiên Phương Đông được coi là nơi khởi nguồn của nền văn minh nhân loại, với nhiều thành tựu vĩ đại trong lịch sử. Nói như vậy không có nghĩa bao trùm toàn khu vực mà chỉ có một số nơi, và ở một số thời điểm đã để lại những phát kiến có ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người. Về tư tưởng, Trung Quốc thời Xuân Thu- Chiến Quốc đã hội tụ những nhân tố cho sự phát triển đến đỉnh cao. Thật ra, từ rất sớm người Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm để giải thích thế giới, song đến thời Xuân Thu những nhà tư tưởng lại quan tâm hơn đến vấn đề nhân sinh. Bởi chưa khi nào, và sẽ không đâu có bước lịch sử như ở Trung Quốc lúc đó: đất đai rộng, chia thành nhiều nước nhỏ, dân đông mà loạn lạc liên miên trong mấy thế kỷ; càng loạn dân càng khổ thì giớ trí thức ưu thời mẫn thế càng đông, mà bậc quân tử nào chẳng ôm trí bình thiên hạ. Trong thời đại “ Bách gia chư tử” ấy, có những khuynh hướng mà tư tưởng nhiều khi đối lập nhau, quan trọng nhất phải kể đến là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia. Nói chung các nhà tư tưởng có xu hướng coi triết thuyết họ sáng lập hay kế thừa đều sống hết mình với nó. Từ góc độ lịch sử khách quan mà nói trong những dòng tư tưởng kể trên không có dòng nào được coi là hoàn toàn, mà tùy vào thời điểm, từng hoàn cảnh để xét đến tính hợp thời của nó Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử. 1.2.2 Học thuyết Pháp trị của Thương Ưởng Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao "Pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm). Chủ trương của ông là pháp luật phải nghiêm, ban bố khắp trong nước cho ai cũng biết, và từ trên xuống dưới ai cũng phải thi hành, không phân biệt giai cấp; “Pháp” đã định rồi thì không ai được bàn ra bàn vào, không được “dùng lời khéo mà làm hại pháp”. "Pháp" được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; Nghĩa hẹp "Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Tuy vậy, khi lập pháp vua cũng phải dựa trên những nguyên tắc chính như: 1- Pháp luật phải hợp thời; 2- Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành; 3- Pháp luật phải công bằng; 4- Pháp luật có tính cách phổ biến. Với Thương Ưởng, "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn. Vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ. Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo đúng pháp luật, như vậy là nước trị. Công việc trị nước của vua phải thông qua bộ máy cai trị, là quan lại, cái lợi của vua và bề tôi khác nhau, mà bản tính con người nói chung là tư lợi nên bọn thần đều mang ít nhiều lòng phản nghịch. Như vậy vua trực tiếp trị quan lại chứ không trị dân. Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm người thường dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất... nhờ đó chỉ sau một thời gian ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và sau này lần lượt thôn tính các nước khác, thống nhất Trung Quốc. vThứ 1: Nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “pháp trị”, “trọng hình”.          Thương Ưởng đã đem Pháp kinh của Lí Khôi nước Nguỵ thực hiện rộng rãi ở nước Tần, xác lập nguyên tắc chỉ đạo pháp chế của “pháp trị” và “trọng hình”. vThứ 2: Phế bỏ chế độ thế khanh thế lộc, thực hành chế độ quân công tứ tước.           Biến pháp của Thương Ưởng quy định: Tông thất phi hữu quân công luận, bất đắc vi thuộc tịch (1)            (Người trong tôn thất mà chẳng có quân công thì không được ghi tên vào phổ tịch) Hữu công giả hiển vinh, vô công giả tuy phú vô sở phân hoa (2)           (Người có công thì được hiển vinh, những người không có công tuy là giàu có cũng không được vinh hoa)           Về mặt pháp luật, phế bỏ đặc quyền đẳng cấp mà quý tộc các cấp nối đời hưởng thụ, thực hành chế độ có quân công thì được ban tước lộc, tức bất luận địa vị cao thấp: Hữu quân công giả, các dĩ suất thụ thượng tước (3) (Người có quân công, cứ theo đó mà được ban tước)           Năng đắc giáp thủ nhất giả, thưởng tước nhất cấp, ích điền nhất khoảnh, ích trạch cửu mẫu (4)           (Những ai chém được 1 đầu giáp sĩ phía địch sẽ được thưởng 1 cấp tước vị, thưởng ruộng 1 khoảnh, thưởng đất 9 mẫu) vThứ 3: Phế bỏ chế độ phân phong tông pháp, kiến lập chế độ quốc quân tập quyền.           Cả nước: Tập tiểu hương ấp tụ vi huyện, trí Lệnh, Thừa, phàm tam thập nhất huyện (5)           (Hợp các thôn ấp nhỏ lại lập thành huyện, đặt chức Lệnh và Thừa, có tất cả 31 huyện)           Các huyện này trực tiếp lệ thuộc quốc quân, quan huyện lệnh địa phương cũng do quốc quân bổ nhiệm hoặc bãi miễn, kiến lập chế độ quan liêu khống chế tập quyền chuyên chế:           Thủ pháp thủ chức chi lại, hữu bất hành vương pháp giả, tội tử bất xá, hình cập tam tộc (6).           (Quan lại chấp hành pháp lện, quan lại đương chức, nếu không thực hành theo vương pháp thì bị tội chết không tha, hình phạt đến cả ba họ)           Đối với những ai tố cáo, tố giác sẽ được thưởng: Quan trưởng chi quan tước điền lộc (7). (Có thể kế thừa quan tước, ruộng đất cùng bổng lộc) để dẹp nạn cát cứ phân liệt ở địa phương. vThứ 4: Bỏ đường ngang đường dọc ở bờ ruộng, cải cách chế độ ruộng đất và thuế khoá           Biến pháp của Thương Ưởng thực hành rộng rãi việc cải cách chế độ ruộng đất, mở rộng cương giới của ruộng, quy hoạch lại ruộng đất, đem ruộng phân phối cố định đến các hộ, đồng thời thay đổi phương thức lao dịch trước đây, thực hành trưng thâu “cống thuế” và lao dịch, binh lính dựa theo hộ, theo nhân khẩu. vThứ 5: Sáng lập chế độ thập ngũ liên toạ, thực thi pháp lệnh tưởng thưởng người cáo giác           Đồng thời với việc thi hành chế độ cấp huyện, dưới cấp huyện còn lập ra các tổ chức cơ sở như hương, ấp. Lệnh dân vi thập ngũ, nhi tương mục tư liên toạ (8)           (Lệnh cho dân cứ 10 nhà biên chế thành 1 thập, 5 nhà biên chế thành 1 ngũ, kiểm soát và ràng buộc lẫn nhau)          Đồng thời thực hiện pháp lệnh thưởng người cáo giác kẻ gian, nghiêm trị kẻ chấp chứa kẻ gian.           Bất cáo gian giả yêu trảm, cáo gian giả dữ trảm địch thủ đồng thưởng, nặc gian giả dữ hàng địch đồng tội (9)           (Ai không tố cáo kẻ gian sẽ bị chém ngang lưng, tố cáo kẻ gian và chém đầu giặc, thưởng như nhau; dấu kẻ gian và hàng giặc, tội như nhau) vThứ 6: Loại bỏ tập tục cũ đánh nhau vì việc riêng, phát triển kinh tế tiểu nông cá thể.           Đối với tập tục lạc hậu đánh nhau vì việc riêng được bảo lưu trường kì ở nước Tần, biến pháp của Thương Ưởng đã: Lệnh dân phụ tử huynh đệ đồng thất nội tức giả vi cấm (10). (Lệnh cho dân, cha con anh em không được ở chung một nhà) Dân hữu nhị nam dĩ thượng bất phân dị giả, bội kì phú (11) (Nhà có 2 con trai trở lên mà không chia ở riêng thì bị đánh thuế gấp đôi)           Đồng thời quy định nghiêm nhặt, trong dân gian: Vị tư đấu giả, các dĩ khinh trọng bị hình đại tiểu (12)          (Vì việc riêng mà đánh nhau,  đều tuỳ theo mức độ mà bị hình phạt nặng hoặc nhẹ)           Sự cải cách này không chỉ đem kết cấu đại gia tộc truyền thống phân thành gia đình tiểu nông cá thể, mở rộng nguồn thu thuế cho nhà nước, mà còn xác lập cơ chế giải quyết lấy pháp luật thay thế cho việc đánh nhau trong những vụ tranh chấp, khiến cho: Dân dũng vu công chiến, khiếp vu tư đấu (13) (Dân dũng cảm đánh nhau vì việc công, khiếp sợ đánh nhau vì việc riêng) Những điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của xã hộ nước Tần.           Do bởi thành tựu to lớn của biến pháp Thương Ưởng, nước Tần từ chỗ “di địch hoá ngoại chi bang”, một nước lạc hậu ở biên thuỳ phía tây đã nhanh chóng trở mình thành một nước tiên tiến. Mặc dù biến pháp xúc phạm đến lợi ích của thế lực cũ, sau khi Tần Hiếu Công qua đời, Thương Ưởng cũng bị xe xé xác, nhưng thành quả của biến pháp đã tạo điều kiện để nước Tần quật khởi và Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước. Như Hàn Phi đã đánh giá: Thương Quân tử nhi Tần pháp vị bại (14) (Thương Quân mất nhưng biến pháp của nước Tần vẫn không bị phế bỏ)           Trải qua biến pháp của Thương Ưởng, kinh tế nước Tần phát triển, xuất hiện cảnh tượng phồn vinh. Nhân dân cả nước xem việc đánh nhau vì việc riêng là nhục, xem chiến đấu lập công cho đất nước là việc vinh, quân đội không ngừng lớn mạnh, nước Tần với nước giàu quân mạnh đã trở thành nước mạnh nhất ở hậu kì thời Chiến quốc. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN - SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THUYẾT PHÁP TRỊ ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Sự ảnh hưởng giữa Thuyết Pháp Trị đến việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền củaViệt Nam Ngay từ thời trung cổ, đại diện tiêu biểu của Pháp gia là Hàn Phi đã xác định: nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Với tác phẩm Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế”, “pháp” của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập. Nội dung cốt lõi của học thuyết pháp trị là đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội. “Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa” . Như vậy, bản chất của pháp luật trong nhà nước pháp trị là hà khắc và gần như chỉ thể hiện được tính giai cấp của nó nhằm phục vụ tuyệt đối cho sự chuyên quyền. Còn trong mô hình nhà nước pháp quyền mà các học giả xây dựng, tiêu biểu là mô hình nhà nước pháp quyền trên cơ sở biện chứng của Heghen thì trước hết phải là một Nhà nước hợp lý, chỉ có thể được hình thành trong xã hội hiện đại (khi đã có xã hội công dân). Luật pháp của Nhà nước pháp quyền nghiễm nhiên được đề cao, không cẩn bất cứ một áp lực nào, vì nó là sản phẩm của một Nhà nước hợp lý. Sự đề cao pháp luật chỉ là hệ quả chứ không phải là tiền đề của Nhà nước pháp quyền . Theo đó nội dung của pháp quyền là pháp luật tối thượng với bản chất dân chủ và nhân quyền, pháp luật tối cao là pháp luật đảm bảo cho hết thảy các quyền của mọi công dân. Tính xã hội của pháp luật trong nhà nước pháp quyền cũng nhờ đó mà bộc lộc rõ rệt. Và cũng chính bởi lẽ này mà pháp luật trong nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự hoàn thiện gần như tuyệt đối của một đội ngũ xây dựng và bảo vệ pháp luật với trình độ lập pháp cao. Từ những phân tích trên ta có thể thấy được những khác biệt cơ bản, thậm chí là trái ngược của khái niệm pháp trị và pháp quyền. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra điểm chung giữa chúng là sự đề cao pháp luật. Chính sự giống nhau này có thể đem lại rủi ro khi tiến đến xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền là làm mô hình ban đầu thành một biến thể nguy hiểm: nhà nước pháp trị, nếu không xác định rõ ngay từ đầu và kiên định mục tiêu sử dụng pháp luật, những yêu cầu về vai trò, bản chất và nội dung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Một trong những đặc điểm lớn nhất của thời đại chúng ta là toàn cầu hóa. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hóa là sự thống nhất của các bảng giá trị và khái niệm căn bản, trong đó có hai vấn đề chính: nhân quyền và pháp quyền. Cách đây mấy chục năm, một số lãnh tụ ở châu Á cũng từng nhân danh các giá trị truyền thống của châu Á để bẻ cong các định nghĩa về nhân quyền và pháp quyền như thế. Tuy nhiên, ngày nay, những lập luận như thế đã thưa thớt hẳn. Ai cũng thấy đó chỉ là những sự ngụy biện. Thuật ngữ pháp quyền chỉ ra đời ở châu Âu từ thế kỷ 17 nhưng mầm mống của nó thì đã manh nha từ thời cổ đại Hy Lạp khi Aristotle quan niệm: một xã hội tốt đẹp là một xã hội được cai trị bởi luật pháp chứ không phải bởi bất cứ một cá nhân nào. Nếu một cá nhân nào đó được cử lên để nắm quyền thì người đó nên đóng vai trò của những kẻ bảo vệ và thực thi luật pháp mà thôi. Một chính khách nổi tiếng khác thời cổ đại La Mã, Cicero, cũng quan niệm như vậy: Tất cả chúng ta đều là nô lệ của luật pháp để tất cả chúng ta đều được tự do. Cần chú ý là ngày xưa, ở Trung Hoa, cũng có tư tưởng pháp trị với những đại biểu lớn như Thân Bất Hại, Thương Ưởng và Lý Tư. Tuy nhiên, đó chỉ là pháp trị (rule by law) chứ không phải là pháp quyền (rule of law). Theo tư tưởng pháp trị cổ điển, nhà vua cần dùng luật pháp để trị dân, nhưng bản thân vua thì lại ở trên luật pháp. Tiêu biểu nhất là một câu chuyện liên quan đến Thương Ưởng, người chủ trương pháp trị. "Có lần thái tử phạm phép nước. Thương Ưởng bảo: Mọi người chẳng kể sang hèn, đều bình đẳng về pháp luật. Nhưng thái tử sẽ kế ngôi vua, không thể bắt chịu tội, mà hai viên sư phó dạy thái tử phải chịu tội thay vì không làm tròn trách nhiệm dạy dỗ. Dân trong nước lại càng sợ lệnh của Thương Ưởng; chỉ trong mười năm của rơi ngoài đường không ai dám lượm, tại rừng núi cũng không còn trộm cướp." Như vậy, tuy Thương Ưởng nổi tiếng cứng rắn, ông vẫn còn một nhân nhượng: vua, từ vua tại vị lẫn vua trong tương lai. Với ông, vua ở trên, ở ngoài và được miễn trừ bởi luật pháp. Cái gọi là "bình đẳng" trước pháp luật của ông, do đó, là một sự bình đẳng có giới hạn, áp dụng cho mọi người, trừ những người trong hoàng tộc. Ở Tây phương ngày xưa, vua cũng được đặc quyền như thế. Bởi vậy mới có câu: "Vua là luật" (rex lex / the king is the law). Năm 1644, Samuel Rutherford (1600-1661) mới đổi lại thành: "luật là hoàng đế" (Lex, rex / the law is king). Sau đó, từ John Locke (1632-1704) đến Montesquieu (1689-1755) tiếp tục khai triển ý tưởng ấy. Ở Mỹ, năm 1776, Thomas Paine (1737-1809) viết trong cuốn Common Sense: "Ở Mỹ, luật pháp là vua" (in America, the law is king). Năm 1780, John Adams (1735 –1826) đúc kết thành công thức sau này sẽ là nguyên tắc chính của mọi nền pháp quyền: "một chính phủ của luật pháp chứ không phải của con người". Từ đó đến nay, quan niệm pháp quyền được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tựu trung, có ba quan điểm chính: một, hình thức luận (formal/thin approach): không cần biết đến nội dung, chỉ cần mọi luật lệ đều phải rõ ràng, bình đẳng, cố định và phổ quát; hai, bản chất luận (substantive/thick approach): mọi luật lệ đều nhằm bảo vệ một số hoặc toàn bộ quyền của con người; và ba, chức năng luận (functional approach): một xã hội được xem là có tính pháp quyền cao nếu nhân viên chính phủ có ít khả năng tự tung tự tác; ngược lại, sự tự tung tự tác càng cao thì tính pháp quyền càng yếu và ít. Nội dung cơ bản của Nhà nước Pháp quyền Đặc điểm của Nhà nước Pháp quyền Dù cách diễn dịch có khác nhau đến mấy thì bản chất của cái gọi là pháp quyền trên thế giới, tự bản chất, cũng giống nhau ở một số điểm căn bản: vThứ nhất, phải có một hiến pháp và luật pháp phù hợp với những nguyên tắc căn bản về nhân quyền, trong đó hai quyền căn bản là quyền tự do và bình đẳng của mọi công dân phải được tôn trọng. vThứ hai, không có bất cứ cá nhân nào, dù đang nắm giữ bất cứ chức vụ nào, có thể đứng trên hay đứng ngoài pháp luật. vThứ ba, các điều khoản trong hiến pháp và luật pháp, dù có tính chát phổ quát, vẫn không quá mơ hồ để có thể bị lợi dụng (ví dụ các đuôi "theo khuôn khổ luật pháp" ở Việt Nam, trong đó, ngay cả một bản thông báo không có người ký tên - như bản thông báo cấm biểu tình ở Hà Nội ngày 18/8 vừa qua - cũng được xem là "pháp luật" để dựa theo đó công an thẳng tay đàn áp những người xuống đường chống Trung Quốc). Những điều vừa nêu, thật ra, là những kiến thức thông thường. Điều tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết này là: vTrong việc bảo vệ một nền dân chủ pháp quyền, vai trò quan trọng nhất thuộc về cơ chế: Nếu không có sự phân lập về quyền bính, chủ yếu giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, sự độc lập của quân đội và công an cũng như sự tự do của truyền thông, không có bất cứ một chế độ nào có thể nói được là thực sự dân chủ và pháp quyền. Bởi ở đó luôn luôn có nguy cơ con người sẽ lấn át luật pháp, sử dụng luật pháp như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình mà thôi. vPhải có những lãnh đạo dũng cảm và tự trọng, có tinh thần thượng tôn pháp luật, biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân, những lợi ích lâu dài trên các lợi ích trước mắt. vBảo vệ tính pháp quyền không hoàn toàn tùy thuộc ở cơ chế hay nhà cầm quyền mà còn tùy thuộc ở người dân. Khi người dân có ý thức và có dũng cảm đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng các quyền được ghi nhận trong hiến pháp và luật pháp, chính phủ mới tự hạn chế những ý định lạm dụng quyền lực của mình. Nền dân chủ pháp quyền ở các quốc gia phát triển trên thế giới không tồn tại như một phép mầu. Những người lãnh đạo phải tự đặt vào khuôn khổ
Luận văn liên quan