Đề tài Ứng dụng Microsoft PowerPoint trong soạn giảng bài giảng điện tử ở trường mầm non

a. Đặt vấn đề: Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QĐ - TTg ban hành ngày 25/5/2001 đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. b. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non: Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh, tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor (Chỉnh sửa) Violet, Active Primary (Tự động điều chỉnh), Flash, Photoshop (chỉnh sửa ảnh), Converter, Kispix, Kismas (phần mềm trò chơi cho trẻ mầm non), Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10115 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Microsoft PowerPoint trong soạn giảng bài giảng điện tử ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử của đề tài 5 3. Mục đính nghiên cứu của đề tài 5 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài 6 5. Giới hạn (phạm vi )của đề tài 7 6. Điểm mới trong đề tài 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiển 6 1) Cơ sở lý luận: 6 2) Cơ sở thực tiễn: 7 Chương II: Biện pháp thực hiện 9 A. Một số kỹ năng ứng dụng Power point và khai thác thông tin trên mạng phục vụ trong dạy học. 9 1- Kỹ năng sử dụng PowwerPoint thiết kế bài giảng. 9 2. Khai thác thông tin trên Interrnet 10 B. Quy trình thiết kế một bài giảng: 11 1.1. Xác định mục tiêu bài học 11 1.2: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng 12 1.3. Multimedia hoá kiến thức 13 1.4. Xây dựng các thư viện tư liệu 13 1.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể 14 1.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện 14 C. Sử dụng phần mềm điện tử trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non 15 1. Sử dụng phần mềm PowerPoint trong tổ chức cho trẻ KPKH-XH 16 2. Sử dụng phần mềm Paint hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình 16 3. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 17 4. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán 17 IV. Kết luận 18 1. Kết quả đạt được 18 2. Bài học kinh nghiệm 19 3. Kiến nghị: 20 LỜI CẢM ƠN Trên đây là một số sáng kiến kinh nghiệm trong việc ứng dụng phần mềm Microsof Power Point trong soạn giảng bài giảng điện tử ở trường mầm non. Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp là giáo viên đã tận tình giúp đở tôi hoàn thành đề tài này. Do kinh nghiệm còn chưa có nhiều nên việc thực hiện đề tài còn có nhiều thiếu sót. Kính mong cấp trên cùng các đồng nghiệp góp ý thêm cho đề tài sáng kiên được hoàn chỉnh và đưa vào ứng dụng trong soạn giảng bài giảng điện tử ở trường mầm non phục vụ cho việc dạy và học. Hướng Linh, ngày…..tháng……năm 2010 Người thực hiện Phan Thị Mỹ Lệ ỨNG DỤNG MICROSOFT POWERPOINT TRONG SOẠN GIẢNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Ở TRƯỜNG MẦM NON ------------------------ PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài a. Đặt vấn đề: Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QĐ - TTg ban hành ngày 25/5/2001 đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. b. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non: Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầu Video, nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,…tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor (Chỉnh sửa) Violet, Active Primary (Tự động điều chỉnh), Flash, Photoshop (chỉnh sửa ảnh), Converter, Kispix, Kismas (phần mềm trò chơi cho trẻ mầm non),…Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video…vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. 2. Lịch sử của đề tài Dạy học với giáo án điện tử hiện nay đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường mầm non. Vậy giáo án điện tử là gì? Có lẽ chưa có một định nghĩa chính thức nào từ ngành giáo dục cho khái niệm này. Hiện nay ở các trường mầm non, khi nói đến sử dụng giáo án điện tử trong dạy học thì hầu như có nghĩa là giáo án được biên soạn trên máy tính. Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng được sử dụng nhiều hơn cả vẫn là phần mềm Power point của Microsoft. Sở dĩ Power point được ưa dùng trong mục đích này là nhờ: 1. Ưu thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows (Là hệ điều hành phổ biến trên các máy tính(PC) ở Việt Nam) 2. Khả năng hổ trợ multimedia (Đa phương tiện) rất mạnh 3. Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản. 4. Tính nhất quán trong bộ MS Office giúp người đã biết dùng WinWord dễ dàng sữ dụng Power point 3. Mục đính nghiên cứu của đề tài Với phương châm “Hãy dành tất cả những gì tốt nhất cho trẻ em” mỗi bậc phụ huynh cần luôn quan tâm chăm sóc con em mình ở mọi lúc mọi nơi, nhất là mỗi giáo viên cần tạo cho trẻ những cơ hội tốt nhất để trẻ tham gia các họat động. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng và tư duy cho trẻ. Cung cấp những kiến thức cơ bản trong chương trình mẫu giáo 4-5 tuổi. Việc “ứng dụng phần mềm tin học vào tổ chức một số hoạt động cho trẻ mầm non” nhằm tạo một môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động, ham học hỏi, tìm tòi khám phá để trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phỏng vấn giáo viên sau khi giảng dạy bằng soạn giảng giáo án điện tử - Dự giờ, thăm lớp những giờ có sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống. - Ý kiến phản hồi từ giáo viên. - Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ ở những giờ có sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống. 5. Giới hạn (phạm vi )của đề tài - Lớp mẫu giáo A5 trường Mầm Non Hướng Linh - Giáo viên ngành học mầm non tại địa bàn xã và các vùng lân cận - Các phần mềm Power point ứng dụng trong soạn giảng. - Quy trình để thiết kế bài giảng 6. Điểm mới trong đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu được thêm nhiều phần mềm ứng dụng trọng việc soạn giảng như phần mềm ghi bài giảng Power Point qua đĩa VCD hoặc DVD phục vụ cho điều kiện giảng dạy của giáo viên khi không có máy trình chiếu projecter, sử dụng phần mềm Paint kết hợp với Power Point để soạn giảng hoạt động tạo hình cho trẻ PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiển 1) Cơ sở lý luận: Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được đề cập rất lâu và rất cụ thể trong các chỉ thị giáo dục như chỉ thị 29/CT-Bộ GD&ĐT về việc “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT ngành GD&ĐT giai đoạn 2001 - 2005”; Chỉ thị 55/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008-2012” hay đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hổ trợ đắc lực nhất cho mỗi phương pháp dạy học ở các môn, hoạt động. Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,…Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim…sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ và có thể tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 là năm triển khai thực hiện chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 với chủ để “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì năm 2010 – 2011 là năm thứ 3 tiếp tục triển khai chỉ thị trên. Song để thực hiện các mục tiêu trên hiệu quả và ngày càng nâng cao về chất lượng cũng như về số lượng thì mỗi trường có thêm một chiếc máy chiếu (projector) một phòng học nghe nhìn tương đối tốt. Bên cạnh đó cũng cần có những buổi workshop, seminar (thảo luận nhóm)...để bàn về việc soạn giảng thế nào cho hay, cho tốt từ đó tạo điều kiện cho giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm Tuy nhiên trước mắt khi những vấn đề trên chưa được đáp ứng kịp thời thì giáo viên tự học và tự nghiên cứu để soạn giáo án điện tử là điều hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy. Do vậy để có thể ứng dụng CNTT thành công nhất mỗi giáo viên chúng ta đều cố gắng hết sức học hỏi, tìm tòi sáng tạo, không nên ngần ngại hay rụt rè trao đổi với đồng nghiệp khác cốt để làm sao có thể ứng dụng CNTT thật nhanh, thật hiệu quả vào trong từng hoạt động có chất lượng là điều tốt nhất từ đó phần nào đáp ứng được nhu cầu hiện nay cũng như góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. 2) Cơ sở thực tiễn: Đại đa số giáo viên đều hiểu rỏ tầm quan trọng và lợi ích của việc sử dụng Power Point trong soạn giảng cũng như việc lòng ghép các hình ảnh, âm thanh sống động vào bài đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Ngành học mang đặc thù riêng với các môn học cần nhiều hình ảnh, âm thanh và những đoạn video clip minh họa đời sống thực của xã hội. Nhưng đến nay vẫn còn nhiều giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử vì nghỉ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị soạn một bài giáo án điện tử. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các Slide trong các giờ học là điều mà các giáo viên hay tránh và không muốn nghỉ đến. Bây giờ vẫn còn có nhiều ý kiến cho rằng trẻ còn nhỏ không chú ý đến bài và thường bị mất tập trung khi cô giảng bài điện tử vì trẻ thấy lạ. Nên để đạt chất lượng cao giáo viên phải làm việc vất vã, hướng cho trẻ chú ý được thì đã mất nửa thời gian. Một số giáo viên khác lo ngại trẻ ở vùng dân tộc thiểu số thì sẽ không tiếp thu được bài giảng vì nhận thức của trẻ còn rất thấp và chậm do vậy khi cô giảng bài bằng giáo án điện tử thì nhận thức của trẻ như thế không được phát triển nhiều do trẻ tiếp thu chậm. Điều này cũng phần nào hạn chế việc soạn giảng giáo án điện tử. Cơ sở vật chất thiếu thốn cũng là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến công tác giảng dạy bằng máy chiếu của giáo viên. Vì kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên mầm non. Vì là trường thuộc vùng khó nên không thể trang bị đầy đủ thiết bị cho giáo viên nên đã hạn chế việc sử dụng. Mặt khác muốn click chuột để dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vã gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên mầm non còn hạn chế. Có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó khó có thể thấy ở những giáo viên mầm non đã có tuổi thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong. Vì vậy ngoài kiến thức căn bản về phần mềm Power point thì giáo viên phải có niềm đam mê thật sự vì công việc thiết kế, đòi hỏi sự sáng tạo sự nhạy bén, tính thẫm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn, bên cạnh đó có những giáo viên chưa trang bị cho mình hoặc chưa biết cách truy cập internet, đây cũng chính là lỗ hỏng lớn nếu không kịp thời khắc phục thì rất khó cho giáo viên trong việc tìm kiếm và chia sẽ tư liệu để soạn giáo án điện tử. Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm non còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá và rút kinh nghiệm vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa có sự phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin. Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được các trường mầm non thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu. Chương II: Biện pháp thực hiện A. Một số kỹ năng ứng dụng Power point và khai thác thông tin trên mạng phục vụ trong dạy học. 1- Kỹ năng sử dụng PowwerPoint thiết kế bài giảng. Power Point là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh, các dạng đồ thị và những đoạn âm thanh, video minh hoạ ... Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng, phân tích những hiện tượng diễn tả bằng hình ảnh, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh giúp trẻ dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức cho trẻ, tổ chức các hình thức học tập mới... Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng, người giáo viên cần có một số kỹ năng sau: + Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử. Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình của bài giảng, và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học bộ môn. Trong chương trình Giáo dục mầm non, hình thành kiến thức mới cho trẻ được phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: hình thành khái niệm, áp dụng phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm... Xây dựng một bài giảng điện tử cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp giảng dạy bộ môn. + Kỹ năng cơ bản về kỹ thuật PowerPoint: Đó là các thao tác chèn, copy, xoá, sắp xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản ...trên các đối tượng do người thiết kế lựa chọn. + Kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ. Trong nhiều bài giảng, giáo viên cần đưa những hình ảnh minh họa cho bài giảng như tiết tạo hình vẽ các đường nét... cần có kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ trong PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ, màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm các đối tượng, sắp xếp, ... sao cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp. + Kỹ năng khai thác các hiệu ứng điều khiển để mô tả: Trong đó, hai kỹ năng sau rất cần thiết cho thiết kế bài giảng . + Thực hành các bài giảng theo các mức độ từ dễ đến khó. Mỗi bài giảng chỉ rèn luyện một số kỹ năng cơ bản. + Phân loại các bài giảng tương ứng với các hiệu ứng cơ bản. + Sắp xếp các bài giảng tổng hợp từ đơn giản đến phức tạp. + Gắn nội dung học tập với chương trình GDMN 2. Khai thác thông tin trên Interrnet Hiện nay, nguồn tư liệu trên Interrnet ngày càng phong phú. Theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, nguồn học liệu mở sẽ phát triển trong thời gian tới. Do đó, hình thành được kĩ năng khai thác thông tin trên Internet sử dụng các trang tìm kiếm phục vụ cho việc giảng dạy là nhiệm vụ cấp bách với mỗi giáo viên. Những hiểu biết cần thiết của người giáo viên: + Biết cách khai thác thông tin từ một số website cho bộ môn của Việt Nam, của nước ngoài. Biết cách khai thác thông tin dưới dạng text, Picture, ảnh flash, video, các file, ppt (Power Point), swf (Flash)... phục vụ cho giảng dạy thông qua các website tìm kiếm. + Biết cách sử dụng email để gửi đính kèm tư liệu tìm được đến các bạn đồng nghiệp. Những kỹ năng cần thiết: + Tìm kiếm thông tin trên các website: google.com, msn.com, yahoo.com bằng các lựa chọn kiểu và từ khoá thích hợp. + Nắm được nội dung chính các website cần thiết đối với người giáo viên: mamnon.com, trang giáo án điện tử: violet.com + Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, bài soạn trên Powwer Point, đề kiểm tra, tư liệu khác... + Có kỹ năng download và sử dụng các phần mềm Để hình thành các kỹ năng đó, các bài tập về kỹ năng khai thác thông tin trên Interrnet được đưa dưới dạng: - Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh - Tìm kiếm theo định dạng: file PowerPoint, file flash - Download phần mềm và sử dụng phần mềm. - Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử (Gmail.com; Yahoo.com…). B. Quy trình thiết kế một bài giảng: Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà trẻ phải ghi nhớ hết mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của trẻ. Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “hình ảnh, vật thật” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình như sau: 1.1. Xác định mục tiêu bài học Trong dạy học hướng tập trung vào trẻ, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, trẻ đạt được cái gì?. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà trẻ có được sau hoạt động. 1.2. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng Như chúng ta đã biết muốn có được một giáo án điện tử mang lại hiệu quả cao thì việc đầu tiên đối với mỗi người giáo viên phải nắm chắc