Kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, về vốn Ở nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Sở hữu nhà nước là trình độ thấp hơn của sở hữu toàn dân. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sở hữu nhà nước. Nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước , của toàn dân, của toàn xã hội. Nhà nước không những sở hữu mà còn nhân danh toàn dân, toàn xã hội tổ chức quản lý, sử dụng và phân phối những sản phẩm được tạo ra từ những tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước Nhưng muốn thực hiện được điều đó phải thực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Nếu không có lợi ích kinh tế thì sở hữu nhà nước chỉ là danh nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu của Nhà nước đối với những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước của chung, của toàn dân, của toàn xã hội với quyền sử dụng chúng của các doanh nghiệp được giao quyền sử dụng và việc phân phối sản phẩm, giá trị mới được tạo ra nhờ những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước thuộc sở hữu nhà nước giao cho các doanh nghiệp sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế ấy phải chăng là tỷ lệ phân chia sản phẩm, giá trị mới đó giữa Nhà nước và doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Chỉ có thu được một phần lợi nhuận dưới hình thức thuế theo một tỷ lệ thích hợp từ các doanh nghiệp được giao quyền sử dụng những tài sản, vốn chung của toàn xã hội, thì mới thực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp mới có động lực để phấn đấu sản xuất – kinh doanh có hiệu quả nhằm thu được lợi nhuận cao hơn phần thuế phải nộp cho Nhà nước, thì doanh nghiệp mới có thu nhập. Phần lợi nhuận cao hơn ấy càng lớn thì thu nhập của doanh nghiệp càng cao.
10 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2811 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của chế độ sở hữu nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở bài
Sở hữu nhà nước ở nước ta hiện nay được hiểu là sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện. Theo đó nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước,.. của toàn dân, toàn xã hội. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Nội dung
Sở hữu Nhà nước ở nước ta hiện nay
Kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, về vốn…Ở nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Sở hữu nhà nước là trình độ thấp hơn của sở hữu toàn dân. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sở hữu nhà nước. Nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…, của toàn dân, của toàn xã hội. Nhà nước không những sở hữu mà còn nhân danh toàn dân, toàn xã hội tổ chức quản lý, sử dụng và phân phối những sản phẩm được tạo ra từ những tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… Nhưng muốn thực hiện được điều đó phải thực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Nếu không có lợi ích kinh tế thì sở hữu nhà nước chỉ là danh nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu của Nhà nước đối với những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… của chung, của toàn dân, của toàn xã hội với quyền sử dụng chúng của các doanh nghiệp được giao quyền sử dụng và việc phân phối sản phẩm, giá trị mới được tạo ra nhờ những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… thuộc sở hữu nhà nước giao cho các doanh nghiệp sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế ấy phải chăng là tỷ lệ phân chia sản phẩm, giá trị mới đó giữa Nhà nước và doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Chỉ có thu được một phần lợi nhuận dưới hình thức thuế theo một tỷ lệ thích hợp từ các doanh nghiệp được giao quyền sử dụng những tài sản, vốn… chung của toàn xã hội, thì mới thực hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp mới có động lực để phấn đấu sản xuất – kinh doanh có hiệu quả nhằm thu được lợi nhuận cao hơn phần thuế phải nộp cho Nhà nước, thì doanh nghiệp mới có thu nhập. Phần lợi nhuận cao hơn ấy càng lớn thì thu nhập của doanh nghiệp càng cao.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội X của Đảng đã xác định phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền, phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo đó, Đảng ta chủ trương phát triển và nâng cao hiệu quả của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ lên CNXH ở nước ta. Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ luôn luôn vận động, phát triển trong mối quan hệ, tác động qua lại, đan xen trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, trên cơ sở vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình vận động, phát triển các thành phần kinh tế phải được cải biến dựa vào những tiền đề khách quan:Thứ nhất, xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và yêu cầu xã hội hoá sản xuất trên thực tế.Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề mà xác định tỷ trọng, quy mô, cơ cấu các thành phần kinh tế cho phù hợp.Thứ ba, xuất phát từ khả năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước XHCN và đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế. Vấn đề không phải là xoá bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế này hay thành phần kinh tế khác, mà điều quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần và sử dụng chúng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Mỗi thành phần kinh tế có bản chất và những quy luật kinh tế hoạt động riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất, và có khả năng tái sản xuất một cách tương đối độc lập lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Khả năng tái sản xuất là điều kiện tồn tại và vận động của mỗi thành phần kinh tế. Chính xu hướng mở rộng hay thu hẹp khả năng tái sản xuất chỉ rõ vai trò và triển vọng của mỗi thành phần kinh tế trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập, mà có mối quan hệ và tác động qua lại, đan xen. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, trong quá trình vận động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế nhà nước phải tự vươn lên, làm sao để cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng cho chế độ XHCN. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các sở hữu nhà nước như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, lực lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của Nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nghĩa là, hệ thống kinh tế nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành: doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc gia…). Thành phần kinh tế không chỉ bao hàm giác độ sở hữu mà còn bao hàm sức mạnh tổ chức, sức mạnh hợp tác của các tổ chức kinh tế hoạt động dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao hàm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, bao hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, bao hàm sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của nhà nước. Như vậy, thành phần kinh tế nhà nước được hiểu tổng hợp hơn so với trước đây. Hình thức tổ chức kinh doanh là sự tập hợp tư liệu sản xuất dưới một hình thái nào đó được pháp luật thừa nhận để trực tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, đó là các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Một doanh nghiệp có thể dựa trên một hoặc nhiều hình thức sở hữu, là công cụ trong tay thành phần kinh tế đầu tư vốn vào doanh nghiệp để phục vụ cho mục tiêu của chủ đầu tư. Thông qua các doanh nghiệp, thông qua các tổ chức đại diện cho chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế.Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có hai loại: loại hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, và loại hoạt động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, còn có loại nằm giữa hai loại trên như những tổ chức kinh tế đang quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở kinh tế hạ tầng (cầu, đường, sân bay, bến cảng…). Loại này có xu hướng chuyển hoá từng phần sang loại trên.Kinh tế nhà nước cần và có thể giữ vai trò chủ đạo vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở hữu nhà nước) về tư liệu sản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lực lượng sản xuất. Ở đây, cần phân biệt hình thức sở hữu và chủ sở hữu. Nhà nước- đại diện cho toàn dân – là chủ sở hữu công cộng của toàn dân.
Thứ hai, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó nó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định.
Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; là lựclượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Thứ tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, mà còn bằng con đường gián tiếp, thông qua những thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, kinh tế nhà nước dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa hoc – công nghệ hiện đại, tiên tiến; do đó nó có nhịp độ phát triển nhanh, đóng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước, và tự tích tụ để có thể không ngừng tái sản xuất mở rộng.
Thứ sáu, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới; là lực lượng có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng sống còn, nhưng đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại chậm…
Đại hội X của Đảng khẳng định lại vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: “ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(1). Đồng thời với khẳng định vai trò to lớn của kinh tế nhà nước, Đại hội cũng tuyên bố rõ ràng rằng: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”(2) Đảng cam kết chỉ đạo Nhà nước thi hành các chính sách kinh tế không phân biệt đối xử với các hình thức sở hữu. Đây là một bước tiến mới về quan điểm kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta. Hơn nữa, Đảng chủ trương đưa hệ thống doanh nghiệp nhà nước ra hoạt động trong môi trường công khai, minh bạch và cạnh tranh thực sự, xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, buộc doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động hiệu quả mới được tồn tại.
Để làm được như vậy, Nhà nước phải có tiềm lực tài chính lớn, có nghĩa là vai trò của kinh tế nhà nước không giảm đi, ngược lại có thể tăng lên; hai là, doanh nghiệp nhà nước phải được cải tổ nhanh và chuyển sang các hình thức hoạt động hiệu quả để có thể tồn tại và đem lại cho nhà nước một công cụ định hướng, điều tiết tốt. Để làm được như vậy, Đảng ta chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hoá. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích… Thúc đẩy hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực…”(5); ba là, bộ máy nhà nước phải thích ứng với vai trò mới theo hướng:- Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng vĩ mô như định hướng bằng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế, chính sách có chất lượng trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; tạo môi trường cho các chủ thể phát huy tối đa các nguồn lực; hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối vĩ mô… - Nhà nước tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế; - Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp; - Tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xoá bỏ “chế độ chủ quản”; - Tách hệ thống hành chính ra khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; Tóm lại, quan điểm của Đảng ta về kinh tế nhà nước vừa là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa phát triển lên một mức cao hơn và giải thích rõ hơn các nội dung liên quan đến kinh tế nhà nước như mối quan hệ của nó với thành phần kinh tế khác, cấu thành của kinh tế nhà nước, vai trò và nội dung chủ đạo của kinh tế nhà nước, phương thức hoạt động của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường hội nhập và quan hệ giữa nhà nước kinh tế và nhà nước chính trị… Những điểm phát triển này tạo cơ sở lý luận và nhận thức đúng đắn cho các đảng viên, nhất là các đảng viên giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong thành phần kinh tế nhà nước. Song, có thể nhận thấy, thực tiễn vận hành kinh tế nhà nước sẽ còn đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh về lý luận. Để thành phần kinh tế nhà nước có thể thực hiện vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có một số biện pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, những lĩnh vực trọng yếu; những cơ sở sản xuất thương mại, dịch vụ quan trọng; một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đến quốc phòng, an ninh…
Hai là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất của toàn dân bằng cách lựa chọn các hình thức kinh tế phù hợp.
Ba là, đổi mới, dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại và phát huy ưu thế về kỹ thuật tiến bộ nhất; liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả kinh tế – xã hội.
Bốn là, thực hiện từng bước vững chắc việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần thuộc sở hữu nhà nước là cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Để được cổ phần chi phối, Nhà nước phải nắm trên nửa số cổ phần của doanh nghiệp, hoặc cổ phần của Nhà nước ít nhất cũng phải gấp đôi số cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp. Cổ phần đặc biệt là cổ phần có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận trong Điều lệ doanh nghiệp.
Năm là, tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu cầu sản xuất – kinh doanh trong điều kiện mới. Phương hướng chủ yếu hiện nay là thành lập một số tổng công ty, tập đoàn kinh doanh lớn có uy tín, có tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo thế và lực để phát triển, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. Đối với những doanh nghiệp xét thấy không cần thiết hoặc thua lỗ kéo dài, không có khả năng vươn lên, thì chuyển sang hình thức sở hữu khác, cho thuê, bán khoán hoặc giải thể.
Sáu là, để nâng cao tính hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước xứng đáng là bộ khung trong hệ thống các doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế, cần phải nâng cao tính hạch toán, tính chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của giám đốc và tập thể người lao động. Để cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cần phải đánh giá toàn diện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đối với những trường hợp lợi nhuận cao là do sự độc quyền của doanh nghiệp, do chính sách kinh tế ưu đãi của Nhà nước, thì dứt khoát phải có sự điều tiết thích hợp. Nhìn một cách tổng quát, bảo toàn vốn và có lãi là nguyên tắc quan trọng nhất và là mục tiêu cơ bản nhất để quản lý doanh nghiệp nhà nước, tạo cơ sở vững chắc cho Nhà nước thực hiện đúng các định hướng vĩ mô. Vai trò then chốt của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp, công cụ kinh tế nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với các nhiệm vụ phát triển kinh tế của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô. Lĩnh vực quan trọng mà doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò nòng cốt là ổn định thị trường, thực hiện nghiêm túc các mục tiêu chính trị, xã hội
III. Kết bài:
Từ khi thực hiện chủ trương của Đại hội X của Đảng đến nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, vẫn luôn nhận thấy được vai trò chủ đạo, quan trọng của chế độ sở hữu nhà nước – kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế. Kinh tế Nhà nước vẫn luôn đóng vai trò là lực lượng vật chất quan trọng để qua đó Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.