Từ khi Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động đến nay đã hơn
7 năm. Nhìn lại so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Singapore,
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…Thị trường chứng khoán Việt Nam
có thể là còn rất non trẻ. Kể từ lúc chính thức đi vào họat động đến nay,
với nhiệm vụ ban đầu mà Ủy Ban Chứng Khóan Nhà Nước Việt Nam đặt ra là Thị
trường chứng khoán cần phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư
đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế đang phát triển, thành tựu mà
thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được không thể nói là nhiều. Kênh huy động
nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư hiện nay chủ yếu vẫn đè nặng lên vai
các Ngân Hàng Thương Mại, việc ngân hàng “lấy ngắn nuôi dài” là điều diễn ra
thường xuyên. Câu hỏi đặt ra là vì sao Thị Trường Chứng Khoán không thể phát
huy được vai trò của nó?
Thị trường chứng khóan Việt Nam không thể họat động hiệu quả phát sinh từ
nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại phần lớn là do sản phẩm chứng khoán trên
thị trường quá ít, không đa dạng phong phú khiến các nhà đầu tư.
Không có nhiều lựa chọn cho danh mục đầu tư của riêng mình, thêm vào đó là tâm
lý thận trọng vốn có của người Việt Nam trước một hình thức đầu tư khá mới mẻ
trong khi chưa có những công cụ hiệu quả giúp những người tham gia trên thị
trường phòng ngừa rủi ro đã khiến cho họ khi tham gia đã dè dặt lại càng dè dặt
hơn. Do đó để thị trường chứng khóan Việt Nam thật sự phát huy được vai trò của
mình, nhà nước cần có chính sách thay đổi thích hợp, nhất là cần quan tâm đến sự
tham gia thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm chúng tôi xin được đưa ra những đề
xuất về việc xây dựng Option - một công cụ chứng khóan phái sinh - như là một
sản phẩm mới nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng khả năng
thu hút vốn đầu tư thông qua thị trường, cũng như là một công cụ phòng ngừa rủi
ro cho thị trường chứng khoán.
50 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Option cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
********
ừ khi Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động đến nay đã hơn
7 năm. Nhìn lại so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Singapore,
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…Thị trường chứng khoán Việt Nam
có thể là còn rất non trẻ. Kể từ lúc chính thức đi vào họat động đến nay,
với nhiệm vụ ban đầu mà Ủy Ban Chứng Khóan Nhà Nước Việt Nam đặt ra là Thị
trường chứng khoán cần phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư
đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế đang phát triển, thành tựu mà
thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được không thể nói là nhiều. Kênh huy động
nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư hiện nay chủ yếu vẫn đè nặng lên vai
các Ngân Hàng Thương Mại, việc ngân hàng “lấy ngắn nuôi dài” là điều diễn ra
thường xuyên. Câu hỏi đặt ra là vì sao Thị Trường Chứng Khoán không thể phát
huy được vai trò của nó?
Thị trường chứng khóan Việt Nam không thể họat động hiệu quả phát sinh từ
nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại phần lớn là do sản phẩm chứng khoán trên
thị trường quá ít, không đa dạng phong phú khiến các nhà đầu tư.
Không có nhiều lựa chọn cho danh mục đầu tư của riêng mình, thêm vào đó là tâm
lý thận trọng vốn có của người Việt Nam trước một hình thức đầu tư khá mới mẻ
trong khi chưa có những công cụ hiệu quả giúp những người tham gia trên thị
trường phòng ngừa rủi ro đã khiến cho họ khi tham gia đã dè dặt lại càng dè dặt
hơn. Do đó để thị trường chứng khóan Việt Nam thật sự phát huy được vai trò của
mình, nhà nước cần có chính sách thay đổi thích hợp, nhất là cần quan tâm đến sự
tham gia thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm chúng tôi xin được đưa ra những đề
xuất về việc xây dựng Option - một công cụ chứng khóan phái sinh - như là một
sản phẩm mới nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng khả năng
thu hút vốn đầu tư thông qua thị trường, cũng như là một công cụ phòng ngừa rủi
ro cho thị trường chứng khoán.
T
2
MỤC LỤC Trang
Chương I:
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. ...........................................................2
1.1.1 Khái niệm về thị trường vốn ...................................................................2
1.1.2.Vai trò của thị trường chứng khoán .......................................................4
1.1.2.1 Công cụ thanh khoản cho thị trường. ..................................................4
1.1.2.2 Công cụ đo lường và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. .............4
1.1.2.3 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng. ....................................4
1.1.2.4 Chống lạm phát.....................................................................................5
1.1.2.5 Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển. .............5
1.1.2.6 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. .................................................5
1.1.3 Các loại chứng khoán lưu thông trên thị trường: ..................................5
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng quyền chọn:.......................................................5
1.2 HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN: ...................................................................7
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng quyền chọn:.......................................................7
1.2.2 Vai trò hợp đồng quyền chọn:.................................................................8
1.2.2.1 Quản lý rủi ro giá cả: ............................................................................8
1.2.2.2 Vai trò định giá quyền chọn .................................................................9
1.2.2.3 Góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển ............................9
1.3 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG OPTION. ...........................................9
1.4. OPTION VỀ CHỨNG KHOÁN. ..............................................................10
1.4.1 Khái niệm: ...............................................................................................10
1.4.2 Đặc điểm: .................................................................................................10
1.4.2.1Ngày đáo hạn .........................................................................................11
1.4.2.2 Giá thực hiện .........................................................................................11
1.4.2.3 Thuật ngữ .............................................................................................12
1.4.3.Giao dịch option.......................................................................................13
1.4.3.1 Những người tạo thị trường .................................................................13
1.4.3.2 Nhà môi giới trên sàn giao dịch. ...........................................................13
3
1.4.3.3 Nhân viên lưu trữ lệnh .........................................................................13
1.4.4 Công ty thanh toán hợp đồng Option (OCC): ........................................14
1.4.5 Thực hiện option ......................................................................................15
Chương II
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHN VIỆT NAM TỪ KHI ĐI
VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẾN NAY. ......................................................................
2.1.1 Từ năm 2003 đến nay. .............................................................................19
2.1.1.1 Về sự quan tâm của nhà nước đối với sự phát triển của TTCK. ........20
2.1.1.2 Hoạt động của thị trường diễn ra khá suông sẻ. .................................26
2.1.1.3 TTCK thực sự chưa kênh huy động vốn. ............................................26
2.2 XÂY DỰNG CÁC CÔNG CỤ CHỨNG KHOÁN PHÁT SINH CHO THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LÀ MỘT VIÊC LÀM RẤT CẦN
THIẾT HIỆN NAY ..........................................................................................29
2.2.1 Option là một trong những biện pháp giúp tăng khả năng huy động vốn
trong và ngoài nước cho Việt Nam thông qua TTCK: ...................................30
2.2.2 Option giúp thu hút các nguồn vốn đến từ bên ngoài nước. ..................32
2.2.3 Các công cụ chứng khoán phái sinh đặc biệt là Option giúp thị trường
chứng khoán Việt Nam hoạt động một cách hiệu quả hơn trong việc cổ phần
hóa các doanh nghiệp nhà nước. .....................................................................33
2.3 KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN OPTION CHO THI TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. .....33
2.3.1 Hạn chế về kinh nghiệm ..........................................................................34
2.3.2 Tính chủ động chưa cao: .........................................................................35
2.3.3 Tâm lý thị trường còn e ngại: ..................................................................35
2.3.4 Hạn chế về pháp lý ..................................................................................36
Chương III
4
TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG OPTION CHO THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ
NAY ĐẾN NĂM 2013 ............................................
3.1 DỰ KIẾN BƯỚC ĐI HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG OPTION CHO THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. .....................................................37
3.1.1 Những nguyên tắc, quan điểm trong việ xây dựng Option cho thị trường
chứng khoán Việt Nam. ...................................................................................37
3.1.2 Dự kiến các bước đi hình thành thị trường Option từ nay đến năm 2013
3.1.2.1 Giai đọan 1: Chuẩn bị các cơ sở khoa học thực tiễn cần thiết để hình thành
Option , thời gian dự kiến của giai đọan này là 1 năm từ 2008-2009 ..................39
3.1.2.2 Giai đọan 2: Xây dựng, vận hành thử và hòan thiện thêm các trung tâm
giao dịch. Thời gian dự kiến của giai đọan này là 2009-2011 .............................39
3.1.2.3 Giai đọan 3: Tiếp tục nâng cao và hòan thiện thêm kỹ thuật vận hành
cũng như cơ sở pháp lý cho họat động của Option trước khi được đưa ra kinh
doanh trên thị trường từ năm 2011-2013 ........................................................40
3.2 NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
OPTION............................................................................................................40
3.3 ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC XÂY DỰNG OPTION CHO
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2013. .40
3.3.1 Nâng cao tính cạnh tranh của thị trường chứng khóan Việt Nam. ......40
3.3.2 Tạo nhận thức thị trường .......................................................................40
3.3.2.1 Tạo nhận thức về thị trường chứng khóan .........................................42
3.3.2.2 Tạo nhận thức về sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm phái sinh trên thị
trường chứng khoán. ........................................................................................ 42
3.3.2.3 Đánh thức tâm lý đầu tư của các tầng lớp dân cư ..............................43
3.3.3 Tăng cung - kích cầu trên thị trường chứng khoán. ..............................44
3.3.3.1 Tiếp tục đây mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước. .......................................................................................................44
3.3.3.2 Khuyến khích phát triển các công ty cổ phần ..................................... 44
5
3.3.3.3 Có chính sách khuyến khích, thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp,
nhất là tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia niêm yết trên
thị trường chứng khoán ...................................................................................44
3.3.3.4 Mở rộng hoạt động của các quỹ đầu tư trên thị trường tài chính, tăng
cường đào tạo nhân lực cho thị trường chứng khoán, thúc đẩy phát triển thị
trường OTC và thị trường Future cho nông sản Việt Nam. .........................44
Chương I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.1.1 Khái niệm về thị trường vốn:
Là một phần của thị trường tài chính. Có chức năng cung cấp vốn đầu tư
trung và dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế của các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mở rộng sản
xuất kinh doanh.
Thị trường vốn hay thị trường trung và dài hạn tại các quốc gia phát triển
bao gồm:
+Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường cho thuê tài sản thiết bị giữa
một bên là cho thuê chuyên nghiệp với bên khác là người đi thuê gồm các tổ chức
và cá nhân có nhu cầu sử dụng tài sản thiết bị để sản xuất kinh doanh hơn là phục
vụ cho nhu cầu công tác quản lý. Thị trường cho thuê tài chính giúp cho các cá
nhân,tổ chức kinh tế, xí nghiệp…tiếp cận và sử dụng các loại tài sản phù hợp với
nhu cầu của mình làm cho việc kinh doanh hiệu quả hơn.
+Thị trường thế chấp: là thị trường cho vay vốn trung dài hạn của các tổ
chức tài chính với các tổ chức kinh tế giúp thực hiện các dự án đầu tư mở rộng đối
6
với dây chuyền công nghệ. Với điều kiện các dự án đầu tư phải tính được hiệu quả
kinh tế, có khả năng hòa vốn, trả nợ ngân hàng và tài sản có thế chấp. Tuy nhiên
các dự án đầu tư có hiệu quả cao, mức độ an toàn cao thì ngân hàng cho vay cũng
không cần có tài sản thế chấp.
+Thị trường chứng khoán : theo nghĩa rộng được gọi là thị trường vốn. Ở
đây các giấy nợ trung và dài hạn và các cổ phiếu được mua bán. Như vậy thị
trường chứng khoán là thị trường tạo lập và cung ứng thị trường dài hạn cho nền
kinh tế.
Các công cụ của thị trường chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ,
trái phiếu công ty, trái phiếu chính quyền địa phương.
Các công cụ trên thị trường vốn có thời gian dài và vô hạn do đó giá của nó
dao động rộng hơn so với giá của thị trường tiền tệ. Vì vậy nó được coi là chứng
khoán có độ rủi ro cao hơn và vì vậy cơ chế phát hành lưu thông mua bán chúng
được hình thành khá chặt chẽ nhằm hạn chế những biến động và thiệt hại cho nền
kinh tế xã hội.
Hình 1.1: Cơ cấu của thị trường chứng khoán
Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước
(Quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán)
Thị trường
chứng khoán
Thị trường sơ cấp
(Phát hành chứng khoán)
Thị trường thứ cấp
(Giao dịch chứng khoán)
7
Thị trường sơ cấp : là nơi mà các chứng khoán được cơ quan phát
hành chứng khoán bán cho các nhà đầu tư, không phải là hoạt động
mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau. Thị trường sơ
cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán
là mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần tiền sử dụng, đưa
nguồn tiết kiệm vào đầu tư .
Thị trường thứ cấp : là nơi diễn ra các họat động mua bán những
chứng khóan đã được phát hành một lần thông qua thị trường sơ cấp.
Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán. Thị trường
thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát
hành.
1.1.2.Vai trò của thị trường chứng khoán:
1.1.2.1 Công cụ thanh khoản cho thị trường.
Đảm bảo cho việc nhanh chóng chuyển thành tiền mặt các chứng khoán có
giá. Đây chính là các yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến với thị
trường chứng khoán, với một thị trường chứng khoán hoạt động càng hữu hiệu thì
tính thanh khoản càng cao.
1.1.2.2 Công cụ đo lường và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
Những thông tin doanh nghiệp cung cấp qua đó đánh giá được năng lực sản
xuất của các doanh nghiệp, triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng
sinh lợi hoạt động sản xuất kinh doanh, xu thế phát triển của doanh nghiệp trong
thời kì tương lai từ 3-5 năm đã phần nào lượng giá được tích sản phẩm của doanh
nghiệp một cách khách quan và khoa học.
1.1.2.3 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng.
Thị trường phi tập trung
(OTC)
Thị trường tập trung
(Sở giao dịch)
8
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư
lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị
trường rất khác nhau về tính chất, thờii hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư
có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của
mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết
kiệm quốc gia.
g1.1.2.4 Chống lạm phát.
Ngân hàng trung ương với vai trò điều chỉnh hệ thống tiền tệ sẽ tung ra
nhiều trái phiếu kho bạc bán trên thị trường chứng khoán với lãi suất cao để thu
hút bớt lượng tiền lưu hành nhờ đó số tiền sẽ giảm và lạm phát cũng giảm đi.
1.1.2.5 Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển.
Những đóng góp của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế hiển nhiên
là rất to lớn. Hiện nay các quốc gia theo cơ chế thị trường đều có tổ chức thị
trường chứng khoán vì đó là công cụ đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư
và tăng trưởng.
1.1.2.6 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán không những thu hút các nguồn vốn đầu tư nội địa
mà còn giúp Chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu
công ty ra thị trường vốn quốc tế để thu hút ngọai tệ.Việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài qua kênh chứng khoán là an toàn và hiệu quả vì các chủ thể phát hành được
toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà không bị ràng buộc bởi
bất kỳ điều kiện nào của nhà đầu tư nước ngoài .
Tuy nhiên thị trường chứng khoán có những nhược điểm của nó. Nó được
coi là một công cụ nhạy bén và tinh xảo nên những tác động tiêu cực vô cùng
nguy hiểm đối với nền tài chính của một quốc gia.
1.1.3 Các loại chứng khoán lưu thông trên thị trường:
9
1.1.3.1 Cổ phiếu: là giấy chứng nhận cổ phần, nó xác nhận quyền sở hữu
của cổ đông, đối với công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường trở thành cổ
đông thường hay cổ đông phổ thông. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường là một
trong những người chủ doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như gánh chịu mọi rủi ro, hậu quả trong kinh
doanh.Có 2 loại cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
1.1.3.2 Trái phiếu: là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể
phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi
trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn.
Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ suất lãi trái
phiếu.
1.1.3.3 Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khóan (Derivatives)
+Chứng chỉ thụ hưởng: do công ty tín thác đầu tư hay các quỹ hỗ tương
phát hành để xác nhận quyền lợi của khách hàng là những nhà đầu tư cac nhân
trong các quỹ đầu tư nhất định. Chứng chỉ thụ hưởng này có thể được mua bán,
giao dịch trên thị trường chứng khoán như các giấy tờ có giá khác.
+Chứng quyền(Pre- emptipe): là giấy xác nhận quyền được mua cổ phiếu
mới phát hành tại mưc bán ra của công ty, các chứng quyền thường được phát
hành cho các cổ đông cũ, sau đó có thể đem giao dịch.
+Chứng khế (Warrants): là các giấy tờ có giá được phát hành kèm theo
các trái phiếu, trong đó xác nhận quyền được mua cổ phiếu theo những điều kiện
nhất định. Một chứng khế gắn với một lọai chứng khoán cho phép người giữ nó
được quyền chuyển đổi chứng khoán này sang chứng khoán khác hoặc sang một
công cụ tài chính nào đó khác theo một giá định trước gọi là giá đặt mua trong một
thời hạn nhất định (thường là kỳ hạn dài hơn chứng quyền )
+Các chứng chỉ phái sinh: là chứng khoán có giá trị phụ thuộc vào các giá
trị khác luôn thay đổi trên thị trường. Đây là sản phẩm tài chính cao cấp rất phức
tạp, bao gồm các hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp
đồng Swaps. Đáng lưu ý nhất trong các chứng chỉ phái sinh là hợp đồng quyền
10
chọn (Option)-là một công cụ phòng chống rủi ro của các nhà kinh doanh chứng
khoán, đồng thời là nghiệp vụ kinh doanh giúp các nhà kinh doanh chứng khoán,
các nhà đầu cơ săn lùng lợi nhuận trên thị trường. Trong những năm gần đây, thị
trường giao sau (Future) và quyền chọn (Option) ngày càng trở nên quan trọng và
rất cần thiết cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Sư phát triển của chúng gắn liền
với sự lớn mạnh của các thị trường chứng khóan thế giới. Trong thực tế các thị
trường Future và Option phát triển mạnh và mang tính cạnh tranh cao là nhờ sự đa
dạng hóa sản phẩm trên thị trường: từ hàng hóa đến tiền tệ, chỉ số S&P 500 hay
trái phiếu kho bạc, lãi suất LIBOR …Điều này chứng tỏ rằng thị trường Future và
thị trường Option là những cải tiến rất thành công cho thị trường tài chính và kinh
doanh trên thị trường quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình phát triển thị trường
chứng khoán. Do đó việc nghiên cứu và phát triển những công cụ tài chính với thị
trường chứng khoán là việc rất quan trọng cần làm lúc này nhằm đảm bảo cho thị
trường chứng khoán Việt Nam ngày một hoạt động hiệu quả hơn, an toàn và ổn
định hơn.
1.2 HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN:
1.2.1 Khái niệm về hợp đồng quyền chọn:
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền,
nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán:
+ Một số lượng xác định các hàng hoá, ngoại tệ hay chứng khoán;
+ Tại (hoặc trước) một thời điểm xác định trong tương lai;
+ Với một mức giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng.
Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện
hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) các hàng hoá, ngoại tệ hay chứng
khoán. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc
phải bán (hay mua).
Quyền chọn cho phép được mua gọi là quyền chọn mua (call option), quyền
chọn cho phép được bán gọi là quyền chọn bán (put option).
11
Quyền chọn mua trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không
phải nghĩa vụ, được mua các hàng hoá, ngoại tệ hay chứng khoán vào một thời
điểm (kiểu Châu Âu) hay trước một thời điểm (kiểu Mỹ) trong tương lai với một
mức giá xác định.
Quyền chọn bán trao cho người mua (người nắm giữ) quyền, nhưng không
phải nghĩa vụ, được bán các hàng hoá, ngoại tệ hay chứng khoán vào một thời
điểm (kiểu Châu Âu)