Đề tài Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước châu á Thái Bình Dương

Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển. Nói đến Hỗ trợ Phát Triển Chính Thức (ODA), không thể không nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Nhật Bản. Nhật Bản được coi là nhà tài trợ số một thế giới về viện trợ phát triển chính thức (ODA) với phần lớn số tài trợ tập trung cho các nước Châu Á. Vai trò quan trọng của ODA Nhật trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á có thể thấy rõ qua việc ODA Nhật thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và khu vực sản xuất của các nước nhận viện trợ. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, để tạo được một nền móng vững chắc, thực hiện được chiến lược lâu dài của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong những vấn đề cốt yếu có tính chất quan trọng. Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong số hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho nước ta. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

pdf89 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3577 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước châu á Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển. Nói đến Hỗ trợ Phát Triển Chính Thức (ODA), không thể không nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Nhật Bản. Nhật Bản được coi là nhà tài trợ số một thế giới về viện trợ phát triển chính thức (ODA) với phần lớn số tài trợ tập trung cho các nước Châu Á. Vai trò quan trọng của ODA Nhật trong việc phát triển kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á có thể thấy rõ qua việc ODA Nhật thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và khu vực sản xuất của các nước nhận viện trợ. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, để tạo được một nền móng vững chắc, thực hiện được chiến lược lâu dài của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong những vấn đề cốt yếu có tính chất quan trọng. Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong số hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho nước ta. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trước thực tế trên, em đã chọn đề tài: Vai trò của Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam. Đề tài tập trung vào việc xem xét và đánh giá tác động của ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam nhằm đưa đến một cái nhìn rõ ràng đầy đủ hơn về ODA Nhật Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 2 Bản nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu về ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này đưa ra một sự xem xét toàn cảnh hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt là ở Việt Nam trong những năm vừa đồng thời qua đó cố gắng đưa ra các kiến nghị để sử dụng tốt hơn ODA Nhật tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ODA Nhật Bản và đề tài tập trung nghiên cứu tình hình ODA Nhật tại các nước Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp duy vật biện chứng… 5. Kết cấu khoá luận Ngoài các phần Lời nói đầu, Mục lục, Kết luận… Khoá luận gồm có 4 phần chính sau: Chương I. Khái quát chung về ODA và ODA Nhật Bản Chương II. Hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương Chương III. Tổng quan ODA Nhật Bản đối với Việt Nam Chương IV. Kiến nghị để thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tốt hơn. Chương 1 Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 3 Khái quát chung về Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA) và ODA Nhật Bản I. Khái quát về nguồn vốn ODA 1. Khái niệm về nguồn vốn ODA Vốn ODA hay còn gọi là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) là nguồn tài chính mang tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội gồm các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ mà các nước thế giới thứ ba nhận được từ chính phủ của một nước phát triển (gọi là viện trợ song phương) hoặc từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB ( gọi là viện trợ đa phương). Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA có thể ràng buộc (phải chi tiêu ở nước cấp viện trợ) hoặc không ràng buộc (có thể chi tiêu ở bất cứ nơi nào) hoặc có thể ràng buộc một phần (một phần chi ở nước cấp viện trợ, phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào). 2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA Nguồn vốn ODA có những đặc điểm dưới đây: Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 4 2.1 Tính chất ưu đãi  Lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng thông thường rất nhiều  Thời gian sử dụng vốn dài  Trong cơ cấu cả gói viện trợ thường gồm 2 phần: không hoàn lại (cho không) và hoàn lại.  Trong cơ cấu thời gian cũng gồm 2 phần: thời gian ân hạn (miễn trả lãi) và thời gian chịu lãi suất. 2.2 Mục đích sử dụng vốn Theo truyền thống, nguồn vốn phát triển chính thức thường được chính phủ các nước tiếp nhận định hướng sử dụng vào các mục đích:  Bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế (do nhập siêu) để chính phủ các nước tiếp nhận có đủ thời gian để quản lý tốt hơn ngân sách trong giai đoạn cải cách tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế.  Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước.  Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, môi trường sinh thái, dinh dưỡng.  Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính phủ sở tại hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 5 nhân bằng các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế -kỹ thuật -xã hội các ngành, các vùng lãnh thổ. 2.3 Mặt trái của nguồn vốn ODA Bên cạnh những lợi ích mà nguồn ODA mang lại, còn có các mặt trái của ODA như:  Các nước nhận viện trợ phải đáp ứng yêu cầu của bên cấp viện trợ, các nước cấp viện trợ cả song phương lẫn đa phương đều sử dụng viện trợ để buộc các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách kinh tế đối ngoại cho phù hợp với lợi ích của bên cấp viện trợ.  Sự phân biệt đối xử trong việc cấp ODA như: chỉ có nước nào thảo mãn được điều kiện mà bên cấp viện trợ đưa ra thì mới nhận được sự tài trợ. Sự phân biệt đối xử này đã tạo nên tình trạng không đồng đều trong việc phân bổ nguồn vốn giữa các quốc gia đang phát triển và các khu vực trên thế giới.  Rủi ro do đồng tiền tăng giá: tác động tiêu cực này thường xảy ra với viện trợ song phương khi đơn vị tiền tệ của nước cấp viện trợ khác với đơn vị tiền tệ của nước nhận viện trợ tạo ra qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền nhận được từ xuất khẩu. nước viện trợ sẽ hình thành thêm một khoản viện trợ bổ sung do phát sinh chênh lệch tỉ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ. 3. Các hình thức đầu tư của nguồn vốn ODA 3.1 Đối với nguồn vốn ODA không hoàn lại Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 6 Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực sau:  Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình  Giáo dục và đào tạo,  Văn hoá, xã hội.  Nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển và tăng cường năng lực thể chế  Bảo vệ môi trường, môi sinh, quản lý đô thị  Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ  Hỗ trợ ngân sách 3.2 Đối với ODA hoàn lại hoặc ODA hỗn hợp cả hai loại Các lĩnh vực được ưu tiên của hình thức này gồm có:  Năng lượng  Giao thông vận tải  Nông nghiệp  Thuỷ lợi  Thông tin liên lạc  Xã hội II. Tổng quan về ODA Nhật Bản Nhật Bản bắt đầu chương trình ODA cho các nước đang phát triển từ năm 1954. Nhìn chung, mức viện trợ ODA của Nhật theo xu hướng ngày càng tăng lên. 1. Quan điểm của Nhật Bản về ODA Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 7 Với hơn 50 năm hợp tác kinh tế, Quốc Hội Nhật Bản thông qua Hiến Chương ODA (ODA Charter) tháng 6 năm 1992. Hiến Chương ODA nhằm tăng cường sự hiểu biết và thu hút sự hỗ trợ rộng rãi trong nước và quốc tế đối với các chương trình ODA. Hiến chương ODA là một sự đánh giá tổng hợp về chính sách viện trợ của Nhật Bản dựa trên các kết quả đã đạt được, các kinh nghiệm và các bài học rút ra từ các chương trình. Hiến chương nhấn mạnh vào các điểm: nhân đạo, bảo vệ môi trường, hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Theo Hiến chương này, ODA của Nhật được thực hiện dựa trên việc đánh giá tổng hợp yêu cầu của nước muốn nhận ODA, tình hình kinh tế của nước này cũng như quan hệ song phương của Nhật và nước này, tuân theo các nguyên tắc sau:  Theo đuổi việc phát triển và bảo vệ môi trường  Tránh sử dụng ODA cho các mục đích quân sự  Xem xét đến vấn đề chi phí quân sự, phát triển và sản xuất vũ khí huỷ diệt và tên lửa của nước nhận viện trợ  Xem xét các nỗ lực phát huy dân chủ và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và các tình trạng liên quan đến các nhu cầu tối thiểu của con người và nhân quyền tại quốc gia nhận viện trợ. ODA Nhật được thực hiện theo các phương châm và nguyên tắc nói trên. 2. Lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 8 Có thể phân chia lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản làm 04 giai đoạn như sau:  Giai đoạn 1: (Từ 1954 đến 1963) Viện trợ mang ý nghĩa bồi thường chiến tranh. Giai đoạn này Nhật Bản cung cấp viện trợ chủ yếu cho một số quốc gia Đông Nam Á như Miến Điện, Philippine, Indonesia, Lào, Việt Nam.  Giai đoạn 2: (Từ 1964 đến 1988) Tăng cường và đa dạng hoá viện trợ. Giai đoạn này nền kinh tế Nhật phát triển mạnh. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật muốn mở rộng quan hệ và gây ảnh hưởng với nhiều nước đang và chậm phát triển. Giai đoạn này, ngoài khu vực Đông Nam Á, Nhật đã mở rộng viện trợ ODA cho các khu vực khác như Đông Á, Phi Châu và Nam Mỹ.  Giai đoạn 3: (Từ 1989 đến 1995) Vươn lên là cường quốc số 1 thế giới về viện trợ song phương. Nền kinh tế Nhật rất hùng mạnh trong giai đoạn này. Lần đầu tiên Nhật vượt qua Mỹ, trở thành quốc gia cung cấp viện trợ song phương lớn nhất trên thế giới vào năm 1989 (đạt 8,4 tỷ USD trong khi viện trợ của Mỹ là 8,1 tỷ USD). Đối tượng nước nhận viện trợ cũng được mở rộng đến hầu hết các khu vực trên thế giới.  Giai đoạn 4: (từ 1996 đến nay) Cắt giảm viện trợ và thay đổi mục tiên đầu tư Do suy thoái kinh tế trong nước dẫn đến thâm hụt ngân sách buộc Chính phủ Nhật Bản phải cắt giảm khối lượng viện trợ kể từ năm Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 9 1996. Đồng thời với quá trình cắt giảm viện trợ, mục tiêu viện trợ cũng có những thay đổi đáng chú ý. 3. Thực hiện ODA của Nhật Bản Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, với ngân sách tài trợ mỗi năm khoảng 10 tỷ USD. Nhật Bản đã cung cấp ODA cho hơn 150 nước và là nước viện trợ ODA song phương lớn nhất tại 47 nước trong tổng số 150 nước nhận viện trợ trên. Từ năm đầu thập niên 1990 đến năm 2000, trong khi viện trợ ODA của các nước của Uỷ Ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc OECD giảm nhẹ thì ODA Nhật Bản tăng gần 50%. Để trở thành nhà cung cấp tài trợ lớn nhất trên thế giới hiện nay, Nhật Bản đã phải trải qua một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài và bền bỉ. Mới chỉ cách đây hơn 50 năm, Nhật Bản còn là một trong những nước nhận viện trợ của nước ngoài. Sau Đại chiến Thế giới lần thứ II (1945), nền kinh tế Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Để ổn định và phát triển đất nước, Nhật Bản đã tự nỗ lực rất cao, đồng thời tiếp nhận nhiều nguồn viện trợ song phương và đa phương. Theo tổng kết năm 1994, tổng số viện trợ ODA Nhật Bản đạt 12,3 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước (11,26 tỷ USD). Trong 21 nước thành viên của Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC), thuộc OECD, Nhật Bản vẫn là nước tài trợ lớn nhất, chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng số. Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 10 Bảng 1.1: Thực hiện ODA của Nhật Bản (từ năm 1990 đến năm 2001) Đơn vị: tỷ USD 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 9,07 10,95 11,15 11,26 13,24 14,49 9,44 9,36 10,64 15,32 13,51 9,68 Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật www.mofa.go.jp Nhật Bản thường dành trên 60% tổng số vốn ODA của mình để ưu tiên cho 3 lĩnh vực: (1) Cơ sở hạ tầng hành chính và xã hội, (2) Cơ sở hạ tầng kinh tế, (3) Hỗ trợ sản xuất. Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 11 4. Các loại hình ODA Nhật Bản Hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản rất đa dạng, bao gồm:  Viện trợ không hoàn lại  Hỗ trợ kỹ thuật,  Cho vay với các điều kiện ưu đãi  Hỗ trợ khẩn cấp quốc tế  Đóng góp cho các tổ chức đa phương. Trong các hình thức này, đáng chú ý là ba loại ODA song phương sau:  Viện trợ không hoàn lại (Grant Aid) là viện trợ dành cho các nước đang phát triển mà không yêu cầu nước nhận viện trợ phải hoàn lại nguồn vốn viện trợ. Mục tiêu chính của viện trợ không hoàn lại là nhằm phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của con người, phát triển nguồn nhân lực, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản - JICA chịu trách nhiệm thực hiện các dự án viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản.  Hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation) nhằm mục đích tăng cường nguồn nhân lực và xây dựng thể chế thông qua chuyển giao kỹ thuật và kiến thức thích hợp cho các nước nhận viện trợ. JICA chịu trách nhiệm thực hiện hợp tác kỹ thuật và cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ hài hoà cho các nước nhận viện trợ.  Cho vay song phương (vốn vay bằng đồng yên) (ODA Loan, YEN Loan) là cho chính phủ các nước nhận viện trợ vay ưu đãi. Vốn vay chủ yếu được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 12 đường xá, cầu cống, hệ thống bưu chính viễn thông và phát triển nông nghiệp. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) chịu trách nhiệm thực hiện các dự án cho vay song phương. 5. Các khu vực ưu tiên của ODA Nhật Bản Lập trường cơ bản của Nhật Bản là tập trung ODA cho khu vực Đông Á và các nước thành viên của ASEAN do các đặc điểm như sự gần gụi về địa lý chính trị, kinh tế. Bên cạnh đó, tính đến các khó khăn kinh tế và nghèo đói toàn cầu, Nhật Bản cũng mở rộng cung cấp ODA sang các khu vực Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Đông Âu và Châu Đại Dương. 6. Các lĩnh vực ưu tiên của ODA Nhật Bản ODA Nhật dành ưu tiên cho các lĩnh vực sau:  Tiếp cận với các vấn đề toàn cầu: như môi trường, dân số.  Nhu cầu tối thiểu của con người (Basic Human Needs - BHN): cung cấp các cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.  Phát triển nhân lực, nghiên cứu và các nỗ lực khác nhằm tăng cường việc phổ biến công nghệ.  Cải thiện cơ sở hạ tầng  Cải cách cơ cấu Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 13 Bảng 1.2: Các loại hình ODA và sự phân chia theo khu vực địa lý của ODA Nhật trong năm 1998 Giải ngân ròng, đơn vị : tỷ US $ Khu vực Loại hình Viện trợ không hoàn lại Hợp tác kỹ thuật Vốn vay ODA Tổng số ODA Tổng ODA (1997) Tỉ lệ tăng trưởng 1997/98 (%) Châu Á 935,37 (43,2)* 1,072,52 (38,6) 3,364,14 (92,0) 5,372,03 (62,4) 3.075,60 (46,5) 74,7 Đông bắc Á 76,44 (3,5) 427,36 (15,4) 707,31 (19,3) 1,211,10 (14,1) 529,92 (8,0) 128,5 Đông nam Á 437,85 (20,2) 489,31 (17,6) 1,510,49 (41,3) 2,437,66 (28,3) 1.416,06 (21,4) 72,1 (ASEAN) (379,50) (17,5) (466,27) (16,8) (1,510,49) (41,3) (2,356,25) (27,4) (1.354,43) (20,5) 74,0 Tây Nam Á 395,15 (18,2) 111,04 (4,0) 956,72 (26,2) 1,462,92 (17,0) 963,54 (14,6) 51,8 Trung Á 12,90 (0,6) 25,64 (0,9) 189,62 (5,2) 228,15 (2,7) 145,38 (2,2) 56,9 Cáp ca 11,30 (0,5) 2,26 (0,1) 0,01 (0,0) 13,57 (0,2) 11,50 (0,2) 18,0 Các khu vực khác 1,72 (0,1) 16,92 (0,6) 0,00 (0,0) 18,64 (0,2) 9,21 (0,1) 102,4 Trung Đông 186,49 (8,6) 119,02 (4,3) 86,52 (2,4) 392,03 (4,6) 512,92 (7,8) -23,6 Châu Phi 636,38 (29,4) 193,97 (7,0) 119,93 (3,3) 950,29 (11,0) 802,82 (12,1) 18,4 Châu Mỹ La Tinh 215,38 (9,9) (276,16) (9,9) 61,31 (1,7) 552,86 (6,4) 715,03 (10,8) -22,7 Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 14 Châu Đại Dương 80,63 (3,7) 48,62 (1,7) 17,92 (0,5) 147,17 (1,7) 159,03 (2,4) -7,5 Châu Âu 79,34 (3,7) 62,73 (2,3) 1,46 (0,0) 143,53 (1,7) 133,76 (2,0) 7,3 (Đông Âu) (2,51) (0,1) (40,86) (1,5) (4,06) (0,1) 47,42 (0,6) (53,49) (0,8) 11,3 Không xác định 34,01 (1,6) 1,008,74 (36,3) 5,26 (1,1) 1,048,00 (12,2) 1.213,43 (18,4) -13,6 Tổng số 2.167,60 (100,0) 2.781,76 (100,0) 3.656,54 (100,0) 8.605,90 (100,0) 6.612,59 (100,0) 30,1 * số trong ngoặc là tỉ lệ (%) Nguồn: Trang web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 15 Chương II Hiện Trạng ODA Nhật tại một số nước châu á Thái Bình Dương Nhờ có ODA của Nhật Bản, các nước đang phát triển ở Châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN đã thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội và khu vực sản xuất của mình. Nhật Bản đã tạo thuận lợi rất lớn cho sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á. Nếu không có vốn, kỹ thuật và kỹ năng sản xuất của Nhật, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở các nước nhận viện trợ tại Châu Á chắc sẽ chậm hơn nhiều. Vai trò của Nhật có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần duy trì tăng trưởng năng động Châu Á. Điều đáng chú ý là trong số các nước nhận ODA song phương của Nhật, số nước đứng đầu là các nước Châu Á. Xem bảng dưới đây: Nguyễn Thu Trang - A1 CN9 17 Bảng 2.3: Top 10 các nước nhận viện trợ song phương của Nhật Giải ngân ròng, đơn vị: triệu US $ Thứ tự 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nước Số giải ngân Nước Số giải ngân Nước Số giải ngân Nước Số giải ngân Nước Số giải ngân Nước Số giải ngân 1 Indonesia 965,53 Trung Quốc 576,86 Trung Quốc 1.158,16 Indonesia 1605,83 Indonesia 971,10 Indonesia 860,07 2 Trung Quốc 861,73 Indonesia 496,86 Indonesia 828.47 Trung Quốc 1225,97 Việt Nam 923,68 Trung Quốc 686,13 3 Thái Lan 664,00 Ấn Độ 491,80 Thái Lan 558.42 Thái Lan 880,26 Trung Quốc 769,19 Ấn Độ 528,87 4 Ấn Độ 579,26 Thái Lan 468,26 Ấn Độ 504.95 Việt Nam 678,98 Thái Lan 835,25 Việt Nam 459,53 5 Philippines 414,45 Philippines 318,98 Pakistan 491.54 Ấn Độ 634,02 Ấn Độ 368,16 Philippines 298,22 6 Pakistan 282,20 Việt Nam 232,48 Việt Nam 388.61 Philippines 412,98 Philippines 304,48 Tanzania 260,44 7 Mexico 212,84 Jordan 139,63 Philippines 297.55 Peru 189,12 Pakistan 280,36 Pakistan 211,41 8 Ai Cập 201,32 Sri Lanka 134,56 Sri Lanka 197.85 Pakistan 169,74 Tanzania 217,14 Thái Lan 209,59 9 Bangladesh 174,03 Bangladesh 129,98 Bangladesh 189.05 Braxin 149,36 Bangladesh 201,62 Sri Lanka 184,72 10 Sri Lanka 173,94 Ai cập 125,40 Malaysia 179.10 Syria 136,17 Peru 191,68 Peru 156,52 Tổng số 10 nước 4.529,30 Tổng số 10 nước 3.114,82 Tổng số 10 nước 4.793,70 Tổng số 10 nước 6.083,45 Tổng số 10 nước 4.861,64 Tổng số 10 nước 3855,50 Tổng viện trợ song phương 8.356,26 Tổng viện trợ song phương 6.612,59 Tổng viện trợ song phương 8.605,90 Tổng viện trợ song phương 10.497,56 Tổng viện trợ song phương 9.640,10 Tổng viện trợ song phương 7452,04 Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp NguyÔn Thu Trang - A1 CN9 18 Phần dưới đây xem xét hiện trạng ODA của Nhật Bản tại hai quốc gia Châu Á là Trung Quốc và Indonesia, hai nước thường xuyên đứng đầu trong số top 10 nước nhận viên trợ ODA song phương từ Nhật Bản trong những năm gần đây. I. ODA Nhật Bản tại Trung Quốc Có thể nói rằng cho đến nay, Nhật Bản là nước viện trợ nhiều nhất trên thế giới cho Trung Quốc. Đây là điều kiện tốt cho Trung Quốc, nước có số dân đông nhất thế giới và thiếu vốn trầm trọng đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội. Viện trợ của Nhật Bản đã đóng góp đáng kể cho công cuộc hiện đại hoá, mở cửa và cải cách ở Trung Quốc. ODA của Nhật cho Trung Quốc luôn chiếm phần lớn nhất trong tổng ODA của các nước DAC cho Trung Quốc. Có thể thấy số đóng góp của ODA Nhật đối với Trung Quốc qua bảng dưới đây: Bảng2.4: Viện trợ của các nước DAC cho Trung Quốc (Giải ngân ròng, đơn vị : Triệu USD) Năm 1 2 3 4 5 Nhật Tổng 1995 Nhật 1.380,2 Đức 684,1 Pháp 91,2 Áo 66,2 Tây Ban Nha 56,0 1.380,2 2.531,3 1996 Nhật 861,7 Đức 461,1 Pháp 97,2 Anh 57,1 Canada 38,4 861,7 1.670,9 1997 Nhật 576,9 Đức 381,9 Ph
Luận văn liên quan