Đề tài Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết, một ngân hàng hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau. Khi lãi suất thay đổi, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi cũng như giá trị của các tài sản ngân hàng( đặc biệt là danh mục đầu tư) đều bị ảnh hưởng. Tình trạng khách hàng vay vốn không thanh toán được nợ buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cũng như rủi ro về khả năng thanh toán của ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ phía các nhà lập pháp về vấn đề tăng cường vốn chủ sở hữu- nguồn vốn có chi phí cao nhất- nhằm bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro trong quá trình hoạt động. Do vậy, các ngân hàng đều phải cố gắng để tìm ra những giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu và hạn chế rủi ro. Các ngân hàng đã sử dụng những công cụ mới như : trái phiếu tái cấu trúc, chứng khoán hoá các khoản cho vay, chứng khoán kết hợp Những công cụ này không chỉ giúp ngân hàng hạn chế một cách hiệu quả rủi ro mà còn tạo cho ngân hàng những nguồn thu nhập mới từ lệ phí, giúp ngân hàng có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, thậm chí cả trong giai đoạn khó khăn về nguồn vốn. Trong đó kỹ thuật chứng khoán hoá được coi là một trong những công cụ hiệu quả và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các NHTM ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, kỹ thuật này vẫn chưa được sử dụng bởi rất nhiều lí do, trong khi thực tiễn lại đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về việc giảm rủi ro, tăng thu nhập đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

doc51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, một ngân hàng hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau. Khi lãi suất thay đổi, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi cũng như giá trị của các tài sản ngân hàng( đặc biệt là danh mục đầu tư) đều bị ảnh hưởng. Tình trạng khách hàng vay vốn không thanh toán được nợ buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng cũng như rủi ro về khả năng thanh toán của ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng phải đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ phía các nhà lập pháp về vấn đề tăng cường vốn chủ sở hữu- nguồn vốn có chi phí cao nhất- nhằm bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro trong quá trình hoạt động. Do vậy, các ngân hàng đều phải cố gắng để tìm ra những giải pháp để tăng vốn chủ sở hữu và hạn chế rủi ro. Các ngân hàng đã sử dụng những công cụ mới như : trái phiếu tái cấu trúc, chứng khoán hoá các khoản cho vay, chứng khoán kết hợp…Những công cụ này không chỉ giúp ngân hàng hạn chế một cách hiệu quả rủi ro mà còn tạo cho ngân hàng những nguồn thu nhập mới từ lệ phí, giúp ngân hàng có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, thậm chí cả trong giai đoạn khó khăn về nguồn vốn. Trong đó kỹ thuật chứng khoán hoá được coi là một trong những công cụ hiệu quả và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các NHTM ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, kỹ thuật này vẫn chưa được sử dụng bởi rất nhiều lí do, trong khi thực tiễn lại đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về việc giảm rủi ro, tăng thu nhập đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Do kiến thức của nhóm còn hạn chế, và đây còn là một vấn đề rất mới, vì vậy chắc chắn đề tài sẽ có rất nhiều thiếu sót. Chúng em xin cảm ơn thầy giáo Vương Trọng Nghĩa đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Cuối cùng, chúng em mong muốn sẽ có những ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.! Hà nội, ngày 05/04/2005 PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN HOÁ I.LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CKH 1. Khái niệm chứng khoán hoá: a.Khái niệm chung về chứng khoán hoá: CKH – một khái niệm được nhắc tới rất nhiều trong thời gian gần đây. Vậy thế nào là CKH ? Trên thực tế, kỹ thuật này đã không còn xa lạ với các thị trường tài chính phát triển cũng như một số thị trường mới nổi. CKH được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để liên kết các khu vực của thị trường tài chính và tạo ra tính linh hoạt cho thị trường. Thuật ngữ CKH được sử dụng để chỉ một tập hợp các công nghệ tài chính, bao gồm những cơ cấu cho vay có bảo đảm từ đơn giản nhất cho đến những cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều trong quá trình thực hiện việc bán các tài sản tài chính. Hiểu một cách cơ bản nhất, CKH là việc tái cơ cấu một tập hợp những khoản phải thu và đưa chúng về dạng thức có thể chuyển đổi được. Những CK phát sinh từ nghiệp vụ này có thể là cổ phiếu hoặc trái phiếu, nhưng nhìn chung chúng đều phải dựa trên một tập hợp các tài sản tài chính hoặc các khoản phải thu. Trên thực tế, mục tiêu của CKH chính là nhằm tách biệt rủi ro mất khả năng thanh khoản của người chủ sở hữu tài sản, các khoản phải thu ban đầu và rủi ro của chính các tài sản hay các khoản phải thu đó. Uỷ ban Chứng khoán ( UBCK) của Mỹ đã đưa ra một định nghĩa về CKH khá chặt chẽ như sau: “ Chứng khoán hoá là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính. Các chứng khoán này tuỳ theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoản thời gian xác định kèm theo những quyền hưởng lợi khác và quyền đối với những tài sản được sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỳ các khoản thu được cho người sở hữu chứng khoán.” Đây được coi là một định nghĩa chính xác nhất về kỹ thuật tài chính này. Trước tiên kỹ thuật CKH có nguồn gốc từ Mỹ vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20, khi Chính Phủ Mỹ thành lập Hiệp hội thế chấp bất động sản Quốc gia( Government National Mortagage Association GNMA), tổ chức này có tên gọi tắt là “ Ginnie Mae”. Tổ chức này được thành lập nhằm hỗ trợ thị trường cho vay thế chấp bất động sản của Mỹ và dẫn đến sản phẩm đầu tiên của kỹ thuật CKH. Đó là các khoản chứng khoán qua trung gian chuyển đổi dựa trên các khoản vay thế chấp bất động sản hay còn gọi là các chứng khoán Ginnie Mae. Hiệp hội này được Chính phủ Mỹ thành lập năm 1968 dưới dạng một công ty trực thuộc Vụ phát triển nhà ở và đô thị. GNMA thực hiện cam kết mua các khoản nợ có thế chấp bất động sản từ các nhà cho vay riêng lẻ với giá ưu đãi để trợ giúp cho cho sự phát triển của khu vực nhà ở tại nước Mỹ. Song song với việc mua các khoản nợ, GNMA thực hiện việc phát hành các chứng khoán được bảo đảm bằng một tập hợp các khoản vay có thế chấp bất động sản nêu trên theo sự chấp thuận của Vụ phát triển nhà ở và đô thị. Quy trình CKH các khoản nợ thế chấp này ở Mỹ thực hiện theo các bước sau đây: Ngân hàng cho công chúng trong cộng đồng vay tiền mua nhà cửa, đất đai. Khoản vay được thế chấp bằng chính bất động sản mà khách hàng vay tiền để mua nhà. Ngân hàng tập hợp lại một nhóm những khoản vay thế chấp đủ tiêu chuẩn . Những khoản vay thế chấp trong cùng một nhóm phải là những khoản vay để mua bất động sản sử dụng cho một gia đình của cư dân trong cộng đồng. Mọi khoản vay thế chấp trong một nhóm phải được một trong những cơ quan liên bang sau đây bảo đảm: Cơ quan quản lý nhà đất liên bang (Federal Housing Administration); Cơ quan tài trợ nhà đất nông nghiệp (Famers Home Authority); Hội cựu chiến binh (Veterans Administration). Tổng số các khoản vay thế chấp trong một nhóm ít nhất phải là một triệu USD. Mọi khoản vay thế chấp trong cùng một nhóm phải có cùng thời hạn. Mọi khoản vay thế chấp trong cùng một nhóm phải có cùng lãi suất (thường là lãi suất do Cơ quan quản lý nhà đất liên bang- FHA và Hội cựu chiến binh- VA áp dụng). Sau khi tập hợp những khoản vay thế chấp có đủ tiêu chuẩn như trên thành một nhóm, các ngân hàng cho vay thế chấp sẽ đệ đơn trình lên đề nghị GNMA để GNMA mua lại các khoản vay này với lãi suất ưu đãi. GNMA phát hành chứng khoán coupon với lãi suất thấp hơn lãi suất của những khoản cho vay thế chấp trong nhóm liên quan đến 50 điểm cơ sở. Nếu như lãi suất của những khoản vay này là 13% thì lãi suất chứng khoán GNMA sẽ là 12.50%. Các chứng khoán GNMA sẽ được bán ra cho công chúng đầu tư: Như vậy, những người sở hữu chứng khoán GNMA được hưởng một phần lãi suất của tập hợp những khoản vay thế chấp nói trên. Những chứng khoán do GNMA phát hành được đảm bảo bằng uy tín của Chính phủ Mỹ. Các đơn vị giá trị của chứng khoán này thường là 25.000,100.000,500.000 và 1 triệu USD. Chúng được coi là những công cụ đầu tư hợp pháp với những tổ chức tín dụng đặc quyền của liên bang. Thông qua một chương trình (Chuyển đổi trung gian Pass - through), các khoản thanh toán lãi và gốc của những khoản vay có thế chấp được tập hợp lại thành nhóm nói trên được chuyển cho những người sở hữu chứng khoán GNMA sau khi đã trừ đi phí dịch vụ. Những chứng chỉ mang tính chất chuyển đổi trung gian này thường có thời hạn tương ứng với thời hạn của những khoản cho vay thế chấp, tức là từ 12 đến 40 năm. Vì việc trả nợ đối với những khoản vay thế chấp này trong thực tế được hoàn tất sớm hơn rất nhiều, nên thời hạn của những chứng khoán GNMA ngắn hơn dự kiến đáng kể. Sản phẩm của kỹ thuật CKH ngày càng phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một kỹ thuật tài chính tài chính toàn cầu với các giao dịch được thực hiện ở Bắc Mỹ cũng như ở Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á, châu Úc. Cho đến nay, thị trường Mỹ vẫn được coi là thị trường hiệu quả nhất đối với nghiệp vụ CKH, bởi vì thị trường này vẫn thường xuyên cung cấp những tập hợp những tài sản lớn mang tính đồng nhất dưới sự quản lý của cùng một cơ quan pháp quyền. Các nghiệp vụ CKH ngày nay càng ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong tất cả các ngành đối với nhiều loại hình chủ thể kinh tế khác nhau. Bắt đầu được thực hiện bằng việc CKH các khoản cho vay thế chấp bất động sản của ngân hàng tại Mỹ, ngày nay CKH còn được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng như là một biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn. Nếu như trước khi có kỹ thuật này, các doanh nghiệp muốn huy động được vốn đầu tư thường từ hai nguồn là nguồn vốn cấp hay vốn góp ban đầu của các doanh nghiệp khi thành lập và nguồn vay nợ từ hệ thống ngân hàng trong nước, trong đó nợ ngân hàng là nguồn tài trợ lớn nhất. Sự phụ thuộc quá mức của doanh nghiệp vào nguồn nợ ngân hàng đã dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ cấu tài chính của cả hai khu vực quốc doanh và ngân hàng. Tình trạng tăng trưởng tín dụng bất hợp lý dẫn đến tình trạng nợ khó đòi quá lớn và tỷ lệ an toàn vốn không đủ yêu cầu, dẫn đến việc ngân hàng thắt chặt hơn việc cho vay và do vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp lại càng trở nên khó khăn hơn. Từ khi CKH ra đời , các doanh nghiệp có thêm một kênh huy động vốn thay thế, đó chính là phát triển thị trường chứng khoán, trong số đó CKH là một phương thức phát hành chứng khoán với những đặc điểm ưu việt nhờ những lợi ích mới mẻ mà nó mang lại cho nền kinh tế. CKH trong các doanh nghiệp được thực hiện bằng cách: một tập hợp tài sản tài chính (hiện có hoặc trong tương lai) của doanh nghiệp (gọi là “ bên khởi tạo tài sản”- originator) được bán cho một “ doanh nghiệp chuyên dụng” (special purpose vehicle, SPV) mà tiền mua tài sản được doanh nghiệp chuyên dụng này huy động thông qua phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản thu từ tập hợp tài sản tài chính đó. Như vậy, một giao dịch CKH trong các doanh nghiệp thường bao gồm một số bước sau: Doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn tập hợp và phân loại tài sản tài chính của mình để chọn ra một tập hợp tài sản đủ tiêu chuẩn để chứng khoán hoá (doanh nghiệp này được gọi là bên khởi tạo). Tài sản tài chính được CKH có thể là các khoản phải thu (trade receivables) đã thể hiện trên bảng cân đối kế toán của bên khởi tạo tài sản hoặc các khoản thu thể hiện bằng dòng tiền trong tương lai (future cashflows) mà bên khởi tạo tài sản dự kiến thu được. Nhìn chung, các tài sản tài chính có tính đồng nhất và có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để có thể dự báo được dòng thu nhập thì đều có thể CKH được . Bên khởi tạo tài sản bán tập hợp tài sản đã được lựa chọn cho một doanh nghiệp chuyên dụng SPV Một đặc điểm cơ bản tạo nên tính ưu việt của CKH là tài sản khi đã được bán phải hoàn toàn tách biệt với tài sản của bên khởi tạo tài sản. Để đạt được mục đích đó, hai yêu cầu được đặt ra là: SPV phải được cấu trúc như là một doanh nghiệp khó phá sản (bankrupcy remoteness), nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo từ tài sản mà bên khởi tạo đã chuyển nhượng cho SPV. Việc chuyển nhượng tài sản từ bên khởi tạo tài sản cho SPV phải là chuyển nhượng tuyệt đối, hay thực bán (true sale). Điều này có nghĩa là toàn bộ lợi ích và rủi ro kinh tế của tài sản – tức là toàn bộ quyền sở hữu được chuyển giao cho SPV, và quyền của SPV được nhận các khoản thu từ tài sản sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên khởi tạo tài sản bị phá sản, nghĩa là tài sản không thể bị chi phối bởi các bên chủ nợ của bên khởi tạo tài sản. Để thanh toán cho tập hợp tài sản được mua, SPV phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản thu từ tập hợp tài sản đó. Trong giao dich CKH , chứng khoán có thể được phát hành dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm trái phiếu, thương phiếu (commercial paper), hoặc chứng chỉ đầu tư (investment certificate) tuỳ theo cấu trúc của từng giao dịch cụ thể cũng như hình thức pháp lý của doanh nghiệp chuyên dụng (là công ty cổ phần hay quỹ tín thác (trust) hay công ty hợp danh). Chứng khoán này cũng có thể được phát hành ra công chúng (public offering) trên thị trường tập trung hoặc được phát hành riêng lẻ (private placement) trên thị trường phi tập trung. Như vậy là bằng cách này doanh nghiệp có thể có thêm một nguồn vốn đầu tư dài hạn để phục vụ cho những mục tiêu của mình trong sản xuất kinh doanh. b. Đặc điểm của chứng khoán hoá: Quá trình CKH là một tập hợp các tài sản có tính chất tương đồng, có tính thanh khoản thấp, có khả năng tạo ra dòng tiền, và phát hành các quyền đòi nợ trên cơ sở các dòng tiền đó dưới các dạng chứng khoán. Chúng ta có thể thấy CKH có một số đặc điểm sau đây: - CKH là một quá trình tập hợp và phân tách; là quá trình tái cấu trúc một thực thể thống nhất. Các tài sản được CKH trước tiên phải được tập hợp lại thành nhóm theo dòng tiền mà tập hợp tài sản này tạo ra. Sau đó, người ta chia nhỏ giá trị của tập hợp dòng tiền này thành các chứng khoán theo những mệnh giá nhất định bán được trên thị trường. - CKH là một quá trình tạo thêm các chứng khoán cho thị trường. - Các chứng khoán được phát hành ra có thể được đảm bảo bằng một tài sản thực (tài sản thế chấp), ví dụ như trường hợp chứng khoán hoá các khoản cho vay thế chấp, hoặc không được bảo đảm bằng một tài sản thực - trong trường hợp chứng khoán hoá các khoản phải thu. c.Những cấu trúc CKH đặc trưng: Cấu trúc của kỹ thuật CKH thường được chia làm hai loại, tùy theo quyền hưởng lợi mà nhà đầu tư chứng khoán có được đối với tài sản liên quan. Cấu trúc thứ nhất là nhà đầu tư có quyền sở hữu trực tiếp đối với tài sản có liên quan và được gọi là cơ cấu qua trung gian chuyển đổi (pass-through). Với mô hình trung gian chuyển đổi doanh nghiệp chuyên dụng sẽ phát hành chứng khoán vốn dưới dạng chứng chỉ đầu tư (investment certificates) cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chuyên dụng thường được thành lập dưới dạng quỹ tín thác (trust). Chứng khoán phát hành là chứng chỉ đầu tư thể hiện quyền sở hữu gián tiếp của nhà đầu tư đối với tài sản được CKH. Trong mô hình này, các khoản tiền thu được về từ tài sản theo định kỳ sẽ được chia hết cho các nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của họ sau khi đã trừ đi các chi phí trả cho các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên trong mô hình này các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro về khả năng xảy ra các khoản thanh toán trước hạn từ Bên có nghĩa vụ thanh toán. Cơ cấu thứ hai tạo nên những công cụ nợ được đảm bảo bằng việc thanh toán của các khoản phải thu và được gọi là cấu trúc qua trung gian thanh toán (pay - through). Cấu trúc qua trung gian thanh toán chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường Mỹ và thực tế thì mọi kỹ thuật CKH tại các nước khác đều dựa trên cơ sở qua trung gian thanh toán. Mô hình này ra đời nhằm khắc phục tính không chắc chắn về mức độ trả nợ trước hạn đối với tài sản bảo đảm trong giao dịch giao dịch CKH .Với mô hình trung gian thanh toán, SPV sẽ phát hành chứng khoán nợ cho các nhà đầu tư và do vậy vẫn duy trì quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm. Ngược lại với mô hình trung gian chuyển đổi, mô hình trung gian thanh toán cho phép SPV có thể cơ cấu chứng khoán nợ thành nhiều hạng khác nhau về thời gian đáo hạn và lãi suất. Một mô hình trung gian thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất là mô hình trong đó dòng tiền thu về sẽ được phân phối trả lãi và gốc của các loại chứng khoán nợ được phát hành theo trật tự ưu tiên khác nhau. Nguyên tắc cơ bản của cơ cấu này là loại chứng khoán hưởng lãi suất cao có thời gian đáo hạn dài hơn và không được trả gốc cho tới khi cả gốc và lãi của trái phiếu hưởng lãi suất thấp hơn đã được thanh toán hết. Quỹ tín thác hoặc doanh nghiệp sẽ dùng tiền thu được từ các bên có nghĩa vụ thanh toán lãi và gốc cho các nhà đầu tư vào chứng khoán. Ngoài ra cũng cần phải kể đến vai trò của tổ chức hỗ trợ thanh khoản (liquidity support provider), thường là một ngân hàng thương mại cam kết ứng tiền cho doanh nghiệp chuyên dụng để thanh toán cho các nhà đầu tư trong trường hợp các bên có nghĩa vụ chưa thu về kịp. 2.Đặc điểm của CKH : -Thứ nhất, CKH là một trong những công cụ tài chính mới, nằm trong thị trường chứng khoán. Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường tài chính bao gồm rất hai thị trường chính là thị trường tín dụng và thị trường trao đổi các giấy tờ có giá. Trong đó thị trường trao đổi các giấy tờ có giá bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Bản chất của thị trường chứng khoán là trao đổi các chứng khoán như thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu… giữa các chủ thể sở hữu khác nhau với một bên là người chưa có nhu cầu sử dụng vốn và một bên là người cần sử dụng vốn. Hàng hóa trao đổi trên thị trường chứng khoán thực chất là mua bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, nhưng về mặt pháp lý người bán quyền sử dụng vốn vẫn nắm quyền sở hữu nó. - Thứ hai, hàng hóa của CKH cũng là những chứng khoán nhưng là những chứng khoán được phát hành có một số điểm khác biệt. Thực tiễn cho thấy người ta thường CKH các khoản cho vay mua ôtô, mua máy tính, mua nhà.. ; các khoản phải thu về cho thuê bất động sản, phải thu trong xuất khẩu, thu tiền bản quyền, phải thu trong thanh toán bằng thẻ tín dụng, thu thuế của Chính phủ… Nhìn chung các tài sản này thường được chia làm hai loại: Loại tài sản được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp một tài sản thực, ví dụ như khoản cho vay có thế chấp bằng bất động sản ; và các tài sản không được bảo đảm bằng một tài sản thực như các khoản phải thu. Tập hợp các tài sản được CKH phải có những đặc điểm cơ bản sau: + Tương đối đồng nhất, được phép chuyển nhượng và tạo ra được những dòng tiền ở những thời điểm nhất định trong tương lai. + Phải tương đối lớn, bao gồm nhiều tài sản trong đó rủi ro của một hoặc một số ít tài sản không làm ảnh hưởng đến giá trị của tập hợp tài sản đó. +Quyền tiếp nhận các dòng tiền tạo ra từ tập hợp các tài sản trên không phụ thuộc vào sự tồn tại hay phá sản của bên khởi tạo. 3.Chức năng của CKH: Thứ nhất, tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế: CKH cho phép các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn với thời hạn dài hơn các nguồn vay tín dụng thương mại thông thường, do vậy đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp về tính phù hợp về thời hạn giữa tài sản và nguồn. Hơn nữa, đối với nhiều doanh nghiệp hoặc quốc gia có định mức tín nhiệm không cao, khác với phương thức phát hành trái phiếu truyền thống , CKH là kỹ thuật tài chính duy nhất cho phép các doanh nghiệp/quốc gia đó tiếp cận được với thị trường vốn với mức chi phí hiệu quả nhờ lựa chọn và sử dụng những tài sản tốt làm đảm bảo (những tài sản này được xếp hạng về định mức tín nhiệm cao hơn xếp hạng của bản thân doanh nghiệp sở hữu tài sản đó). Với kỹ thuật CKH, doanh nghiệp huy động co thể tăng tính thanh khoản của các hạng mục tài sản của mình. Các khoản phải thu từ khách hàng được chuyển thành tiền mặt (kể cả nguồn thu trong tương lai) giúp doanh nghiệp ngay lập tức có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì phải đợi cho tới khi thu được tiền từ khách hàng. Thứ hai, đa dạng hóa các nguồn tài trợ và khả năng truy cập thị trường vốn, giảm chi phí và sử dụng vốn tối ưu: Khi được chuyển đổi với một cơ cấu phù hợp, các nghĩa vụ thanh toán dựa trên các khoản phải thu sẽ được cách ly với rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng nói chung của định chế tài chính liên quan. Việc bán các khoản phải thu và phát hành chứng khoán được dựa trên các khoản phải thu này sẽ giúp các định chế tài chính có thể thường xuyên tiếp cận với những thị trường mới và các nhà đầu tư mới, đồng thời không bị lệ thuộc vào quan hệ tín dụng truyền thống. Bên cạnh đó, các ngân hàng sử dụng CKH để triệt tiêu rủi ro tín dụng, tuy số lợi nhuận thu được thấp hơn mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng với khách hàng vay tiền nhưng số lãi thu được sớm hơn, khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Chính vì vậy mà những chi phí phát sinh từ việc sử dụng vốn trở nên tối ưu. Thứ ba, CKH giúp quản lý đòn bẩy tài chính: kỹ thuật CKH với đúng nghĩa của nó sẽ đồng thời loại bỏ các khoản phải thu ra khỏi bảng cân đối kế toán của định chế tài chính mà vẫn đảm bảo được nguồn lợi từ những khoản phải thu này.So với các phương thức huy độ
Luận văn liên quan