Đề tài Vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Hoà chung nhịp đập phát triển của xã hội, Báo chí nước ta ngày càng phát triển, phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Nó là công cụ đắc lực, là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng góp phần làm tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân. Báo chí được coi là lực lượng xung kích, có nhiệm vụ phản ánh và cổ vũ sự nghiệp đổi mới của đất nước, tuyên truyền, phát huy những giá trị cao cả của chế độ XHCN, nâng cao dân trí, đề cao các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động và thù địch, đấu tranh chống tiêu cực. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc luôn là mối quan tâm không chỉ của một dân tộc mà của toàn xã hội. Mỗi một dân tộc đều tạo cho mình một nét văn hoá riêng đặc thù. Những nét văn hoá riêng ấy quy tụ tạo nên nền văn hoá của cả một đất nước. Và trong sự nghiệp phát triển đó, các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là hệ thống các Đài Truyền thanh – Truyền hình (TT-TH) tuyến huyện, xã cũng có những đóng góp không nhỏ. Mộc Châu là một huyện vùng núi Tây Bắc với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một dân tộc lại có một nét văn hoá đặc trưng riêng biệt, làm cho văn hoá Mộc Châu trở nên phong phú, đa sắc màu. Đài TT-TH Mộc Châu là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mộc Châu, luôn làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về mọi lĩnh vực tới nhân dân trong toàn huyện. Riêng lĩnh vực văn hoá, Đài TT-TH Mộc Châu cũng đã có nhiều tin, bài tuyên truyền về những nét văn hoá đặc sắc giúp nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số hiểu được giá trị của những nét văn hoá đặc trưng, qua đó giúp nhân dân tích cực hơn trong việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mình và cùng với các dân tộc khác trong huyện chung tay vào việc bảo tồn - gìn giữ và phát huy nền văn hoá của huyện Mộc Châu nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Qua thời gian được đến tham quan và tìm hiểu về Mộc Châu, tôi cảm nhận rõ được những ảnh hưởng của báo chí huyện tới việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nơi đây. Vì thế, trong tiểu luận này tôi lựa chọn đề tài: “Vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A: Phần Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Hoà chung nhịp đập phát triển của xã hội, Báo chí nước ta ngày càng phát triển, phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Nó là công cụ đắc lực, là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng góp phần làm tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân. Báo chí được coi là lực lượng xung kích, có nhiệm vụ phản ánh và cổ vũ sự nghiệp đổi mới của đất nước, tuyên truyền, phát huy những giá trị cao cả của chế độ XHCN, nâng cao dân trí, đề cao các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động và thù địch, đấu tranh chống tiêu cực. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc luôn là mối quan tâm không chỉ của một dân tộc mà của toàn xã hội. Mỗi một dân tộc đều tạo cho mình một nét văn hoá riêng đặc thù. Những nét văn hoá riêng ấy quy tụ tạo nên nền văn hoá của cả một đất nước. Và trong sự nghiệp phát triển đó, các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là hệ thống các Đài Truyền thanh – Truyền hình (TT-TH) tuyến huyện, xã cũng có những đóng góp không nhỏ. Mộc Châu là một huyện vùng núi Tây Bắc với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một dân tộc lại có một nét văn hoá đặc trưng riêng biệt, làm cho văn hoá Mộc Châu trở nên phong phú, đa sắc màu. Đài TT-TH Mộc Châu là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mộc Châu, luôn làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về mọi lĩnh vực tới nhân dân trong toàn huyện. Riêng lĩnh vực văn hoá, Đài TT-TH Mộc Châu cũng đã có nhiều tin, bài tuyên truyền về những nét văn hoá đặc sắc giúp nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, đặc biệt là nhân dân các dân tộc thiểu số hiểu được giá trị của những nét văn hoá đặc trưng, qua đó giúp nhân dân tích cực hơn trong việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mình và cùng với các dân tộc khác trong huyện chung tay vào việc bảo tồn - gìn giữ và phát huy nền văn hoá của huyện Mộc Châu nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Qua thời gian được đến tham quan và tìm hiểu về Mộc Châu, tôi cảm nhận rõ được những ảnh hưởng của báo chí huyện tới việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nơi đây. Vì thế, trong tiểu luận này tôi lựa chọn đề tài: “Vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của tiểu luận này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu vai trò của Đài TT-TH cơ sở với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, cụ thể là những mặt làm được và những mặt còn tồn tại của Đài TT-TH cơ sở trong lĩnh vực tuyên truyền nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyên truyền và giúp người dân hiểu về giá trị của những nét văn hoá riêng của dân tộc mình. Đồng thời, tiểu luận này cũng nhằm đưa ra những giải pháp, phương hướng mang tính bổ khuyết, gợi mở để nâng cao hơn nữa vai trò, tác dụng, hiệu quả của Đài TT-TH địa phương đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Tiểu luận của tôi hoàn thành nhờ sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát tại cơ quan mà mình thực tập để tìm hiểu việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trên Đài TT-TH Huyện Mộc Châu; Quan sát công chúng để thấy được hiệu quả của việc phát huy và giữ gìn những bản văn hoá của từng nhóm dân tộc sinh sống tại huyện. Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá: Thông qua cách nhìn nhận của mình để đối chiếu giữa thực tiễn với lý luận, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về những mặt làm được và những mặt chưa làm được trong công tác gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá hiện nay đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh. Phương pháp thống kê, tổng hợp: Sử dụng phương pháp này nhằm trình bày, tổng kết lại những vấn đề mà bản thân tìm hiểu được sao cho cô đọng, khái quát và tiêu biểu nhất. Tuy nhiên trong qúa trình làm tiểu luận tôi đã không tách biệt riêng lẻ các phương pháp mà có sự kết hợp chặt chẽ, logíc giữa các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cho bài viết. 4. Phạm vi nghiên cứu 1. Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu rõ hơn nữa về vai trò của Đài TT-TH với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số của huyện Mộc Châu. 2. Thời gian nghiên cứu: là 2 năm (2007 – 2008) để làm nổi bật những thành tích cũng như những hạn chế trong công tác tuyên truyền của Đài TT-TH huyện Mộc Châu với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 5. Kết cấu của tiểu luận Tiểu luận gồm 3 phần: A: Phần mở đầu: Gồm có: Lý do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu đề tài Phương pháp nghiên cứu đề tài; Phạm vi nghiên cứu đề tài. B: Phần nội dung Chương I: Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Chương II: Vai trò của Đài Truyền thanh – Truyền hình Huyện Mộc Châu với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của huyện nhà Chương III: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Đài Truyền thanh – Truyền hình cơ sở với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. C: phần kết luận: Ngoài ra trong tiểu luận này còn có kèm theo: Phần mục lục, phụ lục và một số tài liệu tham khảo. B: Phần nội dung Chương I: Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc I. Khái niệm văn hoá Trên thực tế, như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ những năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hoá được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, dân gian học, văn hoá học, xã hội học…và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó lại có một định nghĩa khác nhau về văn hoá. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hoá được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hoá bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hoá không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà còn bao gồm cả vật chất. Theo Bách khoa toàn thư Pháp: “ Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ tổ chức môi trường của con người, nghĩa là văn hoá vật chất gồm những công cụ, nhà ở và nói chung là toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và nhưng ứng dụng của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó”. Năm 1982, tại Mêhicô, hội nghị thế giới về chính sách văn hoá vì sự phát triển đã thông qua tuyên bố ngày 6 tháng 8, còn gọi là Tuyên bố Mêhicô về chính sách văn hoá: "Theo nghĩa rộng, văn hoá ngày nay có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng". Theo Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor cho rằng: “ Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Thập niên 40 của thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về văn hoá: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”… Hầu hết những quan điểm này tuy khác nhau về cách thể hiện nhưng tựu trung lại đều hướng tới những cái tốt đẹp của một thời kỳ, một giai đoạn và những cái đó cần được gìn giữ và phát huy. Giáo sư Trần Quốc Vượng được tôn vinh là một trong “Tứ trụ” của khoa lịch sử, rộng ra là Ngành lịch sử – văn hoá Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp khoa học của GS. Trần Quốc Vượng luôn gắn bó với đất nước, nhân dân với hành trình lịch sử và văn hoá dân tộc. Trong cuộc đời đam mê “Ngang dọc” khắp mọi miền Tổ quốc Ông đã “theo dòng lịch sử” của dân tộc để “ Tìm tòi và suy ngẫm”, để “ Đi tìm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam”, để thấu hiểu con người, môi trường, văn hoá “ Trên mảnh đất ngàn năm văn vật”. GS. Trần Quốc Vượng còn tham gia định danh, làm rõ những đóng góp và giá trị tiêu biểu của các nền văn hoá, các thời đại văn hoá Việt Nam trong mối liên hệ và tương quan với môi trường văn hoá khu vực và Thế giới. Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi về văn hoá GS. Trần Quốc Vượng đã đưa ra nhận định của mình về văn hoá. Trong giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, GS. Trần Quốc Vượng đưa ra định nghĩa về văn hoá như sau: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Văn hoá có rất nhiều định nghĩa khác nhau tuy nhiên dù hiểu theo nghĩa nào thì văn hoá cũng mang lại những gía trị nhất định về tinh thần cho nhân dân, là động lực để mỗi người sống, chiến đấu và lao động vì vậy ta cần phải gìn giữ và phát huy. II. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (1998 – 2003) về việc xây dựng và phát huy truyền thống văn hoá đậm đà bả sắc dân tôc của Việt Nam: Như chúng ta đã biết, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những quốc sách hàng đầu của quốc gia, nó không chỉ giúp cho người dân các dân tộc thiểu số hiểu biết về giá trị văn hoá trong mỗi trò chơi, mỗi phong tục tập quán như: cưới xin, ma chay, lễ hội, lễ tết…của dân tộc mình mà đó còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của cả một quốc gia bởi mỗi một nét văn hoá riêng của mỗi dân tộc anh em góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của một nền văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đất nước ta đang trên tiến trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, vì vậy phát huy truyền thống cũng như giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc càng trở nên cấp thiết và là cơ sở tạo nên một nét văn hoá đặc thù của cả một dân tộc. Trong văn kiện của Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã nêu rõ nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá như sau: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng bảg tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống( bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.” Phát thanh – truyền hình là một trong những loại hình báo chí đã tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Với những đặc trưng ưu việt của Phát thanh – Truyền hình, nó là một phương tiện truyền thông tác động mau lẹ và hữu hiệu trong xã hội. ở đây, chúng ta hãy cùng xem xét một lĩnh vực đó là: “Vai trò của báo chí với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” Thực hiện chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các Đài Phát thanh – Truyền hình các cấp tích cực tuyên truyền đến người dân giúp họ hiểu biết hơn về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc từ đó góp phần thúc đẩy nền văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc của các dân tộc thiểu số nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XIII) (1998 – 2003) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, huyện Mộc Châu đã đạt được những kết quả hết sức khả quan: 100% các xã, thị trấn đã ra Nghị quyết kiện toàn và thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn để thực hiện Nghị quyết Trung ương 5; Từng bước nâng cao chất lượng làng văn hoá, gia đình văn hoá, cơ quan văn hoá, làng văn hoá, liên tục tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, năm sau cao hơn năm trước. Để làm tốt công tác kiện toàn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu đã tích cực đẩy mạnh nhiều hoạt động, phong trào có ý nghĩa thiết thực trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá. Đài TT - TH huyện Mộc Châu là cơ quan tiên phong trong các hoạt động này thông qua việc xây dựng nhiều tin, bài có nội dung sâu sắc góp phần đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: III. Đài Truyền thanh – Truyền hình Mộc Châu với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà Nước Đài TT-TH Mộc Châu trong thời gian qua đã làm tốt công tác tuyên truyền tới nhân dân đặc biệt là những vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa của các dân tộc đặc biệt là dân tộc thiểu số. Vì thế đài đã trở thành một bộ phận tuyên truyền không thể thiếu giúp người dân các dân tộc hiểu được giá trị văn hoá của dân tộc mình, góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hoá chung của huyện. Đài TT - TH Mộc Châu cùng với Phòng văn hoá huyện tích cực tham gia tổ chức tuyên truyền về những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tại huyện Mộc Châu. Cụ thể trong những năm qua Đài TT - TH Mộc Châu đã thực hiện tốt một số việc như: - Tích cực tuyên truyền nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hoá của các dân tộc trên địa bàn huyện thông qua viêc: + Biểu dương những tấm gương biết gạt bỏ những hủ tục, lạc hậu và phát huy những nét văn hoá tiêu biểu. + ủng hộ việc sưu tầm, phục dựng các lễ, hội, các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. vv… - Thường xuyên cập nhật những nét văn hoá truyền thống của từng dân tộc trong Huyện. Qua quá trình khảo sát trong 2 năm 2007 – 2008 tại Đài về lĩnh vực bảo tồn Văn hoá, Đài Truyền thanh – truyền hình Mộc Châu đã có số lượng tin, bài đăng phát trên sóng truyền thanh – truyền hình theo bảng thống kê sau: Năm 2007: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Tin 3 2 1 3 2 0 1 2 1 1 2 4 22 Bài 1 2 1 0 0 0 0 3 1 0 1 2 11 Năm 2008: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Tin 4 2 2 1 1 3 0 5 3 1 4 3 29 Bài 3 3 1 1 2 1 1 2 3 1 3 1 22 Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy, những tin bài về văn hoá được phát trong 2 năm 2007 – 2008 có những bước chuyển biến rất đáng kể, những bài viết về văn hoá ngày càng được khai thác nhiều hơn, lượng tin, bài viết về văn hoá được phát tập chung chủ yếu vào các tháng như tháng 2, 8, 9. Đây là hai tháng diễn ra nhiều sự kiện văn hoá tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn như các lễ, hội. Chương II: Vai trò của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Mộc Châu với vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc I. Giới thiệu chung về Đài TT- TH Huyện Mộc Châu 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý của Đài Trưởng Đài Phó Đài Nội Dung Phó Đài Kỹ Thuật Dựng hình Trạm phát lại Phóng Viên Biên Tập 1.2: Nguồn nhân lực Đài TT-TH huyện Mộc Châu hiện nay có 30 cán bộ công nhân viên chức làm nhiệm vụ quản lý, phóng viên, kỹ thuật và biên tập, trong đó có: - 01 Trưởng Đài phụ trách chung cả biên tập và kỹ thuật. - 02 Phó trưởng Đài: + Phó trưởng Đài phụ trách nội dung + Phó trưởng Đài phụ trách kỹ thuật - 01 cán bộ kế toán - 03 Phóng viên - 01 Phát thanh viên - 22 công nhân kỹ thuật trực máy - Một số cộng tác viên Đài TT-TH huyện có 2 tổ: Tổ nội dung ( Phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên và sản xuất chương trình ); Tổ kỹ thuật( Các kỹ thuật viên trực trạm) 1.3: Trang thiết bị kỹ thuật Về cơ sở vật chất: - 01 Phòng trưởng Đài. - 01 Phòng phó Đài. - 01 Phòng phóng viên (chỗ làm việc của phóng viên, biên tập viên) - 01 Phòng máy - 01 Phòng bá âm - 01 Phòng kỹ thuật Về trang bị kỹ thuật - 01 máy tăng âm - 03 máy phát sóng FM - 03 chảo thu vệ tinh - 02 bộ dựng hình - 01 máy thu in phát thanh - 04 Camera (01 Camera sony; 02 Camera MD 9000 và 1 Camera MD 10000 ) Đài hoạt động trên 2 hệ: Phát sóng và đường dây hữu tuyến với gần 100 cụm loa tự động (năm 2001), 10 Km đường dây hữu tuyến thuộc thị trấn Mộc Châu. 2. Vai trò của Đài TT - TH Mộc Châu Đài TT-TH huyện Mộc Châu là công cụ tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền huyện, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Đài TT-TH huyện giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải thông tin tiếp âm sóng Đài tiếng nói Việt Nam, tiếp âm sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh Sơn La, xây dựng chương trình phát thanh của Đài huyện với thời lượng 15 phút mỗi ngày, mỗi tuần xây dựng 1 bản tin truyền hình phát sau thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam và phát lại vào 7h sáng hôm sau; Mỗi tháng đài xây dựng một trang truyền hình cơ sở cộng tác với Đài Phát thanh – Truyền hình Tỉnh, đảm bảo thông tin cho nhân dân trên tất cả các vấn đề, sự kiện của thế giới xung quanh một phạm vi rộng, tham gia vào việc hình thành dư luận đúng đắn và thái độ sống tích cực. Đài TT-TH Mộc Châu nằm trong hệ thống báo chí của Tỉnh đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, định hướng tuyên truyền của Tỉnh và huyện, tuyên truyền kịp thời có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng diễn ra trên địa bàn. Đài TT-TH Mộc Châu đã lập kế hoạch tổ chức hoạt động tuyên truyền kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là những ngày lễ của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cũng được Đài TT–TH huyện đưa tin, bài. Với mục đích thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm để giáo dục cho nhân dân lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và ý thức tự cường dân tộc; nâng cao nhận thức tin tưởng vào con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội của nước ta, nền tảng tư tưởng của Đảng và nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng và củng cố niềm tin, ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ Quốc, nắm bắt thời cơ vượt qua thử thách, vì mục đích “ Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” Trước sự bùng nổ thông tin, khoa học công nghệ như hiện nay, Đài TT-TH huyện Mộc Châu là một cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền địa phương, bên cạnh những thế mạnh có đội ngũ những người làm báo năng nổ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững vàng, còn có trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành khá hiện đại, đã xây dựng nhiều chương trình TT-TH hấp dẫn được bạn nghe đài và xem đài yêu thích, Đảng bộ chính quyền địa phương tin tưởng. Đài TT-TH Mộc Châu là đơn vị cơ sở, là bộ phận trong hệ thống thống nhất của báo chí cách mạng Việt Nam. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao tại địa phương cũng như hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng, Đài TT - TH Mộc Châu đã luôn đổi mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của báo chí và sự nghiệp đổi mới của Đảng. 3. Phương hướng xây dựng Đài trong thời gian tới Phấn đấu không ngừng đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền trên sóng truyền thanh - truyền hình và mở rộng diện tích phủ sóng đến tất cả các xã trong toàn huyện. Tiếp tuc nâng cấp thêm một số trang thiết bị mới đưa vào sử dụng, đặc biệt là trang thiết bị dành cho phát thanh bởi hiện nay Đài TT-TH Mộc Châu vẫn sử dụng máy thu in thô sơ, lắp đặt thêm một số trạm phát lại tại các xã vùng sâu, vùng xa để phục vụ nhu cầu nghe phát thanh, xem truyền hình của bà con, đặc biệt là bà con các dân tộc thiểu số trong toàn huyện, giúp bà con nắm bắt những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như những của Huyện nhà, đặc biệt là giúp cho bà con chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất, văn hoá,... Xây dựng mới Trạm Truyền hình cụm xã Tân Lập để giúp cho nhân dân đặc biệt là dân tái định cư thuỷ điện Sơn La tiếp cận với nhiều thông tin hơn nữa, tạo điều kiện phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá của xã. Củng cố và nâng cấp trạm truyền hình Trung tâm, Xuân Nha ngày một hiện đại hơn. I. Một vài nét về văn hoá của Huyện Mộc Châu 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Cao nguyên Mộc Châu là huyện miền núi cao của tỉnh Sơn La, cách Thành phố Sơn La 120 km về phía nam và cách Thủ đô Hà Nội 200Km về phía Tây Bắc, diện tích tự nhiên của huyện là 206.150 ha. Huyện Mộc Châu có 27 xã và 2 th
Luận văn liên quan