Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra cảvềchiều rộng và chiều sâu, và
thương mại quốc tếtăng trưởng theo cấp sốnhân đã đòi hỏi các phương thức
thanh toán quốc tếcũng nhưnguồn luật điều chỉnh các phương thức này ngày
một hoàn hảo.
Tín dụng chứng từlà phương thức thanh toán được sửdụng rộng rãi nhất
trong thanh toán quốc tế. Quy tắc và thực hành thống nhất vềtín dụng chứng
từ(UCP) do ICC phát hành được coi là thành công nhất trong lịch sửthương
mại quốc tếtừtrước đến nay. Cùng với UCP, ICC cũng ban hành Tập Quán
Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế(ISBP) để điều chỉnh việc tạo lập và kiểm
tra bộchứng từthanh toán theo UCP. UCP600 là phiên bản mới nhất được
ICC ban hành ngày 1/7/2007 đểthay thếcho UCP500.Và cùng với UCP600,
ICC cũng ban hành Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế m ới
ISBP681 đểthay thếcho ISBP645.
UCP600 có một sốthay đổi cơbản so với UCP500. Do vậy việc tìm hiểu
về UCP600 cũng như Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế
(ISBP681) là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Lụân văn: “Ứng dụng thực tếcủa UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập
và kiểm tra bộchứng từthanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
tại một số ngân hàng thương mại” với những phân tích, đánh giá những
điểm mới của UCP600, tình hình ứng dụng UCP600 và ISBP681 tại một số
ngân hàng thương mại sẽphần nào đáp ứng yêu cầu nói trên.
88 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từthanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại một số ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Ứng dụng thực tế của UCP
600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và
kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo
phương thức tín dụng chứng từ tại một
số ngân hàng thương mại”
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ, UCP600 VÀ ISBP681 ............................................................ 7
I. Phương thức tín dụng chứng từ: ............................................................... 7
1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ: .......................................... 7
2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ: ................................... 15
3. Các loại thư tín dụng chủ yếu: ........................................................... 19
4. Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ trong thương mại quốc tế.
.............................................................................................................. 21
II. UCP 600 và ISBP 681 .......................................................................... 27
1. Sự cần thiết phải ra đời UCP 600 và ISBP 681 .................................. 27
2. Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP ................................................. 29
III. Ảnh hưởng của UCP 600 và ISBP 681 đến hoạt động thương mại quốc
tế: .............................................................................................................. 31
1. Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung: ................................. 31
2. Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại ................. 32
3. Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ...... 33
CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 35
THỰC TIỄN ÁP DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 681 TRONG VIỆC TẠO
LẬP VÀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN TẠI MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................. 35
I. Thực tiễn áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra
bộ chứng từ thanh toán tại một số ngân hàng thương mại ......................... 35
1. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng phát hành L/C: ................... 35
2. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thông báo ........................... 44
3. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng xác nhận ............................. 52
3
4. Khi ngân hàng thương mại là ngân hàng thương lượng thanh toán. ... 57
II. Đánh giá chung về tình hình ứng dụng UCP 600 và ISBP 681. ............ 64
1. Ưu điểm: ............................................................................................ 65
2. Hạn chế: ............................................................................................ 66
III. Một số khó khăn và bất cập khi áp dụng ............................................. 67
1. Bất cập đến từ phía bộ tập quán: ........................................................ 68
2. Bất cập đến từ phía các doanh nghiệp ................................................ 70
3. Bất cập đến từ phía ngân hàng: .......................................................... 71
CHƯƠNG III .............................................................................................. 73
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT
CẬP VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ..................................................... 73
I. Xu hướng áp dụng UCP600 và ISBP tại các ngân hàng thương mại: ..... 73
1. Tuân theo những quy định của UCP600 và ISBP681 ......................... 73
2. Một số điều chỉnh: ............................................................................. 74
II. Một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và khó khăn khi áp
dụng: ......................................................................................................... 75
1. Một số giải pháp mang tính chất vĩ mô: ............................................. 75
1.1. Đối với Uỷ ban ngân hàng thuộc ICC: ......................................... 75
1.2. Đối với các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam .. 76
2.Một số giải pháp mang tính chất vi mô: .............................................. 77
2.1.Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu:
........................................................................................................... 77
2.2.Đối với các ngân hàng thương mại: .............................................. 78
2.3. Đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh
toán quốc tế nói riêng ......................................................................... 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................
4
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra cả về chiều rộng và chiều sâu, và
thương mại quốc tế tăng trưởng theo cấp số nhân đã đòi hỏi các phương thức
thanh toán quốc tế cũng như nguồn luật điều chỉnh các phương thức này ngày
một hoàn hảo.
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất
trong thanh toán quốc tế. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ (UCP) do ICC phát hành được coi là thành công nhất trong lịch sử thương
mại quốc tế từ trước đến nay. Cùng với UCP, ICC cũng ban hành Tập Quán
Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISBP) để điều chỉnh việc tạo lập và kiểm
tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP. UCP600 là phiên bản mới nhất được
ICC ban hành ngày 1/7/2007 để thay thế cho UCP500.Và cùng với UCP600,
ICC cũng ban hành Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế mới
ISBP681 để thay thế cho ISBP645.
UCP600 có một số thay đổi cơ bản so với UCP500. Do vậy việc tìm hiểu
về UCP600 cũng như Bộ Tập Quán Ngân Hàng Tiêu Chuẩn Quốc Tế
(ISBP681) là vô cùng cần thiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Lụân văn: “Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập
và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
tại một số ngân hàng thương mại” với những phân tích, đánh giá những
điểm mới của UCP600, tình hình ứng dụng UCP600 và ISBP681 tại một số
ngân hàng thương mại sẽ phần nào đáp ứng yêu cầu nói trên.
5
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về phương thức tín dụng
chứng từ và nguồn luật điều chỉnh phương thức này, khoá luận tập trung vào
phân tích những thay đổi cơ bản của UCP600 so với UCP500 và thực tiến áp
dụng UCP600 và ISBP681 tại một số ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất
một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả của phương thức tín
dụng chứng từ khi áp dụng phiên bản UCP mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681
trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo phương thức tín
dụng chứng từ
- Phạm vi nghiên cứu: Tình hình ứng dụng tại một số ngân hàng thương
mại
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu tại bàn
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp diễn giải, quy nạp
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
5. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, khoá luận đựơc chia làm 3 chương:
6
Chương 1: Khái quát chung về phương thức tín dụng chứng từ, UCP600
và ISBP681
Chương 2: Thực tế áp dụng UCP600 và ISBP681 trong việc tạo lập và
kiểm tra bộ chứng từ thanh toán tại một số ngân hàng thương mại
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những bất
cập và khó khăn khi áp dụng.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian thực hiện và kinh nghiệm thực tế,
khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
sự quan tâm góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khoá luận ngày
càng hoàn thiện và có ý nghĩa hơn.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Phạm Thanh Hà
đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận cũng như
cung cấp cho em những kiến thức cơ bản cũng như những tài liệu cần thiết
cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh Tế & Kinh Doanh Quốc Tế- Trường Đại
Học Ngoại Thương Hà Nội, cùng toàn thể các cán bộ phòng thanh toán quốc
tế của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, NHTM Cổ Phần Kỹ
Thương Việt Nam, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi
nhánh Láng Hạ, Ngân Hàng HSBC đã giúp em hoàn thành khoá luận.
7
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ, UCP600 VÀ ISBP681
I. Phương thức tín dụng chứng từ:
1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ:
Trước hết cần hiểu phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức
thanh toán. Nói đơn giản hơn đó chính là cách mà người nhập khẩu trả tiền và
người xuất khẩu thu tiền về. Trong thương mai quốc tế, hai bên mua bán có
thể lựa chọn một trong số các phương thức thanh toán: Chuyển tiền, ghi sổ,
nhờ thu. Tuy nhiên trong các phương thức đó vai trò của ngân hàng chưa cao,
chưa phát huy được thế mạnh của ngân hàng.
Từ thực tiễn sự phát triển của thương mại quốc tế hiện nay, yêu cầu một
phương thức thanh toán mới vừa đảm bảo được quyền lợi của người mua và
người bán đồng thời lại phát huy được thế mạnh của ngân hàng- một trung
gian tài chính có uy tín và có tiềm lực kinh tế lớn? Phương thức ấy phải đảm
bảo rằng người bán chắc chắn sẽ thu được tiền khi đã giao hàng theo đúng
quy định trong hợp đồng, đồng thời cũng phải đảm bảo rằng khi người mua
trả tiền thì chắc chắn người mua sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của
hợp đồng mua bán.
Một phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả người
mua, người bán đồng thời lại có thể phát huy được thế mạnh của ngân hàng
đã ra đời. Đó chính là phương thức tín dụng chứng từ (documentary credit)
8
Theo điều 2 UCP600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ) “Tín dụng là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên
như thế nào, là không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của
ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp”
Định nghĩa trên có thể hiểu một cách đơn giản như sau: về bản chất,
phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng
(ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu phát hành
thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng
lợi của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong
phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ
phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Để có thể thực hiện việc
thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ thì
trước hết người nhập khẩu (người trả tiền) phải làm đơn yêu cầu ngân hàng
phát hành thư tín dụng. Và để ngân hàng phát hành thư tín dụng cho người
hưởng lợi hưởng thì thông thường người yêu cầu phát hành thư tín dụng phải
ký quỹ một số tiền nhất định mở L/C và cũng phải trả một khoản phí nhất
định. Tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu phần trăm trị giá L/C thì tuỳ thuộc vào mối
quan hệ giữa người nhập khẩu và ngân hàng. Mức phí mở L/C thì áp dụng
theo mức phí của từng ngân hàng cụ thể. Như vậy thư tín dụng đã xác lập
phương thức thanh toán theo L/C. Nếu không có phương thức tín dụng thì
phương thức thanh toán này cũng không được áp dụng. Các bên tham gia cơ
bản trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: Đó chính là người nhập khẩu:
Người nhập khẩu hàng hoá hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho một người
khác.
9
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người
nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người xuất khẩu: Người xuất khẩu
hay bất cứ người nào mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi
Quy trình thanh toán thư tín dụng như sau:
Các bước cụ thể bao gồm:
(1) Hợp đồng ngoại thương đựơc ký kết giữa người xuất khẩu và người
nhập khẩu
(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng
phát hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
Thông thường khi làm đơn xin mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải
cung cấp cho ngân hàng các giấy tờ cần thiết tuỳ theo yêu cầu của ngân hàng
phát hành, thông thường gồm những giấy tờ sau: hợp đồng ngoại thương, giấy
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo
Người
nhập khẩu
Người
xuất khẩu
(1)
(3)
(8) (9)
(6)
(7)
(4)
(5)
(6) (2) (7)
10
chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu hàng hoá (nếu là
hàng hoá thuộc đối tượng chịu hạn ngạch xuất nhập khẩu)
Trong thực tế, quy trình phát hành thư tín dụng như sau:
11
SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG
Trách Nhiệm
Tiến Trình Thực Hiện
Chuyên Viên khách Hàng
Chuyên Viên Khách Hàng
Trưởng Đơn Vị, Chuyên Gia
Phê Duyệt Tín Dụng Các Cấp
Chuyên Viên Khách Hàng,
Ban Hỗ Trợ Kinh Doanh
Chuyên Viên Thanh Toán
Cấp Thẩm Quyền
Chuyên Viên Thanh Toán
Nguồn: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam
Techcombank.
Tiếp nhận yêu cầu
Kiểm tra và thẩm định
Ktra hồ sơ
Thông báo, mở tài khoản
và bán ngoại tệ
kiểm tra, soạn điện và
hạch toán
Ktra điện
Phát điện và lưu hồ sơ
N
Y
Y
N
12
Diễn giải thực hiện:
Tiếp nhận yêu cầu: CVKH tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và hướng
dẫn khách hàng lập đơn xin yêu cầu phát hành thư tín dụng (theo mẫu sẵn có
của các ngân hàng) và chuẩn bị bộ hồ sơ (các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu
của ngân hàng)
Kiểm tra, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mở L/C:
CVKH kiểm tra và xác định rõ tính đầy đủ, rõ ràng của yêu cầu phát
hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng, so sánh với hợp đồng ngoại thương để kịp
thời lưu ý khách hàng khi có mâu thuẫn.
CVKH chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng có đủ điều kiện để phát
hành, điều chỉnh thư tín dụng hay không theo các hướng dẫn hiện hành của
các ngân hàng.
Phê duyệt hồ sơ:
Sau khi CVKH kiểm tra hồ sơ và thẩm định khách hàng, trưởng đơn vị,
chuyên gia phê duyệt tín dụng các cấp có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ. Nếu
đồng ý thì phê duyệt chấp nhận và chuyển xuống cho CVKH, ban hỗ trợ kinh
doanh. Nếu không đồng ý thì trả lại cho CVKH để yêu cầu khách hàng sửa
đổi cho phù hợp.
Thông báo, ký kết hợp đồng, mở tài khoản và mua ngoại tệ:
Sau khi thông báo cho khách hàng về việc đơn yêu cầu mở thư tín dụng
được chấp nhận, hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu mở L/C và ngân hàng
phát hành được ký kết và một tài khoản được mở cho khách hàng. Nếu khách
hàng chưa có ngoại tệ thì ngân hàng sẽ bán ngoại tệ cho khách hàng.
13
Kiểm tra, soạn điện và hạch toán:
CVTT có trách nhiệm kiểm tra yêu cầu mở L/C. Nếu có sai sót thì thông
báo cho CVKH liên hệ với khách hàng để điều chỉnh thích hợp. Nếu không có
sai sót gì thì tiến hành soạn điện và hạch toán chi phí.
Kiểm tra điện:
Cấp thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điện. Nếu đồng ý thì chuyển
cho CVTT để phát điện và lưu hồ sơ. Nếu có sai sót thì chuyển lại cho CVTT
để
sửa chữa.
Phát điện và lưu hồ sơ:
Tại trung tâm thanh toán, sau khi soạn điện, đã kiểm soát, đã thực hiện
thu phí, ký quỹ và được cấp có thẩm quyền cuối cùng phê duyệt thì tiến hành
phát điện vào phiên gần nhất.
Hồ sơ được lưu giữ tại ngân hàng.
Muốn mở L/C người nhập khẩu phải trả một khoản phí và ký quỹ nhỏ
hơn hoặc bằng giá trị của L/C (Tuỳ theo hạn mức mà ngân hàng cấp cho
người nhập khẩu mà người nhập khẩu có thể được miễn ký quỹ hoặc chỉ phải
ký quỹ một phần giá trị của L/C).
Về phía ngân hàng, khi nhận được đơn yêu cầu mở L/C của người nhập
khẩu, ngân hàng cần xem xét, tư vấn cho người nhập khẩu về nội dung của
L/C như: Số lượng các chứng từ, loại chứng từ, ngày tháng giao hàng… dựa
trên hợp đồng mua bán ngoại thương, luật áp dụng và UCP 600.
Như vậy người nhập khẩu đã thực hiện nghĩa vụ của mình và sẽ không
thể từ chối nhận hàng hoặc không thanh toán cho người xuất khẩu nếu người
14
xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và cung cấp chứng từ đúng yêu cầu
của L/C.
(3) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành thư tín
dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất
khẩu (ngân hàng thông báo) ở nước người xuất khẩu thông báo thư tín dụng
và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
Trên thực tế, quy trình thanh toán thư tín dụng có thể sẽ phải sử dụng
nhiều hơn một ngân hàng thông báo, bởi vì trong trường hợp ngân hàng thông
báo L/C được người yêu cầu đề nghị trong thư tín dụng mà ngân hàng đó lại
không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành L/C thì ngân hàng phát hành
phải thông qua một ngân hàng đại lý của mình (nhưng có mối quan hệ với
ngân hàng mà người yêu cầu chỉ định làm ngân hàng thông báo) thông báo
thư tín dụng. Như vậy trong quy trình sẽ có 2 ngân hàng thông báo: ngân hàng
thông báo thứ nhất và ngân hàng thông báo thứ 2.
(4) Khi nhận được thư tín dụng, ngân hàng thông báo báo cho người xuất
khẩu về thư tín dụng và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển
ngay cho người xuất khẩu.
Thực tế có trường hợp thư tín dụng sẽ được thông báo sơ bộ, các chi tiết
đầy đủ gửi sau. Trong trường hợp ấy, ngân hàng thông báo khi nhận được
thông báo sơ bộ thư tín dụng từ ngân hàng phát hành sẽ thông báo sơ bộ cho
người xuất khẩu. Trong thông báo sơ bộ ghi rõ: “các chi tiết đầy đủ gửi sau”.
Khi nhận được bản gốc từ phía ngân hàng phát hành thì chuyển ngay cho
người xuất khẩu.
(5) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng,
nếu không chấp nhận thì đề nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với hợp đồng.
15
(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp theo
yêu cầu của thư tín dụng xuất trình đến ngân hàng phát hành xin thanh toán
thông qua ngân hàng phục vụ mình (có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân
hàng khác)
(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với thư
tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu không phù hợp, ngân
hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu (nếu
người nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngân hàng vẫn thanh toán và trừ
phí sai sót của bộ chứng từ)
(8) Ngân hàng phát hành thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và tiến
hành chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu trả
tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(9) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín
dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phát hành, nếu
không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
Từ sự phân tích quy trình của phương thức tín dụng chứng từ, chúng ta
sẽ rút ra các đặc điểm của phương thức thanh toán này.
2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ:
a. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức có liên quan đến
ba quan hệ hợp đồng:
♣ Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu:
Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua và người
bán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua
có trách nhiệm trả tiền. Trong hợp đồng mua bán, các bên tham gia thoả thuận
phương thức thanh toán tiền hàng: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng
16
chứng từ. Khi lựa chọn tín dụng thư làm phương thức thanh toán tiền hàng thì
thư tín dụng sẽ được mở. Có thể nói hợp đồng mua bán hàng hoá làm cơ sở
cho phương thức tín dụng chứng từ.
Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người
xuất khẩu và người nhập khẩu nhưng thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với
hợp