Đề tài Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường

Đất nước phồn vinh, đời sống của mọi thành viên trong xã hội ngày càng cải thiện . Đòi hỏi phải có một nền công nghiệp,nông nghiệp phát triển,khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.Nước ta muốn phát triển kinh tế có hiệu quả thì Đảng và Nhà nước ta phải có tầm hiểu biết sâu rộng trong việc đưa ra các chính sách tối ưu. Các sách phải hình thành từ sự hiểu biết một cách sâu sắc,những gì mà nó đem lại và những gì mà nó gây ra trong hiện tại,trong tương lai gần,trong tương lai xa.Đứng trên vĩ mô và vi mô.Do đó sự thành công khi thực hiện các chính sách kinh tế luôn là mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ nguyên tắc trên với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.Nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.Chúng ta mong mỏi cho quá trình phát triển kinh tế thành công.Vì thế,không phải ai khác không phải một tổ chức,một quốc gia nào khác có thể giúp chúng ta mà tự ta phải tìm ra con đường phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của nước ta của nước ta hiện nay.Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải hiểu rõ những bản chất ,nguồn gốc của những yếu tố bên trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là yếu tố chính quyết định,thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.Đó chính là lợi nhuận.Vậy thế nào là lợi nhuận?Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận là gì?và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường mà ta lại có thể xem nó là yếu tố chính yếu?.Đây chính là những vấn đề đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn.Qúa trình nghiên cứu nó phải xuất phát từ các quan điểm của các nhà học thuyết trước Mac kết hợp với quan điểm của Mac và thực tiễn hiện nay.Qúa trình nghiên cứu sẽ giúp giải đáp được các câu hỏi luôn đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn về sự phát triển công nghiệp,nông nghiệp,những biến đổi xã hội.để thấy được quá trình phát triển của Việt Nam.

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Đất nước phồn vinh, đời sống của mọi thành viên trong xã hội ngày càng cải thiện . Đòi hỏi phải có một nền công nghiệp,nông nghiệp phát triển,khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.Nước ta muốn phát triển kinh tế có hiệu quả thì Đảng và Nhà nước ta phải có tầm hiểu biết sâu rộng trong việc đưa ra các chính sách tối ưu. Các sách phải hình thành từ sự hiểu biết một cách sâu sắc,những gì mà nó đem lại và những gì mà nó gây ra trong hiện tại,trong tương lai gần,trong tương lai xa.Đứng trên vĩ mô và vi mô.Do đó sự thành công khi thực hiện các chính sách kinh tế luôn là mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ nguyên tắc trên với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.Nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.Chúng ta mong mỏi cho quá trình phát triển kinh tế thành công.Vì thế,không phải ai khác không phải một tổ chức,một quốc gia nào khác có thể giúp chúng ta mà tự ta phải tìm ra con đường phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của nước ta của nước ta hiện nay.Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải hiểu rõ những bản chất ,nguồn gốc của những yếu tố bên trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là yếu tố chính quyết định,thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường.Đó chính là lợi nhuận.Vậy thế nào là lợi nhuận?Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận là gì?và lợi nhuận đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế thị trường mà ta lại có thể xem nó là yếu tố chính yếu?..Đây chính là những vấn đề đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn.Qúa trình nghiên cứu nó phải xuất phát từ các quan điểm của các nhà học thuyết trước Mac kết hợp với quan điểm của Mac và thực tiễn hiện nay.Qúa trình nghiên cứu sẽ giúp giải đáp được các câu hỏi luôn đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tiễn về sự phát triển công nghiệp,nông nghiệp,những biến đổi xã hội..để thấy được quá trình phát triển của Việt Nam. Em nhận thấy đây là một vấn đề hết sức quan trọng và mang tính thời sự .Do đó đề án của em đề cập đến vấn đề: “Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường” Đề án gồm 3 chương: - Chương I : Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. - Chương II : Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. - Chương III: Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường Chương I Nguồn gốc - bản chất của lợi nhuận Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế thể giới, một luồng gió mới đang thổi vào nền kinh tế từ lâu đã bị nguội lạnh, do việc duy trì một nền kinh tế đóng suốt hơn chục năm (kể từ sau ngày giải phóng). Năm 89 đánh dấu một bước chuyển biến trong nhận thức của chúng ta về xây dựng phát triển kinh tế, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công cuộc cải cách đổi mới của Đảng đã thực sự đem lại sức sống mới cho nền kinh tế, cơ chế thị trường tung ra, các thành phần kinh tế được tự do hoạt động kinh doanh. Nền kinh tế bổng chốc trở nên sôi động bởi những cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Những xí nghiệp quốc doanh trước kia chỉ làm theo chỉ tiêu, lỗ lãi không cần biết thì giờ đây phải tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm và đã không ít những nhà máy xí nghiệp đó đã phải phá sản bởi luôn làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên cũng không ít các doanh nghiệp nhạy bén trước cơ hội này và đã ăn nên làm ra. Cơ chế thị trường đã đỏi hỏi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất phải có lãi và càng nhiều lãi càng tốt. Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp chính là lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp nào làm ăn không có lãi thì một điều chắc chắn là nó đã đứng bên bờ vực của sự phá sản, hiện nay đa số các doanh nghiệp đều hoạt động với phương châm tối đa hoá lợi nhuận. Nói tới lợi nhuận, có lẽ ai cũng biết. Nếu ta có hỏi mọi người lợi nhuận là gì thì chắc chắn họ sẽ cho ta là người không bình thường. Tuy nhiên việc hiểu bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận thì sẽ có không ít những cách hiểu khác nhau về nó. Chúng ta hãy quay trở về với lịch sử để xem các nhà kinh tế chính trị học đã quan niệm ra sao về lợi nhuận. I -/ Quan điểm của kinh tế chính trị học tư sản: 1-/ Mở đầu là học thuyết kinh tế của phái trọng thương, một trong những hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phát sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường. Hệ thống kinh tế trọng thương đáng giá cao vai trò tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Họ coi tiền là tiêu chuẩn giàu có của của cải; là phương tiện lưu thông cất trữ và phương tiện để thu lợi nhuận. Như vậy theo họ lợi nhuận chỉ ra đời cùng với sự ra đời của tiền tệ, về điều này họ hoàn toàn đúng. Chúng ta có lẽ đã từng nghe đến câu “Phi thương bất phú” của người xưa, trường phái trọng thương cũng là trường phái tôn sùng quan niệm trên, sở dĩ nói như vậy bởi hầu hết các nhà kinh tế học tường phái trọng thương đều cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi sinh ra, nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt. Quan điểm này của tường phái trọng thương là hoàn toàn thiếu cơ sở, bởi nó không bao quát hết các hiện tượng kinh tế, nó chỉ phản ánh một vài hiện tượng vậy lẻ mà thôi. Chính Mac là người đã bác bỏ quan niệm này khi phân tích mâu thuẫn chung của công thức tư bản (chúng ta sẽ bàn tới sau). Tóm lại hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa trọng thương còn kém về tính lý luận, chưa biết đến quy luật kinh tế, người đề xuất của họ còn thiên về tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên họ đã tạo ra người tiền đề lý luận kinh tế xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển. Điều này thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan điểm giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, là tiền, mục đích của kinh tế thị trường là lợi nhuận. 2-/ Học thuyết kinh tế cổ điển: Học thuyết kinh tế cổ điển (ra đời cuối thế kỷ XVIII) với hai đại biến xuất sắc là ADam Smith và DAVid Ricazdo. Các ông cho rằng trong giá trị hàng hoá do người công nhân sáng tạo ra, anh ta chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của tư bản. Theo ông, địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên và sảm phẩm lao động, về mặt lượng nó là số dôi ra ngoài tiền lương và lợi nhuận của nhà tư bản, về mặt chất nó phản ánh quan hệ bóc lột, lợi nhuận cũng là một khoản khấu trừ vào sản phẩm của người lao động lợi nhuận và địa tô đều có chung nguồn gốc là lao động không được trả công (hay giá trị thặng dư). Lợi tức chỉ là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay phải trả cho chủ nó để được sử dụng tư bản. Như vậy ADam Smith và David Ricazdo là những người đầu tiên thấy được nguồn gốc của lợi nhuận là lao động không được trả công, bản chất của lợi nhuận là quan hệ bóc lột. 3-/ Học thuyết kinh tế thời kỳ hậu cổ điển với đại biểu Jcan Baptiste say: Jcan Baptiste say cho rằng lợi nhuận là hiệu suất đầu tư của tư bản mang lại. Nếu đầu tư tư bản vào sản xuất sẽ làm tăng thêm sản phẩm, phù hợp với phần tăng thêm về giá trị - từ đó máy móc tham gia vào sản xuất sẽ tham gia vào việc làm tăng thêm giá trị. Điều đó có nghĩa cùng đầu tư nhiều thì càng mang lại nhiều lợi nhuận, lợi nhuận chính là do tư bản đầu tư mang lại. Quan điểm này là thiếu cơ sở và hoàn toán chủ quan, nó thể hiện sự xa rời đối với tường phái cổ điểm. II-/ Quan điểm của chủ nghĩa Mac về lợi nhuận: 1-/ Giá trị thặng dư, nguồn gốc của lợi nhuận. Kế thừa có phê phán những quan điểm của ADam Smith và David Ricazdo, Kanl Mdix đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết đã chỉ rõ nguồn gốc bản chất của lợi nhuận. Khi xem sét quá trình lưu thông trong chủ nghĩa tư bản, Mazx đã thấy rằng tiền với tư cách là tư bản vận động theo công thức T- H- T. ở đây ta thấy rằng nếu số tiền thu về (T’) bằng số tiền ứng ra (T) thì quá trình vận động trên trở nên vô nghĩa, mục đích của lưu thông tiền tệ ở đây không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị tăng thêm bởi vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Vậy nên T’ = T + DT Trong đó DT Mazx gọi là giá trị thặng dư. Một câu hỏi lập tức được đặt ra là DT ở đâu ra, phải chăng chính lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm và hình thành giá trị thặng dư ? về điểm này Mazx đã nêu ra 3 trường hợp: + Nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái giá trị, còn tổng số giá trị cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi thì trước sau vẫn không thay đổi và như vậy không ai có thể thu được từ lưu thông một lượng giá trị lớn hơn hưởng giá trị đã bỏ ra. + Trong trường hợp trao đổi không ngang giá thì những ai có hàng hoá bán đều bán được với giá cao nhưng khi là người mua thì lại phải mua với giá cao. Xét trong toàn bộ xã hội thì giá trị không tăng lên, do đó trong trường hợp này cũng không tạo ra giá trị thặng dư. + "Giả sử trong xã hội có một loại người “bịp bợm” chuyên mua rẻ bán đắt thì cái mà họ được chẳng qua chỉ là của người khác mất đi mà thôi, đó là những hành động móc túi nhau ngoài xã hội". Theo Mazx việc mua rẻ bán đắt mà giàu lên thì chỉ là một vài trường hợp cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp tư bản: “Toàn bộ giai cấp các nhà tư bản của một nước không thể làm giàu trên lưng giai cấp mình” Như vậy dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì lưu thông cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên để thực hiện một giá trị thặng dư thì giá trị thặng dư phải ở trong lưu thông, có nghĩa là hàng hoá phải bán được thì giá trị thặng dư mới được thực hiện. TLSX SLĐ SX H’ T’ H T - Công thức chung của tư bản không thể giải thích đầy đủ về sự xuất hiện của giá trị thặng dư, bởi vậy Mazx đã đi sâu hơn vào chính trị chung của tư bản. Nhìn vào công thức này bản chất của vấn đề đã đều bộc lộ. Đi sâu nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa Mazx đã khám phá ra quy luật kinh tế cơ bản của PT sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị tín dụng. Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải bỏ tiền ra mua TLSX và thuê công nhân (mua hàng hoá sức lao động). Nhà tư bản đã tìm thấy một loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường đó là sức lao động. Đặc điểm của loại hàng hoá này là khi tiêu dùng nó thì nó tạo ra một giá trị lớn hơn. Như vậy giá trị sử dụng của sức lao động chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng là: + Người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. + Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của công nhân. Chính hai đặc trưng trên đã dẫn đến giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua (giá cả sức lao động) luôn nhỏ hơn giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra. Điều này có thể được giải thích như sau: ngày lao động của công nhân được chia thành 2 phần: Phần lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết, phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động thặng dư. Như vậy thời gian lao động thặng dư là thời gian lao động mà nhà tư bản không phải trả tiền cho người lao động. Trên thực tế trong quá trình lao động người công nhân sáng tạo ra một giá trị mới là v+m trong đó. v là giá trị sức lao động (tư bản khả biến). m là giá trị thặng dư. Tuy nhiên họ chỉ nhận được tiền công bằng giá trị hay giá cả sức lao động, còn phần giá trị thặng dư là thuộc về nhà tư bản. Từ những lập luận trên ta thấy giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau của tư bản có tác dụng khác nhau. Có bộ phận tư bản được sử dụng trong nhiều quá trình sản xuất. Có bộ phận được sử dụng vào sản xuất lại tiêu hao toàn bộ và chuyển biến giá trị của nó vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào trong sản phẩm , tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất được K.Mazx gọi là tư bản bất biến và ký hiệu là c. Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng được K.Mazx gọi là tư bản khả biến và ký hiệu là v. Như vậy tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Vậy giá trị của hàng hoá được sản xuất bao gồm: c + v + m. - Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư vì vậy toàn bộ hoạt động của nhà tư bản dẫn hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư. Những phương pháp có bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối: + Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không thay đổi gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. + Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện đó dài ngày lao động không đối, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân, đồng thời cũng phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sinh hoạt đó (vì khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị hàng hoá sẽ giảm xuống). Trong nền kinh tế hàng hoá, sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải cố gắng tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội của hàng hoá. Nhà tư bản sẽ chiếm số chênh lệch giảm giá trị xã hội và giá trị cá biệt chừng nào năng suất lao động xã hội còn chưa tăng lên để số chênh lệch đó không còn nữa. Phần giá trị thặng dư phụ thêm xuất hiện khi giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội được K.Mazx gọi là giá trị thặng dư siêu nghạch. Giá trị thặng dư siêu nghạch là mục đích trực tiếp cạnh tranh mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh, nó là động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp lý để tăng năng sức lao động. 2-/ Lợi nhuận - hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Như chúng ta đã biết muốn tạo ra giá trị hàng hoá tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định: lao động quá khứ và lao động hiện tại. - Lao động quá khứ: là giá trị của tư liệu sản xuất (c) - Lao động hiện tại: là lao động tạo giá trị mới (v + m) Đứng trên quan điểm xã hội mà xét thì đó là chi phí thực tế để tạo thành giá trị của hàng hoá (c + v + m). Tuy nhiên nhà tư bản chỉ ứng tư bản để sản xuất hàng hoá tức là họ chỉ ứng ra một số tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản. K.Mazx gọi đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và ký hiệu là K (k=v + v). Chúng ta có thể thấy ngay một điều là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hoá: (c + v ) < (c + v + m) Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn có một khoản chênh lệch cho nên sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra mà còn thu được một số tiền lời ngay bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận. Giá trị hàng hoá = c + v + m = k + m Giá trị hàng hoá = k + p Vậy p và m có gì khác nhau ? Thế nhưng chỉ khi nào hàng hoá bán đúng giá trị thì m = p. Sự khác nhau giữa m và p được thể hiện ở chỗ nếu hàng hoá bán với giá cả cao hơn giá trị thì p > m, nếu bán với giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hoá thì p < m - nhà tư bản có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó mà vẫn có lợi nhuận chừng nào giá bán của hàng hoá còn cao hơn chi phí sản xuất tư bản của nó. Nếu xét trong toàn bộ xã hội thì giá trị thặng dư chính là lợi nhuận còn nếu xét đến với từng nhà tư bản thì lợi nhuận lên xuống xung quanh giá trị thặng dư, số không thống nhất với giá trị thặng dư. Song dù nói thế nào thì lợi nhuận vận được sinh ra từ giá trị thặng dư nó có nguồn gốc là giá trị thặng dư. Trên thực tế, các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước và ký hiệu là p’ p’ nói lên mức lên của việc đầu tư tư bản, tỷ suất lợi nhuận tăng lên khi m tăng hoặc tư bản cố định giảm xuống (tiết kiệm tư bản cố định). Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản. Hiện nay có một định nghĩa về lợi nhuận được mọi người thừa nhận: Lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí. P = TR - C TR: doanh thu của một hãng (số tiền mà nó kiếm được qua việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ trong một giai đoạn nhất định) C: Chi phí của hãng (những phí tổn phải chịu khi sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ trong thời kỳ đó). Nhìn vào công thức trên ta dễ dàng thấy lợi nhuận sẽ tăng lên khi chi phí giảm xuống, hoặc doanh thu tăng lên tuy nhiên đã là kinh tế thị trường, thì mọi vẫn đề của doanh nghiệp đều phải gắn liền với yếu tố thị trường. Đất nước ta hiện đang trong công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vậy cơ chế thị trường là gì ? Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: Cái gì? Như thế nào ? và cho ai?. Nói đến thị trường và cơ chế thị trường là phải nói tới hàng hoá, người bán và người mua, giá cả hàng hoá. Trong cơ chế thị trường tồn tại 4 quy luật kinh tế cơ bản sau: (*) Quy luật giá trị: Yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hưởng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết (tức là chi phí khác bình quân trong xã hội). Với cơ chế thị trường vấn đề quan trọng là hàng hoá sản xuất ra có bán được hay không. Để hàng hoá có thể bán được thì hao phí lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là phải phù hợp với mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được. (*) Quy luật cung cầu: Nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng trên thị trường. Quy luật này quy định cung và cầu luôn có xu hướng chuyển động xích lại với nhau để tạo ra sự cân bằng trên thị trường. (*) Quy luật giá trị thặng dư: Yêu cầu hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông đồng thời phải có một khoản lợi nhuận để tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất mở rộng. (*) Quy luật cạnh tranh: Quy định hàng hoá sản xuất ra phải ngày càng có chi phí thấp hơn, chất lượng ngày càng tốt hơn để thu lợi nhuận cao và có khả năng cạnh tranh với các hàng hoá khác cùng loại. Sự tác động của 4 quy luật trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhạy bén nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. chương II: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường II. Kinh tế thị trường và ảnh hưởng của cơ chế thị trường đến thu lợi nhuận. 1.Khái niệm kinh tế thị trường và cơ chế thi trường. Thị trường là chỗ gặp nhau của cả người mua va người bán các hàng hoá và dịch vụ.Một số trường hợp khác “Thị trưòng là sự thể hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng cac mặt hàng nào,các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân v
Luận văn liên quan