Đề tài Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học một số môn học ở lớp 4

Cách học truyền thống đã khiến tư duy của nhiều em học sinh đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển của trí não, điều đó làm cho một số em học sinh tuy rất chăm học nhưng sự tiếp thu vẫn rất ít vì không biết xâu chuỗi kiến thức với nhau, không biết vận dụng những kiến thức đã học trước đó vào phần sau. Học sinh chỉ biết ghi mà không biết cách lưu thông tin sao cho khoa học, tự chủ, độc lập nhất. Học sinh còn yếu về kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ chưa được sâu sắc mà sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy móc, dẫn đến chán nản, áp lực,

pdf22 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 13141 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học một số môn học ở lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN PHÚ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN Mã số: ................................ (Do HĐKH Phòng GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY - HỌC MỘT SỐ MÔN HỌC Ở LỚP 4 Người thực hiện: Trần Thị Thúy Vân Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Thị Thúy Vân 2. Ngày tháng năm sinh: 03 - 11- 1984 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: 16/1, ấp Ngọc Lâm 1, xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613856219 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0987919349 6. Fax: E-mail: vtv842003@yahoo.com 7. Chức vụ: giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Trần Quốc Toản II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: dạy lớp 4 Số năm có kinh nghiệm: 4 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Tích cực hóa hoạt động dạy - học toán 4 BM02-LLKHSKKN 3 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY - HỌC MỘT SỐ MÔN HỌC Ở LỚP 4 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cách học truyền thống đã khiến tư duy của nhiều em học sinh đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển của trí não, điều đó làm cho một số em học sinh tuy rất chăm học nhưng sự tiếp thu vẫn rất ít vì không biết xâu chuỗi kiến thức với nhau, không biết vận dụng những kiến thức đã học trước đó vào phần sau. Học sinh chỉ biết ghi mà không biết cách lưu thông tin sao cho khoa học, tự chủ, độc lập nhất. Học sinh còn yếu về kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ chưa được sâu sắc mà sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy móc, dẫn đến chán nản, áp lực, Kinh nghiệm dạy lớp 4 nhiều năm cho thấy: Khi học bài mới còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là lĩnh hội kiến thức một cách máy móc mà chưa được rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sau khi học bài mới các em còn chưa có thói quen học bài cũ, hoặc có học nhưng chưa hiệu quả, học trước quên sau, học vẹt. Nhiều khi kiểm tra bài cũ các em đọc làu làu, quên một chữ là nghĩ không ra hoặc cần giáo viên, bạn bè nhắc cho chữ đầukhi viết thì các em cũng viết rất kém, nhiều khi viết thiếu từ cũng không hiểu. Điều này chứng tỏ các em chưa hiểu bài sâu. Ngoài ra, việc chuẩn bị bài mới cũng là khâu quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức mới tốt hơn nhưng các em vẫn chưa có ý thức chuẩn bị. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan song phải kể đến nguyên nhân chính là do phương thức học tập của HS chưa tích cực và phương pháp giảng dạy của GV chưa thực sự thu hút được sự hứng thú học tập nhằm phát huy năng lực học tập của HS. Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Theo quan điểm trên, một hình thức dạy học mới đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường phổ thông đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là dễ áp dụng, dễ nhân rộng. Giáo viên chỉ cần bảng đen và hộp phấn màu. Học sinh chỉ cần tờ giấy trắng và bút từ một đến nhiều màu mực. Với yêu cầu lập sơ đồ tư duy, giáo viên có thể để học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. Bất kỳ môn nào giáo viên cũng có thể ứng dụng sơ đồ tư duy. Thực hiện sơ đồ tư duy giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ được sâu sắc mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy móc, như vừa học vừa chơi, thoải mái, không áp lực, không buồn chán nữa Một hình thức giảm tải mà không giảm yêu cầu. Nhận thấy các ưu điểm trên cũng như đặc điểm nhận thức, tư duy của học sinh giai đoạn cuối tiểu học, tôi mạnh dạn ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy - học một số môn học cho học sinh lớp 4. 4 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Sau khi nghiên cứu cuốn sách “Tôi tài giỏi- Bạn cũng thế” của tác giả Adam Khoo cùng với lời giới thiệu của Tony Buzan tôi hiểu được: Sơ đồ tư duy (SĐTD) còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. SĐTD: Công cụ ghi chú tối ưu tận dụng được những từ khóa cũng như những nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng. Với cách ghi chú như thế, cả não trái lẫn não phải, hay phần lớn công suất của não bộ sẽ được huy động triệt để nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy trong dạy học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc - đã học, theo cách hiểu của học sinh. Mỗi bài học, kiến thức trọng tâm được hệ thống dưới dạng sơ đồ tư duy trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần. Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích Và đó chính là để các học sinh của chúng ta “Học cách học”. Các em được học để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ các em học cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả chưa? Ở lớp 4, môn Tiếng Việt đã bắt đầu hình thành khái niệm ngữ pháp, cung cấp và rèn luyện quy tắc ngữ pháp, làm văn, phân môn Lịch sử - Địa lí ngoài việc hình thành cho học sinh một số kĩ năng cơ bản còn bắt đầu cung cấp một số kiến thức như nhân vật, sự kiện lịch sử, mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ và hiện tại; sự vật hiện tượng, mối quan hệ địa lí giữa các vùng miền, giữa thiên nhiên và con người Lượng kiến thức ấy không phải là ít và dễ dàng tiếp nhận. Hơn nữa học sinh tiểu học còn thích được vẽ, thích tưởng tượng, thích vừa học vừa chơi. Chính vì vậy ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy – học cho học sinh lớp 4 góp phần giúp học sinh biết cách tiếp nhận thông tin, ghi chú, ôn luyện hiệu quả vẫn không cảm thấy quá tải, vẫn hứng thú với các môn học này. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 5 Trước hết tôi cho học sinh làm quen với SĐTD bằng cách giới thiệu cho học sinh một số SĐTD cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để các em tập đọc hiểu SĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào SĐTD bất kì học sinh nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch logic của kiến thức. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh lập SĐTD theo các bước như sau: Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm Bước đầu tiên trong việc tạo ra một SĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang). Muốn xác định được chủ đề tôi hướng dẫn học sinh dựa vào tên bài học vì thông thường tên bài chứa nội dung trọng tâm của bài. * Quy tắc vẽ chủ đề: 1. Học sinh cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác. 2. Học sinh có thể tự do sử dụng màu sắc mà các em yêu thích. 3. Học sinh không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật để dễ nhớ. 4. Học sinh có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng. 5. Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cỡ hai đồng xu “5000 đồng”. Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. * Quy tắc vẽ tiêu đề phụ: 1. Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. 2. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm. 3. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng. Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ * Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ: 1. Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. 2. Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn. Đây là một số cách viết tắt tôi thường xuyên sử dụng. Hình vẽ Không có: X có Suy ra: => 6 Tăng lên / Giảm xuống, phát triển/ sa sút: ↑/↓ Lớn hơn / nhỏ hơn: > / < Ngoài ra các em có thể kí hiệu theo ý nghĩ của mình 1. Mỗi từ khóa / hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc). 2. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. 3. Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. 4. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của học sinh bay bổng. Học sinh có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với SĐTD: Hoạt động 1: HS lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV. Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Ví dụ 1 : Áp dụng trong văn miêu tả lớp 4. Ở những tiết hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý các em có thể chọn chủ đề là đồ vật mà các em định quan sát. Vẽ đơn giản hình ảnh đồ vật đó, sau đó vẽ các nhánh biểu thị cho các giác quan thường dùng khi quan sát: mắt, mũi, tay, taitừ các giác quan đó học sinh bắt đầu tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi nghe thấy gì? Nhìn thấy gì? Sờ thấy gì? Ngửi thấy gì? Từ những gì các em tìm được ở nhánh “cháu” học sinh lại tiếp tục suy nghĩ để tìm ra những từ ngữ đa dạng hơn, phong phú hơn bằng cách động não và vẽ thêm các nhánh phụ tiếp theo. Chẳng hạn khi tìm được từ chỉ hình dáng là mập thì các em cố gắng tìm thêm nhánh con như mập ú, mập núng nính, mập trònHay da trắng thì phải nghĩ thêm là trắng hồng, trắng mịn, hay trắng ngầnNhư vậy, với việc vẽ SĐTD học sinh có thể phát huy được hết khả năng ngôn ngữ của mình, tìm ý sâu sắc hơn, phong phú hơn và không bị bỏ sót các ý hay. Từ SĐTD này, mỗi lần quan sát một đối tượng gì học sinh chỉ việc thay tên chủ đề và lập sơ đồ tìm ý rất nhanh (xem phụ lục 2). 7 Ví dụ 2: Phân môn lịch sử: Nước Đại Việt thời Trần (gồm 3 bài) Bài 1: Nhà Trần thành lập Tôi cho học sinh xác định chủ đề là Nhà Trần. Học sinh tự vẽ chủ đề vào trang giấy (tôi lưu ý học sinh nên vẽ vào một vở dành riêng để còn tiếp tục vẽ các bài liên quan tiếp theo vào sơ đồ này) Gợi ý: Chủ đề có thể là tên một chương, một bài học, một triều đại, một gia đoạn lịch sử... có thể dựa vào đó để xác định tên chủ đề. Cho học sinh nêu câu hỏi trong sách giáo khoa: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Sau đó vẽ thêm tiêu đề: Hoàn cảnh ra đời. Ở tiêu đề này tôi gợi ý học sinh bằng câu hỏi: Cuối thế kỉ XII nước ta gặp phải khó khăn gì? ( tình hình trong nước, ngoài nước) Học sinh đọc sách giáo khoa trả lời trả lời bằng cách vẽ tiếp các nhánh: Tôi hướng dẫn học sinh vẽ nhánh con thứ nhất, xác định từ khóa nhà Lý Gợi ý tiếp: - Biểu hiện của sự suy yếu là gì? - Học sinh tiếp tục vẽ các nhánh cháu vào nhánh con này: (mẹo nhỏ là cho học sinh đánh số vào các ý cháu để dễ dàng xác định được có mấy ý cần nhớ) 1. Chính quyền không chăm lo đến đời sống của nhân dân 2. Nội bộ triều đình mâu thuẫn 3. Nhân dân cơ cực nổi dậy đấu tranh Tiếp theo học sinh sẽ vẽ nhánh con thứ 2: giặc phương Bắc Học sinh tiếp tục vẽ các nhánh cháu vào nhánh con này dựa vào câu hỏi: - Nhà Lý đối phó ra sao? 1. Dựa vào họ Trần 2. Trần Thủ Độ quyết định mọi việc - Tiếp theo nhánh cháu 2: là Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh - Vì sao lại nhường ngôi? 1. Lý Huệ Tông không có con trai truyền ngôi cho con gái là Chiêu Hoàng 2. Chiêu Hoàng mới 7 tuổi Trong ví dụ này tôi tiếp cho học sinh đọc câu hỏi: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước? - Học sinh vẽ các tiêu đề 2: củng cố, xây dựng - Sau đó các em tự suy nghĩ và phát triển các tiêu đề này thành các nhánh  Nhánh con 2- 1: chia thành 12 lộ 8  Nhánh con 2- 2: nhường ngôi sớm  Nhánh con 2- 3: chuông ở thềm cung điện  Vua – quan - dân gần gũi  Quân đội  nông nghiệp Như vậy, tôi luôn tập cho học sinh biết đặt và có thói quen đặt câu hỏi sau mỗi nhánh các em vẽ để tư duy của các em không ngừng phát triển, và luôn luôn phát triển sơ đồ theo hướng mở, từ nhánh này lại sinh ra nhánh con, cháu, chắt,... Đối với các bài học tiếp theo tôi cho học sinh tiếp tục vẽ vào sơ đồ này và hoàn chỉnh một triều đại lịch sử gồm 3 bài với chỉ một trang giấy(xem phụ lục 2). - Chuẩn bị bài với SĐTD: Để việc học bài mới đạt hiệu quả hơn, tôi giao việc cho học sinh ở khâu chuẩn bị bài trước. Nếu trước đây chúng ta chỉ yêu cầu học sinh về xem trước bài thì chúng ta cũng khó có thể đánh giá được các em có xem hay không. Việc giao việc vẽ SĐTD cụ thể cho mỗi bài học, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được việc chuẩn bị của các em qua sản phẩm cụ thể đó chính là bản vẽ của các em. Giáo viên gợi ý học sinh đọc tài liệu sau đó tự đọc lướt xác định ý chính, tự đặt câu hỏi và phát triển các ý chính như khi vẽ SĐTD ở trên lớp. Ban đầu tôi giao việc theo nhóm các học sinh ở gần nhà, sau đó giao việc cá nhân cho học sinh. Đến giờ lên lớp, giáo viên thể hiện nội dung bài học bằng SĐTD trên bảng, ở dưới HS đối chiếu với sơ đồ của mình, thấy thiếu thông tin nào thì bổ sung vào. Ngược lại, các em cũng có thể cung cấp cho giáo viên cũng như các bạn khác những thông tin, cách liên tưởng mới lạ. Ví dụ: Bài đồng bằng Nam Bộ Tôi có thể hướng dẫn học sinh tự vẽ những ý chính mà các em nắm bắt sau khi đọc sách. Chẳng hạn nội dung chính của bài: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của nước ta. Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước do phù sa của hệ thông sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ ở đây còn có đất phèn, đất mặn cần được cải tạo. Học sinh vẽ lại dưới theo nhóm chẳng hạn: Vẽ đối tượng chính là gì? (đồng bằng Nam Bộ) có thể bổ sung thêm số I để biểu thị đây là đồng bằng lớn nhất cả nước. Nhánh con là gì? Có mấy nhánh con?( 2 nhánh: Nhánh 1: do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Học sinh có thể vẽ con nai và con công cho dễ nhớ. Nhánh 2: phần Đông Nam Bộ. Học sinh có thể vẽ mặt trời biểu thị cho hướng Đông, vẽ một người có đầu là ông mặt trời, đang đi bộ, tay cầm bình dầu và cái loa ( hồ Dầu Tiếng) và một hồ nữa là hồ Trị An, có thể vẽ gói thuốc trị an hoặc người con gái mặc áo có chữ an v.v 9 Nhánh con thứ 3 là phần Tây Nam Bộ: có thể vẽ ông tây mũi lõ đội nón lá đang đi bộ. Có em lại vẽ củ khoai tây mặc áo dài. Tây Nam Bộ còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long vì vậy học sinh có thể vẽ ông tây có bàn tay chín ngón,có em vẽ 9 con rồng rồi thể hiện vùng trũng, không đắp đê, có nhiều phù sa bằng cách vẽ ngôi nhà ngập trong nước, nước đục nhiêu phù sa, chân ông tây thì một bên dính phèn, một bên dính mặn (có em vẽ hình bịch muối I-ốt) ông ta đang được đưa đi cải tạo (có thể tưởng tượng do ông này kiêu căng tự xưng là con của rồng, lại lớn nhất cả nước). Ở đây có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt thì học sinh có thể vẽ theo ý tưởng của các em chẳng hạn nối các ngón tay lại với nhau hoặc là vẽ cái áo ông ta đang mặc được dệt bằng lưới, v.v.. ông ta đang rất thèm nước ngọt (vẽ chai nước ngọt đang hiện ra trong suy nghĩ của ông) vì mùa khô ở đây thường thiếu nước ngọt( xem phụ lục 2). - Ôn luyện với SĐTD: Sau khi học bất cứ vấn đề gì thì cũng cần ôn luyện vì theo nguyên lý đào thải nếu không ôn tập, vận dụng một thời gian thì chắc chắn chúng ta sẽ quên những gì đã học. Vì vậy, sau mỗi bài học giáo viên có thể giúp học sinh học bài, nhớ bài ngay tại lớp bằng cách đọc lại sơ đồ tư duy. Về nhà các em có thể ôn luyện lại để nhớ lâu hơn. Nên thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi. * Bốn mốc thời gian ôn luyện Theo Lê Phan Viên Hy, huấn luyện viên Trung tâm đào tạo kỹ năng sống TGM, sau khi vẽ xong, ngay lập tức ghi các thời điểm ôn lại vào góc nhỏ trên sơ đồ. Đồng thời ghi các thời điểm đó vào sổ tay để xem và thiết lập thời gian. Thời gian ôn luyện lý tưởng như sau: 10 phút, 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau khi vẽ. Các bước ôn luyện như sau: Nhìn qua sơ đồ, không đọc nội dung mà ước chừng thời gian để có thể ghi lại hết các nét và từ khóa. Chỉnh đồng hồ báo thức đúng thời lượng rồi bắt đầu học bài bằng việc ghi lại từng nhánh sơ đồ. Đối chiếu bài làm với bản chính. Có thể trong lần đầu sẽ thiếu sót một vài từ khóa, một vài nhánh, hãy nhìn kỹ những từ khóa đó để chắc chắn sẽ không quên trong lần ôn tiếp theo. * Mẹo học và ôn bài kết hợp với SĐTD Chúng ta khó mà nhớ nổi những gì chúng ta học là vì cách ghi chú truyền thống rất nhạt nhẽo, đơn điệu. Chúng ta sẽ tăng cường được sức mạnh của trí nhớ bằng cách tạo ra những ghi chú làm nổi bật thông tin. Chúng ta cũng có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc buồn cười, khác thường, chúng ta thường hay nhớ được những sự việc mà chúng ta tưởng tượng ra. Đặc biệt khi chúng ra dùng nhiều giác quan để tưởng tượng. Nói cách khác thay vì chỉ tưởng tượng đơn giản hình dáng một trái chuối thì hãy tưởng tượng thêm về vị ngọt, mùi hương,của trái chuối. 10 Đối với các môn học cần học thuộc kiến thức thì có thể áp dụng một bí quyết học bài nhanh, nhớ lâu khi vẽ SĐTD là vẽ và xâu chuỗi lại thành một câu chuyện hài, dí dỏm. Ví dụ : Tiết luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ chủ đề Sức khỏe. Để nhớ được các từ ngữ nói lên một cơ thể khỏe mạnh: sau khi tìm được các từ sau: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn chắc, rắn rỏi, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹntôi giúp học sinh vẽ rồi xâu chuỗi thành câu chuyện vui sau: Chuẩn bị cho kì thi sức khỏe, anh Vạm hay làm vỡ đồ nên gọi là (vạm vỡ) và anh Lực nhà bác Lưỡng (lực lưỡng) rủ nhau đi cân (cân đối). Hai anh gặp hai con rắn là rắn rỏi và rắn chắc, liền rút dây nịt (chắc nịch) ra quất con rắn, ai dè rút dây ra nên quần tụt, khó đánh rắn, hai anh phải nhờ đến anh Cường làm bánh tráng (cường tráng), bánh của anh nổi tiếng là dẻo dai. Ba anh đã hợp sức lại và chiến thắng hai con rắn một cách nhanh nhẹn. Học sinh
Luận văn liên quan