Trên thế gới có hai dòng họ được nhắc tới nhiều nhất và cũng là lớn nhất, đó là dòng họ: Common law và Civil law. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở hai dòng họ này là: dòng họ Common law coi trọng án lệ; dòng họ Civil law coi trọng luật thành văn. Tuy nhiên, do quá trình hội nhập quốc tế mà hai dòng họ này đã có sự thay đổi đáng kể về quan niệm vai trò của các nguồn luật. Càng ngày, luật thành văn càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật các nước theo dòng họ Common law. Vậy vai trò đó được thể hiện như thế nào trong hệ thống pháp luật của các quốc gia đó?
6 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4079 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của luật thành văn trong hệ thống các nước thuộc dòng họ Common law (bài được 8 điểm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế gới có hai dòng họ được nhắc tới nhiều nhất và cũng là lớn nhất, đó là dòng họ: Common law và Civil law. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở hai dòng họ này là: dòng họ Common law coi trọng án lệ; dòng họ Civil law coi trọng luật thành văn. Tuy nhiên, do quá trình hội nhập quốc tế mà hai dòng họ này đã có sự thay đổi đáng kể về quan niệm vai trò của các nguồn luật. Càng ngày, luật thành văn càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật các nước theo dòng họ Common law. Vậy vai trò đó được thể hiện như thế nào trong hệ thống pháp luật của các quốc gia đó?
Khái quát về luật thành văn
Theo cách hiểu ngắn gọn nhất, luật thành văn là luật được tập hợp bởi quá trình pháp điển hóa và hệ thống hóa tạo thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Ở Pháp, nước mà coi trọng luật thành văn và cũng là nước có cách diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu nhất thì luật thành văn bao gồm các loại sau đây:
Hiến pháp –đạo luật cơ bản nhất của nhà nước.
Các công ước quốc tế ( Traité internationale): Vấn đề xung đột giữa các quốc gia và quốc tế được giải quyết theo nguyên tắc Lexposterion
Bộ luật (code)
Luật (loi)
Có thể thấy ưu điểm của luật thành văn là: (i) được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trình tự theo thủ tục do pháp luật quy định;(ii)nội dung chứa đựng những quy tắc xử sự chung;(iii) Trình độ khoa học cao;(iv)tính an toàn cho hệ thống pháp lý cao…
Tuy nhiên, Luật thành văn cũng chứa đựng những điểm hạn chế nhất định như : phải dự liệu trước khi sự việc xảy ra; Việc xây dựng luật thành văn tốn kém khá nhiều…
II Vị trí của luật thành văn trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law.
Vị trí của luật thành văn trong hệ thống pháp luật dòng họ Common Law nói chung.
Common law là dòng họ pháp luật trong hệ thống pháp luật trực thuộc ít, ít nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệ như một nguồn luật chính thống. Tuy nhiên trong vài thập niên gần đây, trong hệ thống pháp luật này, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày trở thành nguồn luật quan trọng, thậm chí là nguồn luật quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những lĩnh vực không có án lệ. Thực tế này phần nào được lý giải bởi thực tiễn hội nhập giữa các quốc gia trên thế giới đã làm cho các quốc gia nói chung và các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law nói riêng thực hiện các cam kết hoặc tham gia. Trong tiến trình đó các quốc gia phải nội luật hóa các cam kết bằng cách sửa đổi luật hiện hữu có liên quan tới cam kết quốc tế hoặc ban hành luật mới. Việc này chỉ có thể được tiến hành một cách nhanh, gọn nhẹ và dứt khoát bằng con đường xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật thành văn
Vị trí của luật thành văn trong hệ thống pháp luật của một số nước thuộc dòng họ Common Law.
Vị trí của luật thành văn trong hệ thống pháp luật ở Anh.
Ở Anh, sự ra đời của luật thành văn muộn hơn Châu Âu lục địa. Mãi tới năm 600 sau công nguyên, cái có thể được gọi là luật thành văn mới chỉ xuất hiện mặc dù mới chỉ là sự ghi chép lại những tập quán có từ trước.
Ngày nay, các văn bản pháp luật của Anh gồm các văn bản pháp luật do Nghị Viện trực tiếp ban hành và các văn bản pháp luật Nghị viện ủy quyền ban hành.
Các văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành bao gồm:
Luật do nghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm phán làm ra. Luật thường được ban hành để bổ sung hoặc thay thế cho án lệ. Luật có thể phủ nhận hiệu lực trong tương lai của một án lệ nào đó và thậm chí luật còn có hiệu lực hồi tố, có thể làm cho bản án nào đó bị tuyên trong quá khứ trở lên vô hiệu.
Luật hệ thống nhất được soạn thảo để thay thế và trình bày lại tất cả những đạo luật được ban hành trước đó.
Luật hệ thống hóa là đạo luật chứa đựng một cách toàn diện tất cả những luật điều chỉnh lĩnh vực nhất định. Đây là sản phẩm của hoạt động pháp điển hóa, gần giống với bộ luật ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law.
Các văn bản do Nghị viện ủy quyền ban hành cũng chiếm tỉ lệ nhất đáng kể trong hệ thống luật thành văn ở Anh, được chia làm hai nhóm: (i) Các văn bản thi hành luật được ban hành theo sự ủy quyền được sự ghi nhận trong mỗi đạo luật của Nghị viện, thường được trình tới Nghị viện và phát sinh hiệu lực nếu không bị Nghị viện bác bỏ.(ii) luật địa phương.
Hiến pháp. Khi nói tới luật thành văn của Anh không thể không không đề cập hiến pháp mặc dù vương quốc Anh không có hiến pháp thành văn như nhiều quốc gia khác. Cái mà người Anh gọi là hiến pháp chính là tổng thể các quy phạm có nguồn gốc luật thành văn hoặc nguồn gốc án lệ, có nội dung liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do cơ bản của công dân và hạn chế quyền độc đoán của chính quyền.
Luật Liên minh Châu âu. Năm 1972, vương quốc Anh ra nhập Cộng đồng châu Âu ( nay goi là liên minh châu Âu).Khi gia nhập liên minh này thì tất nhiên luật thành văn của nước Anh không chỉ bao gồm luật trong nước mà còn có cả luật của liên minh châu Âu mà nước này tham gia ký kết và được Nghị viện Anh phê chuẩn. Phán quyết của tòa án châu Âu có thể trở thành nguồn luật quan trọng, là tiền lệ pháp của các tòa án vương quốc Anh.
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy vị trí của luật thành văn 100 năm nay đã có sự thay đổi ở Anh.Điều đó là điểm chung của các nước thuộc dòng họ Common law như đã phân tích ở phần 1. Đặc biệt sau khi Anh ra nhập EEC, theo đó pháp luật Anh phải phù hợp với pháp luật cộng đông về nội dung điều chỉnh. Những vấn đề mới phát sinh phải được điều chỉnh kịp thời bằng luật thành văn. Sự xuất hiện của luật thành văn làm thay đổi sâu sắc pháp luật cũ và tạo ra nhiều lĩnh vực mới trong pháp luật Anh.
Trong pháp luật Anh, không có trật tự đẳng cấp giữa Hiến pháp và luật. Hậu quả của nó là: Nếu có xung đột giữa Hiến pháp và luật thì nguyên tắc sáp dụng là văn bản sau có giá trị áp dụng; không có thủ tục kiểm soát tính hợp hiến.
Nếu có xung đột giữa các văn bản pháp luật và án lệ, người ta sẽ áp dụng các văn bản pháp luật. Tuy nhiên theo tư duy truyền thống vốn coi trọng án lệ, các thẩm phán Anh luôn cố gắng giải thích các văn bản theo hướng nhằm hạn chế tối đa việc áp dụng.
Vị trí của Luật thành văn ở Mỹ
Trái với Anh, luật thành văn ở Mỹ được coi trọng hơn và nó có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nước này. Điều đó lý giải bởi các lý do sau: Cơ quan lập pháp của Mỹ thường xuyên tiến hành luật hóa các phán quyết của Tòa án, các án lệ điển hình, hoạt động pháp điển hóa ở Mĩ được tiến hành thường xuyên hơn Anh; Tốc độ làm luật của các luật gia Mỹ thưc sự đáng khâm phục.
Luật thành văn ở Mỹ bao gồm : Hiến pháp; luật; các văn bản dưới luật do cơ quan hành chính ban hành.
Thứ nhất, Hiến pháp. Năm 1787, đại biểu của các tiểu bang ở Mỹ tiến hành họp để sửa đổi Điều lệ liên bang. Tuy nhiên, việc này không thực hiện được và các đại biểu đã đi đến thống nhất soạn thảo ra một văn bản mới- Hiến pháp liên bang. Hiến pháp này có hiệu lực ngày 4/3/1789. Đây là bản hiến pháp lâu đời vẫn cón hiệu lực, nhờ tính giản đơn và tính linh hoạt của nó, bao gồm 7 điều khoản cơ bản, đã qua 27 lần sửa đổi bổ sung. Nội dung chính của Hiến pháp Mỹ đề cập đến việc tổ chức và phân chia quyền lực, Những sửa đổi bổ sung sau này có điều khoản nói về quyền công dân nhưng nội dung phần lớn các điều khoản sửa đổi, bổ sung vẫn là những quy định về tổ chức và phân chia quyền lực.
Sự tồn tại của Hiến pháp thành văn là một trong những yếu tố làm luật Mỹ khác luật Anh. Luật Hiến pháp Mỹ khác về cơ bản luật Hiến pháp Anh ở chỗ: ở Mỹ có nguyên tắc kiểm soát tính hợp hiến của luật thành văn bằng con đường tòa án
Hiến pháp được giải thích theo nguyên tắc bảo đảm sự mềm dẻo của Hiến pháp để nó có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Hiến pháp Mĩ không chỉ có tuyên ngôn chính trị mà còn là các quy định pháp luật có giá trị thực tiễn cao và thường xuyên được các tòa án áp dụng.Mỗi tiểu bang của Mỹ đều có Hiến pháp riêng, Hiến pháp có hiệu lực cao hơn các đạo luật khác của tiểu bang nhưng phải phù hợp với Hiến pháp liên bang.
Thứ hai, luật. Ở Mỹ có rất nhiều đạo luật ở cả cấp Liên bang và cấp bang. Hiến pháp Mỹ quy định, luật Liên bang có giá trị pháp lý cao hơn luật các bang. Án lệ của Mỹ quy định các đạo luật Liên bang có hiệu lực cao hơn phán quyết của Tòa mặc dù nội dung và và ý nghĩa của các đạo luật do chính Tòa án giải thích. Như vậy có thể nói, trừ Hiến pháp Mỹ, các đạo luật do chính quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lý cao nhất, cao hơn cả phán quyết của tòa án liên bang và cấp bang và cao hơn cả các đạo luật tương ứng của các bang. Mỗi bang của Mỹ đều được ban hành luật riêng áp dụng trong bang.
Phần lớn các bộ luật của Mỹ là kết quả của kỹ thuật tập hợp hóa.Đương nhiên về bản chất, những công trình tập hợp hóa này không là bộ luật theo cách hiểu của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Tuy nhiên, ở một số tiểu bang của Mỹ cũng có những bộ luật dân sự hoàn toàn theo kiểu hệ thống pháp luật châu Âu lục địa( Califolia, Bắc Dakota..) Ở 25 tiểu bang có Bộ luật tố tụng dân sự…
Thứ ba, các văn bản dưới luật do cơ quan hành chính ban hành. Các cơ quan quản lý nhà nước cả ở cấp Liên bang và cấp bang đều ban hành các quy chế và quy tắc để triển khai cụ thể các quy định cụ thể có trong đạo luật có liên quan. Các văn bản dưới luật do chính phủ Liên bang ban hành cũng được ưu tiên áp dụng trong mối quan hệ vơi pháp luật các tiểu bang.
Qua những trình bày ở trên, có thể thấy luật thành văn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Mỹ và dần trở thành nguồn luật quan trọng của nước này, đặc biệt là Hiến pháp.Sự tồn tại của luật thành văn trong hệ thống pháp luật Mỹ đang đặt ra vấn đề đặc biệt trong pháp luật Mỹ. Các luật gia Mỹ đứng trước hai đòi hỏi mâu thuẫn nhau: Đó là sự an toàn của các hệ thống pháp lý( do đó nhấn mạnh luật thành văn) và sự mềm dẻo của các quan hệ pháp luật( do đó cần nhấn mạnh án lệ) Tùy theo bối cảnh mà các luật gia nhấn mạnh đòi hỏi này hoặc đòi hỏi khác.
KẾT LUẬN
Từ các phân tích trên có thể thấy,các nước thuộc dòng họ Common law ngày càng sử dụng luật thành văn thay cho án lệ- vốn là đặc điểm pháp luật dòng họ này. Điều đó chứng tỏ luật thành văn đang ngày càng phát huy những ưu điểm của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học luật Hà Nội, giáo trình luật so sánh, NXB công an nhân dân,2008
Đại học Luật Hà Nội, tập bài giảng so sánh(quyển 1), Hà Nội/2003
Michael Bogdan, luật so sánh, 2002
Đại học Huế, trung tâm đào tạo từ xa,PGS.TS Luật học Võ Khánh Linh. Giáo trình luật học so sánh, NXB công an nhân dân,2002