Đề tài Vai trò của cha mẹ trong hình thành nhân cách cho trẻ trong gia đình

Xã hội hoá cá nhân là quá trình trong đó cá nhân với tư cách là một sinh vật vốn có những đặc tính sinh học nhất định, tương tác với xã hội, thông qua sự giao tiếp, học tập, hoạt động mà tập nhiễm những phẩm chất cần có để sống trong x ã hội. xã hội hoá cá nhân là quá trình hình thành nhân cách: chiếm lĩnh ngôn ngữ và thế giới văn hoá, hình thành những tình cảm xã hội (tình cảm về phẩm giá, về trách nhiệm.), lĩnh hội những chuẩn mực xã hội (về pháp quyền, về đạo đức.), tiếp thu những quan niệm, niềm tin, định hướng giá trị, định hướng hành vi. Xã hội hoá cá nhân không phải chỉ là kết quả một chiều xã hội tác động đối với cá nhân, mà còn là kết quả cá nhân tích cực tham gia đời sống xã hội. "Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế" (Mac). Nội dung, cơ chế của quá trình XHHCN thay đổi tuỳ theo cấu trúc kinh tế -xã hội của xã hội trong những thời đại lịch sử cụ thể. Thực chất xã hội hoá là quá trình chủ thể hoá các tri thức của xã hội, là sự tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm xã hội thông qua lăng kính chủ quan và sự xét đoán của mỗi cá nhân. Các cá nhân tiếp thu tri thức xã hội bằng cả hai con đường : chính thức và không chính thức, tương ứng với các hình thức xã hội hoá và xã hội hoá không chính thức. Xã hội hoá không chính thúc là kết quả tự nhiên của tương tác xã hội giữa những nguời gần gũi nhất xung quanh như gia đình,nhóm bạn bè, nhóm nghề nghiệp v.v Ở đó, cá nhân học được nhiều điểu thông qua sự bắt chước, quan sát và kinh nghiệm. Xá hội hoá chính thức là quá trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm xã hội thông qua giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, các truờng dạy nghề là những cơ quan xã hội hoá chính thức. Giáo dục khác với các dạng xã hội hoá khác ở chỗ, đó là một sự tác động của chủ thể giáo dục đến đối tưọng giáo dục một cách tỷ mỉ trong những tổ chức chính thức, theo những chương trình giáo dục được tiêu chuẩn hoá nhằm truyên đạt các tri thức và kinh nghiệm xã hội tức là tri thức hoá và nghề nghiệp hoá cho con người. Xã hội càng phát triển, xã hội hoá thông qua giáo dục càng tăng lên.1 Đặc điểm của quá trình xã hội hoá là các cá nhân khôngphải lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội ngay một lúc mà dần dần. Cũng như vậy, các cá nhân không phải tiếp xúc với xã hội rộng lớn nói chung, không phải tham gia vào tất cả các tỏ chức, môi trường xã hội mà thông qua những nhóm xã hội nhất định. Xã hội hoá là quá trình đưa cá nhân vào các quan hệ xã hội. Những quan hệ đó lúc đầu rất hạn hẹp rồi ngày càng mở rộng ra. 2 V ới sứ mệnh cao cả tái sinh sản con người, duy trì nòi giống, GĐ không chỉ sinh đẻ mà con giáo dục con cái. Nói cách khác, muốn thực hiện sứ mệnh đó, chỉ sinh đẻ, tái sinh sản về thể chất thôi chưa đủ, còn phải tái sản xuất con người về mặt tinh thần nữa.

pdf29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của cha mẹ trong hình thành nhân cách cho trẻ trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội hoá cá nhân là quá trình trong đó cá nhân với tư cách là một sinh vật vốn có những đặc tính sinh học nhất định, tương tác với xã hội, thông qua sự giao tiếp, học tập, hoạt động mà tập nhiễm những phẩm chất cần có để sống trong xã hội. xã hội hoá cá nhân là quá trình hình thành nhân cách: chiếm lĩnh ngôn ngữ và thế giới văn hoá, hình thành những tình cảm xã hội (tình cảm về phẩm giá, về trách nhiệm...), lĩnh hội những chuẩn mực xã hội (về pháp quyền, về đạo đức...), tiếp thu những quan niệm, niềm tin, định hướng giá trị, định hướng hành vi... Xã hội hoá cá nhân không phải chỉ là kết quả một chiều xã hội tác động đối với cá nhân, mà còn là kết quả cá nhân tích cực tham gia đời sống xã hội. "Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế" (Mac). Nội dung, cơ chế của quá trình XHHCN thay đổi tuỳ theo cấu trúc kinh tế - xã hội của xã hội trong những thời đại lịch sử cụ thể. Thực chất xã hội hoá là quá trình chủ thể hoá các tri thức của xã hội, là sự tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm xã hội thông qua lăng kính chủ quan và sự xét đoán của mỗi cá nhân. Các cá nhân tiếp thu tri thức xã hội bằng cả hai con đường : chính thức và không chính thức, tương ứng với các hình thức xã hội hoá và xã hội hoá không chính thức. Xã hội hoá không chính thúc là kết quả tự nhiên của tương tác xã hội giữa những nguời gần gũi nhất xung quanh như gia đình, nhóm bạn bè, nhóm nghề nghiệp v.v…Ở đó, cá nhân học được nhiều điểu thông qua sự bắt chước, quan sát và kinh nghiệm. Xá hội hoá chính thức là quá trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm xã hội thông qua giáo dục. Hệ thống các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, các truờng dạy nghề …là những cơ quan xã hội hoá chính thức. Giáo dục khác với các dạng xã hội hoá khác ở chỗ, đó là một sự tác động của chủ thể giáo dục đến đối tưọng giáo dục một cách tỷ mỉ trong những tổ chức chính thức, theo những chương trình giáo dục được tiêu chuẩn hoá nhằm truyên đạt các tri thức và kinh nghiệm xã hội tức là tri thức hoá và nghề nghiệp hoá cho con người. Xã hội càng phát triển, xã hội hoá thông qua giáo dục càng tăng lên.1 Đặc điểm của quá trình xã hội hoá là các cá nhân không phải lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội ngay một lúc mà dần dần. Cũng như vậy, các cá nhân không phải tiếp xúc với xã hội rộng lớn nói chung, không phải tham gia vào tất cả các tỏ chức, môi trường xã hội mà thông qua những nhóm xã hội nhất định. Xã hội hoá là quá trình đưa cá nhân vào các quan hệ xã hội. Những quan hệ đó lúc đầu rất hạn hẹp rồi ngày càng mở rộng ra. 2 V ới sứ mệnh cao cả tái sinh sản con người, duy trì nòi giống, GĐ không chỉ sinh đẻ mà con giáo dục con cái. Nói cách khác, muốn thực hiện sứ mệnh đó, chỉ sinh đẻ, tái sinh sản về thể chất thôi chưa đủ, còn phải tái sản xuất con người về mặt tinh thần nữa. 1 Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá. Lê Ngọc Văn, NXBGD, HN 1996, trang 9 2 Như trên, trang 14 Giáo dục con người là biến sinh thể tự nhiên thành một thực thế XH có thể thích nghi và sống trong một XH hoàn toàn cụ thể thoe những yêu cầu của XH đó: tiếp thu cách kiểm soát những đam mê sinh học, học và nắm vững những hành vi nào được , những hành vi nào không được XH đó chấp nhận phát triển khả năng làm mình giống như một thành viên của XH ấy. Đó là quá trình XH hoá và GĐ là tác nhân đầu tiên XH hoá các thế hệ tương lai. Chúng tôi đưa ra đề tài : “ Vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách trẻ em trong gia đình “ nhằm tìm hiểu vai trò cha mẹ trong hình thành nhân cách trẻ em cũng như cách tiếp nhận của trẻ 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu vai trò của gia đình về việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em - Đưa ra những nhận xét, khuyến nghị nhằm giúp cho các cha mẹ nhận thức và thực hiện tốt vai trò của mình đồng thời cũng nâng cao vai trò của người cha và người mẹ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thao tác hóa các khái niệm liên quan được sử dụng trong nghiên cứu :gia đình.giáo dục , giáo dục gia đình, giáo dục,trẻ em, nhân cách... - Tìm hiểu về thực trạng vấn đề giáo dục hình thành nhân cách cho con cái của các gia đình hiện nay (nhận thức của cha mẹ về giáo dục XHH cho trẻ , giáo dục những kiến thức đối với cuộc sống, giáo dục ở mức độ và phương pháp như thế nào...) - Phân tích các yếu tố tác động đến việc giáo dục hình thành nhân cách của cha mẹ cũng như hành vi tiếp nhận của trẻ - Tìm hiểu về những khó khăn của cha và mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách con cái - So sánh vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con trẻ trong hình thành nhân cách 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của cha mẹ về việc giáo dục hình thành nhân cách trẻ em trong gia đình 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cha mẹ có con trẻ - Trẻ em trong gia đình 4.3. Phạm vi nghiên cứu : Khu vực Hà Nội và một số địa bàn lân cận Thời gian khảo sát: từ tháng 10/2009-12/2010 Địa bàn khảo sát: Khu vực Hà Nội và một số địa bàn lân cận 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học 5.1. Phương pháp luận Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng làm phương pháp luận. Giáo dục nhân cách là một bộ phận của xã hội hóa cá nhân, nó có liên quan mật thiết với các yếu tố khác . Chính vì vậy, khi nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong vấn đề giáo dục hình thành nhân cách cho con cái phải xem xét từng trường hợp, từng điều kiện kinh tế,văn hóa,chính trị, xã hội của từng gia đình. Đồng thời, chúng ta cũng phải đặt việc giáo dục hình thành nhân cách trong mối liên hệ với các nhân tố khác như nhà trường, các nhóm xã hội, truyền thông đại chúng. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét vấn đề đó trong một quá trình lich sử cụ thể để xem vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho con cái từ trước đến nay có sự chuyển động như thế nào. 6.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học 6.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đọc và phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề giáo dục trong gia đình trong đó có giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em. Đồng thời chúng tôi quan tâm đến báo cáo trên các tạp chí, sách, báo... để đưa vào những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. 6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton Đối với đề tài này, chúng tôi áp dụng thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton nhằm tìm hiểu vai trò của gia đình về giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em trong gia đình Trong đó, cấu trúc được hiểu là mối quan hệ giữa con người và xã hội được định hình một cách ổn định, bền vững và chức năng được xem như là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận hành của cả hệ thống3. Nhìn chung trong thuyết này, ông nhấn mạnh đến sự loạn chức năng. Theo đó, ông cho rằng một hiện tượng xã hội đem lại những hệ quả tốt đẹp cho sự phát triển cấu trúc xã hội. Mà mặt khác, nó cũng đem lại những sự tiêu cực, hể hiện qua sự loạn- phản chức năng. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến chức năng trội và chức năng lặn, trong đó thể hiện về ý nghĩa về việc phân biệt về hai loại chức năng này đối với xã hội. Đặc biệt, ông cho rằng người nghiên cứu không nên tin ngay vào những tuyên bố công khai về tác dụng, mục đích của hiện tượng mà cần phải đi tìm hiểu xem thực tế ẩn chứa bên trong thì hiện tượng có chức năng ra sao và làm thay đổi cấu trúc ra sao. Áp dụng lý thuyết chúng tôi đưa ra nhận định gia đình là một thành phần của cấu trúc xã hội, và là một loại thiết chế xã hội nó đảm nhiệm những chức năng cơ bản. Do vậy nó phải thực hiện đầy đủ các chức năng để đáp ứng được các nhu cầu của từng thành viên trong gia đình. Những người cha người mẹ là những người có 3 Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB KHXH, 2008, trang 242 mối quan hệ quan trong nhận có thể thay đổi nhân cách cho con trẻ “ Dạy con từ tuổi còn thơ....” 1.1.2. Lý thuyết vai trò của Ralph Linton Theo Ralph Linton, vai trò là một quan điểm cơ bản trong lý thuyết xã hội học nó đánh giá cao những mong đợi xã hội gắn với những vị thế cụ thể và phân tích thực hiện những mong đợi đó. Mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã hội khác nhau mà anh ta tham dự. Trong tiến trình cuộc đời của mỗi cá nhân thực hiện một số những vai trò khác nhau lần lượt hoặc đồng thời và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của cá nhân đó thực hiện từ khi sinh ra cho đến lúc chết tạo thành nhân cách xã hội của người đó. Ralph Linton nói chúng ta giữ các địa vị nhưng chúng ta đóng các vai trò. Vai trò và địa vị không thể tách rời nhau. Sự phân biệt chúng chỉ trong nhận thức khoa học. Không thể cso vai trò mà không có địa vị hoặc ngược lại. Vai trò trở thành một tập hợp các quyền và nghĩa vụ đã được thể hóa có nghĩa là với vị trí mà các cá nhân xã hội hay tổ chức nắm giữ thì chủ thể xã hội đó cần thực hiện tốt những mong đợi, bổn phận và trách nhiệm ở vị trí đó.4 Ở đề tài nghiên cứu này ta có thể thấy rằng địa vị của người cha, người mẹ gắn với những vai trò nhất định, cía mà xã hội, con cái mong đợi. Đó chính là trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục phảm chất đạo đức cho con cái trong đó chức năng xã hội hóa giúp con cái mình hòa nhập với xã hội. Vai trò đó chỉ được thực hiện khi họ tham gia tích cực vào việc giáo dục hình thành nhân cách con trẻ, lình hội những kinh nghiệm của cuộc sống, biết ứng xử với những giao tiếp bình thường “Tiên học lễ , hậu học văn “ , “ Kính già yêu trẻ “ . “ Kính già già để tuổi cho”. Và làm thỏa mãn những mong muốn của xã hội, của con cái đối với trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể đối với từng cha mẹ trong những hoàn cảnh cụ thể 2. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN: 2.1. Khái niệm “Gia đình” Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách sống có tình có nghĩa, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức trách nhiệm của công dân, tôn trọng pháp luật và giữ gìn đạo lý5 Gia đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha me, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại...). Gia đình có thể hiểu như là một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặ thù. Những thành viên trong gia đình được gứ bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ6. 4 Nguyễn Thị Huệ, Giáo dục giá trị truyền thống cho trẻ ở xã Trường Yên- Hoa Lư- Ninh Bình, 2004, khóa luận tốt nghiệp 5 Từ điển Xã hội học, Thanh Lê, NXB KHXH, 2004, trang 532 6 Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ và gia dình, nay dổi thành viện phụ nữ khoa học và gia đình 2.2. Khái niệm “vai trò” Vai trò là một tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang các địa vị...Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tập hợp hay nhóm các kỳ vọng, hành vi (Dahrandorf)7 2.3. Khái niệm “giáo dục” Giáo dục là hoạt động nhằm tác động đến một cách hệ thong đến sự phát triển thể chất tinh thần của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó có những phẩm chất và năng lực yêu cầu đề ra .Chức năng cơ bản của giáo dục là xã hội hóa thế hệ trẻ , duy trì tính liên tục văn hóa của xã hội , sự truyền đạt những kinh nghiệm lịch sữ xã hội được tích lũy trong quá trình phát triển của con người nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất xã hội , đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hôi. Giáo dục con cái trong gia đình diễn ra trong phạm vi gia đình khác với các thiết chế khác , nó dựa trên huyết thống , tình cảm thiêng liêng và tính cá biệt của đối tượng giáo dục 2.4 . Trẻ em: Theo công ước quốc tế, Trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi vị thành viên sớm hơn. Theo pháp luật Việt Nam thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi 2.5 Giáo dục gia đình: Giáo dục gia đình là sự tác động có hệ thống có mục đích của những người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống gia đình đến đứa trẻ . Có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Tình xúc cảm , tình cảm,…Thứ hai,: Tính đa dạng nhiều chiều. Thứ ba: Giáo dục trong gia đình mang tính cá biệt. Thứ tư: Giáp dục gia đình mang tính thực tiễn Trươc hết giáo dục gia đình gắn bó với những thang giá trị tồn tại trong gia đình và những thực tế gia đình ..vì vậy so với những giáo dục từ nhà trường, xã hội .. giáo dục gia đình mang tính linh hoạt hơn , thích ứng nhanh với những biến đổi của xã hội và bản thân trẻ em . Mặt khác nó được thực hiện thong qua hoạt đông trực tiếp của gia đình . vì vậy ở gia đình lý thuyết luôn gắn với thực hành , những lời dạy bảo luôn đi lèm với thực hiện của người lớn với những nhiệm vụ và hoạt động cụ thể 8 2.6 Giáo dục đạo đức cho trẻ: Giáo dục đạo đức bao gồm những nội dung cơ bản sau: Giáo dục giá trị đạo đức:Giá trị theo nghĩa chung nhất có thể hiểu là cái mà làm cho khách thể nào đó có lơi ích , có nghĩa , đáng quý với chủ thể thừa nhận Lợi ích xã hội là tiêu chuẩn khách quan trong giáo dục đạo đức , do đó khi nào những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức phù hợp với những lợi ích xã hội được sự ủng hộ thì mới có giá trị. Giáo dục chuẩn mực đạo đức: Chuẩn mực đạo đức có thể hiểu là những quy chuẩn xã hội đặt ra trong đáo dức xã hội của con người . Khi thực hiện hành vi ứng xử , chủ thể đạo đức dưah vào những chuẩn mực hình thành trong bản thân 7 Lý thuyết xã hội học, Vũ Quang Hào, NXB KHXH, 2000, trang 8 Vai trò cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức con cái độ tuổi THCS Hà Nội hiện nay- NT Tố Quyên 9 Vai trò cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức con cái độ tuổi THCS Hà Nội hiện nay- NT Tố Quyên họ. Giáo dục hành vi đạo đức : Mọi hành vi được thực hiện do một động cơ nào đó . Khi hành vi được hiện bỏi sự thôi thúc của ý thức đạo đức thì đó gọi là hành vi đạo đức . Hành vi đó thể hiện ý thức của và văn hóa đạo đức của mỗi cá nhân . Hành vi đạo đức tác động trực tiếp với con người và gắn liền ý thức với chuẩn mực đạo đức. Giáo dục lý tưởng đạo đức : Là những khát khao nguyện vọng , những tư tưởng về tương lai tốt đẹp mà con người hằng mong ước vươn tới . Lý tưởng vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người . Người mà có lý tưởng cao đẹp thường sẽ có yêu cầu cao đối với chính bản thân mình và luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động sống và công việc9 2.7 Giáo dục ứng xử có văn hóa cho trẻ Giáo dục cho trẻ em về ứng xử có văn hoá là một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục gia đình. Ứng xử có văn hoá trong sinh hoạt đời sống xã hội, trong sinh hoạt gia đình không chỉ là sự bắt buộc đối với mỗi con người mà còn là nhu cầu của mỗi con người 2.8 Giáo dục truyền thống gia đình Vấn đề giáo dục truyền thống gia đình đã được các gia đình quan tâm chú ý, đặc biệt trong điều kiện cơ chế thị trường đang phát triển và sự giao lưu văn hoá quốc tế đang nhộn nhịp, từng ngày tác động đến nhận thức và hành động của lớp trẻ 2.9 Giáo dục nhận thức gia trị lao động Trong gia đình lao động không thể thiếu. Kinh tế gia đình là hoạt động mang lại những kinh tế phục vụ những nhu cầu thiết yếu cũng như hoạt động sống của gia đình. Giáo dục giá trị lao động cho trẻ là làm cho trẻ biết yêu quí những giá trị tạo ra “Một hạt lúa vàng , chin giọt mồ hôi” Để trẻ cảm nhận được ý nghĩa của công việc cũng như biết yêu mến công việc của cha mẹ từ đó hình thành nên ý thức biết tham gia vào công việc dù là nhỏ để có thể giúp đỡ cha mẹ 2.10 Giáo dục về sự công bằng Cha mẹ là những người luôn luôn công bằng , không xu nịnh hay thiên vị ai cả, chính việc đó sẽ là nền tảng cho con cái biết học hỏi tính công bằng hơn , Anh em hòa thuận luôn luôn yêu thương và đùm bọc nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn 2.11 Giáo dục trung thực và giữ lời hứa Trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của con người , cha mẹ trung thực thành thật , luôn dạy dỗ con cái điều hay lẽ phải. Anh em trung thực với nhau tạo nên không khí hòa thuận gia đình vui vẻ và hạnh phúc. Giáo dục trung thực là giáo dục trẻ em biết cư xử thành thật không dối trên lừa dưới cũng là hành vi chuẩn mực trong nhân cách 2.12 Giáo dục hướng nghiệp: Hướng nghiệp là một nội dung khá mói mẻ, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, gia đình phải đảm đương. Chế độ XHCN thay đổi cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội, tạo điều kiện để các cá nhân, các thế hệ chuyển từ một địa vị, một nhóm xã hội này snag địa vị, nhóm xã hội káhoặc. “ nối nghiệp cha mẹ không phải là con đường độc nhất nữa”. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn hiện tại, cả xã hội lẫn gia đình đều vấp phải bao vấn đề phứuc tạp, càng khiến người ta chỉ cốt sao có công ăn việc làm, có lưọi cho ban thân, chứ rất ít tính đến nhu cầu của xã hội . Trong nghiên cứu của xã hội gia đình người ta quan tâm tới vấn đề “ trong gia đình ai là người hướng nghiệp cho con cái?” 2.13 Giáo dục giới tính: Việc xoá bỏ chế độ phong kiến và mô hình gia đình của nó cùng những chuẩn mực đạo đức gia đình cũ, xã hội mới đặt ra một nhiệm vụ giáo dục mới mẻ, rất quan trọng nhưng đầy khó khăn: xây dựng cho thế hệ trẻ thái dộ đúng đắn đối với vấn đề giới tính, giáo dục giới tính là một bộ phận khăng khít của gíáo dục nhân cách. Ngày nay với đà công nghiệp hoá, đô thị hoá và sự giao lưu rộng rãi các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, phim ảnh, sách báo đang hình thành một loại nhà trường thứ hai có chiều hướng truyền tải nhiều tri thức một cách ngẫu nhiên tự phát đến trẻ vị thành niên trong đó có chiều hướng truyền tải nhiều tri thức một cách ngẫu nhiên tự phát đến trẻ vị thành niên trong đó có cả những tri thức về tình yêu, tình dục. Cái đúng có, nhưng cái lệch chuẩn, cái “không đúng lúc” cũng không ít. Tuổi phát dục của trẻ ngày nay, không còn như ngày xưa: nữ thập tam, nam thập lục mà rút đi vài tuổi. Cuộc sống đô thị nhà cửa chật chội, cả nhà phải xem chung một chương trình truyền hình, con cái trai gái ở tuổi nhi đồng thiếu niên chưa có chỗ ngủ riêng, bố mẹ không có phòng riêng đã làm cho vấn đề ở nhiểu trường hợp trở nên bức xúc gay cấn. Tệ nạn “tảo dâm” thậm chí ‘có thai” ở tuổi vị thành niên có chiều hướng tăng lên đang gây ra những mối lo âu cho các nhà quản lý xã hội, các nhà giáo dục.. Giáo dục giới tính, thậm chí giáo dục tình dục cho trẻ vị thành niên là vấn dề cấp thiết cần được xem xét một cách hệ thống nghiêm túc trong bối cảnh phát triển của xã hội ta hiện nay. Khoái cảm tình dục ngày any tự thân nó được coi là một giá trị. trước đây giáo dục giới tính coi quan hệ tình dụclà chính đáng khi gắn với hôn nhân và tình yêu. Đời sống tình dục tựnó có giá trị riêng. Sự cần thiết của khoái cảm tình dcụ không cần phải gắn với lý tưỏng nào hay sự mong muốn có con, mà bản thân nó đã là chính đáng rồi. Nhà trường cũng chủ trương mối quan hệ tính dục trong đó người ta đã yêu nhau lâu dài và sâu sắc, giá trị hơn một cuộc găp nhau tạm bợ nhất thời nông nổi. Giao hợp ngẫu hứng không bị kết án là hốn cư nam nữ hay vô trách nhiệm, nhưng khôn gnên tiến hành. Nhà trường con chưa có htái độ rõ ràng đối với quan hệ tình dục ngẫu hứng này. Những nhiệm vụ giaó dục giới tính đặt ra không chỉ để thay thế cái cũ, để khỏi xảy ra tình trạng “trống rỗng về đạo đức” mà xuất phát trước hết từ lý tuởng đạo đức mới XHCN và nhu cầu thực tiễn xã hội. Mặt khác, nét đặc trưng của xã hội hiện đại là thiếu niên phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng chậm về mặt xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ về sinh lý ấy được các nhà nghiên cứu mệnh danh rất chính xác là “gia tốc”. Nếu không giáo dục giới tính đúng đắn thì dễ dẫn dến tình trạng bột phát , quá khích hoặc khủng hoảng. Giáo dục giới tính còn nhằm hình thành cho thế hệ trẻ những kiến thức khoa học tối thiểu về giải phẫu cơ thể, cơ ché thụ thai và những biệ pháp tránh thai, góp phần thực hiện chính sách d
Luận văn liên quan