Đề tài Ứng dụng mô hình arima, arch / garch để dự báo thanh khoản của cổ phiếu công ty cổ phần sữa Việt Nam (vinamilk) trong ngắn hạn học ki

Thanh khoản được xem là huyết mạch của thị trường tài chính. Việc điều tiết một mức thanh khoản hợp lý là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết cho sự vận hành trơn tru của nền kinh tế. Đặc biệt trong thị trường tài chính liên kết chặt chẽ như hiện nay, chỉ cần sự suy giảm đột ngột của tính thanh khoản ở một phân khúc thị trường đơn lẻ hay trong một khu vực tư nhân có thể gây nên sự gián đoạn cho toàn bộ cả hệ thống. Trong bài nghiên cứu “How best to supply liquidity to a securities market” (1996), Handa và Schwartz cho rằng: “Nhà đầu tư mong muốn 3 điều từ thị trường: thanh khoản, thanh khoản và thanh khoản”. Có thể thấy rằng, thị trường tài chính phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế nên sự biến động thất thường của nó là tất yếu và khó tránh khỏi. Nhưng khi thị trường giảm tính thanh khoản là lúc những nhà tổ chức thị trường phải lo ngại bởi thanh khoản thể hiện niềm tin của nhà đầu tư, là cơ sở cho các doanh nghiệp sử dụng kênh thị trường chứng khoán (TTCK) huy động vốn. Thanh khoản tốt làm cho giá cả phản ánh đúng thực chất quy luật cung cầu mà không bị bóp méo bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị trường. Đặc biệt, ngày nay thanh khoản được chú ý như một trong những tiêu chí quan trọng để dự báo, quyết định xu hướng của thị trường nói chung và từng cổ phiếu nói riêng.

pdf74 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng mô hình arima, arch / garch để dự báo thanh khoản của cổ phiếu công ty cổ phần sữa Việt Nam (vinamilk) trong ngắn hạn học ki, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA, ARCH/GARCHĐỂ DỰ BÁO THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU CÔNG TYCỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) TRONG NGẮN HẠN Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THÙY TRANG Lớp: K44B TCNH Niên khóa: 2010-2014 Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VIỆT ĐỨC Huế, 5/2014Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH ii LỜI CÁM ƠN Cuộc đời là những chuyến hành trình nối tiếp nhau. Chặng đường này kết thúc sẽ mở ra trước mắt chúng ta những chặng đường mới. Quan trọng hơn hết là những gì chúng ta tích lũy và học hỏi được sau những trải nghiệm đầy thú vị đó. Sau hơn 3 tháng thực tập và nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp của em đã được hoàn thành. Đây không chỉ là kết quả từ quá trình nỗ lực và phấn đấu của bản thân mà còn là sự giúp đỡ, khích lệ rất lớn từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình, bạn bè và quý cơ quan thực tập. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập. Đặc biệt, em muốn gửi lời cám ơn chân thành đến Th.s. Nguyễn Việt Đức, người đã tận tình hướng dẫn và luôn giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám Đốc, cùng tập thể cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Sông Hương Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian em thực tập tại Ngân hàng. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình cùng tất cả bạn bè đã luôn động viên, quan tâm em rất nhiều trong thời gian vừa qua. Do thời gian thực tập cũng như năng lực bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý từ phía Quý thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả mọi người! Huế tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thùy Trang Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải TTCK Thị trường chứng khoán HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội OLS Phương pháp bình phương tối thiểu KLGD Khối lượng giao dịch GTGD Giá trị giao dịch CTCP Công ty cổ phần TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán HOSTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Mình HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội NHNN Ngân hàng Nhà nước DNNN Doanh nghiệp Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại IPO Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng UBCK Ủy ban chứng khoán Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 2.1: Mức tăng yết giá các loại cổ phiếu niêm Bảng 2.2: Quy mô TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 Bảng 3.1: Thống kê sơ bộ chuỗi Amivest Bảng 3.2: Lựa chọn mô hình ARIMA(p,1,q) Bảng 3.3: Kết quả kiểm định tính ARCH của mô hình ARIMA(4,1,1) Bảng 3.4: Kết quả ước lượng mô hình ARCH(1) Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình M – ARCH(1) Bảng 3.6: Kết quả ước lượng mô hình T – ARCH(1) Bảng 3.7: Kết quả ước lượng mô hình E – ARCH(1) Bảng 3.8: Kết quả giá trị dự báo so với giá trị thực tế từ 23/4/2014 – 14/5/2014 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH v DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán giai đoạn 1 Hình 2.2: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán giai đoạn 2 Hình 2.3: Các sự kiện quan trọng từ 6/2006 đến 7/2007 Hình 2.4: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán giai đoạn 3 Hình 2.5: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán năm 2008 Hình 2.6: Chỉ số VN – index và các sự kiện tác động năm 2009 Hình 2.7: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán cuối năm 2010 Hình 2.8: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán năm 2011 Hình 2.9: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán năm 2012 Hình 2.10: Chỉ số VN – index và khối lượng giao dịch chứng khoán năm 2013 Hình 2.11: Biểu đồ giá và KLGD của VNM Hình 3.1: Đồ thị chuỗi dữ liệu biến thanh khoản của cổ phiếu VNM Hình 3.2: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi Amivest Hình 3.3: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi sai phân bậc 1 của Amivest Hình 3.4: Đồ thị chuỗi sai phân bậc 1 của Amivest Hình 3.5: Dự báo thanh khoản của cổ phiếu VNM theo mô hình ARIMA(4,1,1) Hình 3.6: Biểu đồ dự báo phương sai theo mô hình ARCH(1)Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – Lớp: K44B TCNH 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh khoản được xem là huyết mạch của thị trường tài chính. Việc điều tiết một mức thanh khoản hợp lý là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết cho sự vận hành trơn tru của nền kinh tế. Đặc biệt trong thị trường tài chính liên kết chặt chẽ như hiện nay, chỉ cần sự suy giảm đột ngột của tính thanh khoản ở một phân khúc thị trường đơn lẻ hay trong một khu vực tư nhân có thể gây nên sự gián đoạn cho toàn bộ cả hệ thống. Trong bài nghiên cứu “How best to supply liquidity to a securities market” (1996), Handa và Schwartz cho rằng: “Nhà đầu tư mong muốn 3 điều từ thị trường: thanh khoản, thanh khoản và thanh khoản”. Có thể thấy rằng, thị trường tài chính phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế nên sự biến động thất thường của nó là tất yếu và khó tránh khỏi. Nhưng khi thị trường giảm tính thanh khoản là lúc những nhà tổ chức thị trường phải lo ngại bởi thanh khoản thể hiện niềm tin của nhà đầu tư, là cơ sở cho các doanh nghiệp sử dụng kênh thị trường chứng khoán (TTCK) huy động vốn. Thanh khoản tốt làm cho giá cả phản ánh đúng thực chất quy luật cung cầu mà không bị bóp méo bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị trường. Đặc biệt, ngày nay thanh khoản được chú ý như một trong những tiêu chí quan trọng để dự báo, quyết định xu hướng của thị trường nói chung và từng cổ phiếu nói riêng. TTCK Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhưng đầy tiềm năng và kỳ vọng với sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đã đem lại nhiều khoản lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên nó cũng chứa đầy rẫy những rủi ro tiềm tàng to lớn, trong đó có rủi ro thanh khoản thị trường cũng như rủi ro thanh khoản cổ phiếu. Bởi các nhà đầu tư hầu như chỉ chú trọng đến lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu chứ chưa quan tâm đến một đặc tính quan trọng khác quyết định đến việc tái đầu tư nguồn vốn ban đầu, đó là tính thanh khoản. Các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt sẽ làm giảm rủi ro mất vốn đầu tư ban Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH 2 đầu và ngược lại cổ phiếu thanh khoản kém sẽ dẫn đến trường hợp nhà đầu tư nắm trong tay khối lượng lớn cổ phiếu nhưng lại khó khăn trong quá trình chuyển nhượng. Hiện nay, trên TTCK Việt Nam, nhà đầu tư đánh giá tình hình thanh khoản chủ yếu dựa vào khối lượng giao dịch (KLGD) cổ phiếu trên thị trường. Trong khi, nhiều nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra rằng, KLGD không thể phản ánh tính thanh khoản một cách toàn diện. Một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu đã xuất hiện để đo lường tính thanh khoản ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Cooper, Grother & Avera (1985) đưa ra chỉ số đo lường thanh khoản Amivest so sánh KLGD với sự thay đổi giá chứng khoán trong một thời gian nhất định; Bruner (1996) đề xướng phương pháp đo lường tính thanh khoản cho thấy sự thay đổi mức giá trên một lần giao dịch trong ngày; Chordia, Jones & Lipson (1999) đo lường thanh khoản bằng cách đếm số giao dịch mỗi ngày. Trong khi đó, nghiên cứu tính thanh khoản cổ phiếu ở Việt Nam vẫn chưa được đề cập nhiều và còn hạn chế trong phương pháp nghiên cứu. Vì vậy, việc đưa ra một nghiên cứu mang tính tổng quát về tính thanh khoản là một thử nghiệm mới thật sự cần thiết vào lúc này, bởi vì khi nắm bắt rõ tình hình thanh khoản, nhà đầu tư sẽ có định hướng chính xác hơn trong việc đầu tư nguồn vốn của mình, hạn chế những rủi ro đáng tiếc. CTCP Sữa Việt Nam (Vinamlk) là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam, có giá trị vốn hóa rất lớn trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu của nó được xếp vào loại Bluechip ảnh hưởng khá lớn đến toàn thị trường. Đây là cổ phiếu được đánh giá có tính thanh khoản khá cao, được nhiều người quan tâm, mua bán sôi động trên thị trường. Vì vậy, nghiên cứu tình hình thanh khoản của cổ phiếu này sẽ giúp ích được rất nhiều cho các nhà đầu tư. Nhận thấy được tính mới lạ và thực tiễn của việc nghiên cứu, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình ARIMA, ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của cổ phiếu Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong ngắn hạn”.Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH 3 2. Mục tiêu đề tài 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng các công thức để đo lường và dự báo tính thanh khoản của cổ phiếu, cũng như biến động thanh khoản của cổ phiếu trong ngắn hạn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tính thanh khoản của cổ phiếu. - Hệ thống hóa các mô hình kinh tế lượng: ARIMA, ARCH/GARCH. - Đánh giá tình hình thanh khoản của TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2014 và thanh khoản của cổ phiếu VNM từ 2006 đến nay. - Dự báo thanh khoản trong ngắn hạn của cổ phiếu VNM. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: thanh khoản của cổ phiếu VNM, mô hình ARIMA, ARCH/GARCH dự báo thanh khoản của cổ phiếu VNM. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: CTCP Sữa Việt Nam và TTCK Việt Nam + Thời gian: thời gian khảo sát và thu nhập dữ liệu được cập nhất đến hết ngày 15/5/2014. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp thực chứng cùng với phân tích, tổng hợp và mô hình hóa. Phương pháp thực chứng: nghiên cứu dữ liệu thực nghiệm theo thời gian (dữ liệu thứ cấp của cổ phiếu được lấy từ web: phân tích nhận diện vấn đề, sử dụng dữ liệu lịch sử để kiểm định các mô hình.Tr ờn Đạ học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH 4 Phương pháp phân tích, tổng hợp: nghiên cứu tư liệu, phân tích, tổng hợp các quan điểm. Qua đó chỉ ra những vượt trội, giới hạn của từng cách tiếp cận. Phương pháp mô hình hóa: xác định, ước lượng và kiểm định các mô hình kinh tế lượng. - Công cụ nghiên cứu: đề tài sử dụng phần mềm eview 6.0 để thực hiện nhận dạng, ước lượng và kiểm định các tham số trong các mô hình kinh tế lượng để kiểm tra độ phù hợp của những mô hình ước lượng. 5. Ý nghĩa thực tiễn Việc đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu giúp NĐT lựa chọn được cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, giảm bớt rủi ro khi đầu tư. Việc dự báo chính xác thanh khoản của cổ phiếu và thị trường giúp NĐT nắm được xu thế và cơ hội mang đến lợi nhuận cho mình hoặc giảm thiểu lỗ xuống mức thấp nhất khi tham gia mua bán trên TTCK Việt Nam 6. Kết cấu đề tài Kết cầu đề tài gồm 3 phần chính: - Phần 1: Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. - Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Lý luận thanh khoản và các mô hình đo lường, dự báo: Giới thiệu những vấn đề lý luận và hệ thống công thức đo lường thanh khoản của cổ phiếu. Bên cạnh đó, giới thiệu khái quát về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Chương 2: Tình hình thanh khoản của TTCK Việt Nam và cổ phiếu VNM. Chương 3: Dự báo thanh khoản cổ phiếu VNM. - Phần 3: Kết luận Kết quả đạt được, hạn chế và hướng phát triển đề tài. Tr ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH 5 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN THANH KHOẢN VÀ CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG, DỰ BÁO 1.1. Tổng quan tính thanh khoản của cổ phiếu Tính thanh khoản là một khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Ta có thể dễ dàng bắt gặp cụm từ này trong rất nhiều bộ môn của kinh tế học cũng như trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, mặc dù có vẻ là một ý niệm đơn giản và dễ nắm bắt nhưng việc đưa ra một định nghĩa cho tính thanh khoản thực tế lại không dễ dàng. Như Crockett đã nói: “Tính thanh khoản dễ nhận ra hơn là định nghĩa nó”. Nhận định này có vẻ đặc biệt chính xác khi hiện nay vẫn có rất ít sự đồng thuận trong một định nghĩa chung nhất của tính thanh khoản. Theo dòng lịch sử, thanh khoản đã song hành với sự phát triển của khái niệm tiền tệ và đã thay đổi theo quá trình mở rộng tài chính, trong một phạm vi rộng hơn, nó thay đổi theo sự cải tiến trong cấu trúc và chức năng của hệ thống tài chính. Khái niệm quen thuộc và được chấp nhận phổ biến nhất là: “Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên tiền được lựa chọn là thước đo thanh khoản của các tài sản khác”. Một trong những định nghĩa sớm nhất về tính thanh khoản có thể được tìm thấy trong tác phẩm “Treatise on Money” xuất bản năm 1930 của Keynes. Ông định nghĩa: “một tài sản là thanh khoản hơn nếu nó có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn mà không bị thiệt hại”. Nghiên cứu của O’Hara (2001) cho rằng: “Thanh khoản có lẽ được mô tả tốt nhất khi nhà đầu tư có thể giao dịch tài sản một cách dễ dàng và tốn ít chi phí. Có nhiều khía cạnh đánh giá tính thanh khoản: chi phí giao dịch cơ bản, thời gian thực hiện giao dịch và sự thay đổi giá giao dịch”. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH 6 Theo Pastor & Stambaugh (2003), tính thanh khoản của tài sản đề cập đến khả năng mua hoặc bán tài sản trên thị trường với số lượng lớn một cách nhanh chóng, chi phí thấp và không làm thay đổi đến giá cả. Còn nghiên cứu của Liu (2006) khẳng định rằng: “Thanh khoản nhìn chung là khả năng giao dịch nhanh chóng với một số lượng lớn với mức chi phí thấp nhưng lại ít bị ảnh hưởng của sự thay đổi giá”. Như vậy, ta có thể rút ra định nghĩa về tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ được sử dụng trong suốt phạm vi khóa luận này, đó là: khả năng chuyển đổi cổ phiếu đó thành tiền một cách nhanh chóng nhất mà ít tốn kém nhất 1.2. Các yếu tố ảnh hướng đến tính thanh khoản của cổ phiếu Tính thanh khoản của cổ phiếu luôn thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tác động lớn nhất là: Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết). Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường. Ngược lại, nếu công ty làm ăn kém hiệu quả, không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán. Tính thanh khoản có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E, thường những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức). Thứ hai, mối quan hệ cung – cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác, đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng hóa) thì cổ phiếu đó cũng khó được giao dịch. Ngược lại, khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể dễ dàng bán. Ngoài ra, các nhân tố khác như đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn thị trường Trư ờng Đạ i họ Kin h t Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH 7 của cá nhân, tổ chức nhằm tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo cũng làm tính thanh khoản bị méo mó. 1.3. Đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu Mặc dù định nghĩa trên có ưu điểm là đơn giản dễ hiểu nhưng nó lại quá chung chung, gây khó khăn cho việc vận dụng vào phân tích tính thanh khoản. Do đó, để làm định nghĩa tính thanh khoản thêm chi tiết, nhiều nhà kinh tế học đã cố gắng phân tích, tách tính thanh khoản thành nhiều phần khác nhau. Theo Shen & Starr (2002), không thể nắm bắt được hiện tượng “tính thanh khoản”, bởi vì tính thanh khoản không phải một biến đơn chiều mà là biến đa chiều. Theo Rico von Wyss trong bài nghiên cứu “Measuring and Predicting Liquidity in the Stock Market”, không có một đại lượng cụ thể đo lường tính thanh khoản mà thường được tính bằng tỷ số. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu chú trọng vào chênh lệch giá mua – bán mà bỏ qua nhiều yếu tố khác. Lee, Mucklow & Ready (1993) nhấn mạnh sự cần thiết phải thêm đại lượng độ sâu của giá khi xem xét cùng với chênh lệch giá mua – bán. Theo nghiên cứu của John Maynard Keynes, ông nhấn mạnh hai khía cạnh, tính mạo hiểm của việc bán một tài sản, và sự có mặt của thị trường nơi đàm phán được diễn ra mà không có sự bất lợi về giá. Đóng góp tiếp theo chỉ ra vai trò của tốc độ và chi phí được kết hợp cho việc giao dịch trên thị trường. Ví dụ, Massimb và Phelps (1994) tập trung vào tầm quan trọng của sự lập tức và sự co giãn, tức khả năng thị trường thực hiện giao dịch ngay tức thì cho một lệnh thị trường (thường được gọi là sự lập tức) và khả năng thực hiện những lệnh thị trường nhỏ mà không có những thay đổi lớn trong giá thị trường (thường được gọi là sự co giãn). Harris (1990) đưa ra 4 khía cạnh chính của tính thanh khoản là: độ rộng, độ sâu, độ tức thời và độ co giãn. Trong khi đó, Ronaldo (2000) nghiên cứu trên 4 chiều hướng của tính thanh khoản: độ chặt, độ sâu, độ co giãn và thời gian giao dịch. Thậm chí, Abdourahmane Sarr & Tonny Lybek (2002) nhận định thanh khoản có khuynh hướng biểu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVDH: Th.s. Nguyễn Việt Đức SVTH: Lê Thị Thùy Trang – K44B TCNH 8 hiện bởi 5 chiều hướng: độ chặt, đô sâu, độ tức thời, độ rộng và độ co giãn. Nhìn chung, mỗi người đều có những ưu điểm riêng khi nhìn nhận các biểu hiện của tính thanh khoản, bởi trên các thị trường khác nhau, với những nguồn cung cấp dữ liệu khác nhau, định nghĩa của tính thanh khoản không có sự thích hợp tuyệt đối mà chúng chỉ nhấn mạnh một hoặc một vài khía cạnh khác nhau. Từ những nhận định trên, ta có thể tổng kết rằng, tính thanh khoản thường được phân tích chủ yếu ở 4 chiều hướng: thời gian giao dịch (Trading time), độ sâu (Depth), độ chặt (Tightness) và độ co giãn (Resiliency). Khía cạnh Mô tả Phương pháp đolường Thời gian giao dịch (Trading time) Khả năng thực hiện một giao dịch ngay lập tức với mức giá hiện hành Thời gian chờ (Waiting time) giữa các giao dịch tiếp theo Số giao dịch trên một đơn vị thời gian Độ chặt (Tightness) Khả năng mua bán một cổ phiếu ở mức giá bằng hoặc xấp xỉ tại cùng một thời điểm. Khía cạnh này xem xét đến chi phí giao dịch (bid – ask spread cho một khối lượng cổ phiếu nhất định, hoa hồng và phí phải trả trên mỗi cổ phiếu) mà các nhà đầu tư phải chịu nếu muốn giao dịch ngay tức thời Các dạng khác nhau của bid – ask spread Độ sâu (Depth) Khả năng mua bán một số lượng cổ phiếu nhất định mà không ảnh hưởng đến giá đặt ra. Được thể hiện qua khối lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư chắc chắn có thể giao dịch được trong một khoảng thời gian nào đó Độ sâu của giá Tỷ số vòng quay Khối lượng giao dịch Giá trị giao dịch Tỷ số dòng tiền Độ co giãn (Resiliency) Khả năng phục hồi nhanh chóng lại mức giá cũ sau khi giá cổ phiếu bị biến động do chịu ảnh hưởng từ một sự bất cân đối nguồn lệnh lớn gây ra
Luận văn liên quan