Đề tài Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải

Hầu hết nước thải sinh hoạt được xử lý bằng quá trình sinh học. Trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí, như bùn hoạt tính, chỉ có khoảng 35% chất hữu cơ được khoáng hóa thành CO2 và H2O bởi vi sinh vật. Phần chất hữu cơ còn lại được chuyển thành tế bào vi khuẩn, sinh khối hay bùn. Việc xử lý và thải bỏ bùn phát sinh chiếm đến 60% tổng chi phí xử lý nước thải sinh hoạt. Sự thải bỏ truyền thống (chôn lấp hay đốt) trở nên ít được chấp nhận trong quản lý. Do đó, tối thiểu sự tạo thành bùn và thu hồi sản phẩm phụ có giá trị và năng lượng sinh học là quan trọng trong quản lý bùn. Ổn định bùn, bằng phương pháp phân hủy hiếu khí và kỵ khí, được sử dụng để giảm lượng bùn thải, tạo ra bùn sinh học ổn định, sinh ra năng lượng sinh học như khí metan. Tuy nhiên, bùn nước thải sinh hoạt, hay WAS, khó phân hủy do tốc độ phân hủy tế bào giảm. Tiền xử lý WAS nhằm tăng tốc độ phân hủy sinh học và tăng sự phân hủy. Qúa trình tiền xử lý có thể là quá trình vật lý, hóa học, nhiệt và sinh học. Mục đích chính của tiền xử lý là phá hủy thành tế bào và tạo điều kiện tạo thành vật chất nội bào trong pha nước cho sự phân hủy tiếp theo. Sóng siêu âm được xem là phương pháp được ưa thích trong phân hủy bùn sinh học do nhiều ưu điểm.

pdf57 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ...........  ........... ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG SÓNG SIÊU ÂM TRONG TIỀN XỬ LÝ BÙN THẢI GVHD: TS.NGUYỄN TẤN PHONG HVTH: PHAN THỊ HOÀI THU LÊ THỊ KIỀU MIÊN NGUYỄN MINH NHẬT ĐÀO THỊ VIỆT HƯƠNG HÀ HUỲNH BĂNG TÂM TP.HCM, THÁNG 03 – 2012 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sóng ở các tần số khác nhau ......................................................................................... 4 Hình 2: Các vùng của dòng âm .................................................................................................. 5 Hình 3: Chi tiết hệ thống sóng siêu âm điện áp 20kHz ............................................................. 7 Hình 4: Ví dụ bộ phát âm phổ biến ............................................................................................ 8 Hình 5: Quan sát kính hiển vi của WAS: (a) trước khi siêu âm (b) sau khi siêu âm ở năng lượng đầu vào không đổi 1.5kW và 20kHz. ............................................................................ 12 Hình 6: Hình ảnh SEM của WAS tại các thời điểm siêu âm khác nhau với năng lượng đầu vào 1.5kW, tần số 20kHz. (A) 0 phút (B) 2 phút (C) 10 phút và (D) 30 phút ......................... 13 Hình 7: Hiệu quả năng lượng đầu vào lên sự tăng SCOD (tần số 20kHz, năng lượng tối đa 1.5kW, nồng độ TS 3% và cường độ sóng siêu âm 1.07 W/ml). ............................................. 14 Hình 8: Sự tạo thành NH3-N trong quá trình phân hủy bùn tại các mức năng lượng đầu vào và nồng độ TS khác nhau ......................................................................................................... 18 Hình 9: SOUR của WAS tại thời gian siêu âm khác nhau. ..................................................... 19 Hình 10:Mức độ khử hoạt tính ở mức năng lượng đầu vào khác nhau ................................... 20 Hình 11: Sự hình thành SCOD tại mức năng lượng đầu vào và nồng độ TS khác nhau ......... 21 Hình 12: SCOD tạo thành ở pH khác nhau trong 30 phút siêu âm .......................................... 28 Hình 13: Loại bỏ VS đối vời bùn xử lý siêu âm và không xử lý siêu âm tại thời gian lưu khác nhau .......................................................................................................................................... 33 Hình 14: Loại bỏ SCOD đối vời bùn xử lý siêu âm và không xử lý siêu âm tại thời gian lưu khác nhau ................................................................................................................................. 34 Hình 15: Tỷ lệ hấp thụ oxy (SOUR) tại thời gian lưu khác nhau ............................................ 35 Hình 16: Sự giảm MLSS trong suốt quá trình thí nghiệm siêu âm tại Anglian Water Cambridge WWTP................................................................................................................... 38 Hình 17: Tác động sóng siêu âm lên sự tạo thành bùn hoạt tính ............................................. 39 Hình 18: Thiết bị siêu âm SonolyzerTM ................................................................................. 41 Hình 19: Thiết bị siêu âm Sonico ............................................................................................ 41 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Chất rắn hữu cơ hòa tan tại những điều kiện siêu âm khác nhau ................... 25 Bảng 2: Mức độ vi khuẩn trong bùn ở những điều kiện xử lý khác nhau .................... 36 Bảng 3: Ví dụ chi phí hoạt động và bảo tri tiên xử lý kỵ khí WAS bằng siêu âm ....... 42 Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 1 ỨNG DỤNG SÓNG SIÊU ÂM TRONG TIỀN XỬ LÝ BÙN THẢI I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. GIỚI THIỆU Hầu hết nước thải sinh hoạt được xử lý bằng quá trình sinh học. Trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí, như bùn hoạt tính, chỉ có khoảng 35% chất hữu cơ được khoáng hóa thành CO2 và H2O bởi vi sinh vật. Phần chất hữu cơ còn lại được chuyển thành tế bào vi khuẩn, sinh khối hay bùn. Việc xử lý và thải bỏ bùn phát sinh chiếm đến 60% tổng chi phí xử lý nước thải sinh hoạt. Sự thải bỏ truyền thống (chôn lấp hay đốt) trở nên ít được chấp nhận trong quản lý. Do đó, tối thiểu sự tạo thành bùn và thu hồi sản phẩm phụ có giá trị và năng lượng sinh học là quan trọng trong quản lý bùn. Ổn định bùn, bằng phương pháp phân hủy hiếu khí và kỵ khí, được sử dụng để giảm lượng bùn thải, tạo ra bùn sinh học ổn định, sinh ra năng lượng sinh học như khí metan. Tuy nhiên, bùn nước thải sinh hoạt, hay WAS, khó phân hủy do tốc độ phân hủy tế bào giảm. Tiền xử lý WAS nhằm tăng tốc độ phân hủy sinh học và tăng sự phân hủy. Qúa trình tiền xử lý có thể là quá trình vật lý, hóa học, nhiệt và sinh học. Mục đích chính của tiền xử lý là phá hủy thành tế bào và tạo điều kiện tạo thành vật chất nội bào trong pha nước cho sự phân hủy tiếp theo. Sóng siêu âm được xem là phương pháp được ưa thích trong phân hủy bùn sinh học do nhiều ưu điểm. 2. TRỞ NGẠI CỦA ỔN ĐỊNH BÙN SINH HỌC Hầu hết các chất thải có nồng độ TS cao, như bùn đô thị (chất rắn từ quá trình sử lý sơ cấp và bùn thải sinh hoạt), chất thải từ động vật, chất thải từ quá trình nông nghiệp, phân hủy chậm vì bản chất hạt của chất thải. Do đó, các dòng thải hạt cao, sự thủy phân sẽ trở thành bươc hạn chế trong quá trình xử lý sinh học. Bùn đô thị, đặc biệt là bùn thải sinh hoạt, thì khó phân huỷ hơn so với chất rắn sinh ra từ qúa trình xử lý sơ cấp do giới hạn phân hủy của các tế bào sinh vật. Điều này là do thành tế bào và màng tế bào của sinh vật nguyên sinh được cấu thành từ những chất hữu cơ phức tạp như: Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 2 peptidoglycan, teichoic acids, và polysaccarit phức tạp ngăn cản quá trình phân hủy sinh học. Do khả năng phân hủy thấp nên quá trình phân hủy sinh học đòi hỏi thời gian dài khoảng 30- 60 ngày. 3. CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY BÙN Mục đích chính của quá trình phân hủy bùn là phá vỡ thành tế bào và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy nội bào trong pha nước. Điều này sẽ đẩy nhanh sự phân rã tiếp theo và giảm thời gian lưu cần thiết trong quá trình phân hủy. Quá trình phân hủy bùn cũng phá vỡ các hợp chất hữu cơ khác thành các chất khối lượng nhỏ hơn. Điều này cũng quan trọng nhằm lưu ý rằng quá trình phân hủy bùn không chỉ là giới hạn bởi quá trình phân hủy. Quá trình phân hủy bùn cũng cung cấp các chất hòa tan tại chỗ (on-site soluble substrate) cho các nhà máy xử lý nước thải trong quá trình loại bỏ chất dinh dưỡng (BNR). Phân hủy bùn có thể tiến hành bởi phương pháp vật lý, nhiệt, hóa học và sinh học. 4. SỰ PHÂN HỦY BÙN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM 4.1. Ƣu và nhƣợc điểm của quá trình tiền xử lý siêu âm Trong nhiều thập kỷ, sóng siêu âm đã được sử dụng để phá vỡ tế bào sinh học với mục đích là thu hồi vật liệu nội bào và nó đang được nghiên cứu để tăng khả năng ứng dụng trong việc xử lý bùn đô thị. Phân hủy bùn bằng sóng siêu âm là một quá trình vật lý và do đó nó không tạo ra các hợp chất thứ cấp độc hại cũng không làm tăng các chất hóa học. Ngoài phân hủy bùn vật lý thì nhiều hợp chất độc hại và các chất hữu cơ khó phân hủy như: hợp chất vòng thơm, hợp chất halogen, chất có hoạt tính bề mặt, thuốc nhuộm,…cũng bị phá vỡ thành các dạng đơn giản hơn. Điều này là do quá trình phản ứng oxy hóa sinh ra các gốc hydroxy tự do (OH•), hydrogen (H•), hydroperoxyl (HO•2), hydrogen peroxide (H2O2) trong quá trình tiền xử lý bằng sóng siêu âm, dẫn đến sự oxy hóa các hợp chất khó phân hủy sinh học. Một số ưu điểm khác của tiền xử lý siêu âm:  Thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng trang bị thêm cho hệ thống hiện có Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 3  Chi phí thấp và hoạt động có hiệu quả so với các quá trình tiền xử lý khác  Sản phẩm của an in situ carbon source for denitrification plants.  Quá trình tự động hóa hoàn toàn  Khả năng kiểm soát kích thược sợi và tạo bọt trong bể phân hủy  Khả năng phân hủy ổn định hơn  Cải thiện quá trình phân hủy VS và sản xuất khí sinh học  Quá trình tách nước tốt hơn  Cải thiện chất lượng chất rắn sinh học ( hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học còn lại, giảm tác nhân gây bệnh,..) Tiền xử lý siêu âm cũng có những mặt hạn chế. Một trong những vấn đề chính là nguồn vốn cao, và chi phí vận hành. Chi phí này sẽ giảm bớt khi công nghệ được hoàn thiện. Tương tự như vậy, dữ liệu về hiệu suất của hệ thống siêu âm còn hạn chế. 4.2. Cơ chế của phân hủy bùn bằng sóng siêu âm Sóng siêu âm là sóng âm thanh có tần số nằm trên ngưỡng nghe của con người (>20kHz). Hình 1 cho thấy tần số của sóng âm thanh. Khi sóng siêu âm lan truyền trong môi trường bùn, nó sẽ tạo ra mô hình tuần hoàn nén và rút khí trong môi trường. Những vùng rút khí là những vùng có áp suất thấp (áp suất âm quá lớn) trong đó chất lỏng hoặc bùn bị phá vỡ. Kết quả của quá trình giảm áp lực, các bọt khí nhỏ được hình thành trong khu vực hiếm khí. Những bọt khí có kích thước nhỏ, được gọi là bong bóng sủi bọt, về cơ bản có chứa chất lỏng bay hơi và khí trước đó đã được hòa tan vào chất lỏng. Khi các đầu sóng lan truyền, các bọt khí dao động dưới ảnh hưởng của áp lực dương, do đó chúng va chạm và tạo thành các bọt khí có kích thước lớn hơn trước khi bị vỡ ra. Sự sủi bọt khí là hiện tượng bọt khí được hình thành trong pha lỏng và nở rộng kích thước, sau đó nhanh chóng bị vỡ ra. Việc vỡ ra của các bọt khí làm cho nhiệt độ bên trong lên tới 5000K và áp suất lên đến 180Mpa. Sự phá vỡ đột ngột và mạnh mẽ của một số lượng lớn các bọt khí taọ cho quá trình thủy phân diễn ra mạnh Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 4 mẽ. Sự vỡ ra của các bọt khí kéo theo sự phá vỡ các thành tế bào và màng tế bào của các vi khuẩn kề nó. Hình 1: Sóng ở các tần số khác nhau Nhiệt độ và áp suất cao cũng góp phần làm tăng quá trình phân hủy của bùn. Ở nhiệt độ cao, chất béo trong màng tế bào chất bị phân hủy tạo ra các lỗ trống trong màng tế bào, thông qua đó vật liệu nội bào thoát ra trong pha nước Điều này quan trọng để tính toán nhiệt tiềm tàng (the heating potential) trong quá trình tiền siêu âm dưới tác động của nhiệt độ. Ví dụ, năng lượng đầu vào là 0.11 W/ml = 110 W/L hay 110 J L−1s−1; nghĩa là, nó sẽ mất 4200/110 hoặc 38 s để tăng nhiệt độ lên 1◦C. Ngoài ra, các phản ứng phát quang do siêu âm (sonochemical) dẫn đến sự hình thành các gốc hydro tự do (e.g., OH•, HO•2, H•) và hợp chất oxy hóa mạnh cũng góp phần vào quá trình phân hủy bùn bằng sóng siêu âm. Sự phân hủy xảy ra tốt hơn ở tần số thấp từ 20 – 40 Hz. Điều này có thể là do khả năng thủy phân và xâm thực tốt hơn ở tần số thấp. Cơ chế phân hủy bằng sóng siêu âm của bùn hoạt tính ở tần số 20 Hz: NaHCO3 được thêm vào như một tác nhân để loại trừ hiệu ứng oxy hóa của các gốc hydro (OH•) trong quá trình phân hủy bằng sóng siêu âm. Các bicarbonate phản ứng với gốc hydroxyl do đó loại trừ trong quá trình phân hủy bùn. Vì vậy, sự phân hủy bùn trong điều kiện có mặt NaHCO3 có thể đoán được là do quá trình thủy phân. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng quá trình thủy phân là nguyên nhân chủ yếu của quá trình phân hủy bùn hoạt tính khi NaHCO3 Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 5 được thêm vào với cường độ sóng siêu âm là 0.384W/ml hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, sự đóng góp của các gốc oxy hóa chiếm ưu thế cao hơn ở cường độ sóng siêu âm 0.72 W/ml. Một cơ chế xảy ra khi bùn được xử lý sóng âm là dòng âm (acoustic streaming). Điểm chính trong xử lý bùn là quá trình trộn, tạo điều kiện để phân phối năng lượng sóng siêu âm trong khối bùn, đối lưu của chất lỏng và phân phối lượng nhiệt bất kỳ xuất hiện. Toàn bộ thiết bị có ba khu vực truyền âm thanh. Khu vực lớn nhất, Eckart (khu vực I như thể hiện trong hình 2) là khu vực xa nhất tính từ công cụ tạo ra sự rung động và lưu thông dòng điện được xác định bởi hình dạng của thiết bị và bước sóng của sóng âm trong chất lỏng. Khu vực gần thiết bị phát âm (khu vực II) hình dạng và kích thước của nó chủ yếu được xác định bởi các thiết bị âm thanh. Khu vực gần nhất (khu vực III), được gọi là Schlichting, tiếp giáp với lớp chất lỏng và sóng âm. Lớp này là tương đối mỏng. Ví dụ, ở tần số 20 Hz, lớp ranh giới âm thanh cho nước ở 20oC là nhỏ hơn 4 micromet Tất cả ba khu vực này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình khuấy trộn chất lỏng. Hình 2: Các vùng của dòng âm Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 6 4.3. Cơ chế của việc phát sinh năng lƣợng của sóng siêu âm Để hiểu rõ hơn về quá trình phân hủy bùn bằng sóng siêu âm, điều quan trọng là xem xét sự phát sinh năng lượng của sóng siêu âm. Trong khi việc sử dụng sóng siêu âm năng lượng thấp được sử dụng rộng rãi trong y tế và không phá hủy vật liệu, việc sử dụng sóng siêu âm năng lượng cao, đặc biệt là trong xử lý bùn, đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong lịch sử có hai cơ chế để sản xuất ra năng lượng sóng siêu âm là từ giảo và điện áp. Mỗi cơ chế có lợi ích và hạn chế riêng. Công nghệ từ giảo dựa trên một loại vật liệu chịu sức căng khi tiếp xúc với từ trường. Chẳng hạn như niken được sử dụng trong trường hợp này và một hợp kim khác gọi là Terfenol-D giãn nở lớn hơn dưới tác dụng của sức căng từ tính. Ngược lại, đối với các đầu dò điện áp thì dựa trên một loại vật liệu đã bị kéo căng khi tiếp xúc với dòng điện. 4.4. Phân phối năng lƣợng siêu âm Ba thành phần chính của hệ thống sóng siêu âm là công cụ chuyển đổi (bộ chuyển đổi), máy tăng thế, bộ phát âm (rung). Công cụ chuyển đổi chuyển năng lượng điện thành năng lượng sóng siêu âm (dao động). Máy tăng thế là một bộ cơ khí khuếch đại giúp tăng biên độ (độ rung) tạo ra bởi các chuyển đổi. Bộ phát âm là công cụ được thiết kế đặc biệt để mang lại các năng lượng sóng siêu âm đến bùn. Hình 3 thể hiện sự sắp xếp công cụ chuyển đổi, máy tăng thế và bộ phát âm trong một hệ thống siêu âm thông thường. Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 7 Hình 3: Chi tiết hệ thống sóng siêu âm điện áp 20kHz Như vậy, máy tăng thế và bộ phát âm được thiết kế để phóng đại biên độ chuyển động siêu âm. Máy tăng thế được đặt giữa bộ chuyển đổi và bộ phát âm, vì độ dịch chuyển điển hình của năng lương siêu âm là 20µmpp và điều này không hiệu quả trong quá trình xử lý bùn, thường dùng năng lượng siêu âm là 50 µmpp. Lợi ích của máy tăng thế và bộ phát âm được lấy xấp xỉ bằng cách đánh giá khối lượng ở trên và dưới sơ đồ nút (khu vực không có chuyển động). Bởi vì trạng thái cân bằng và khả năng tương thích, các lực (F) [MLS−2] trên và dưới sơ đồ nút phải được cân bằng. Khối lượng M1(M) và M2(M ) phải khác nhau và gia tốc (a1, a2) [LS−2] cũng phải khác nhau, dẫn đến biên độ dao động khác nhau. F1 = F2  m1a1 = m2a2  = (1) Một trong các tiêu chuẩn thiết kế của bộ phát âm là tính đồng nhất của biên độ. Đối với bộ phát âm có kết cấu tương đối nhỏ thì điều này không quan trọng, tuy nhiên đối với bộ phát âm có kết cấu lớn (hình 4) thì tính đồng nhất của biên độ rất khó đạt được. Thường chúng được thêm vào các ổ đĩa phía sau các bộ phát âm hoặc cắt xén gần bề mặt của bộ phát âm nơi mà có tính đồng nhất biên độ thấp. Ngoài ra, với các kết cấu có kích thước lớn hơn gọi là hiệu ứng “Poisson” có thể tạo ra chế độ rung động không Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 8 mong muốn. Trong trường hợp này, vật liệu giãn ra bên ngoài bởi vì các tỷ lệ vật liệu của “Poisson”. Có rất nhiều mẫu thiết kế bộ phát âm, một số thiết kế điển hình được thể hiện ở hình 4. Hình 4: Ví dụ bộ phát âm phổ biến 4.5. Định lƣợng năng lƣợng/ năng lƣợng đầu vào của quá trình xử lý bùn Tính kinh tế của hệ thống xử lý bùn bằng sóng siêu âm được chi phối bởi công suất (W hoặc kW) hoặc năng lượng (J or kJ) đầu vào cần thiết để đạt phân hủy bùn hiệu quả. Như vậy, việc định lượng năng lượng/ năng lượng đầu vào để có hiệu suất phân hủy như mong muốn là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả của hệ thống siêu âm. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn hệ thống siêu âm phù hợp với lĩnh vực ứng dụng. Năng lượng đầu vào cần thiết để đạt được hiệu suất phân hủy bùn như mong muốn phụ thuộc vào đặc tính bùn (ví dụ, hàm lượng TS, độ nhớt của bùn, thành phần hữu cơ, bản chất của bùn,…) và cách thiết kế hệ thống siêu âm. Hiện nay chưa có mô hình hợp lý cho tất cả các yếu tố này. Vì vậy hệ thống siêu âm cần được nghiên Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 9 cứu và thử nghiệm để kiểm tra hiệu quả năng lượng của nó trước khi áp dụng trên quy mô rộng rãi. Công suất hoặc năng lượng cung cấp cho quá trình phân hủy bùn được thể hiện theo một số cách dưới đây: Năng lượng đầu vào: là năng lượng đầu vào trên một đơn vị bùn (TS) để đạt được mức độ phân hủy nhất định. Năng lượng đầu vào là một hàm số tương quan giữa năng lượng siêu âm, thời gian siêu âm, khối lượng bùn và hàm lượng TS, được tính toán qua phương trình sau: Espec = (2) Trong đó, Espec là năng lượng đầu vào, đơn vị kWs/kg TS (kJ/kg TS) [L2T−2], P là năng lượng siêu âm, kW [ML2T−3], t là thời gian siêu âm, giây [T], V là khối lượng bùn, (lít (L3) và TS là tổng chất rắn kg/L [ML−3]. Liều lượng siêu âm: là năng lượng cần cung cấp cho mỗi đơn vị khối lượng và được biểu diễn là Ws/L hay kWs/L (J/L or kJ/L) [ML−1T−2]. Tuy nhiên, nó tính đến hàm lượng TS trong quá trình tính toán. Liều lượng siêu âm bùn có hàm lượng TS nhất định không thể so sánh trực tiếp được với bùn có hàm lượng TS khác nhau. Trong thời gian dài hàm lượng TS vẫn còn tương đối ổn định thì liều lượng siêu âm là một phương pháp thể hiện năng lượng đầu vào của quá trình phân hủy bùn dựa trên cơ sở khối lượng. Mật độ siêu âm: liên qua đến nguồn điện cung cấp cho mỗi đơn vị khối lượng bùn và có đơn vị W/L or kW/L or W/ml [ML−1T−3]. Mật độ siêu âm cũng liên quan năng lượng đầu vào và khối lượng bùn tương tự như liều lượng siêu âm. Tuy nhiên, mật độ siêu âm không tính đến thời gian. Ứng dụng sóng siêu âm trong tiền xử lý bùn thải 10 Cường độ siêu âm: được định nghĩa là năng lượng cung cấp cho bùn trên mỗi đơn vị diện tích chuyển đổi và có đơn vị W/cm2 [MT−3]. Do đó, cường độ siêu âm phản ánh khả năng tạo ra năng lượng của chuyển đổi. Ở biên độ cao hơn thì cường độ siêu âm cao hơn sẽ được sản xuất. 4.6 Đánh giá hiệu quả phân hủy siêu âm Mục đích chính của tiền xử lý siêu âm là phá hủy thành tế bào của các vi khuẩn và sinh ra vật liệu nội bào trong pha nước (the aqueous phase). Ngoài ra, siêu âm cũng giúp phân rã chất kết tụ sinh học và phá vỡ các hạt hữu cơ lớn thành hạt có kích thước nhỏ. Việc đánh giá định lượng cung cấp nhiều thông tin có giá trị cần thiết cho thiết kế và quá trình tối ưu hóa của một hệ thống siêu âm, như: (a) Hiệu quả của một hệ thống siêu âm được lựa chọn, (b) Đánh giá năng lượng đầu vào tối thiểu cần thiết để phá vỡ tế bào. (c) Các dữ liệu vận hành tối ưu (hàm lượng TS, thời gian, mật độ siêu âm, tần số, biên độ, vv..) để tối đa hóa sự phân hủy bùn. (d) Tổng chi phí vận hành của hệ thống siêu âm cho sự phân hủy bùn. Như vậy, đánh giá định lượng trở nên quan trọng để đánh giá hiệu quả bùn đang bị phân hủy. Cho đến nay, không có mô hình lý thuyết có thể dự đoán sự phân hủy bùn. Những phát hiện trong tài liệu rất rải rác. Điều này có thể là do quá nhiều yếu tố liên quan với tiền xử lý siêu âm. Một số các biến là tần số hoạt động, thiết kế, các loại bùn, hàm lượng TS, tỉ lệ hữu cơ, nhiệt độ hoạt động, cường độ siêu âm (hoặc cường độ công suất), vv … thiết kế thiết bị phát âm được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả sự phân hủy bùn. Hầu hết các nghiên cứu được công bố dựa trên kết quả thí nghiệm của hệ thống siêu âm nên thường kém hiệu quả. Trực tiếp sử dụng các dữ liệu đó cho các thử nghiệm hoặc thiết kế quy mô có thể dẫn đến sai số. Do đó, cần sự đánh giá đầy đủ trong việc mở rộng quy mô thí nghiệm thành quy mô hoàn ch
Luận văn liên quan