Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức; Là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trò của nó chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, xã hội có nhiều đổi thay Nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được nâng lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn lên tự khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu tác động của môi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương Tây. Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vòng tội lỗi. Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.
Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp trồng người, vun đắp cho thế hệ tương lai. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. Và đồng thời bản thân tôi mong muốn góp thêm tiếng nói, một tình cảm, một hành động vào sự nghiệp trồng người mà khởi nguồn từ giáo dục gia đình.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 21451 | Lượt tải: 14
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 3
1.1. Gia đình và chức năng của gia đình 3
a. Khái niệm gia đình 3
b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại. 3
1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. 4
a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 4
b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ. 6
3. Một số sai lầm thường gặp trong giáo dục gia đình 8
4. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường giáo dục gia đình. 10
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay 15
a. Vai trò của gia dình trong việc giáo dục đạo đức học sinh 15
b. Gia đình với việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ` 17
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận chung 19
2. Rút ra bài học cho bản thân 19
* Tài liệu tham khảo 20
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức; Là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trò của nó chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, xã hội có nhiều đổi thay Nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được nâng lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn lên tự khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu tác động của môi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương Tây... Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vòng tội lỗi. Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.
Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp trồng người, vun đắp cho thế hệ tương lai. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. Và đồng thời bản thân tôi mong muốn góp thêm tiếng nói, một tình cảm, một hành động vào sự nghiệp trồng người mà khởi nguồn từ giáo dục gia đình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ các khái niệm "Gia đình"; "Thế hệ trẻ"; "Giáo dục gia đình" và "Vai trò của giáo dục gia đình" và đặc điểm, nội dung của giáo dục gia định đối với thế hệ trẻ
+ Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta; phân tích những nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước trong thời kỳ đổi mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Tổng hợp tài liệu
Tìm hiểu thực tế tình hình giáo dục trong gia đình hiện nay.
Phân tích ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu ra.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ
1.1. Gia đình và chức năng của gia đình
a. Khái niệm gia đình
Gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung (theo Từ điển triết học, NXB Văn hóa Thông tin, HN, 2002).
Gia đình là môi trường cơ sở đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi một cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó ruột thịt, huyết thống – một thứ tình cảm khó có thể chia cắt. Do đó, có phải trải qua bao biến động về mọi phương diện, con người vẫn luôn hướng về quê hương, gia đình.
Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.
b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại.
Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản:
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn.
- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn.
- Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
- Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.
- Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.
a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.
* Giáo dục gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường và xã hội rất quan trọng, nhưng những môi trường giáo dục này chỉ có thể phát huy đầy đủ khi kết hợp được với môi trường giáo dục gia đình, vì giáo dục gia đình là cội nguồn.
* Học tập văn hoá đối với thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nếu không khao khát nắm lấy tri thức khoa học, thế hệ trẻ không thể trở thành người có khả năng làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Học tập văn hoá sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người.
Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, từng ngày, từng giờ thì việc giáo dục học tập văn hoá cho thế hệ trẻ là việc làm đặc biệt cần thiết. Chỉ khi được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hoá của nhân loại, thì thế hệ trẻ mới có điều kiện làm chủ tri thức, biết vận dụng những tri thức khoa học, văn hoá vào cuộc sống.
* Giáo dục lao động - nghề nghiệp và rèn luyện tính tự lập cho thế hệ trẻ trong mỗi gia đình cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với mỗi con người, lao động vừa là phương thức hình thành nhân cách, phát triển tình cảm, bộc lộ năng lực cá nhân, vừa tạo ra nguồn của cải nuôi sống bản thân và xã hội. Chỉ thông qua lao động, thế hệ trẻ mới có điều kiện hoàn thiện nhân cách, trở thành con người phát triển toàn diện và những năng lực, năng khiếu bẩm sinh, mầm mống tài năng ở thế hệ trẻ mới có điều kiện phát lộ và chín muồi.
* Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách và quan trọng hơn nữa là giáo dục đạo hiếu. Đây là cốt lõi của luân lý gia đình, là gốc của đạo đức. Đạo hiếu không chỉ là ăn ở tốt với bố mẹ, mà còn là phải giữ gìn thân thể (giữ sức khoẻ, giữ tư cách, giữ bản lĩnh của mình); làm điều lành, giảng điều lành.
* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những phương pháp tốt để xây dựng và giữ gìn niềm vui, hạnh phúc trong mỗi “tế bào của xã hội”.
b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Một đứa trẻ khi thành đạt, bậc phụ huynh thường nghĩ rằng: đó là công lao dưỡng dục của cha mẹ. Khi đứa trẻ không thành đạt, lại thường cho rằng: đó là lỗi của con. Bởi:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư’’.
Câu ca dao đó đúng, nhưng chưa đủ. Nghe gì? -Điều đó đúng hay sai, tốt hay xấu, phù hợp hay chưa phù hợp… Đây là cả một vấn đề lớn mà người lớn phải bàn đến nguồn cội. Cha mẹ nói để con nghe cũng chưa đủ bởi không ít trường hợp “nói như nước đổ là khoai’’. Lời nói mang tính lý thuyết nhiều hơn. Mà nhân cách cha mẹ, lối sống của cha mẹ, của gia đình mới là thực tế và tấm gương để cho trẻ học tập, noi theo. Ở đây tôi muốn nói đến vai trò người sinh thành, dưỡng dục. Sự thành, bại trong giáo dục con cái là do cha mẹ quyết định.
Trong quá trình trưởng thành, bú mẹ là phản xạ không điều kiện - tạo hoá sinh ra mà thôi. Còn tất thảy đều do bắt chước, tập luyện mà nên. Mỗi vùng dân cư, mỗi địa phương khác nhau có giai điệu ngôn ngữ khác nhau, phát âm khác nhau và những đứa trẻ ra đời bắt chươc đúng giai điệu mà cha mẹ nó truyền lại. Thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi hình thành thói quen của chính nó. Sự bắt chước đầu tiên là từ bậc sinh thành ra nó. Vậy thì, người cha , người mẹ chính là tấm gương cho trẻ soi theo. Cha mẹ là tấm gương sáng - đứa trẻ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ thì đứa trẻ sẽ mờ theo. Ông cha ta có câu: ‘’Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’’ là triết lý kinh nghiệm từ ngàn đời.
Hình ảnh tuổi thơ , đầu đời của đứa trẻ có thể là phiên bản của bậc sinh thành ra chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội hiện đại tạo ra muôn vàn môi quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Một số trẻ sẽ thóat khỏi tục lệ gia đình để hoà nhập vào xã hội. . Sự hoà nhập đó theo chiều hướng xấu hay tốt phụ thuộc rất nhiều vào nêp sống, tục lệ và sự giáo dục của gia đình. Gia đình nào cũng giáo dục con cái; Song, việc giáo dục thế nào mới là điều quyêt định. Thiết nghĩ rằng, không ít gia đình chúng ta có cách giáo dục chưa hợp lý hoặc sai lầm. Đó là nguy cơ cho con cái chúng ta và cho chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải gánh chịu hậu quả khó lường. Chúng ta gieo cho trẻ tính ích kỷ, hẹp hòi thì nó sẽ ích kỷ với chính chúng ta và với mọi người khác. Nếu được truyền bá đạo lý bao dung độ lượng, vị tha thì nó sẽ được trả lại chính những điều tốt lành đó cho chúng ta và cho xã hội. Quy luật nhân quả rất nghiệt ngã và tàn nhẫn có từ muôn thuở. Ví dụ: nhiều bậc phụ huynh đã dạy con rằng: “tiền có thể mua được tất cả”, “có tiền là có tất cả” vì thế họ hướng con cái họ lao vào cuộc kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp cả luân thường đạo lý, bất chấp cả tình phụ tử, huyết thống. Vì thế mọi quan hệ đều đặt dứơi đồng tiền. Thật đáng tiếc, bởi: “tiền là mục đích của những kẻ ngu ngốc, là phương tiện đối với những người thông minh’’.
Cha mẹ, ai chẳng mong cho con cái lớn, khôn, trưởng thành để là người có ích cho gia đình, và xã hội. Cha mẹ không phải ai cũng có năng lực, kiến thức để giáo dục con cái. Đó là một thực tế ở bất kỳ xã hội nào. Vì vậy, các thầy cô giáo trong nhà trường có thể giúp chúng ta: giáo dục nhân sinh quan và hoàn thiện nhân cách cho trẻ (Chúng tôi muốn nói đến những người thầy mẫu mực). Tôi cho rằng, nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức cho trẻ mà còn là nơi truyền bá thuần phong mỹ tục của dân tộc và luật pháp cho trẻ. Nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho con cái chúng ta nên người.
Gia đình quyết định nhân cách, Nhà trường quyết định kiến thức của con cái chúng ta. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm giáo dục đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người.
Với gia đình, việc đầu tiên cần sự thống nhất quan điểm giáo dục con mình. Quan điểm đó phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc mang tính nhất quán. Nó là nguyên tắc bất di bất dịch trong suốt quá trình dưỡng dục trẻ đến tuổi trưởng thành, để chúng:
- Biết sống vì mọi người, kính trên, nhường dưới, bao dung, độ lượng, “ăn quả nhớ người trồng cây’’; có trách nhiệm, bổn phận với bản thân, cha mẹ dòng họ, bà con lối xóm…
- Tạo dựng cho trẻ biết: tự chịu trách nhiệm trước cuộc đời biết tự lập và không ỷ lại.
- Biết tránh xa mọi thói xấu: không bon chen, đố kỵ. (Khi mình kém bạn thì phải biết phấn đấu để vượt lên mà không nên dùng thủ thuật để “dìm’’ bạn xuống).
Trong học tập cha mẹ cần:
- Tạo mọi điều kiện (trong hoàn cảnh cho phép) cho mục tiêu học tập: phương tiện học tập, thời gian học tập.
- Trao đổi về phương pháp học tập.
- Kiểm tra, đôn đốc, lúc cương, lúc nhu.
- Giữ mối liên lạc giữa gia đình với nhà trường.
3. Một số sai lầm thường gặp trong giáo dục gia đình
Nhà văn, nhà giáo dục J.J. Rút-xô đã khẳng định: “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”, tức trẻ em có một đời sống tâm lý đặc trưng thể hiện trong nhu cầu, hứng thú, suy nghĩ, hành vi của chúng. Do từng sốn trong môi trường, hoàn cảnh giáo dục đầu tiên khác biệt mà nhiều bậc cha mẹ thường có kỳ vọng truyền thụ, áp đặt kinh nghiệm, phương pháp giáo dục mà mình được hưởng cho con em, điều này là không hợp lý bởi lẽ mỗi thời đị đều có những phương thức giáo dục đặc thù. Cha mẹ cân tôn trọng quyên được làm trẻ em và những nhu cầu vật chất, tinh thần hợp lí của trẻ trong xã hội ngày nay.
- Không kiên nhẫn làm công tác giáo dục từ từ thấm dần mà nôn nóng, sốt ruột. Biểu hiện cụ thể của cách giáo dục sai lầm này là phụ huynh hay trợn mắt, phồng má với bé. Tệ hơn nữa là đánh mắng bé. Thoạt nhìn có thể thấy trẻ ngoan, song biện pháp đánh mắng chỉ càng làm cho bé lì đòn, rối loạn qui luật sinh hoạt. Nguy hại hơn, trong đầu bé có thể hình thành những khái niệm sai lầm.
- Không giảng giải cho bé nghe về những lý lẽ, mà chỉ biết tuỳ tiện hứa suông, nói dối, hòng lôi kéo bé làm một việc gì đó. Đây không chỉ dừng lại ở một phương pháp sai lầm mà đã trở thành "vấn đề xã hội". Ví dụ thay vì cùng học bài với bé, trò chuyện cho bé nghe về cái thiết thực của học tập (tạo động cơ học tập tích cực) thì lại hứa hẹn những câu như "Học thuộc bài này, mẹ cho 5000 đồng!".
- Cha mẹ uy hiếp bé bằng cách doạ nạt, cưỡng bức bé phải làm thế này, không được làm thế kia. Ví dụ như: "Ngủ đi, ông cụ đến bắt cóc bây giờ" hay "Ăn nhanh đi, bác sĩ tiêm bây giờ". Làm như vậy sẽ gieo vào đầu bé sự ngộ nhận tai hại. Bé dễ lầm tưởng bác sĩ là người xấu.
- Nói xấu, mỉa mai làm tổn hại đến lòng tự tôn, tự tin của bé. Phương pháp sai lầm này đã dập tắt đi sự phát triển trí tuệ, xúc phạm lòng tự ái và làm mất đi động lực phát triển của bé. Chẳng hạn cha mẹ mắng con: "Ngu như lợn", "đầu óc bã đậu", v. v...
- Khi bé mắc sai lầm, khuyết điểm thay vì giảng giải lý lẽ chính diện thì lại nói những lời ngược lại. Ví dụ như bé làm sai việc gì đó, đáng lẽ phải phê bình và nói cho bé biết vì sao sai và làm thế nào mới đúng thì lại mỉa mai "Cứ tiếp tục như vậy đi, mẹ hoan nghênh lắm đấy", " Sao con thông minh thế? Mẹ chưa thấy ai thông minh như con". Nói thế bé rất dễ lặp lại sai lầm và chẳng có lợi gì cho việc xác lập mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái.
- Chi phối hoạt động của bé bằng chính sự vui buồn, cáu giận của bố mẹ. Khi bố mẹ phấn khởi thì bé làm gì cũng được nhưng khi bố mẹ gặp chuyện không vui và đang trong tâm trạng buồn bực thì "giận cá chém thớt". Cả hai cách giáo dục trên (khi vui và khi buồn) đều phản khoa học.
- Trong lúc không được bình tĩnh đã lỡ tay đánh đập con cái, sau đó ân hận vì đã hành xử như vậy nhưng rồi ngay lập tức đổ tội cho người xung quanh vì đã không cản ngăn mình. Với cách giáo dục như vậy sẽ không mang lại bất cứ hiệu quả tích cực nào ngược lại còn để cho bé nắm được nhược điểm của bố mẹ.
- Đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Ví dụ, trẻ không chịu ăn cơm và khóc, người mẹ đi đến bên người trông trẻ (người giúp việc) và giả bộ mắng người trông trẻ và phát cho mấy cái thế là đứa bé phấn khởi nín khóc và đôi khi chịu ăn cơm. Cách giáo dục này hiệu quả nhất thời, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của bé.
- Bao che khuyết điểm cho bé, luôn sợ con mình thiệt thòi. Cách giáo dục này dân gian thường gọi là "bênh con". Ví dụ: khi con mình đánh nhau với trẻ hàng xóm, không những không tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện mà còn xỉ vả, đánh lại con người hàng xóm Hoặc dạy con theo kiểu như "ai đánh con con phải đánh lại, không thể chịu thiệt thòi hơn"...
- Xem trẻ như một thứ đồ chơi và hoàn toàn thụ động. Lúc phấn khởi thì hôn, thì nựng, dành hết sự yêu thương, bình thường thì hỉ hả, đến khi cần nghiêm túc để giáo dục chúng thì chúng tưởng là đùa vì vậy hiệu quả không cao.
4. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường giáo dục gia đình.
* Ý thức tầm quan trọng:
- Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái
- Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều này giúp các bậc làm cha mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường, người thân, người giúp việc....
- Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
- Ý thức được tầm quan trọng này, các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn và đủ ý chí chống trả lại những cám dỗ bằng mọi giá, để dành thời gian sống cùng và nuôi dạy con cái.
- Các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục
- Cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người trong tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự trách, suy sụp tinh thần và thể chất, oán hận và trách cứ cha mẹ. Bản thân người làm cha mẹ, sau một khoảng thời gian dài, cũng đau khổ nhận ra mình đã làm uổng phí thời gian, tuổi trẻ và sức lực của con cái
- Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của đứa trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương
* Xác định mục tiêu giáo dục con:
- Mục tiêu là ý định