A là học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở dân lập Phương Đông, ở trường em là một học sinh khá. Em sinh ra trong một gia đình bố mẹ là công nhân viên chức bình thường. bố em là công nhân trong một xí nghiệp sản xuất giầy da, mẹ là nhân viên trong một công ty Nhà Nước. bố mẹ em đi làm cả ngày nên không có thời gian quan tâm đến em, mỗi ngày trước khi đi làm họ cho em 100 nghìn cả tiền ăn uống và chi tiêu khác. Gần đây bố mẹ em thường xuyên cãi nhau, có lần A thấy bố em đánh mẹ vì bố em nghi ngờ mẹ em có tình nhân bên ngoài. Do thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ đánh cãi nhau nên A rất buồn và chán nản, em không còn hứng thú với học tập, em thường bỏ học để tụ tập đi chơi game với bạn bè nên kết quả học tập giảm sút.
A bắt đầu nghiện game và kết bạn với một số trẻ hư hỏng khác, lúc chán chơi game A với các bạn xấu thường tụ tập, gây gổ đánh nhau hay đi vào các quán bar. Lâu dần số tiền ít ỏi mà bố mẹ cho hàng ngày không đủ cho các cuộc chơi nên A tìm mọi cách để xin thêm tiền từ bố mẹ, khi thì tiền học thêm, khi thì sinh nhật, quỹ lớp, mua sách vở .nhưng số tiền đó vẫn không đủ. Quá túng quẫn A đã nghe theo lời bạn bè đi trộm tiền và điện thoại ở các cửa hàng khi đông khách. Đã nhiều lần A cùng các bạn thực hiện thành công nhưng trong một lần A và nhóm bạn tổ chức ăn cắp xe máy nên đã bị bắt, vụ việc được báo cho gia đình còn A phải vào trung tâm giáo dục cải tạo X trong vòng 4 tháng. Trong trung tâm A tỏ ra rất chán nản và có ý định tự tử vì em sợ rằng sau khi em ra khỏi đây mọi người sẽ khinh thường và gét bỏ em, hơn nữa em sợ lại chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã suốt ngày, không quan tâm đến em. sau khi nhận được thông tin, ban quản lý trung tâm đã đến gặp nhân viên xã hội nhờ can thiệp trường hợp của A.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18022 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng lý thuyết công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TIỂU LUẬN
MÔN : LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM VI PHẠM PHÁP LUẬT.
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Trung Hải
Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Huyên
Lớp : Đ7.CT3
MỤC LỤC.
Mở đầu…………………………………………………………. 3
Nội dung……………………………………………………….. 5
Mô tả ca………………………………………………………… 5
Xác định vấn đề của A………………………………………… 5
Nguyên nhân của vấn đề……………………………………… 5
Nguồn lực trợ giúp…………………………………………….. 5
Những hạn chế có liên quan đến A…………………………… 5
Mô tả lý thuyết…………………………………………………. 6
Lý thuyết hệ thống……………………………………………... 6
Khái niệm hệ thống…………………………………………….. 6
Đại biểu của thuyết hệ thống………………………………….. 6
Nội dung………………………………………………………... 7
Phân loại………………………………………………………..7
Nguyên tắc hoạt động…………………………………………..7
Thuyết nhu cầu…………………………………………………8
Đại biểu…………………………………………………………..8
Nội dung…………………………………………………………8
Thuyết hành vi………………………………………………….12
Vận dụng các lý thuyết để giải quyết vấn đề của A…………..13
Ứng dụng lý thuyết thuyết nhu cầu…………………………..13
Ứng dụng lý thuyết nhận thức hành vi………………………14
Ứng dụng lý thuyết hệ thống…………………………………15
Kết luận………………………………………………………...17
Mở đầu.
Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề chuyên nghiệp trên thế giới, công tác xã hội đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.
Để đạt được mục tiêu đó nhân viên xã hội không chỉ áp dụng những kỹ năng, phương pháp trong công tác xã hội để giúp đối tượng giải quyết những khó khăn của mình mà còn sử dụng hệ thống lý thuyết công tác xã hội như lý thuyết hệ thống, thuyết sinh thái, thuyết hành vi… Những lý thuyết đó giúp cho nhân viên xã hội nắm rõ hoàn cảnh và xác định vấn đề của đối tượng một cách một cách chính xác hơn,giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề mà họ đang gặp phải, giúp đối tượng tìm ra các nguồn lực để giải quyết vấn đề, đặc biệt là nguồn nội lực, khơi dậy khả năng tiềm ẩn của đối tượng từ đó cùng với đối tượng tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ.
Có thể nói lý thuyết công tác xã hội là một bộ phận không thể thiếu của công tác xã hội, nó là nền tảng cho thực hành công tác xã hội. Nhân viên xã hội sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ của mình nếu không áp dụng lý thuyết công tác xã hội khi làm việc với đối tượng.
Bài tiểu luận của em còn nhiều hạn chế em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến quý giá của thầy giáo Nguyễn Trung Hải để bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung.
Mô tả ca.
A là học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở dân lập Phương Đông, ở trường em là một học sinh khá. Em sinh ra trong một gia đình bố mẹ là công nhân viên chức bình thường. bố em là công nhân trong một xí nghiệp sản xuất giầy da, mẹ là nhân viên trong một công ty Nhà Nước. bố mẹ em đi làm cả ngày nên không có thời gian quan tâm đến em, mỗi ngày trước khi đi làm họ cho em 100 nghìn cả tiền ăn uống và chi tiêu khác. Gần đây bố mẹ em thường xuyên cãi nhau, có lần A thấy bố em đánh mẹ vì bố em nghi ngờ mẹ em có tình nhân bên ngoài. Do thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ đánh cãi nhau nên A rất buồn và chán nản, em không còn hứng thú với học tập, em thường bỏ học để tụ tập đi chơi game với bạn bè nên kết quả học tập giảm sút.
A bắt đầu nghiện game và kết bạn với một số trẻ hư hỏng khác, lúc chán chơi game A với các bạn xấu thường tụ tập, gây gổ đánh nhau hay đi vào các quán bar. Lâu dần số tiền ít ỏi mà bố mẹ cho hàng ngày không đủ cho các cuộc chơi nên A tìm mọi cách để xin thêm tiền từ bố mẹ, khi thì tiền học thêm, khi thì sinh nhật, quỹ lớp, mua sách vở…..nhưng số tiền đó vẫn không đủ. Quá túng quẫn A đã nghe theo lời bạn bè đi trộm tiền và điện thoại ở các cửa hàng khi đông khách. Đã nhiều lần A cùng các bạn thực hiện thành công nhưng trong một lần A và nhóm bạn tổ chức ăn cắp xe máy nên đã bị bắt, vụ việc được báo cho gia đình còn A phải vào trung tâm giáo dục cải tạo X trong vòng 4 tháng. Trong trung tâm A tỏ ra rất chán nản và có ý định tự tử vì em sợ rằng sau khi em ra khỏi đây mọi người sẽ khinh thường và gét bỏ em, hơn nữa em sợ lại chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã suốt ngày, không quan tâm đến em. sau khi nhận được thông tin, ban quản lý trung tâm đã đến gặp nhân viên xã hội nhờ can thiệp trường hợp của A.
Xác định vấn đề của A.
A đang trong tình trạng khủng hoảng về tinh thần mà cụ thể là em đang có ý định tự tử.
Nguyên nhân của vấn đề.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do bố mẹ em không quan tâm chăm sóc em, hơn nữa họ suốt ngày đánh cãi nhau khiến cho em cảm thấy buồn và thất vọng từ đó em thường xuyên trốn học đi theo nhóm bạn xấu tụ tập, gây gổ đánh nhau và tổ chức ăn cắp.
A bị bắt và phải vào trong trung tâm giáo dục cải tạo X. Tại đây em có ý định tự tử vì em sợ khi ra khỏi trung tâm mọi người sẽ khinh thường và ghét bỏ em, hơn nữa em sợ chứng kiến cảnh bố mẹ em suốt ngày cãi vã, không quan tâm đến em.
Nguồn lực trợ giúp.
Nguồn lực quan trọng nhất là bản thân A. nhân viên xã hội phải khơi dậy tiềm năng vốn có ở em.
Gia đình A.
Thầy cô và bạn bè nơi em theo học.
Trung tâm giáo dục X.
Chuyên gia tâm lý.
Những hạn chế có liên quan đến thân chủ A.
Bố mẹ bất hòa.
Bạn bè xấu lôi kéo rủ rê.
Bản thân em còn nhỏ không làm chủ được mình dễ bị sa ngã.
Mô tả lý thuyết.
Lý thuyết hệ thống.
Khái niệm hệ thống.
Theo từ điển tiếng việt:” Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố cùng loại, hoặc cùng chức năng có quan hệ, hoặc liên quan đến nhau chặt chẽ làm thành một hệ thống thống nhất.”
Theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại:” Hệ thống là tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”.
Đại biểu của thuyết hệ thống.
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học nổi tiếng Ludwig von Bertalanffy( 1901-1972). Để phản đối chủ nghĩa đơn giản hóa và việc cô lập hóa các đối tượng của khoa học, ông đưa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử của hệ thống lớn hơn. Sau này lý thuyết hệ y được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển như Hanson(1995), Mancoske(1981), Siponrin (1980).
Nội dung của lý thuyết hệ thống.
Lý thuyết hệ thống cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là hệ thống, được tạo thành từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần tử của hệ thống lớn hơn. Do đó, con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo nên từ những phần tử nhỏ hơn.
Các hệ thống có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Khi một hệ thống thay đổi kéo theo sự thay đổi của hệ thống khác và ngược lại khi muốn thay đổi một hệ thống thì phải thay đổi hệ thống nhỏ tạo nên nó và thay đổi cả hệ thống lớn bao trùm nó.
Lý thuyết hệ thống sử dụng trong công tác xã hội chú ý nhiều tới các quan hệ giữa các phần tử nằm trong hệ thống hơn là chú ý tới thuộc tính của phần tử.
Phân loại hệ thống.
Theo tính chất:
Hệ thống chính thức: Các cơ quan, tổ chức của nhà nước
Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, tổ, đội nhóm theo cấp độ
Hệ thống xã hội: Nhà nước, bệnh viện, cơ quan, trường học,v..v...
Theo cấp độ:
Vi mô: cá nhân
Trung mô: Gia đình, cộng đồng, cơ quan nhà nước tại cộng đồng
Vĩ mô: Hệ thống xã hội, các cơ quan nhà nước.
Theo giới hạn.
Hệ thống đóng : Là hệ thống không có sự trao đổi năng lượng và thông tin vượt qua biên giới của nó.
Hệ thống mở : Là hệ thống mà năng lượng và thông tin được trao đổi bằng cách thẩm thấu qua vách ngăn biên giới của chính nó.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống.
Mọi hê thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn.
Mọi hệ thống đều có thể chia thành các hệ thống khác nhỏ hơn.
Mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin, năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.
Mọi hệ thống đều cần năng lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra để tồn tại.
Mọi hệ thống đều tìm kiếm sự cân bằng với những hệ thống khác.
Thuyết nhu cầu.
Đại biểu của thuyết nhu cầu.
Abraham Maslow s( 1/4/1908 – 8/5/1970).Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học.
Nội dung của thuyết nhu cầu.
Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.
Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ đáy lên tới đỉnh, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội .
Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.
Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người.
Dưới đây là tháp nhu cầu của Maslow :
Nhu cầu sinh học
Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
Nhu cầu về an toàn
An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được.
Nhu cầu chấp nhận và được yêu thương.
Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau.
Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như : Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
Nhu cầu được tôn trọng
Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng.
Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện.
Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.
Nhu cầu tự thể hiện hay còn gọi là nhu cầu phát triển.
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông.Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.
Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.
Lý thuyết nhận thức hành vi.
Theo quan điểm động năng – tâm lý cho rằng hành vi luôn xuất phát từ một quá trình ý thức của con người. Và môi trường cũng là một nguyên nhân gây tác động đến những hành vi của con người hay là bản thân hành vi có thể tự do bộc lộ theo đúng như mong muốn của con người.
Vì vậy các nhà chuyên môn chỉ có thể nghiên cứu hành vi được bộc lộ ra bên ngoài. Tiếp cận thuyết hành vi là cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đầu thế kỷ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu các hiện tượng tâm lý thời đó. Kết quả là đã hình thành một trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý học ở Mỹ và thế giới mà đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lý kiệt xuất: J. Watson (1878 – 1958); E. Tolmen (1886 – 1959); E. L. Tocdike (1874 – 1949)…
Theo lập luận về hành vi, cứ ứng với một tác nhân kích thích sẽ có các phản ứng phù hợp. Dựa vào đó, con người có thể đổ lỗi cho ngoại cảnh để bao biện cho hành vi của họ. Trong tình huống này nhân viên xã hội sẽ sử dụng thuyết nhận thức – hành vi sẽ giúp thân chủ tự nhận ra những suy nghĩ, hành động sai lầm của mình. Thuyết nhận thức - hành vi lập luận rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải tác nhân kích thích (ngoại cảnh) quyết định phản ứng chứ không phải tác nhân kích thích (ngoại cảnh) quyết định phản ứng.
Thuyết nhận thức – hành vi nêu thêm yếu tố nhận thức trong quá trình tạo ra hành vi. Thuyết cho rằng nguyên nhân của những hành vi chưa tốt hay không tích cực bắt nguồn từ nhận thức và suy nghĩ sai lệch. Để chỉnh sửa hành vi, đối tượng cần phải học cách nhận thức thực tế và tích cực, có được những suy nghĩ tích cực và chuyển những suy nghĩ tích cực đó sang hành vi. Từ đó đem lại cho thân chủ cảm giác đúng đắn về bản thân và giúp thân chủ tương tác một cách hài hòa với môi trường xung quanh.
Như vậy, từ việc nghiên cứu các học thuyết và kết hợp chúng trong công tác xã hội thì hành vi con người là cách ứng xử của con người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định. Hành vi con người hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị xã hội cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen nhau, liên kết chặt chẽ với nhau.
Vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề của em A.
Ứng dụng thuyết nhu cầu trong giải quyết trường hợp em A.
Là con người xã hội mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển. Nhu cầu của con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.
Để tồn tại, côn người cần được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, cơ bản cho sự sống như : ăn, mặc, ở , chăm sóc y tế…… Để phát triển con người cần được đáp ứng nhu cầu cap hơn như : nhu cầu được an toàn, được học tập, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định.
Qua trường hợp của em A có thể thấy A vốn là một học sinh chăm ngoan học giỏi, em sinh ra trong gia đình bố mẹ làm công nhân viên chức, có thu nhập ổn định, kinh tế gia đình thuộc vào hàng khá giả nên mọi nhu cầu về ăn uống, mặc, nhu cầu an toàn và học tập của em được đáp ứng đầy đủ. Vậy nguyên nhân gì dẫn em đến con đường vi phạm pháp luật?
Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow, các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và phát triển theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và địa vị xã hội. Qua quan điểm của Maslow ta có thể xác định được vấn đề của em A không phải xuất phát từ nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, không phải do điều kiện kinh tế quá khó khăn mà em phải đi trộm cắp để thỏa mãn những nhu cầu sinh tồn của mình mà vấn đề của em xuất phát từ sự khát khao được yêu thương, được thuộc về nhóm. Do bố mẹ em không quan tâm chăm sóc đến em, hơn nữa họ suốt ngày cãi vã khiến em vô cùng thất vọng, em thấy mình là người thừa, em cảm thấy việc học của mình không có ý nghĩa khi mà không có sự động viên từ bố mẹ, từ đó em thường xuyên bỏ học đi chơi với nhóm bạn xấu vì ở nhóm bạn này em được thừa nhận và khẳng định bản lĩnh của mình trong những lần tụ tập đánh nhau hay cùng tổ chức những vụ trộm cướp, nguyên nhân quan trọng hơn khiến em tham gia vào nhóm bạn xấu vì em nghĩ rằng chỉ khi em hư hỏng thì bố mẹ em mới quan tâm đến em. Không có gì sai khi em khao khát được yêu thương và được khẳng định vì đó là nhu cầu của mỗi con người, vấn đề đáng nói ở đây là em đã nhận thức sai lệch vì em nghĩ rằng chỉ khi em hư hỏng bố mẹ em mới quan tâm đến em từ suy nghĩ sai lệch đols em đã có hành vi không đúng đó là em thường xuyên bỏ học đi chơi với nhóm bạn xấu ( Vận dụng lý thuyết nhận thức hành vi).
Vậy vấn đề mà A gặp phải ở đây là do không được đáp ứng nhu cầu được yêu thương và thuộc về một nhóm. Xác định được vấn đề của A nhân viên xã hội sẽ cùng A thảo luận và đưa giải pháp cho vấn đề của em như :
Tổ chức những buổi họp gia đình để các thành viên được chia sẻ những suy nghĩ của mình để từ đó hiểu nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn.
Nhân viên xã hội sẽ tiến hành tham vấn cá nhân và gia đình A để giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình.
Ứng dụng lý thuyết nhận thức hành vi trong giải quyết vấn đề của A.
Theo quan điểm của thuyết hành vi, ứng với một tác nhân kích thích sẽ có một phản ứng phù hợp. Tư duy quyết định phản ứng chứ không phải tác nhân quyết định phản ứng.
Theo quan điểm của thuyết nhận thức hành vi thì nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân khiến A có ý định tự tử là do những suy nghĩ tiêu cực của A, em nghĩ rằng khi ra khỏi trung tâm mình sẽ không có lợi ích gì cho gia đình và xã hội, mọi người sẽ khinh thường và ghét bỏ em. Từ những suy nghĩ tiêu cực đó em không còn niềm tin vào cuộc sống nữa do đó em muốn tìm đến cái chết như một sự giải thoát.
Thuyết nhận thức hành vi cũng chỉ ra rằng con người có thể học tập hành vi mới tích cực và loại bỏ hành vi xấu, tiêu cực. Từ quan điểm này nhân viên xã hội xác định được rằng có thể thay đổi được những suy nghĩ và hành vi tiêu cực của A, nhân viên xã hội bằng những kiến thức và kỹ năng của mình giúp cho A hiểu được rằng suy nghĩ của em là hoàn toàn sai trái và hướng những suy nghĩ của em theo hướng tích cực hơn bằng cách đưa ra dẫn chứng những tấm gương vươn lên trong khó khăn để từ đó em dần dần thay đổi suy nghĩ của mình, em bỏ ý định tự tử và rèn luyện tốt trong trung tâm.
Hơn nữa nhân viên xã hội cũng cần nói cho em biết những khó khăn mà em sẽ gặp phải khi ra khỏi trung tâm và chuẩn bị cho em tâm thế sẵn sàng, trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng để em đối mặt với những khó khăn đó.
Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong giải quyết vấn đề của A.
Lý thuyết hệ thống coi mỗi con người là một hệ thống, mỗi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn và mỗi hệ thống đều có thể chia nhỏ thành những hệ thống nhỏ hơn. Những hệ thống này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, sự thay đổi của một hệ thống có thể dẫn đến thay đổi hệ thống khác.
A được coi là một hệ thống vi mô, chịu sự tác động của hệ thống trung mô là gia đình và hệ thống vĩ mô là cộng đồng nơi em đang sinh sống và học tập, và chịu sự tác động của hệ thống nhỏ hơn đó là những suy nghĩ và nhận thức của em.
Có thể thấy nguyên nhân dẫn đến vấn đề của A đó là chịu sự tác động trực tiếp của hệ thống trung mô đó là gia đình mà cụ thể là gia đình có mâu thuẫn giữa bố và mẹ em, họ suốt ngày cãi vã, không tin tưởng lẫn nhau, không quan tâm đến A, không kiểm soát công việc học tập và giao lưu bạn bè của con nên hệ thống vĩ mô mới tác động được đến A, đó là nhóm bạn xấu rủ rê bỏ học, tụ tập đánh nhau và tham gia trộm cắp.
Ngoài những hệ thống lớn hơn tác