Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta lựa chọn trong thời kỳ đổi mới. Nó vừa mang tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyết định bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Đảng ta đã xác định một cách nhất quán kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, việc xác định một cách rõ ràng và nhất quán vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước trong quá trình hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế đất nước định hướng Xã hội Chủ Nghĩa là rất cần thiết.
Ở nước ta, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là xuất phát từ lợi ích của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là cơ sở để xem xét sự quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa của nước ta đã đúng hướng hay chưa. Kinh tế nhà nước càng phát huy tốt vai trò chủ đạo bao nhiêu thì kinh tế - xã hội sẽ phát triển nhanh bấy nhiêu, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Nội dung chính của đề tài bao gồm ba phần :
Phần 1 : Lý thuyết chung
Phần 2 : Vai trò kinh tế nhà nước và thực trạng vai trò kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Phần 3 : Phương hướng cải cách nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa .
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của kinh tế nhà nước với sự phát triển xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Đề tài thảo luận: Vai trò của kinh tế nhà nước với sự phát triển xã hội chủ nghĩa.
A- LỜI NÓI ĐẦU:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát mà nước ta lựa chọn trong thời kỳ đổi mới. Nó vừa mang tính chất chung của kinh tế thị trường, vừa có những đặc thù, được quyết định bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đây là sự vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm trong nước và thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước. Đảng ta đã xác định một cách nhất quán kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, việc xác định một cách rõ ràng và nhất quán vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước trong quá trình hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế đất nước định hướng Xã hội Chủ Nghĩa là rất cần thiết.
Ở nước ta, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là xuất phát từ lợi ích của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là cơ sở để xem xét sự quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa của nước ta đã đúng hướng hay chưa. Kinh tế nhà nước càng phát huy tốt vai trò chủ đạo bao nhiêu thì kinh tế - xã hội sẽ phát triển nhanh bấy nhiêu, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Nội dung chính của đề tài bao gồm ba phần :
Phần 1 : Lý thuyết chung
Phần 2 : Vai trò kinh tế nhà nước và thực trạng vai trò kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Phần 3 : Phương hướng cải cách nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa .
B- NỘI DUNG :
1 Lý thuyết chung :
a, Kinh tế thị trường:
- Cơ chế thị trường: là cơ chế tự điều chỉnh nền kinh tế hàng hóa dưới sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế vốn có. Cơ chế thị trường chính là 1 hình thức tổ chức kinh tế, trong đó người tiêu dùng và các tổ chức kinh doanh tác động nhau qua thị trường để giải quyết những vấn đề trung tâm của sản xuất xã hội.
- Đặc điểm :
+ Ưu điểm : kích thích cải tiến tăng năng suất lao động tạo ra khối lượng sản phẩm mới đa dạng, chất lượng tốt giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
+ Nhược điểm :
Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền dẫn đến cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội
Khai thác quá nhiều dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
Tạo ra sự dối trá trong kinh doanh, bất bình đẳng cạnh tranh không lành mạnh, phân hóa xã hội
- Khái niệm kinh tế thị trường : là nền kinh tế vận động theo các quy luật thị trường, trong đó quy luật giá trị đóng vai trò chi phối và được biểu hiện bằng quan hệ cung cầu trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, nó nằm trong tiến trình phát triển lịch sử khách quan về kinh tế của xã hội loài người .
- Đặc điểm :
+ Ưu điểm :
Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ để thực hiện mục tiêu của sản xuất thông qua rút ngắn các chu kỳ sản xuất, thực hiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuậ trong sản xuất và xúc tiến bán hàng
Tạo động lực thúc đẩy các nhà sản xuất tích cực thay đổi mẫu mã sản phẩm, mở rộng thi trường và các mối quan hệ trong kinh doanh, thích nghi nhanh chóng với môi trường và tìm cách đạt được lợi nhuận tối đa.
Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và, nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường
Thúc đẩy và kích thích quá trình sản xuất hàng hóa, đề cao trách nhiệm của nhà sản xuất kinh doanh với khách hàng
Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất .
( Cái ưu việt nhất của kinh tế thị trường là đã tạo ra một môi trường tự do cạnh tranh, đó là động lực để phát triển xã hội và năng lực cá nhân.
+ Nhược điểm :
Do tính tự phát vốn có kinh tế thị trường không chỉ đem lại sự tiến bộ cho nền kinh tế mà còn đem lại cả những suy thoái và gây ra tình trạng thất nghiệp lạm phát, tình trạng tập trung hóa cao độ sinh ra độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh là giảm hiệu quả chung và tính tự điều tiết của nền kinh tế
Cơ chế phân bổ tài nguyên không hoàn toàn hiệu quả dẫn tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
Xã hội phát sinh tiêu cực: sự bất bình đẳng, sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt dẫn tới tệ nạn xã hội, các nhà kinh doanh dùng mọi thủ đoạn trốn thuế, buôn hàng giả, hàng nhái, lừa đảo … để thu lợi nhuận tối đa.
- Mục tiêu của kinh tế thi trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa :
+ Các chủ thể trong nền kinh tế có tính độc lập (có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lãi tự chịu).
+ Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh .
+ Có hệ thống pháp luật kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
b, Kinh tế nhà nước :
- Khái niệm :
Kinh tế Nhà nước bao gồm không chỉ các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước mà còn có cả một số lĩnh vực khác như tài nguyên quốc doanh (do doanh nghiệp Nhà nước sử dụng) ngân sách Nhà nước và dự trữ quốc gia….
- Mục tiêu : làm cho dân giàu nước mạnh, nền kinh tế tăng trưởng phát triển một cách ổn định trong điều kiện công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm thống nhất các lợi ích khác nhau về cùng một lợi ích để mỗi cá nhân khi theo đuổi lợi ích riêng mình cũng đều là đóng góp vào lợi ích chung cuả toàn dân tộc
- Các thành phần của kinh tế nhà nước :
+ Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp hoạt động công ích
+ Các doanh nghiệp cổ phần nhà nước
+ Các doanh nghiệp nhà nước góp vốn
+ Các tổ chức sự nghiệp hoạt động kinh tế của nhà nước
2 Vai trò kinh tế nhà nước :
2.1 Tính tất yếu của vai trò chủ đạo Kinh tế nhà nước :
Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) chỉ rõ: vai trò chủ đạo của khu vực doanh nghiệp Nhà nước “thể hiện ở chỗ mở đường và hỗ trợ cho các thành phần khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, là một công cụ có sức mạnh vật chất của Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Văn kiện Đại hội VIII (1996) nêu cụ thể: “tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
Văn kiện Đại hội IX (2001) lại nêu: kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật”.
Văn kiện Đại hội X (2006) một lần nữa khẳng định: “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.
Nhìn tổng quát từ sau Đại hội VII đến nay, quan niệm của Đảng ta về kinh tế Nhà nước và về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta đã có sự phát triển đáng kể. Hai điểm nổi bật nhất là:
Một, do có sự phân biệt giữa sở hữu Nhà nước với hình thức doanh nghiệp Nhà nước và cũng do có sự phân biệt giữa quyền chủ sở hữu với quyền kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước mà chúng ta đã chuyển từ khái niệm kinh tế quốc doanh sang khái niệm kinh tế Nhà nước.
Hai, để tránh sự lẫn lộn trong nhận thức giữa vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước với vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước, pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta, Đảng ta đã khẳng định rõ ràng rằng thành phần kinh tế Nhà nước không lãnh đạo các thành phần kinh tế khác mà “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”.
Vậy kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta sở dĩ thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo bởi vì những lý do chính sau:
Thứ nhất, chúng ta đều biết “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế ”. Nền chính trị của Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo với mục tiêu dưa nước ta tiến lên CNXH, thực hiện “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Thành phần kinh tế nhà nước của nước ta mà trước hết là các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải phục vụ cho nhiệm vụ này.
Trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta do hạn chế của trình độ lực lượng sản xuất phát triển còn thấp, các quan hệ sở hữu còn tồn tại dưới nhiều hình thức, do đó nền kinh tế nước ta ở giai đoạn này là một nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy vây, cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm to lớn của nó mà không ai có thể phủ nhận thì nó cũng tồn tại những khuyết tật như: gây ra sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, khủng hoảng kinh tế, các tệ nạn xã hội vv… điều đó đòi hỏi cơ chế thị trường phải có bàn tay quản lý, điều tiết của Nhà nước. Và công cụ hữu hiệu nhất mà thông qua nó nhà nước thể hiện vai trò điều tiết của mình đó là thành phân kinh tế nhà nước. Chỉ có kinh tế nhà nước mới có thể bảo đảm vững chắc định hướng XHCN, đảm bảo cho lợi ích của người lao động, khắc phục những tiêu cực, khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường, phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng là động lực thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công băng xã hội. Vai trò đó của kinh tế nhà nước đã được chứng minh qua thưc tiễn phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở nước ta sau đổi mới đến nay
Thứ hai là kinh tế nhà nước luôn nắm giữ những vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân do đó chỉ có kinh tế nhà nước mới có khả năng chi phối, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, đảm bảo được các mục tiêu phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH trong điều kiện thị trường vẫn chưa hoàn thiện, người dân có thu nhập thấp, tích luỹ không đủ tạo nguồn đầu tư cơ bản, kinh tế tư nhân còn nhỏ bé thì DNNN có vai trò huy động vốn đầu tư xây dựng những công trình lớn, hiện đại. Mặt khác với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng tốt để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Nhưng thường thì những ngành này đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm hoặc có lãi suất thấp như các ngành: giao thông vận tải, giáo dục, y tế, năng lượng vv…Để thực hiện được điều đó đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực này nhằm củng cố thêm nội lực cho thành phần KTNN để đạt được các mục đích: dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách toàn diện, vững chắc, chống khủng hoảng kinh tế, ngăn ngừa những đột biến xấu trong nền kinh tế. Ngoài ra DNNN là lực lượng vật chất chủ lực để nhà nước can thiệp, bình ổn thị trường, hạn chế ảnh hưởng xấu của ngành nghề độc quyền tự nhiên có tác hại lớn cho nền kinh tế.
Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta mới bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.. Việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào năng lực tiếp thu và khả năng nội sinh hóa công nghệ nhập khẩu. Tiềm lực khoa học và công nghệ của ta yếu kém nên chúng ta thường gặp phải những khó khăn, rủi ro hơn trong việc thực thi các hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng như các dự án góp vốn đầu tư hoặc nhập khẩu các dây chuyền thiết bị đồng bộ. Nếu hoàn cảnh này kéo dài, các đối tác nước ngoài có thể lợi dụng ưu thế của họ để khống chế các đối tác nội địa. Chính vì vậy, nếu không có một khu vực kinh tế nhà nước đủ mạnh thì Nhà nước không thể hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác vươn lên trong cuộc hợp tác và cạnh tranh với các đối tác nước ngoài.
Từ những lý do trên ta có thể khẳng định KTNN có vai trò chủ đạo và sự tồn tại của KTNN là một tất yếu khách quan và chỉ có phát huy vai trò chủ đạo của KTNN thì chúng ta mới có một nền kinh tế độc lập tự chủ.
2.2 Vai trò của kinh tế nhà nước :
Như chúng ta đã biết vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tất yếu khách quan và trong thời kỳ quá độ hiên nay vai trò ấy lại được thể hiên sâu sắc và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngày 10/3/2010, tại buổi làm việc với đại diện các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá “Các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước là lực lượng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế, là công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô”
2.2.1 Vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần :
Đối với kinh tế quốc doanh, nhận thức về vị trí của khu vực kinh tế này được điều chỉnh từng bước trong tiến trình đổi mới. Đại hội VI (12-1986) gắn vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh với việc “chiếm tỷ trọng lớn cả trong sản xuất và lưu thông Hội nghị Trung ương 6 khoá VI (3-1989) vẫn đặt quốc doanh vào vị trí chủ đạo, nhưng “không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề. Vào đầu thập kỷ 90 (thế kỷ trước), kinh tế quốc doanh đang nắm vai trò chi phối nền kinh tế với 12 nghìn xí nghiệp (toàn bộ vốn đều thuộc Nhà nước), chiếm tỷ trọng lớn và giữ những vị trí then chốt trong các ngành phi nông nghiep.. Cương lĩnh 1993 chỉ nêu gọn “Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Chiến lược 1994 nói rõ hơn : “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những hoạt động mà các thành phần khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh... Những cơ sở không cần giữ hình thức quốc doanh thì Nhà nước chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặc giải thể, đồng thời có chính sách giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động Quan điểm này một mặt tạo tiền đề cho sự phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân; mặt khác, không coi vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh là điều mặc nhiên mà phải gắn với việc “sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh, tự trang trải và tích luỹ trong môi trường hợp tác, cạnh tranh; Nhà nước chỉ tài trợ có thời hạn cho một số cơ sở thật sự cần thiết' Kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò "bà đỡ" cho các doanh nghiệp vào những giai đoạn khó khăn, nhất là trong chuyển giao công nghệ, liên doanh góp vốn với nước ngoài.
2.2.1.1 Cơ cấu ngành :
Từ các hình thức sở hữu cơ bản: “sở hữu toàn dân sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức sở hữu kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp “ Các thành phần kinh tế được nêu lên gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Thành phần kinh tế hợp tác đã có nhiều thay đổi, phát triển hơn, phù hợp với nguyên tắc hoạt động của thành phần kinh tế tập thể (nói rõ hơn về bản chất sở hữu, bao gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng trong đó hợp tác xã vẫn là hình thức chủ yếu) thành phần kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và ngày càng phát triển hơn trong những năm gần đây bao gồm vốn do nươc ngoài đầu tư vào nước ta 100% hoặc do liên doanh liên kết. Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, tỷ lênh ngành dịch vụ (42%)và công nghiệp trong GDP tăng lên đáng kể, nông nghiệp có xu hướng giảm. Song cốt lõi vần là công nông và dịch vụ .
2.2.1.2 Kinh tế đối ngoại :
Nước ta đã mở cửa nền kinh tế liên kết với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới với xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển khá nhanh.
Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của cả nước như sau: Khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt kim ngạch 11,717 tỷ USD chiếm 43,4 % tổng kim ngạch xuất khảu của cả nước ( cùng kỳ năm 2006, tỷ lệ này là 41,9%) khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 15,073 tỷ USD, chiếm 46,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 32,243 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước( cùng kỳ năm 2006 đạt 24,77 tỷ USD tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2006) Riêng tháng 7 đạt 5,05 tỷ USD, tiếp tực tăng so với tháng 6 năm 2007. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,823 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng ký năm 2006, chiếm tỷ trọng 64,6% tổng kim ngach nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài đạt 11,42 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 35,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước ( cùng kỳ năm 2006 đạt 9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước , tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2005)
Tổng xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2008 đặt 143,4 tỷ USd tăng 28,9% so với năm 2007, trong đó xuất khảu đạt 62,69 % tỷ USD tăng29,1% so với năm trước, vượt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD ,tăng 28,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Hết tháng 12 năm 2008 nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước tới nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu.
Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2009 ước đạt 56,7 tỷ USD giảm 9,5% so với năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 68,7 tỷ USD giảm 14,9%so với năm 2008. Tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam năm 2009 chiếm 21,1% kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ này cho thấy, Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra là nhập siêu phải có tỷ trọng dưới 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. So với năm 2008, một số mặt hàng công nghiệp nhập khẩu chủ yếu tăng mạnh như phân bón, nhập 4,3 triệu tấn tăng gần 42%, chất dẻo nguyên liệu nhập 2,2 triệu tấn, tăng 25,8%; sợi các loại nhập 495 nghìn tấn, tăng 19,5%; sắt thép nhập 9,6 triệu tấn, tăng 13,8%, máy vi tính và linh kiện điện tử, đạt kim ngạch tới 3,9 tỷ USD tăng 5,8%; dược phẩm nhập trên 1 tỷ USD tăng 27%...
Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và Quý I năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp Báo Chính phủ ngày 1/4/2010, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt:
Tổng kim ngạch xuất khẩu: Quý I/2010 ước đạt 14,01 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 6,68 tỷ USD, tăng 40,5%. Riêng yếu tố tăng giá làm tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến xuất khẩu vàng Quý I/2009, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2010 tăng khoảng 11,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Tổng kim ngạch nhập khẩu: Quý I/2010 ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 7,1 tỷ USD, tăng 53,1%.
Nhập si