Đề tài Ứng dụng Gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - Tỉnh Đồng Tháp

Huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp cũng giống như các huyện khác nằm trong tình hình chung của cả nước, hiện nay các số liệu điều tra cơ bản, các loại bản đồ, sổ sách, liên quan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữ cồng kềnh, tra cứu thông tin khó khăn, làm cho công tác quản lý đất đai của huyện gặp nhiều vướng mắc và ít có hiệu quả. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên cơ sở cập nhật và đồng bộ hóa các thông tin về hệ quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao, các thông tin về hệ thống bản đồ, thông tin về ranh giới, địa giới hành chính, thông tin về mô hình độ cao, địa hình, thông tin về các loại đất theo hiện trạng sử dụng, và các thông tin về những cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất. Từ đó cho thông tin đầu ra phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền trung ương, địa phương, của ngành, và các ngành khác đồng thời phục vụ thông tin đất đai cho nhu cầu của người dân. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn khi mà hiện nay công tác quản lý về đất đai đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp và mọi người, tất cả đều cần tới thông tin đất đầy đủ và chính xác. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, với mong muốn đóng góp một phần trong công việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai một cách hiệu quả và từng bước hiện đại hơn, đề tài “Ứng dụng Gis xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp”.

doc55 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7129 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Gis trong xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - Tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp cũng giống như các huyện khác nằm trong tình hình chung của cả nước, hiện nay các số liệu điều tra cơ bản, các loại bản đồ, sổ sách, … liên quan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữ cồng kềnh, tra cứu thông tin khó khăn, … làm cho công tác quản lý đất đai của huyện gặp nhiều vướng mắc và ít có hiệu quả. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên cơ sở cập nhật và đồng bộ hóa các thông tin về hệ quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao, các thông tin về hệ thống bản đồ, thông tin về ranh giới, địa giới hành chính, thông tin về mô hình độ cao, địa hình, thông tin về các loại đất theo hiện trạng sử dụng, và các thông tin về những cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất. Từ đó cho thông tin đầu ra phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền trung ương, địa phương, của ngành, và các ngành khác đồng thời phục vụ thông tin đất đai cho nhu cầu của người dân. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn khi mà hiện nay công tác quản lý về đất đai đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp và mọi người, tất cả đều cần tới thông tin đất đầy đủ và chính xác. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, với mong muốn đóng góp một phần trong công việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai một cách hiệu quả và từng bước hiện đại hơn, đề tài “Ứng dụng Gis xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu sau: - Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất đai của huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phương. - Thiết lập thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai có tính tổng hợp, hệ thống, có tính khái quát cao, dễ cập nhật và khai thác sử dụng, giúp đánh giá tài nguyên đất đai một cách hợp lý từ đó làm cơ sở hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai và việc lập quy hoạch sử dụng đất. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) (đặc biệt là khả năng ứng dụng trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất), đồng thời tìm hiêu công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay. - Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phương. 4. Lược sử nghiên cứu vấn đề Năm 1998 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xây dựng dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất (bao gồm cơ sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu đất đai), mục tiêu của dự án: Nghiên cứu phân tích thiết kế tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất và kế hoạch triển khai dài hạn. Theo dự án, trong giai đoạn 2000 – 2010 sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất ở trung ương và các tỉnh bao gồm: Đầu tư từng bước phần cứng phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệu thành phần; đào tạo cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin bao gồm hệ quy chiếu, hệ toạ độ - độ cao nhà nước, hệ thống địa danh, địa giới hành chính, xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình các tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 phủ trùm cả nước và tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000 các vùng kinh tế trọng điểm; Xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình đáy biển các tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1000.000; bản đồ nền địa lý các tỷ lệ nhỏ hơn 1/1000.000 cả nước; xây dựng thông tin không gian có liên quan khác như bản đồ ảnh hàng không, vũ trụ, các loại bản đồ địa lý khác; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đến từng thửa đất ở cấp tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hiện trạng sử dụng đất, chất lượng đất, giá đất, quy hoạch sử dụng đất; xây dựng các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin. 5. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và xử lý thông tin đầu vào: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bản đồ. - Xây dựng bản đồ nền và cơ sở dữ liệu giữa hình học và phi hình học. - Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu. 6. Các bước thực hiện đề tài Bước 1: Thu thập số liệu. Bước 2: Xây dựng hệ thống bản đồ nền. Bước 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu. Bước 4: Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học. Bước 5: Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai. Bước 6: Sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic để xây dựng chương trình hỗ trợ quản lý. PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ 1.1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế chúng ta đều có thể bắt gặp các hệ thống thông tin và các phương pháp xử lý thông tin khác nhau. Tùy theo từng lĩnh vực (hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin nhân sự, …) cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thông tin hiện nay đã đáp ứng và giải quyết được những bài toán rất lớn mà thực tế đặt ra. Trong lĩnh vực hoạt động của xã hội, thông tin là mạch máu chính của các công cụ quản lý: quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, dù sử dụng công cụ nào thô sơ hay hiện đại đều là thu thập và xử lý thông tin. Thông tin đất đai là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai thường được thể hiện bằng hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin đất. Hai vấn đề này là cơ sở chính của hệ thống thông tin định hướng theo từng ô thửa và các hoạt động của nó. 1.1.1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý Cho đến nay, có nhiều định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý theo nhiều cách khác nhau: Theo Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một tập hợp tổ chức của phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người dùng nhằm giúp việc thu thập, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra. GIS là một kỹ thuật quản lý thông tin dựa vào máy tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc về địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ vào các mục đích khác (Võ Quang Minh, 2009). Theo Hội tin học Việt Nam (2002), GIS là một hệ thống thông tin, có bốn chức năng nhập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian và phi không gian. Hay nói đơn giản hơn, GIS thông tin mọi thứ trên mặt đất. Đó là một công nghệ nhằm trả lời các câu hỏi: ai, cái gì, lúc nào, ở đâu, tại sao, như thế nào, …. Người sử dụng GIS Phần mềm + cơ sở dữ liệu Thế giới thực Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý được thể hiện như sau: 1.1.1.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin địa lý Theo Võ Quang Minh (2009), một hệ thống thông tin địa lý bao gồm những thành phần cơ bản sau: - Phần cứng: bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của hệ thống và các thiết bị ngoại vi. - Phần mềm: cung cấp công cụ và thực hiện các chức năng: + Thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn thông tin khác nhau. + Lưu trữ, cập nhật, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nói trên. + Phân tích biến đổi, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian và thời gian. + Đưa ra các thông tin theo yêu cầu dưới dạng khác nhau. Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo các yêu cầu đặt ra của hệ thống. - Dữ liệu: đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu không gian (Spatial data) và các dữ liệu thuộc tính (No spatial data) được tổ chức theo một mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management System). - Chuyên viên: đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên phải có kiến thức về các số liệu đang sử dụng và thông thạo về việc chọn các công cụ GIS để thực hiện các chức năng phân tích - xử lý các số liệu. - Chính sách và cách thức quản lý: đây là một trong những hợp phần quan trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin. 1.1.1.3. Giới thiệu một số phần mềm GIS GIS có các phần mềm thông dụng như: MapInfo, AcrGis, Mapping Office, GS–Map, MicroStation Geographics, ArcInfor, ArcView, …. Ø Giới thiệu Phần mềm MapInfo v Sơ lược về MapInfo Phần mềm MapInfo là một công cụ khá công hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành và của địa phương. Ngoài ra MapInfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng, đặc biệt, dùng cho mục đích về GIS rất hiệu quả. (Bùi Hữu Mạnh, 2006) v Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo Theo Bùi Hữu Mạnh (2006), các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm MapInfo, Table mà trong đó có chứa các tập tin sau đây: + Tập tin .tab chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu. + Tập tin .dat chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của thông tin này có thể là *wks, dbf, xls, … + Tập tin .map bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý. + Tập tin .id bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng với nhau. + Tập tin .ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số khóa (index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng file của MapInfo. v Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng Theo Nguyễn Thế Thận (1999), các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Mỗi hệ thống thông tin địa lý. Mỗi một lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối tượng địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ thống. Với các tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm MapInfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính điều đó giúp chúng ta thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượng khi không cần thiết. Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó MapInfo sẽ quản lý, trừu tượng hóa các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản đồ khác nhau. + Đối tượng vùng: thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. + Đối tượng điểm: thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý. + Đối tượng đường: thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định. + Đối tượng chữ: thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý của bản đồ. v Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ Theo Bùi Hữu Mạnh (2006), một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu MapInfo sẽ được chia làm 2 phần cơ bản là cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết với nhau thông qua một chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại bản đồ ghi nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và chúng ta có thể truy cập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua 2 loại dữ liệu trên. Ø Tổng quan về MapBasic v Giới thiệu về MapBasic MapBasic là ngôn ngữ lập trình đơn giản nhưng mạnh. Nó là một phần mềm hệ thống thông tin bản đồ cho phép chúng ta thương mại hóa và tự động hóa MapInfo. Ngoài ra MapBasic không bị giới hạn bởi các cấu trúc hay chức năng được xây dựng đối với ngôn ngữ lập trình. MapBasic cho phép bạn liên kết với các ứng dụng được viết trong môi trường phát triển khác như Visual Basic. v Các khả năng của MapBasic Theo Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), MapBasic có các khả năng sau: - Khả năng thương mại hóa MapInfo: một ứng dụng của MapBasic cho phép thay đổi hoặc thay thế các menu chuẩn của MapInfo, thêm mới hoàn toàn thanh menu MapInfo và tạo cho người dùng những hộp thoại điều khiển theo ý muốn. - Khả năng tự động hóa MapInfo: những ứng dụng của chương trình MapBasic thường được dùng để giúp cho người dùng tiết kiệm thời gian, tiện lợi cho việc sử dụng. - Công cụ đánh giá dữ liệu: chúng ta có thể hiển thị những yêu cầu về cơ sở dữ liệu với một cấu trúc MapBasic đơn giản. Chẳng hạn, bằng cách dùng lệnh Select, ta có thể hỏi về dữ liệu, ứng dụng một phép lọc để đưa ra màn hình bất kỳ những bản ghi nào mong muốn, sắp xếp và tổng hợp các kết quả theo yêu cầu. Chúng ta có thể thực hiện tất cả những công việc đó với cấu trúc lệnh của MapBasic. - Sử dụng cấu trúc của MapBasic ta có thể chọn và cập nhật (Select & Update) số liệu thông qua code (mã) các ngôn ngữ lập trình khác. - Tính gọn nhẹ của MapBasic: tính gọn nhẹ của MapBasic có nghĩa là làm giảm công việc cho chúng ta. Ta có thể phát triển ngay các ứng dụng của mình và sau đó áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng Windows hoặc Macintosh. Tính gọn nhẹ của MapBasic còn cho phép ta phân phối chương trình cho những sử dụng khác nhau. - Khả năng liên kết với các ứng dụng khác: MapBasic có cấu trúc mở, các chương trình trong MapBasic có thể gọi các thủ tục trong các thư viện viết bằng ngôn ngữ khác như Visual Basic, ngôn ngữ lập trình C++ hoặc Pascal. v Các kiểu dữ liệu trong MapBasic Bảng 1.1. Các kiểu dữ liệu trong MapBasic Tên kiểu Mô tả ( phạm vi kiểu) Smallnt Số nguyên (giá trị trong khoảng -32767 đến 32767) Interger Số nguyên( giá trị trong khoảng - 2.000.000.000 đến 2.000.000.000 Float Số thực (dấu phẩy động) String Chuỗi ký tự (nhiều nhất 32000 ký tự) String*.n Cố định độ dài ký tự (dài n ký tự) Logical True hay False (đúng hay sai) Date Kiểu ngày Object Đối tượng đồ hoạ Alias Tham chiếu cột của bản Pen Kiểu nét vẽ (line) Brush Kiểu tô màu Font Kiểu phông chữ (Font) Symbol Ký tự lạ 1.2. CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 1.2.1. Thông tin đầu vào Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý bao gồm hai thành phần chính là dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu bản đồ được thu thập từ đồ họa trên bản đồ số, bản đồ trên giấy, số liệu đo mặt đất, số liệu đo vẽ từ ảnh hàng không. Dữ liệu thuộc tính được thu thập từ các nội dung bản đồ cũ, điều tra thực địa, các số liệu điều tra cơ bản đã có. Dữ liệu thuộc tính đóng vai trò chú thích, chỉ dẫn và mô tả các thông tin định lượng cho thông tin bản đồ. Dữ liệu thuộc tính thường ở dạng chữ số, văn bản, biểu đồ, đồ thị và hiện nay đã sử dụng các thông tin Multimedia như: âm thanh, hình ảnh, phim video, … để tăng thêm khả năng giải thích thông tin. Các thông tin bản đồ ở dạng tương tự, các dữ liệu trên giấy sẽ được đưa vào CSDL thông qua quá trình số hóa hoặc từ bàn phím máy tính. Các dữ liệu kết quả được lưu trữ ở dạng số theo khuôn dạng thống nhất. Các thông tin bản đồ cũng như thông tin thuộc tính ở dạng số cần được chuẩn hóa trước khi đưa vào CSDL. 1.2.2. Xử lý dữ liệu Sau khi đã nạp các thông tin đầu vào các phương tiện lưu trữ dữ liệu, chúng ta cần tổ chức các dữ liệu theo một cấu trúc thống nhất. Mục tiêu của công việc này là để bảo vệ thông tin, dễ tìm thông tin, dễ loại bỏ những thông tin cũ và dễ bổ xung những thông tin mới. Quản trị cơ sở dữ liệu là hoạt động của con người có sự trợ giúp của các phần mềm để hình thành một cấu trúc hợp lý các dữ liệu đang được lưu trữ đang được lưu trữ, cấu trúc này phải đảm bảo các điều kiện: - Lượng thông tin dư thừa là tối thiểu. - Mối quan hệ giữa các dữ liệu là thống nhất. - Dễ dàng tác động vào dữ liệu để thực hiện công việc quản trị dữ liệu như tìm kiếm theo yêu cầu, cập nhật dữ liệu, giải các bài toán ứng dụng phổ biến, hiển thị dữ liệu theo yêu cầu của người dùng. 1.2.3. Thông tin đầu ra Thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu một mặt đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, quản lý các ngành, mặt khác đóng vai trò cung cấp thông tin cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Hình thức các thông tin đầu ra bao gồm các thông tin không gian ở dạng ảnh, bản đồ và các số liệu khác dưới dạng bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, …. Thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu là một yếu tố quan trọng vì nó minh chứng cho tính hiệu quả sử dụng của CSDL. 1.2.4. Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu Trong các cơ sở dữ liệu thông thường, phần phân tích dữ liệu thường được ghép chung vào phần hỏi đáp, tra cứu. Trong hệ GIS, phần phân tích dữ liệu có một chức năng riêng và thường là rất mạnh, rất đặc trưng. Cơ sở toán học cho chức năng này là đại số bản đồ. Chính ở điều này làm cho các hệ GIS khác với các thết kế khác và đây cũng là một tiêu chuẩn đặc trưng để đánh giá về khả năng của một hệ GIS. Các khả năng cơ bản của GIS là: - Chuyển đổi hệ tọa độ, phép chiếu, nắn chỉnh bản đồ. - Thực hiện các phép toán số học, logic, hình học, đại số. - Chồng xếp, làm sạch, làm trơn, tách hoặc hợp các lớp thông tin không gian và phi không gian. - Phân loại các lớp thông tin trên bản đồ. - Nội suy bề mặt cho điểm, đường, tạo bề mặt địa hình từ các đường đồng mức, tạo ảnh phối cảnh ba chiều, tính toán độ dốc. - Tính toán thống kê khoảng cách, mô hình hóa và kết hợp với các hệ chuyên gia. - Xác định chọn lọc vùng theo một tiêu chuẩn bất kỳ. 1.3. ỨNG DỤNG GIS Ở VIỆT NAM Ở nước ta, công nghệ GIS mới chỉ được chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây, tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ sở dữ liệu cho các dự án nghiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS như ARCINFO, MAPINFO, MAPPING OFFICE, … đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa hình, địa chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông lâm nghiệp như trong công tác điều tra quy hoạch rừng (viện điều tra quy hoạch rừng), công tác điều tra đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy hoạch, thiết kế nông nghiệp. 1.4. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 1.4.1. Khát quát vùng nghiên cứu 1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên Ø Vị trí địa lý - Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, cách thị xã Sa Đéc khoảng 12 km, gồm: 11 xã, một huyện lỵ: thị trấn Cái Tàu Hạ. - Diện tích tự nhiên là 234 km2 chiếm 7.13% diện tích toàn tỉnh. - Tọa độ địalý: + 10008’ đến 10018’ vĩ độ Bắc. + 105042’ đến 105059’ kinh độ Đông. - Tứ cận: + Phía Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Cao Lãnh cùng tỉnh và huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang. + Phía Tây giáp thị xã Sa Đéc và huyện Lai Vung. + Phía Nam giáp huyện Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long. + Phía Đông giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ của tỉnh Vĩnh Long. Địa hình, địa mạo Châu Thành có địa hình có hướng dốc từ sông Tiền vào trong nội đồng và tương đối bằng phẳng. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch dầy đặc. Khí hậu Châu Thành nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. - Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 27,36oC. - Gió: phổ biến theo hai hướng Tây - Nam và Đông – Bắc, từ tháng 5 đến tháng 11. - Độ ẩm: độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, bình quân cả năm 84%, thấp nhất là 80% vào tháng 11. - Lượng bốc hơi: tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6. Lượng bốc
Luận văn liên quan