1. Lý do chọn đề tài
Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành khoa học chính trị năm thứ ba. Để đủ điều kiện hoàn thành chương trình học theo kế hoạch của nhà trường cũng như có thêm kinh nghiệm làm việc trong thực tế. Tôi đã tiến hành thực hiện quá trình thực tập - thực tế tại Ban Tuyên giáo huyện Mường Ảng. Và trong quá trình công tác tại cơ quan này, tôi nhận thấy đề tài “Vai trò của Công tác tuyên giáo của Đảng tại huyện Mường Ảng” là phù hợp để cá nhân tôi hoàn thành khóa học thực tập – thực tế của mình. Đồng thời, đề tài này cũng giúp tôi hiểu rõ và nắm chắc hơn sự phát triển về kinh tế - xã hội cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng tại huyện Mường Ảng. Đó cũng chính là những lí do mà tôi thực hiện đề tài này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của báo cáo thực tập – thực tế này là phân tích, làm rõ vai trò của công tác tuyên giáo đối với sự phát triển của huyện Mường Ảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đồng thời, thông qua đề tài này, tôi muốn tìm hiểu vai trò, chức năng cũng như cách thức hoạt động của Công tác tuyên giáo tại huyện, mà cụ thể ở đây là nhiệm vụ của Ban tuyên giáo huyện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong báo cáo thực tập – thực tế này, tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về vai trò của Công tác tuyên giáo tại huyện Mường Ảng, trong khoảng thời gian chủ yếu là từ khi thành lập huyện (2006) cho đến nay (2011).
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong khi thực hiện báo cáo này là: Phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phân tích và xử lý tình huống, phương pháp quan sát thực tế.
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích các nguồn tài liệu có sẵn về địa bàn huyện Mường Ảng và công tác tuyên giáo tại huyện. Các công văn, báo cáo tổng kết, các văn quy phạm pháp luật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện qua các giai đoạn.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3470 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Công tác tuyên giáo tại huyện Mường Ảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập – thực tế:
“Vai trò của Công tác tuyên giáo tại huyện Mường Ảng”MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành khoa học chính trị năm thứ ba. Để đủ điều kiện hoàn thành chương trình học theo kế hoạch của nhà trường cũng như có thêm kinh nghiệm làm việc trong thực tế. Tôi đã tiến hành thực hiện quá trình thực tập - thực tế tại Ban Tuyên giáo huyện Mường Ảng. Và trong quá trình công tác tại cơ quan này, tôi nhận thấy đề tài “Vai trò của Công tác tuyên giáo của Đảng tại huyện Mường Ảng” là phù hợp để cá nhân tôi hoàn thành khóa học thực tập – thực tế của mình. Đồng thời, đề tài này cũng giúp tôi hiểu rõ và nắm chắc hơn sự phát triển về kinh tế - xã hội cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng tại huyện Mường Ảng. Đó cũng chính là những lí do mà tôi thực hiện đề tài này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của báo cáo thực tập – thực tế này là phân tích, làm rõ vai trò của công tác tuyên giáo đối với sự phát triển của huyện Mường Ảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đồng thời, thông qua đề tài này, tôi muốn tìm hiểu vai trò, chức năng cũng như cách thức hoạt động của Công tác tuyên giáo tại huyện, mà cụ thể ở đây là nhiệm vụ của Ban tuyên giáo huyện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong báo cáo thực tập – thực tế này, tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về vai trò của Công tác tuyên giáo tại huyện Mường Ảng, trong khoảng thời gian chủ yếu là từ khi thành lập huyện (2006) cho đến nay (2011).
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong khi thực hiện báo cáo này là: Phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phân tích và xử lý tình huống, phương pháp quan sát thực tế.
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích các nguồn tài liệu có sẵn về địa bàn huyện Mường Ảng và công tác tuyên giáo tại huyện. Các công văn, báo cáo tổng kết, các văn quy phạm pháp luật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện qua các giai đoạn.
Phương pháp phân tích và sử lý tình huống: Việc phân tích và xử lý tình huống để có cái nhìn khách quan về vấn đề đã được sử dụng trong đề tài. Hay khi trong quá trình thực hiện đề tài, với sự giúp đỡ tận tình của cơ quan nơi tôi thực tập – thực tế, tôi đã có được những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc viết báo cáo, cũng như trong những tình huống bất ngờ cần xử lý.
Phương pháp quan sát thực tế: Ngoài việc sử dụng các phương pháp kể trên, tôi cũng đã tiên hành quan sát thực tế công việc tại cơ quan, các cách thức làm việc tại cơ quan như: triển khai nghị quyết của Ban tuyên giáo tỉnh ủy, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tuyên giáo trong địa bàn huyện Mường Ảng – Điện Biên.
5. Đóng góp của đề tài
Cùng với việc giúp cho tôi hoàn thành tốt chương trình học tập hiện tại, thì việc thực hiện đề tài này cũng giúp tôi có được nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của Công tác tuyên giáo của Đảng nói riêng và vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung đối với sự phát triển về mọi mặt của đời sống – xã hội của một huyện nghèo như huyện Mường Ảng.
Để qua đó, thấy được sự đúng đắn kịp thời của chính sách, đường lối của Đảng đối với các tỉnh thuộc khu vực miền núi vùng cao như Điện Biên.
6. Kết cấu của báo cáo thực tập – thực tế
Sau khi hoàn thiện, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bài báo cáo thực tập – thực tế của tôi có kết cấu như sau:
Chương 1. Khái quát về Huyện Mường Ảng và công tác tuyên giáo tại Huyện Mường Ảng
Chương 2. Vai trò của Công tác Tuyên giáo của Đảng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Mường Ảng
Chương 3. Một vài kiến nghị trong quá trình thực hiện Công tác Tuyên giáo tại Huyện Mường Ảng
NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát vỀ HuyỆn MưỜng Ảng và Công tác Tuyên giáo tẠi HuyỆn MưỜng Ảng
1.1. Khái quát chung về Huyện Mường Ảng
Huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị định 135 của Chính phủ ban hành ngày 14/11/2006 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của huyện Tuần Giáo cũ. Huyện Mường Ảng nằm ở phía đông của tỉnh Điện Biên. Phía đông giáp huyện Tuần Giáo, phía tây giáp huyện Điện Biên, phía nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đông, phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà. Mường Ảng nằm giữa huyện Tuần Giáo và Thành phố Điện Biên Phủ. Trung tâm huyện là thị trấn Mường Ảng (nằm dọc theo quốc lộ 279). Mường Ảng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh Điện Biên, có tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là cây công nghiệp.
Hiện nay, Mường Ảng đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các huyện lân cận nói riêng và của cả tỉnh Điện Biên nói chung. Đây là vùng đất màu mỡ, phù hợp với việc phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày cùng đàn gia súc và gia cầm các loại. Mặt khác, đây cũng là vùng nằm trong khu vực quy hoạch để phát triển phát triển đàn đại gia súc và các cây công nghiệp của tỉnh như: Cà phê, cao su, cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản thuộc khu vực phía đông của tỉnh Điện Biên. Hơn nữa, Khí hậu Mường Ảng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng núi Tây Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới núi cao, có hai mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa. Điều kiện khí hậu ở Mường Ảng thích hợp với một số loại cây trồng như: Lúa, ngô, đậu tương, lạc, bông, cà phê, cao su, trầm hương…. và một số vật nuôi khác như: Trâu, bò, lợn, gà, dê ngựa và các loại thuỷ sản khác như tôm càng xanh, cá.... Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh phát triển sản xuất đa dạng các loại các loại sản phẩm hang hoá khác nhau. Đất đai của Mường Ảng khá phong phú về chủng loại, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây công nghiệp và cây lâm nghiệp. Đặc biệt là cây cà phê, với tổng diện tích hiện thời hơn 2.300 ha và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cây cà phê được xem là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện và đã đem lại sự “thay da đổi thịt” cho đời sống của người dân trong huyện và mặt bằng phát triển kinh tế toàn huyện trong thời điểm hiện nay.
Huyện Mường Ảng có 9 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 443 ha. Dân số gần 39 nghìn người (tính đến tháng 12-2008). Huyện Mường Ảng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái (73,18%), H’Mông (10,72%), Kinh (9,75%), Khơ – mú (3,63%), và còn lại là các dân tộc khác.
Là một huyện miền núi, lại có nhiều thành phần dân tộc. Trình độ phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn thấp, trình độ dân trí chưa cao. Với tỷ lệ hộ nghèo khoảng 53%, Mường Ảng là một trong bốn huyện nghèo nhất tỉnh Điện Biên. Trong khi đó, lực lượng lao động trên địa bàn huyện lại tập trung chủ yếu vao hoạt động sản xuất nông nghiệp (83%).
Tuy nhiên, kể từ khi tách khỏi huyện Tuần Giáo năm 2006, Mường Ảng đã có những bước phát triển mới. Đặc biệt, ngày 20/06/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Điện Biên đã ra quyết định số 799 về việc quy hoạch chung xây dựng thị trấn Mường Ảng – Huyện Mường Ảng. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có những thay đổi mang tính tích cực nhất định.
Hơn 5 năm kể từ ngày thành lập, mặc dù vẫn còn những khó khăn nhất định. Nhưng với sự đoàn kết toàn dân, với sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND, Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện cùng với sự quan tâm của ban, ngành, các cấp lãnh đạo. Tin rằng trong tương lai không xa, Huyện Mường Ảng sẽ đạt được những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2. Sơ lược về công tác tuyên giáo tại Huyện Mường Ảng.
1.2.1. Khái quát chung về Công tác Tuyên giáo
“Công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, là một trong ba bộ phận cơ bản của công tác xây dựng Đảng, bảo đảm cho Đảng vững mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức”. Đó là lời khẳng định của nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Công tác Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930 – 1/8/2010). Thật vậy, trong suốt hơn 80 năm qua, Công tác Tuyên giáo của Đảng đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu cách mạng của Đảng và toàn dân tộc, cũng như những thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước.
Công tác Tuyên giáo của Đảng được hiểu là công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục của Đảng đối với Đảng viên và toàn dân về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong thời chiến, Công tác Tuyên giáo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong thời bình, Công tác Tuyên giáo của Đảng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Đảng, nhà nước trong công tác xây dựng Đảng về lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, chính trị - xã hội. Tuyên truyền chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự đổi mới đường lối của Đảng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên giáo trung ương, Ban Tuyên giáo các tỉnh trong cả nước nói chung và Ban Tuyên giáo tỉnh Điện Biên nói riêng đã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của ngành Tuyên giáo. Thể hiện rõ vai trò quan trọng của Công tác Tuyên giáo đối vói sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban tuyên giáo huyện trong việc thực hiện Công tác Tuyên giáo
1.2.2.1. Giới thiệu chung về Ban Tuyên giáo Huyện Mường Ảng
a. Chức năng của Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Ban Tuyên giáo Huyện Mường Ảng được thành lập năm 2006, sau khi Huyện Mường Ảng được thành lập.
Ban Tuyên giáo Huyện uỷ là cơ quan thuộc hệ thống các ban Đảng, có chức năng tham mưu giúp Huyện uỷ tổ chức chỉ đạo, kiểm tra các lĩnh vực công tác tư tưởng văn hoá, khoa giáo, dư luận xã hội, biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện; đồng thời, là cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực này cho đảng ủy, huyện ủy.
b. Sự chỉ đạo và mối quan hệ công tác
- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ và BTV Huyện uỷ. Trưởng ban Tuyên giáo chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ban trước Huyện uỷ và Ban Thường Vụ Huyện uỷ.
- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
- Đối với các ban Đảng và Văn phòng Huyện uỷ: Ban Tuyên giáo Huyện uỷ có mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.
Ban Tuyên giáo Huyện uỷ có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Huyện uỷ thẩm định các đề án, báo cáo của các ban, ngành trong khối tư tưởng - văn hoá, khối khoa giáo trước khi trình hội nghị huyện uỷ, Ban Thường Vụ Huyện uỷ. Dự thảo và hoàn chỉnh các văn bản chỉ đạo của cấp uỷ về lĩnh vực tư tưởng văn hoá, lịch sử và khoa giáo khi được cấp uỷ phân công.
- Đối với các ngành trong khối tư tưởng - văn hoá, khối khoa giáo và các đoàn thể: Ban Tuyên giáo Huyện uỷ có mối quan hệ phối hợp hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá, khoa giáo, tuyên truyền đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ xây dựng và ban hành quy chế về hoạt động và mối quan hệ công tác với các nghành thuộc khối khoa giáo và tư tưởng- văn hoá.
- Đối với các cấp uỷ cơ sở: Ban Tuyên giáo Huyện uỷ có mối quan hệ phối hợp trong quá trình triển khai và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác tư tưởng- văn hoá, công tác khoa giáo, công tác biên soạn lịch sử đảng ở địa phương, đơn vị. Có mối quan hệ chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của công tác tuyên giáo.
- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ làm việc theo chế độ thủ trưởng, trưởng ban lãnh đạo chung các hoạt động của ban. Phó trưởng ban giúp việc cho trưởng ban và trực tiếp phụ trách các bộ phận công tác tuyên truyền, khoa giáo, hành chính, lịch sử đảng, theo dõi cán bộ của ban phụ trách lĩnh vực công tác do trưởng ban phân công.
1.2.2.2. Nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Huyện Mường Ảng
Ban Tuyên giáo Huyện uỷ có những nhiệm vụ sau đây:
a. Giúp Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ:
- Chuẩn bị các Quyết định lãnh đạo về công tác Tư tưởng - Văn hoá, Khoa giáo và Biên soạn Lịch sử đảng bộ.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch về công tác giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, nghị quyết của Huyện uỷ, chính sách, pháp luật của nhà nước ở địa phương.
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng ở các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân về lĩnh vực công tác tư tưởng- văn hoá, khoa giáo và biên soạn lịch sử đảng bộ.
- Chỉ đạo, kiểm tra, uốn nắn những vấn đề về tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng trong hoạt động của các ngành thuộc khối Tư tưởng văn hoá, khối khoa giáo, các đoàn thể nhân dân và các cấp uỷ cơ sở.
- Biên soạn Lịch sử Đảng bộ huyện, chỉ đạo, hướng dẫn biên soạn lịch sử đảng bộ các địa phương trong huyện.
b. Nắm vững tình hình diễn biến tư tưởng ở các cấp, các ngành và dư luận xã hội trong các tầng lớp dân cư để báo cáo kịp thời với Huyện uỷ, đồng thời đề xuất chủ trương biện pháp giải quyết.
c. Trực tiếp tham mưu, thẩm định các dự án, báo cáo của các ban, ngành trong khối khoa giáo, khối tư tưởng văn hoá trước khi trình Ban Thường vụ Huyện uỷ và Huyện uỷ.
d. Tham gia ý kiến với Ban Tổ chức Huyện uỷ, phòng Lao động – Thương binh và xã hội, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện về công tác tổ chức cán bộ trong khối Tư tưởng -Văn hoá, Khoa giáo. Tham gia việc bố trí cán bộ phụ trách công tác tuyên giáo của các cấp uỷ cơ sở trực thuộc.
f. Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn với cán bộ phụ trách công tác tư tưởng của các cấp uỷ cơ sở trực thuộc. Tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Trung Tâm bồi dưỡng chính trị huyện, giúp cấp uỷ quản lý điều hành đội ngũ báo cáo viên, giảng viên kiêm chức của Huyện uỷ theo quy chế đã ban hành.
g. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với cấp uỷ huyện và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ theo quy định và theo yêu cầu.
Chương 2. Vai trò cỦa Công tác Tuyên giáo cỦa ĐẢng trong sỰ phát triỂn kinh tẾ - xã hỘi cỦa HuyỆn MưỜng Ảng
2.1. Những điều kiện tác động đến quá trình thực hiện Công tác Tuyên giáo tại Huyện Mường Ảng
2.1.1. Bối cảnh thế giới
Hoà bình, hợp tác vẫn là xu hướng lớn của sự phát triển. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế chi phối tất cả các quốc gia, tạo nên các thời cơ và thách thức cho mỗi nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc khó lường. Chiến tranh giữa các nước lớn ít có khả năng xảy ra, nhưng căng thẳng tôn giáo, dân tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp lật đổ, khủng bố quốc tế vẫn diễn ra nhiều nơi. Điên hình là những cuộc bạo loạn tại Nga, Bắc Phi, Trung Á, ... Các cuộc tranh chấp lãnh thổ, biển đảo tiếp tục diễn ra gay gắt. (ở Đông Á, Đông Nam Á, … là những thí dụ)
Việt Nam cũng như những nước đang phát triển khác trên thế giới, đã và đang chịu những tác động không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, không những của nhiều nước trên thế giới mà cả ở nước ta.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, là một khu vực phát triển năng động, có vai trò và vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, ở khu vực này vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, nhân tố đe dọa đên nền hòa bình, sự hợp tác và phát triển.
2.1.2. Bối cảnh trong nước và khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ
a. Trong nước:
Sau 25 năm tiến hành đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu đó đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, thế và lực của nước ta lớn mạnh hơn nhiều so với trước. Việc thoát khỏi tình trạng của một nước kém phát triển đã làm cho vị thế của nước ta tăng lên trên trường quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, an ninh – quốc phòng được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng; đất nước đứng trước nhiều cơ hội lớn đê đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mục tiêu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tuy vậy, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, những nguy cơ không thể xem thường. Ngoài việc chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, chất lượng phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, đời sống của người dân còn chưa cao; chưa đảm bảo được sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Các hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và “tự diễn biến” trong Đảng đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần phải có những chính sách, chủ trương cụ thể, đúng đắn để giải quyết tình hình. Trong đó, đáng quan tâm hơn cả là vấn đề cải thiện đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, vấn đề cắm mốc biên giới trên đất liền, vấn đề Biển Đông, cùng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo tại các khu vực Tây Nguyên, Tây Nam và Tây Bắc.
b. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc:
Trong giai đoạn thực hiện Nghị Quyết 37 của Bộ Chính Trị về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, với ưu thế địa lý và tiềm lực kinh tế được tăng cường, các tỉnh trong khu vực sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi Điện Biên và các tỉnh nghèo miền núi khác phải có những bước đi phù hợp để từng bước rút ngắn khoảng cách phát triển so với cả nước và các tỉnh khác trong khu vực. Đồng thời, để đảm bảo cho chiến lược an ninh – quốc phòng tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc vững chắc, góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trên đây là những thách thức vô cùng to lớn đối với sự phát triển của tỉnh Điện Biên và Huyện Mường Ảng trong những năm tới. Bối cảnh trong nước và thế giới thường xuyên tác động đến tư tưởng cán bộ, đảng viên, nhân dân theo hai chiều thuận nghịch, đặt ra trước cho Công tác Tuyên giáo những yêu cầu ngày càng cao, các nhiệm vụ tại địa phương ngày càng nặng nề. Đặc biệt là đối với Công tác tuyên giáo tại cơ sở.
2.1.3. Bối cảnh của tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh nghèo thuộc khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Là tỉnh có địa thế chính trị - kinh tế quan trọng, là cực tây của Tổ Quốc. Điện Biên là một trong những tỉnh nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc. Cũng như chiến lược an ninh – quốc phòng của đất nước. Với 21 dân tộc cùng chung sống, Điện Biên đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Nhất là trong vấn đề đảm bảo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở những khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh sự phát triển về mọi mặt tại khu vực miền núi phía Bắc, trong đó có tinh Điện Biên. Do vậy, trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh cũng như đời sống của người dân trong tỉnh đã được nâng lên rõ rệt, công nghiệp và dịch vụ được đẩy mạnh, sản xuất nông nghiệp được chú trọng, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được hình thành.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, vẫn còn nhiều điêm nóng về chính trị, như khu vực Mường Nhé, khu vực biên giới phía Bắc của tỉnh – nơi tiếp giáp với Trung Quốc, … Ở đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng sự nghèo khó, trình độ dân trí thấp của đồng bào dân tộc ít người hòng kích động, lôi kéo bà con vào con đường chống phá Đảng, Nhà nước. Tình hình trên đòi hỏi Công tác tuyên truyền trên địa bàn tỉnh phải được nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa để đồng bào các dân tộc hiểu, tin và đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Song song với việc tuyên truyền, vận động bà con, thì việc chú trọng đến miếng cơm, manh áo của bà con, tức là chú trọng đến đời sống thực tế của bà con thì Công t