Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển cùng với việc bùng nổ dân số thì nhu cầu về thực phẩm của con người cũng ngày càng tăng.Để đáp ứng nhu cầu này, ngành chăn nuôi thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi thế giới hiện chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích đất bị băng bao phủ) và đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, với các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O ngành chăn nuôi hiện đang đóng góp tới 18% hiện tượng nóng lên của trái đất, và theo dự đoán các loại chất thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Ở nước ta, chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn.Theo thống kê, hàng năm đàn vật nuôi Việt Nam thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn và 25-30 triệu khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Trong đó, khoảng 50% chất thải rắn và 80% chất thải lỏng bị xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý.(Nguyễn Kim Đường, 2011).Việc tìm giải pháp phù hợp để xử lý nước thải sau chăn nuôi trước khi xả ra môi trường là hết sức cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Do vậy chúng ta phải hướng tới một ngành chăn nuôi chất lượng cao, không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người mà cònđảm bảovề mặt môi trường và xã hội.
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6413 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý chất thải chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Báo cáo chuyên đề:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
Thực hiện: Nhóm – DH10DL
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057
Võ Châu Việt Khuê 10157080
Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085
Huỳnh Thị Bích Liêm 10157086
Lê Thị Mỹ Nhung 10157137
Lê Thị Kim Ngân 10157119
GVHD: TS. Lê Quốc Tuấn
Tp.HCM, tháng 11/2012
Tháng 11/2012
-200..-
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển cùng với việc bùng nổ dân số thì nhu cầu về thực phẩm của con người cũng ngày càng tăng.Để đáp ứng nhu cầu này, ngành chăn nuôi thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi thế giới hiện chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích đất bị băng bao phủ) và đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, với các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO2, CH4, N2O…ngành chăn nuôi hiện đang đóng góp tới 18% hiện tượng nóng lên của trái đất, và theo dự đoán các loại chất thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Ở nước ta, chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn.Theo thống kê, hàng năm đàn vật nuôi Việt Nam thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn và 25-30 triệu khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Trong đó, khoảng 50% chất thải rắn và 80% chất thải lỏng bị xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý.(Nguyễn Kim Đường, 2011).Việc tìm giải pháp phù hợp để xử lý nước thải sau chăn nuôi trước khi xả ra môi trường là hết sức cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Do vậy chúng ta phải hướng tới một ngành chăn nuôi chất lượng cao, không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người mà cònđảm bảovề mặt môi trường và xã hội.
Trong những năm qua nhà nước ta đã có nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi. Công nghệ sinh thái được xem là phương pháp tối ưu nhất trong việc xử lí chất thải chăn nuôi, tối đa hóa lợi nhuận cho người chăn nuôi và là “công nghệ xanh” hướng tới phát triển bền vữngbằng việc kết hợp các quy luật sinh thái và công nghệ để giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, công nghệ sinh thái chỉ mới được biết đến trong thời gian gần đây, nên việc ứng dụng vẫn chưa được nhân rộng và mang lại hiệu quả cao. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lí chất thải chăn nuôi” nhằm mang lại cái nhìn đầy đủ hơn về công nghệ mới này.
Chất hữu cơ
Chăn nuôi phát triển
Lượng chất thải tăng
Chất vô cơ
Nhiều mầm bệnh
Ô nhiễm môi trường
Không khí
Đất
Nước
Đời sống và sản xuất
Xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
2.1. Nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi
Trong quá trình chăn nuôi,chất thải chăn nuôi phát sinh bao gồm:
Chất thải do bản thân vật nuôi: phân, nước tiểu, lông, vẩy da…
Nước: từ quá trình tắm rửa gia súc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vật dụng trong chăn nuôi.
Thức ăn thừa, thức ăn rơi vãi, vật dụng chăn nuôi, vật phẩm thú y, vỏ bao đựng thức ăn …
Xác vật nuôi chết.
Khí thải từ chuồng nuôi, từ hố chứa phân, nước thải; nơi chế biến thức ăncho gia súc.
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ chuồng nuôi gia súc.
Tất cả chất thải chăn nuôi ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe vật nuôi và con người.Vì vậy, cần biết rõ thành phần, tính chất của chất thải để có phương hướng giải quyết, quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng chất thải.(Trần Thị Anh Phương, 2011).
Đặc điểm của chất thải chăn nuôi
Chất thải rắn:
Phân:
Phân là sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa thức ăncủa gia súc. Phân gồm những thành phần:
Là những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát khỏi sự tiêu hóa vi sinh hay các men tiêu hóa (protein không tiêu hóa được, …), axit amin thoát khỏi sự hấp thu (được thải qua nước tiểu: axit uric (ở gia cầm), urea (gia súc)), các khoáng chất dư thừa cơ thể không sử dụng như P2O5, K2O, CaO, MgO, … phần lớn xuất hiện trong phân.
Các thức ăn bổ sung, thuốc kích thích (thường chứa đồng, kẽm), các kháng sinh hay các men.
Các chất cặn bã trong dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin…).
Các mô tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài.
Vật dính vào thức ăn: bụi, tro…
Các loại vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn, trong ruột bị tống ra ngoài.
Chất thải rắn:
Ngoài phân trong quá trình chăn nuôi còn sinh ra một lượng lớn thức ăn thừa của gia súc rơi vãi, vật liệu lót chuồng và xác súc vật chết, nhau thai… Chúng có thành phần đa dạng hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân hủy như cám, ngũ cốc, bột cá, bột tôm…(Trần Thị Anh Phương, 2011).
Chất thải lỏng (nước thải)
Nước thải từ chăn nuôi bao gồm hỗn hợp nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi và khối lượng nước thải rất lớn. Nước thải chăn nuôi chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, photpho, và các thành phần khác, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh (loại vi trùng, virut và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh).
Trong thành phần chất rắn của nước thải thì hợp chất hữu cơ chiếm 70 - 80% gồm các hợp chất hydratcarbon, protit, axit amin, chất béo và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ bị phân hủy.Các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, urê, omonium, muối clorua, SO4…Các hợp chất trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy.
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào lượng thức ăn rơi vãi, mức độ thu gom phân, phương thức thu gom chất thải trong chuồng hay lượng nước sử dụng khi vệ sinh chuồng trại hoặc tắm rửa vật nuôi.(Trần Thị Anh Phương, 2011).
Chất thải khí (khí độc và mùi hôi)
Mùi hôi chuồng nuôi là hỗn hợp khí được tạo ra bởi quá trình phân hủy kị khí và hiếu khí của các chất thải chăn nuôi, quá trình thối rữa của các chất hữu cơ trong phân, nước thải, nước tiểu vật nuôi hay thức ăn dư thừa. Mùi hôi phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ vật nuôi, mức độ thông thoáng của chuồng nuôi, nhiệt độ và độ ẩm của không khí.
Thành phần các khí phát sinh phụ thuộc vào từng giai đoạn phân hủy chất hữu cơ, tùy thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Các khí này bao gồm: SO2, NH3, CO2, H2S, CH4… Sự có mặt của các khí này là nguyên nhân chính làm ô nhiễm không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.
Khí NH3 và H2S được hình thành chủ yếu trong quá trình thối rữa của phân do các vi sinh vật gây thối. Ngoài ra, còn được hình thành từ sự phân giải urea của nước tiểu.(Trần Thị Anh Phương, 2011).
Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng
Khi nói đến ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi, vấn đề được quan tâm hàng đầu là nguồn chất thải bao gồm phân và nước tiểu. Để đánh giá được mức độ ô nhiễm của nguồn thải trong hoạt động chăn nuôi ta phải xét đến các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng sau.
Chất rắn tổng cộng (Total Solid)
Chất rắn tổng cộng trong chất thải chăn nuôi bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan, chúng được tạo ra do hàng loạt nguyên nhân khác nhau, lượng chất rắn này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất, tiêu tốn nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.
Nitrogen tổng cộng (Total Nitrogen)
Nitrogen trong nước thải bao gồm hai dạng vô cơ và hữu cơ (tồn tại ở dạng NH4+, NO2−, NO3−là các sản phẩm phân hủy cuối cùng của các hợp chất chứa nitơ) chúng làm tăng sự phát triển của tảo, thực vật nước.
Phosphate tổng cộng (Total Phosphate)
Trong nước thải photpho hầu hết ở dạng muối phosphate, phosphate là chỉ tiêu giám sát mức độ chuyển hóa chất ô nhiễm các công trình xử lý bằng hồ sinh học, thực vật thủy sinh. Phosphate thường tồn tại ở hai dạng vô cơ và hữu cơ, có nhiều trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp… Ở nồng độ thích hợp, phosphate sẽ được cây trồng, tảo, rong rêu hấp thụ nhưng khi vượt quá yêu cầu sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa.
Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD_ Biochemical Oxyen Demand)
BOD là chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải thông qua chỉ số oxi để khoáng hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Ngoài ra, BOD còn là một trong những chỉ tiêu đặc trưng để kiểm soát ô nhiễm dòng chảy cũng như từ chỉ số BOD có thể đánh giá hiệu quả công trình xử lý qua lượng oxi do vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong nước thải.
Nhu cầu oxi hóa học (COD_ Chemical Oxyen Demand)
COD là một trong những chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng dùng để kiểm tra mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải, nước mặt cũng như các công trình xử lý nước thải.Chỉ số COD càng cao chứng tỏ các hợp chất hữu cơ trong nước thải càng lớn gây mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
Vi sinh vật gây bệnh
Trong phân và nước thải chăn nuôi thường chứa các vi sinh vật gây bệnh, các loại trứng giun sán, virus gây bệnh cho người và gia súc. Theo quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước của Lê Trình (1997), thống kê các loại vi khuẩn gây bệnh trong phân gia súc, gia cầm (Bảng 2.3.6)
Bảng 2.3.6. Các loại vi khuẩn có trong phân
Tên vi sinh vật
Khả năng gây bệnh
Điều kiện bị diệt
Nhiệt độ (oC)
Thời gian (phút)
Salmonella Typhi
Sốt thương hàn
60
30
Salmonella Typhi A&B
Phó thương hàn
55
30
Shigella spp
Lỵ
55
60
Vibrio cholerae
Tả
55
60
Escherichia coli
Viêm dạ dày, ruột gây tiêu chảy
55
60
Hepatite A
Viêm gan
55
3 - 5
Taenia saginata
Sán
50
3 - 5
Microccocus
Ung nhọt
54
10
Streptococus
Làm mủ
50
10
Ascaris lumbricoides
Giun đũa
50
60
Mycobacterium
Lao
60
20
Tubecudsis
Bạch hầu
55
45
Diptheriac
Sởi
45
10
Corynerbacterium
Bại liệt
65
30
Giardia lamblia
Tiêu chảy
60
30
Tricluris trichiura
Giun tóc
60
30
Nguồn: Lê Trình, 1997
Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường
Chất thải chăn nuôi với hàm lượng các chất ô nhiễm cao như các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, các khoáng chất … kèm theo còn có các vi sinh vật mang mầm bệnh. Lượng chất thải này không được xử lý hợp lý sẽ gây tác động mạnh mẽ đến môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất. Từ đó, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống gần khu vực chăn nuôi, người chăn nuôi và vật nuôi, đặc biệt là lan bệnh cho người và vật nuôi.
Thải vào nguồn nước
Chất thải chăn nuôi
Gây phú dưỡng nguồn nước mặt, nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
Ô nhiễm đất
Thải vào đất
Khí sinh ra trong quá trình phân hủy
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường nước
Chất thải chăn nuôi xử lý chưa hợp lý hay thải trực tiếp vào môi trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan do cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh vật hiếu khí, các vi sinh vật sử dụng oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ từ phân và chất thải chăn nuôi. Thêm vào đó, trong chất thải chăn nuôi hàm lượng chất dinh dưỡng nitơ, photpho cao gây hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận. Đồng thời, nước là môi trường hội đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh sôi phát triển lan truyền các vi sinh vật gây bệnh vốn hiện diện trong phân vật nuôi rất nhiều. Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước mặt, chất thải chăn nuôi thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng nuôi gia súc hay gần hố chứa chất thải không có hệ thống thoát nước an toàn.
Ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm chính đến môi trường nước như sau:
Chất hữu cơ:
Trong thức ăn, một số chất chưa được gia súc, gia cầm đồng hóa và hấp thụ nên bài tiết ra ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất. Đây là những chất dễ bị phân huỷ sinh học, giàu Nitơ, Photpho và một số thành phần khác. Sự phân hủy các chất này trải qua nhiều giai đoạn, tạo ra các hợp chất như: axit amin, axit béo, các chất khí gây mùi hôi khó chịu và độc hại.
Ngoài việc gây mùi, việc phân huỷ các chất béo trong nước còn làm thay đổi pH, gây điều kiện bất lợi cho quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm.Một số hợp chất Cacbonhydrate, chất béo trong nước thải có phân tử lớn, không thể thấm qua màng sinh vật. Để chuyển hóa các phân tử này, vi sinh vật thủy phân các hợp chất phức tạp thành những chất đơn giản.
Cacbonhydrate, chất béo
Đường đơn, protein
Axit amin, chất béo
Axit béo mạch ngắn
vsv
vsv
vsv
Sơ đồ 2.3.1.Quá trình biến đổi hợp chất cacbonhydrate và chất béo.
Quá trình chuyển hóa các chất này sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian tùy theo điều kiện tồn tại của O2 có trong nước: CO2, CH4, H2S, NH3… gây độc cho hệ sinh thái sống dưới nước.
Nitơ, phot pho
Khả năng hấp thụ Nitơ, Phosphore của gia súc, gia cầm tương đối thấp nên phần lớn động vật ăn vào sẽ được bài tiết ra ngoài, nên hàm lượng của chúng trong nước thải cao, góp phần hình thành hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Tùy theo thời gian và sự có mặt của Oxi mà Nitơ trong nước thải tồn tại ở các dạng khác nhau: NH4+, NO2-, NO3-…
NH3 là sản phẩm của quá trình chuyển hóa ure trong nước tiểu gia súc.Nồng độ amonia tạo ra phụ thuộc vào nồng độ ure, pH, điều kiện lưu giữ chất thải. Amonia sẽ được chuyển hóa nhờ vi khuẩn Nitrate hóa trong điều kiện hiếu khí, sau đó Nitrat sẽ được biến đổi thành Nitơ tự do qua quá trình khử Nitrate.
Enzyme ureaza
(NH2)2CO2 + H2O NH4++OH−+CO2NH3+H2O+CO2
Nitrosomonas bacteria
NH3+O2 NO2− +2H+ +H2O
Nitơ bacteria
NO3−+O2 NO3−
NO3−+ N2O N2
Trong nồng độ NO3−cao, có thể gây độc hại cho con người. Do trong hệ tiêu hóa, ở điều kiện thích hợp NO3− chuyển thành NO2− có thể hấp thu vào máu kết hợp với hồng cầu, ức chế chức năng vận chuyển oxi của hồng cầu.
Ô nhiễm do vi sinh vật
Trong phân có chứa nhiều loại vi trùng, vius, trứng giun sán gây bệnh như E.coli gây bệnh đường ruột; Diphyllobothrium latum, Taenia saginata: gây bệnh giun sán; Rotavirus: gây bệnh tiêu chảy… chúng lan truyền qua nguồn nước mặt, nước ngầm, đất hoặc rau quả nếu sử dụng nước ô nhiễm vi sinh để tưới tiêu. (Lê Thị Lan Thảo, 2005).
Ô nhiễm môi trường không khí
Có rất nhiều loại khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải chăn nuôi, do quá trình phân hủy hiếu khí và kị khí chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu) và quá trình hô hấp của vật nuôi. Thành phần chất thải chăn nuôi có thể chia thành 3 nhóm: protein, carbonhydrate và mỡ. Quá trình phân hủy kị khí chất thải chăn nuôi tạo nhiều sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối khác nhau.
Protein
NH3
Indole, schatole, phenole
H2S
Axit hữu cơ mạch ngắn
Alcohol
Aldehdes và Ketones
H2O, CO2 và các hidrocacbon mạch ngắn
Các Axit hữu cơ
Cacbonhydrate
Mỡ
Alcohol
Acide béo
Aldehdes và Ketones
H2O, CO2, CH4
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Diệu, 2001; tùy điều kiện nhiệt độ môi trường bên ngoài, phương thức thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải mà các loại khí sinh ra ở nồng độ khác nhau.
Sơ đồ 2.3.2.Các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí hỗn hợp chất thải chăn nuôi.Nguồn: Trương Thanh Cảnh (1999). Trích Nguyễn Vũ Nam (2001).
Khí thường gặp trong chăn nuôi là khí CO2, CH4, H2S, NH3.Nhữngkhí này tạo nên mùi hôi thối trong hầu hết khu vực chăn nuôi, đã ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và kháng bệnh của động vật, ngoài ra còn ảnh hưởng tới môi trường khu vực xung quanh. (Lê Thị Lan Thảo, 2005).
Ô nhiễm môi trường đất
Chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chủ yếu là các chất dinh dưỡng giàu nitơ, photpho. Đây là nguồn phân bón giàu dinh dưỡng nếu bón vào đất sẽ tăng độ phì nhiêu nhưng nếu bón phân không hợp lý hoặc phân tươi, cây trồng không hấp thu hết, chúng sẽ tích tụ lại làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái đất, thoái hóa đất. Hơn nữa, nitrat và photphat dư thừa sẽ chảy theo nước mặt và làm ô nhiễm các mực thủy cấp.
Ngoài ra, nếu trong đất chứa một lượng lớn nitơ, photpho sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa hay lượng nitơ thừa chuyển hóa thành nitrat làm cho nồng độ nitrat trong đất tăng cao, sẽ gây độc cho hệ sinh vật đất cũng như cây trồng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật ưa nitơ, photpho phát triển, hạn chế chủng loại vi sinh vật khác, gây mất cân bằng hệ sinh thái đất.
Bên cạnh đó, phân tươi gia súc chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng có thể tồn tại và phát triển trong đất, nên dùng phân tươi bón cây không đúng kỹ thuật sẽ làm vi sinh vật phát tán đi khắp nơi tạo nguy cơ nhiễm bệnh cho người và vật nuôi.
Photpho trong môi trường đất có khả năng kết hợp với các nguyên tố Ca, Cu, Al… thành các chất phức tạp, khó có thể phân giải, làm cho đất cằn cỗi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Thêm vào đó, việc bổ sung chất kích thích tăng trưởng (một số kim loại nặng) trong thành phần thức ăn vật nuôi, khi các chất này được thải ra cùng phân và nước tiểu, dần dần đất trồng trọt được bón loại phân này có thể dẫn tới tích tụ một lượng lớn các kim loại này trong đất. Nếu kéo dài các kim loại sẽ tích lũy, làm thay đổi tính chất hóa lý, phá hoại kết cấu đất, làm đất nghèo nàn hạn chế sự phát triển của cây trồng. Mặt khác, nếu các kim loại này được cây trồng hấp thu thì chúng có thể tích tụ trong quả, thân, lá… và cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp đến con người thông qua đường ăn uống.
Chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra đất, các chất hữu cơ, kimloại… theo mưa, nước chảy tràn thấm qua đất vào mạch nước ngầm, làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học
Về mặt lý thuyết, có rất nhiều phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi.Trong đó, xử lý sinh học là quá trình được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất.
Xử lý phân gia súc
Phương pháp sinh học trong xử lý phân gia súc là dùng các vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ có trong phân. Bao gồm:
Bón phân tươi: phương pháp này đặc biệt gây ô nhiễm đất, nước, không khí, đồng thời còn tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan.
Làm thức ăn:cho các sinh vật khác như cá, giun đất.
Ủ phân: phân được hốt lại, có thể trộn thêm một số nguyên liệu khác rồi để phân hủy trong một thời gian, tạo thành các chất hữu cơ đơn giản và các chất vô cơ, thích hợp để bón các loại cây trồng.
Hiện nay, có các công nghệ ủ phân như: Ủ phân truyền thống (ủ nóng, ủ nguội, ủ nóng trước và ủ nguội sau), ủ với đất men, ủ với EMC, ủ Compost, ủ với giun (giun đỏ, giun đất).
Ủ phân truyền thống
Ủ nóng: đây là phương pháp có thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30-40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Ưu điểm của ủ nóng là diệt được một số mầm bệnh, hạt cỏ dại. Nhược điểm của cách ủ này là làm mất đi một lượng đạm.
Ủ nguội: theo phương pháp này, thời gian ủ phải kéo dài 5-6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng. Ưu điểm là ít mất đạm, chất lượng phân tốt.Tuy nhiên, cỏ dại và nấm bệnh không diệt được triệt để như ủ nóng, do chưa đạt được nhiệt độ trên 650C. Ủ nguội thì ít mất đạm hơn nhưng lại chậm phân hủy.
Ủ nóng trước nguội sau: Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội. Nhưng thời gian ủ dài hơn cách ủ nóng.
Tùy thời gian cần sử dụng phân mà chọn cách ủ phù hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.
Ủ với đất men
Gồm có 2 giai đoạn: Sản xuất đất men và sau đó sử dụng đất men để sản xuất phân ủ. Loại phân ủ này dùng bón cho các cây trồng rất tốt vì có đầy đủ chất dinh dưỡng, có tỷ lệ C/N cân đối, hợp lý từ 20 đến 25%.
Ủ với EMC:
Sử dụng chế phẩm sinh học EMC để ủ phân.Chế phẩm sinh học EMC phân giải nhanh các chất thải hữu cơ trong phân gia súc, gia cầm; làm mất mùi hôi của phân, rác, nước thải và ức chế sinh trưởng các vi sinh vật gây thối. Đồng thời tiêu diệt một số vi sinh vật gây bệnh và chuyển hoá nhanh phân lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu.
Ủ Compost:
Ủ phân compost là một biện pháp kỹ thuật nhằm biến các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học như phân người, phân gia súc, rơm rạ, cây cỏ, bùn, rác …thành chất mùn (chất mùn này được gọi là compost)chứa nhiều chất vô cơ có thể sử dụng trong nông nghiệp, thủy sản và làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, phân sau khi ủ vẫn tồn tại một số một số mầm bệnh gây nguy hiểm cho người s