Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đấy là điều đáng lo hay nên mừng đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam? Đó là câu hỏi mà mỗi nhà kinh doanh đều phải suy nghĩ khi chèo lái “con thuyền” doanh nghiệp của mình trong biển lớn WTO. Còn đối với TECHPRO – công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư phát triển công nghệ , gia nhập WTO có cơ hội và cả thách thức, bởi vì Techpro là công ty đi đầu trong lĩnh vực nhập khẩu hàng công nghệ cao (một lĩnh vực luôn luôn biến động và thay đổi không ngừng cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ trong thời đại hiện nay) , gia nhập WTO sẽ làm cho thuế nhập khẩu giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng ngoại chất lượng cao tăng – đây là cơ hội để Techpro nâng cao khả năng canh tranh và tìm kiếm thị trường và khẳng định vị thế của mình. Nhưng gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc có nhiều đối tủ cạnh tranh hơn nên khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Để tồn tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TECHPRO nói riêng phải hoàn thiện chính mình để thích nghi với một “sân chơi lớn”của WTO.Vì vậy khi thực tập tại Techpro em rất lấy làm thú vị khi Techpro đã chọn marketing làm đòn bẩy để bước vào sân chơi lớn ấy, điều mà không phải doanh nghiệp Việt nam nào cũng thấy được. Bởi vì điểm rất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là không thấy được vai trò rất lớn mà marketing mang lại, vô tình họ đã bỏ đi tài sản vô hình của chính họ mà có thể khai thác hiệu quả để mang lại thành công. Đó chính là lý do vì sao em lại lựa chọn đề tài: “Ứng dụng marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và đầu tư phát triển công nghệ ”. Đây là một cơ hội tốt để em có thể vận dụng kiến thức các môn học trên giản đường đặc biệt là môn học mà em rất yêu mến: môn Marketing thương mại.
Kết cấu bài viết được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng ứng dụng marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh của công ty Techpro qua các năm.
Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh của công ty Techpro.
98 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và đầu tư phát triển công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 26
LỜI NÓI ĐẦU 30
CHƯƠNG I. 31
TỔNG QUAN VỀ MARKETING THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 31
I. TỔNG QUAN VỀ MARKETING THƯƠNG MẠI 31
1. Khái niệm 31
1.1. Khái niệm Marketing 31
1.1.1. Khái niệm Marketing theo phạm vi ứng dụng của Marketing 32
1.1.2 Khái niệm marketing theo đối tượng tác động của Marketing 34
1.2. Khái niệm Marketing thương mại 36
2. Bản chất, đặc điểm, vai trò của Marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 37
2.1. Bản chất của Marketing thương mại 37
2.2. Đặc điểm của Marketing thương mại 38
2.3. Vai trò của Marketing thương mại đối với hoạt động kinh doanh 39
II. ỨNG DỤNG CÁC THAM SỐ MARKETING THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 40
1. Ứng dụng tham số sản phẩm trong hoạt động kinh doanh 40
1.1. Quan niệm về sản phẩm của doanh nghiệp thương mại 40
1.2. Ứng dụng chiến lược sản phẩm vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 41
1.2.1. Khái niệm chiến lược sản phẩm 41
1.2.2. Các loại chiến lược sản phẩm 41
1.2.3. Các quyết định về sản phẩm trong hoạt động kinh doanh 42
2. Ứng dụng tham số giá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 44
2.1. Khái niệm giá 44
2.2. Ứng dụng tham số gía trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 45
2.2.1. Các chính sách định giá thường áp dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 45
2.2.2. Các phương pháp tính giá của doanh nghiệp thương mại 47
3. Tham số giá 49
3.1. Bản chất của phân phối 49
3.1.1. Khái niệm kênh phân phối 49
3.1.2. Các loại kênh phân phối 49
3.2. Ứng dụng tham số phân phối hàng hoá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 50
3.2.1. Lựa chọn kênh phân phối 50
3.2.2. Tổ chức và điều khiển kênh phân phối 51
4. Tham số xúc tiến thương mại 52
4.1. Khái niệm xúc tiến thương mại 52
4.1.1. Bản chất của xúc thương mại 52
4.1.2. Vai trò của xúc tiến thương mại trong hoạt động kinh doanh 52
4.2. Ứng dụng của xúc tiến thương mại vào hoạt động kinh doanh 53
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG MARKETING THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 53
1. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 54
1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 54
1.2. Người cung ứng 55
1.3. Các trung gian marketing 55
1.4. Khách hàng 55
1.5. Đối thủ cạnh tranh 55
1.6. Công chúng trực tiếp 55
2. Các nhân tố vĩ mô 56
2.1. Môi trường chính trị 56
2.2. Môi trường kinh tế 56
2.3. Môi trường văn hoá xã hội 56
2.4. Môi trường khoa học công nghệ. 57
CHƯƠNG II 58
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TECHPRO 58
I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TECHPRO 58
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Techpro 58
1.1. Lịch sử hình thành 58
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty Techpro 59
1.2.1.Chức năng 59
1.2.2. Nhiệm vụ 60
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động 60
1.3. Cơ cấu, sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Techpro 61
1.3.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty 61
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh 62
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 63
2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty 63
2.1.1. Về lĩnh vực hoạt động 63
2.1.2. Về thị trường tiêu thụ và khách hàng 64
2.1.3 Về lực lượng lao động 65
2.1.4. Triết lý kinh doanh 66
2.2. Thực trạng hoạt động của công ty 68
2.2.1. Quá trình tăng trưởng qua các năm 68
2.2.2. Tăng trưởng của hai lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của công ty 71
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 72
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TECHPRO 74
1. Ứng dụng tham số Marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh tại công ty Techpro 74
1.1 Các phương pháp xây dựng giá sản phẩm của công ty Techpro 74
1.1.1. Đối với hàng thực phẩm 74
1.1.2. Đối với hàng công nghệ 75
1.2. Ứng dụng tham số sản phẩm vào hoạt động kinh doanh của công ty Techpro. 78
1.2.1Chiến lược sản phẩm của công ty Techpro. 78
1.2.2. Dịch vụ sau bán 79
1.2.2.1 Dịch vụ lắp đặt sản phẩm 79
1.2.2.2. Chính sách bảo hành sản phẩm của công ty Techpro. 79
1.3 Thực trạng mạng lưới kênh phân phối của công ty Techpro 83
1.3.1. Kênh phân phối của hàng thực phẩm của công ty Techpro 83
1.3.2. Kênh phân phối của lĩnh vực hàng Idtech 84
1.3.3. Kênh phân phối hàng Advantech của công ty Techpro 85
1.4 Ứng dụng tham số xúc tiến hỗn hợp vào hoạt động kinh doanh của công ty Techpro 86
1.4.1 Hệ thống chăm sóc khách hàng 86
1.4.2. Quảng cáo. 88
1.4.3. Hội chợ, triển lãm, hội thảo khoa học. 88
1.4.4. Marketing trực tiếp. 89
1.4.5. Quan hệ công chúng. 89
2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing thương mại tại công ty Techpro 89
2.1 Đánh giá qua các tiêu thức định tính 90
2.2. Đánh giá hiệu quả Marketing tại công ty Techpro theo tiêu thức định lượng. 92
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TECHPRO 97
1. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Techpro 97
1.1. Các nhân tố bên trong công ty Techpro 97
1.2. Nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho Techpro 97
1.3. Khách hàng của Techpro 98
1.4. Đối thủ cạnh tranh của Techpro 99
2. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô 99
2.1. Chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam 99
2.2. Chính sách xuất nhập khẩu 99
2.3. Thủ tục hải quan 100
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TECHPRO 100
CHƯƠNG III. 102
PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG MARKETING THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TECHPRO 102
I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ỨNG DỤNG MARKETING THƯƠNG MẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHPRO 102
1. Những cơ hội của công ty Techpro khi Việt Nam gia nhập WTO. 102
2. Những thách thức Techpro gặp phải khi Việt Nam gia nhập WTO 103
3. Sự cần thiết phải ứng dụng marketing thương mại vào hoạt động kinh doanh của Techpro khi Việt Nam gia nhập WTO 104
II. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TECHPRO TRONG NHỮNG NĂM TỚI 105
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển chung của công ty đến 2010 105
1.1. Mục tiêu của Techpro về doanh thu và lợi nhuận 105
1.2. Mục tiêu về phạm vi thị trường hoạt động của Techpro 107
1.3. Mục tiêu của Techpro về nghiên cứu và phát triển 108
2. Mục tiêu phương hướng phát triển hoạt động Marketing của Techpro trong những năm tới 108
III. TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG MARKETING THƯƠNG MẠI VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TECHPRO 109
1. Các biện pháp về tổ chức quản lý kinh doanh của Techpro 109
1.1. Hoàn thiện công ty về quản lý 109
1.2. Các biện pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 110
1.3. Các biện pháp về nhân sự 110
1.4. Các biện pháp về văn hóa công ty 111
2. Hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ marketing 111
2.1. Xây dựng kế hoạch marketing cho từng thời kỳ và chi tiết cho từng năm 111
2.2. Xây dựng ngân sách cho hoạt động marketing 111
2.3. Các biện pháp liên quan đến sản phẩm 112
2.4. Các biện pháp về xúc tiến thương mại 112
2.5. Các biện pháp về chính sách giá 113
3. Các biện pháp kiến nghị hỗ trợ từ bên ngoài 113
3.1. Các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà sản xuất 113
3.2. Các biện pháp kiến nghị hỗ trợ từ nhà nước 114
KẾT LUẬN 116
PHỤ LỤC 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 121
NHẬN XÉT CỦA THẦY GIÁO HƯỚNG DẪN 122
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đấy là điều đáng lo hay nên mừng đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam? Đó là câu hỏi mà mỗi nhà kinh doanh đều phải suy nghĩ khi chèo lái “con thuyền” doanh nghiệp của mình trong biển lớn WTO. Còn đối với TECHPRO – công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư phát triển công nghệ , gia nhập WTO có cơ hội và cả thách thức, bởi vì Techpro là công ty đi đầu trong lĩnh vực nhập khẩu hàng công nghệ cao (một lĩnh vực luôn luôn biến động và thay đổi không ngừng cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ trong thời đại hiện nay) , gia nhập WTO sẽ làm cho thuế nhập khẩu giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng ngoại chất lượng cao tăng… – đây là cơ hội để Techpro nâng cao khả năng canh tranh và tìm kiếm thị trường và khẳng định vị thế của mình. Nhưng gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc có nhiều đối tủ cạnh tranh hơn nên khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Để tồn tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TECHPRO nói riêng phải hoàn thiện chính mình để thích nghi với một “sân chơi lớn”của WTO.Vì vậy khi thực tập tại Techpro em rất lấy làm thú vị khi Techpro đã chọn marketing làm đòn bẩy để bước vào sân chơi lớn ấy, điều mà không phải doanh nghiệp Việt nam nào cũng thấy được. Bởi vì điểm rất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là không thấy được vai trò rất lớn mà marketing mang lại, vô tình họ đã bỏ đi tài sản vô hình của chính họ mà có thể khai thác hiệu quả để mang lại thành công. Đó chính là lý do vì sao em lại lựa chọn đề tài: “Ứng dụng marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và đầu tư phát triển công nghệ ”. Đây là một cơ hội tốt để em có thể vận dụng kiến thức các môn học trên giản đường đặc biệt là môn học mà em rất yêu mến: môn Marketing thương mại.
Kết cấu bài viết được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng ứng dụng marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh của công ty Techpro qua các năm.
Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh ứng dụng marketing thương mại trong hoạt động kinh doanh của công ty Techpro.
Bài viết này của em chỉ nghiên cứu sự ứng dụng marketing giới hạn trong một doanh nghiệp thương mại cụ thể, đó là công ty Techpro. Và mục tiêu của em khi chọn đề tài này là tìm hiểu về các hoạt động marketing ứng dụng trong công ty Techpro để từ đó có thể chỉ ra những điểm mạnh để công ty phát huy và điểm yếu để công ty khắc phục sao cho việc ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của Techpro mang lại hiệu quả cao nhất.
Chỉ với bốn tuần nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động marketing của công ty là một thời gian không phải là nhiều, vì vậy việc thu thập, phân tích thông tin về công ty Techpro còn có nhiều hạn chế, thiếu sót. Mong thầy, cô thông cảm và góp ý thêm để em hoàn thiện và phát triển bài viết này.
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ MARKETING THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. TỔNG QUAN VỀ MARKETING THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm Marketing
Marketing là một từ tiếng Anh mà đến nay trong từ điển Việt Nam vẫn để nguyên như một từ vay mượn được Việt hoá, bởi vì không thể tìm thấy trong kho tàng Tiếng Việt một từ, một ngữ nào có thể diễn tả đầy đủ, chính xác nghĩa của từ Marketing.
Marketing được hiểu theo rất nhiều nghĩa với những khái niệm khác nhau. Theo phạm vi ứng dụng của Marketing thì có hai khái niệm là Macro marketing và Micro marketing, còn nếu theo đối tượng tác động thì Marketing được hiểu theo hai nghĩa là Marketing theo quan điểm truyền thống và Marketing theo quan điểm hiện đại, theo biên giới lãnh thổ thì Marketing còn được hiểu theo khái niệm là Marketing trong nước và Marketing quốc tế, theo lĩnh vực thì có Marketing thương mại, Marketing chính trị… Mỗi trường phái khác nhau lại có cách hiểu về Marketing theo nghĩa khác nhau. Nhưng ở đây, chúng ta xét khái niệm Marketing theo hai giác độ là: theo phạm vi ứng dụng và theo đối tượng tác đông của Marketing.
1.1.1. Khái niệm Marketing theo phạm vi ứng dụng của Marketing
Macro Marketing
Theo cách hiểu này thì Marketing được hiểu trên góc độ lợi ích chung của toàn xã hội: “Marketing là quá trình xã hội điều khiển các dòng hàng hoá, dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dung nhằm cân đối cung cầu & thoả mãn các mục tiêu của xã hội.”
Thực ra đây là hoạt động của nhà nước ở tầm vĩ mô, thông qua các điều luật, pháp lệnh, chỉ tiêu kinh tế…để hạn chế hay khuyến khích sự phát triển của một lĩnh vực kinh doanh, một ngành hàng, một mặt hàng nhất định để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.
Ở Việt Nam, vào thời kỳ bao cấp, nhiều người cho rằng không hề tồn tại hoạt động Marketing, nhưng thực tế hoạt động Marketing vẫn diễn ra, đó là Macro Marketing, không những thế nó còn rất phát triển và góp phần quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Các hoạt động Macro Marketing đó được thể hiện bởi sự ghép mối cung cầu ở tầm vĩ mô, Nhà nước đưa ra danh sách các ngành hàng được phép kinh doanh và bị cấm kinh doanh nhằm kiểm soát lượng cung và cầu sao cho xã hội được lợi nhất và nó phù hợp với hoàn cảnh đất nước thời kỳ chiến tranh và hậu chiến khi đất nước cần huy động một lực lượng lớn sức người, sức của cho những mục tiêu chung.
Micro Marketing
Nếu như Macro Marketing là hoạt động được áp dụng trong phạm vi rộng của một ngành hàng, một lĩnh vực kinh doanh, một quốc gia thì Micro Marketing được hiểu theo nghĩa hẹp hơn trong một doanh nghiệp cụ thể.
Theo E.J.Mc Carthy thì Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của một tổ chức thông qua việc dự doán các nhu cầucủa khách hàng hay người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hoá, dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới khách hàng hay người tiêu thụ - (Giáo trình Marketing thương mại).
Ở khái niệm này, ta thấy được mối quan hệ giữa mục tiêu và dự đoán của doanh nghiệp về nhu cầu thị trường và các biện pháp để chinh phục khách hàng.
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên khái niệm Marketing
Để hiểu rõ khái niệm này ta tìm hiểu về các định nghĩa: mục tiêu, dự đoán, điều khiển.
Mục tiêu của doanh nghiệp có 3 mức độ khác nhau như sau:
Mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp là các mục tiêu về giá cả, chất lượng sản phẩm, mục tiêu về quảng cáo, xúc tiến bán…Đây là những mục tiêu dễ nhìn thấy nhất và phải đạt được sớm nhất, thể hiện hiệu quả trước mắt của hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu trung gian của doanh nghiệpn là tiêu thụ được sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đó là nhu cầu được cung cấp những sản phẩm phù hợp trong thời gian và không gian thuận lợi nhất, những dịch vụ tiện ích văn minh theo kèm với sản phẩm…
Mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất, là cái đích cao nhất để doanh nghiệp hướng tới đó chính là mục tiêu về lợi nhuận. Mọi mục tiêu trung gian và trước mắt doanh nghiệp đặt ra đều hướng tới mục tiêu cuối cùng này.
Từ mục tiêu mà doanh nghiệp đạt ra và hướng tới doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu để dự đoán cách thức ứng xử, hành vi mua sắm và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng và xu hướng vận động của nhu cầu. Để có được các dự đoán này doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu các tham số như:
Nhóm tham số thuộc yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp: thị trường, khách hàng, nhu cầu khách hàng… Đây là các tham số luôn biến động và tạo ra cơ hội kinh doanh để doanh nghiệp có thể chinh phục.
Nhóm tham số thuộc doanh nghiệp: môi trường tổ chức quản lý, điều khiển kinh doanh…Đây là những tham số tĩnh, ít biến động, là các biện pháp, công cụ để doanh nghiệp giải quyết các vấn đề do nhóm nhân tố trên đặt ra.
Sau khi có các dự đoán, doanh nghiệp đưa ra các biện pháp có thể kiểm soát được để chinh phục khách hàng như 4 tham số: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến.
Ở đây Micro Marketing đã góp phần hoàn thiện các mục tiêu của Marketing.Micro Marketing không còn đơn thuần với mục tiêu là tạo ra lợi nhuận nữa mà nó còn có mục tiêu đa hướng là lợi ích của khách hàng, cộng đồng và toàn xã hội.
Marketing hỗn hợp
“Marketing hỗn hợp là sự phối hợp hay sắp xếp những thành phần của Marketing cho phù hợp với hàon cảnh thực tế của doanh nghiệp” – (giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại).
Marketing hỗn hợp cổ điển chỉ bao gồm 4 tham số là: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp. Nhưng nhiều chuyên gia Marketing hiện đại quan niệm rằng Marketing hỗn hợp không chỉ bao gồm 4 tham số trên mà thêm các tham số khác như: đóng gói, kho vận, dịch vụ phục vụ khách hàng, thương hiệu…
Như vậy, Marketing hỗn hợp là sự hoàn thiện của Macro Marketing và Micro Marketing. Nó không những bao gồm các mục tiêu đa hướng như Micro Marketing mà còn bao gồm một hệ thống hoàn hảo các biện pháp tiện ích nhất để chinh phục khách hàng.
1.1.2 Khái niệm marketing theo đối tượng tác động của Marketing
a. Marketing truyền thống
Marketing theo quan điểm truyền thống được ra đời trong những giai đoạn đầu của khái niệm Marketing. Nó được định nghĩa như sau: “Marketing là hoạt động kinh doanh trong đó hàng hoá đượcđưa từ người sản xuất đến người tiêu thụ” – (Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại)
Ở đây, hoạt động kinh doanh là mọi hoạt động đượctổ chức, thực hiện nhằm mục đích kiếm lời. Như vậy tất cả các hoạt động như: quảng cáo, tăng giá bán, cải tiến mẫu mã sản phẩm…đều là các hoạt động kiếm lời – là hoạt động marketing chứ không phải là hoạt động sản xuất hay hoạt động tài chính. Từ đó, ta thấy tư tưởng chính của Marketing truyền thống là các doanh nghiệp tìm mọi cách bán mọi cái mà họ có chứ không quan tâm đến khách hàng có nhu cầu hay không. Nhà sản xuất dùng những thiết bị hiện có để chế tạo, sản xuất sản phẩm và tìm mọi cách để bán đượcchúng trên thị trường. trên cơ sở đó, doanh nghiệp đưa ra nội dung cơ bản của marketing là tập trung vào nghiên cứu thị trường để bán được sản phẩm của họ.Vì mục đích cơ bản của Marketing theo họ là như vậy nên ta thấy trong lịch sử đã có những giai đoạn xảy ra tình trạng “ khủng hoảng thừa”, tức là doanh nghiệp sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm, và tìm mọi cách để bán sản phẩm đó nên hàng hoá sản xuất ra quá nhiều mà nhu cầu tiêu dung lại có hạn vì thế các doanh nghiệp không thể bán được sản phẩm và dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt. Tiếp đó công nhân bị sa thải, người dân rơi vào tình trạng đói nghèo và nhu cầu tiêu dung của họ lại ít đi doanh nghiệp càng không bán được hàng - một cái vòng của sự luẩn quẩn cứ thế tiếp tục diễn ra.
Vì vậy, quan niệm Marketing theo góc độ truyền thống trở nên không còn phù hợp, buộc phải xuất hiện một quan niệm mới hiện đại hơn để thay thế, để phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử.
Marketing hiện đại
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi lịch sử thị trường bước sang một trang mới, cung thị trường đã lớn hơn sự nhỏ bé của cầu thị trường, vì thế người tiêu dùng được đặt nên vị trí cao hơn khi họ có quyền lựa chọn nhiều hơn và đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa tồn tại và phá sản. Quan niệm cũ về marketing không còn khả năng ứng dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh, do đó Marketing theo quan điểm hiện đại ra đời.
“Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hoá và kiểm tra những khả năng câu khách của một công ty cũng như những chính sách, những hoạt động với quan điểm thoả mãn nhu cầuvề mong muốn của nhóm khách hàng đã chọn”
Như vậy, tư tưởng cơ bản của Marketing hiện đại xuất phát từ nhu cầu của khách hàng để định hướng hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức hoạt động sản xuất, tiêu thụ và cuối cùng là thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người tiêu dung thông qua đó để thu được lợi nhuận.
Ta có thể so sánh 2 quan niệm Marketing theo truyền thống và hiện đại theo 2 sơ đồ sau:
Định nghĩa truyền thống
Sơ đồ 2: Quan niệm marketing theo quan điểm truyền thống
Định nghĩa hiện đại:
Sơ đồ 3: Quan niệm marketing theo quan điểm hiện đại
Ở đây, nếu như khái niệm Marketing theo quan điểm truyền thống hoạt động marketing chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh và đối tượng phục vụ chủ yếu là người tiêu dùng và khách hàng công nghiệp thì Marketing theo quan điểm hiện đại hoạt động marketing ngoài việc phục vụ người tiêu dùng và khách hàng công nghiệp còn liên quan chặt chẽ đến các thành phần khác như: quần chúng, giới cung ứng hàng hoá, nhà cung cấp…
1.2. Khái niệm Marketing thương mại
Để hiểu thế nào là Marketing thương mại trước hết ta hiểu khái