Đề tài Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau.Theo Các Mác : “ Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Sự phát triển của nó dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế, hình thái kinh tế mới cao hơn, tiến bộ hơn. Đất nước Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gặp rất nhiều thách thức, vấn đề cấp bách hiện nay là phải tranh thủ cơ hội vượt qua thách thức tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Muốn có một xã hội định, một nền kinh tế phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu là phải phát triển xây dựng lực lượng sản xuất.

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2587 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau.Theo Các Mác : “ Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình phát triển lịch sử tự nhiên. Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Sự phát triển của nó dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế, hình thái kinh tế mới cao hơn, tiến bộ hơn. Đất nước Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gặp rất nhiều thách thức, vấn đề cấp bách hiện nay là phải tranh thủ cơ hội vượt qua thách thức tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Muốn có một xã hội định, một nền kinh tế phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu là phải phát triển xây dựng lực lượng sản xuất. Bản thân là một sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân,với những kiến thức đã được trang bị em nhận thấy tính cấp thiết cần phải nghiên cứu đề tài “Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội và vận dụng trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”. Việc nghiên cứu không những giúp em rèn luyện kỹ năng thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học mà còn trang bị, xây dựng những kiến thức nền tảng để từ đó vận dụng trong quá trình học tập các bộ môn khác của trường đại học cũng như trong đời sống xã hội một cách đúng đắn và chính xác hơn. NỘI DUNG I. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. Một số vấn đề chung về lực lượng sản xuất. Khái niệm Theo truyền thống, lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình. Kết cấu Lực lượng sản xuất là sự kết hợp của người lao động và tư liệu sản xuất. Trong đó, “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động ”. Con người vừa là một phần trong kết cấu của lực lượng sản xuất, vừa là một tác động đến quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này thể hiện ở chỗ con người có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua những hoạt động phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật nội tại của lực lượng sản xuất, với quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Mặc dù tư liệu sản xuất, tiền vốn, khoa học và kỹ thuật đều là những yếu tố cần thiết để thực hiện sản xuất song tất cả đều phải thông qua hoạt động của con người mới đem lại hiệu quả kinh tế, những giá trị mới. Những yếu tố trên sẽ tồn tại ở dạng tiềm năng, sẽ trở thành vô hiệu hóa khi nó không được đặt trong mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là sức lao động, vừa với tư cách là con người có ý thức, chủ thể của những quan hệ kinh tế. Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật chuyên môn, ý thức và thái độ của người lao động đối với sản xuất và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng, khai thác kỹ thuật và tư liệu sản xuất vốn có để sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh “ Muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên mức độ cao… mà chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phù trợ thì không đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương ứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó nữa”. Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là “ sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động là yếu tố động lực của sản xuất. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Sự biến đổi công cụ lao động là nguyên nhân suy đến cùng của mọi sự biến đổi của xã hội. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của quá trình sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội. Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quy định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Sự phù hợp của quan hệ sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “ hình thức phát triển ” của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “ tạo địa bàn đầy đủ ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động xã hội, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “ tiên tiến ” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung, khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Điều này có thể thẩy rõ qua thực trạng của Việt Nam, thời kỳ bao cấp nền kinh tế tồn tại hình thức sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất, tất cả các tư liệu sản xuất đều là của chung, người lao động được phân phối theo tem phiếu nên năng suất lao động không cao do không tạo được động lực sản xuất. Nguyên nhân là do quan hệ sản xuất phát triển tiên tiến là sở hữu công cộng song lại kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế cũng tồn tại hình thức sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất nhưng nền kinh tế của nước ta hiện nay đã phát triển do có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Sự phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ chịu sự tác động của quan hệ sản xuất mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, dân số, thời đại, dân tộc, thể chế chính trị… Dân số của một nước quyết định số lượng của lực lượng lao động. Nước càng đông dân thì nguồn lao động càng dồi dào. Thời đại : Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau. Mỗi một hình thái kinh tế xã hội lại ứng với sự phát triển phù hợp của lực lượng sản xuất. Trong xã hội công xã nguyên thuỷ con người tìm ra lửa để nấu chín thức ăn và đuổi thú dữ. Trong xã hôi chiếm hữu nô lệ, con người đã chế tạo và sử dụng các công cụ đồ thủ công bằng đá để làm vũ khí, săn bắt....Dưới chủ nghĩa tư bản, máy hơi nước ra đời năng suất lao động tăng cao... Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội Nói một cách khái quát : Vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng, quyết định về lượng và chất của đời sống xã hội. Về lượng: Lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội Trong quá trình sản xuất con người đã sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến, các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu và phát triển của con người. Về chất: Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Dưới chủ nghĩa tư bản, nhất là từ khi máy hơi nước ra đời, lực lượng sản xuất mang tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu xã hội. C.Mác đã viết: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên”. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự biến đổi quan hệ sản xuất, do đó mà phương thức sản xuất mới ra đời. Phương thức sản xuất mới nhất định tiến bộ hơn phương thức sản xuất trước đó. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Trình độ phát triển của một xã hội thể hiện ở chính phương thức sản xuất của xã hội hay cụ thể là ở lực lượng sản xuất tồn tại trong xã hội đó. Các Mác đã chứng minh: “ Cái rìu đá cho ta xã hội công xã nguyên thủy. Cái cối xay gió cho ta xã hội phong kiến. Cái máy hơi nước cho ta xã hội tư bản”. Trong quá trình đấu tranh cho sự phát triển xã hội, Lênin đã nói: “ Suy cho cùng phương thức sản xuất này thắng phương thức sản xuất kia chính là ở chỗ tạo ra năng suất lao động xã hội cao hơn”. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của Nhật Bản trong thời kỳ “ phát triển thần kỳ ” (1952 – 1973) Trong khoảng hai mươi năm sau chiến tranh (1952 – 1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản. Từ một nước đứng dậy sau tro tàn của chiến tranh, Nhật Bản đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ. Từ 1952 đến 1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản. Đến năm 1968, tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản đã vượt các nước Đức, Anh, Pháp, Italia. Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 – 1973 bắt nguồn từ một số nguyên nhân cơ bản song yếu tố đầu tiên phải nhắc đến đó là sự phát huy vai trò nhân tố con người – một trong những yếu tố cấu thành nên lực lượng sản xuất. Người Nhật Bản không những làm việc chăm chỉ, làm việc có chất lượng nhờ trình độ giáo dục cao mà còn căn cơ, tiết kiệm. Đạo đức làm việc tốt của người Nhật đã đã được cả thế giới thừa nhận. Trước hết người Nhật rất ham làm việc, rất say mê với công việc đến mức người phương Tây đã mỉa mai là người Nhật Bản mắc bệnh “ nghiện làm việc”. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bình thường công nhân làm việc mỗi ngày từ 12 giờ trở lên, mỗi tháng nghỉ không quá 1 đến 2 ngày. Cho đến những năm 60, người công nhân bình thường vẫn không được nghỉ ngày chủ nhật và giờ làm việc bình thường hằng ngày mới chỉ giảm xuống 8 giờ. Hơn hai mươi năm sau chiến tranh, cuộc cách mạng kỹ thuật do Nhật Bản tiến hành đã phát triển nhảy vọt, đã tác động mạnh mẽ tới các yếu tố chủ yếu của sản xuất : công cụ lao động, đối tượng lao động, người lao động, cũng như một số kỹ thuật học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70, Nhật Bản đã phát triển ở trình độ cao về tự động hóa, về trình độ sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành, đã sản xuất và sử dụng được nhiều loại vật liệu tổng hợp đã đạt đến trình độ khá cao về hợp lý hóa sản xuất, áp dụng các phương pháp khác của kỹ thuật học vào sản xuất. Một số nguyên nhân chủ yếu Nhật Bản có thề rút ngắn được thời gian không cần nhiều vốn mà vẫn có được kỹ thuật hiện đại chính là nhờ biện pháp nhập kỹ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến ở nước ngoài. Việc nhập khẩu kỹ thuật giúp Nhật nhanh chóng tăng năng suất lao động bình quân hàng năm từ 1955 đến 1966 ở Nhật Bản đã là 9.4% trong đó do hiện đại hóa thiết bị là 5.2% và do áp dụng phương pháp sản xuất là 4.1%. Có thể nói việc vươn lên nắm lấy thành tựu kỹ thuật hiện đại bằng cách nhập bằng phát minh là con đường phát triển hiệu quả nhưng con đường ấy sẽ không tốt nhất nếu như Nhật Bản không có một đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ văn hóa, kỹ thuật cao, có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học hiện đại. Nhờ đó nước này không những có thể vận dụng mà còn hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực tế của các bằng phát minh nhập khẩu. Trong thực tế, rất nhiều nhà máy, thiết bị xây dựng theo bằng phát minh của nước ngoài đã đạt hiệu quả cao hơn mức lý thuyết. Thí dụ : đồ án kỹ thuật lò cao trong ngành sắt thép đã được Nhật cải tiến, nâng cao số lượng hàng ngày từ 1500 tấn lý thuyết lên 2500 tấn thực tế hoặc cũng phải nhờ cải tiến đồ án nhà máy cao su tổng hợp đã nâng số lượng từ 50,000 tấn/năm lý thuyết lên 70,000 tấn/ năm thực tế hoặc bằng phát minh về máy thu thanh bán dẫn, bóng điốt vô tuyến truyền hình … nhập khẩu của nước ngoài đã được các kỹ sư Nhật cải tiến đưa vào sản xuất hàng loạt, nhiều hình nhiều vẻ, hợp thị hiếu giá rẻ. Đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ văn hóa kỹ thuật cao có nhiều khả năng thích ứng với khoa học hiện đại là kết quả mà Nhật Bản thừa hưởng được từ cả một quá trình tích lũy kiến thức lâu dài của quần chúng lao động. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống giáo dục được cải cách sâu rộng. Hiến pháp ban hành năm 1946 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về giáo dục như sau “ Tất cả công dân đều có quyền thừa hưởng sự giáo dục bình đẳng tương ứng với năng lực của mình như luật định. Mọi công dân có nghĩa vụ cho tất cả con cái của mình học hết phổ thông như luật định. Việc giáo dục bắt buộc như thế sẽ không mất tiền”. Năm 1967, 99% trẻ em đều được đi học theo hệ 9 năm, 75% trẻ em đi học đã lên hệ 12 năm, các thành phố lớn tỉ lệ này cao hơn thí dụ ở Tokyo là 89.6%; Osaka là 80.3%, số thanh niên ra trường và trình độ đại học lên tới 30%. Ngoài ra các xí nghiệp lớn còn tổ chức đào tạo ngay tại nhà máy, bồi dưỡng thêm văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân làm cho họ bước vào nghề nhanh chóng thành thạo. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Bối cảnh của quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, trải qua nhiều năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề, xuất phát điểm thấp từ một nước nông nghiệp nghèo lạc hậu đang từng bước phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa là xây dựng xong về căn bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những phương hướng cụ thể là: “phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại hoá gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp lên cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Từ tình hình trên có thể nhận thấy vấn đề xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay là vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay lại vừa nâng cao trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất khi đất nước hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, Thực trạng của quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Người lao động. Việt Nam có quy mô dân số vào loại lớn hơn 84 triệu dân, xếp thứ 13 trên thế giới. Đó là tiềm năng cực kỳ to lớn về nguồn lực con người để phát triển đất nước hay có thể nói là nguồn lao động dồi dào. Dân số trong tuổi lao động có xu hướng tăng lên. Có thể thấy rõ điều này qua 3 cuộc điều tra dân số năm 1979, 1989, 1999: Dân số trong tuổi lao động thời kỳ 1979 – 1999 (Đơn vị : 1000 người)  Năm 1979  Năm 1989  Năm 1999    Số tuyệt đối  Tỉ trọng (%)  Số tuyệt đối  Tỉ trọng (%)  Số tuyệt đối  Tỉ trọng (%)   Tổng số dân  52,742  100  64,376  100  76,328  100   Dưới tuổi lao động  23,465  44.49  25,223  39.18  25,562  33.5   Trong tuổi lao động  24,832  47.08  33,496  52.03  43,556  57.1   Trên tuổi lao động  4,445  8.43  5,657  8.79  7,210  9.4   Việt Nam có lợi thế lực lượng lao động dồi dào song nhìn chung là chất lượng chưa cao mặc dù trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lực đang phát triển và có xu hướng tăng cao hơn. Năm 2000, tỷ lệ người biết chữ là 96.42%, toàn quốc đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học bắt đầu chuyển sang thời kỳ mới thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở, số năm đi học trung bình của dân cư là 7.3 năm, được xếp vào các nước có trình độ dân trí khá trên thế giới và khu vực. Trong 5 năm 2001 – 2005, cả nước đã đào tạo thêm được trên 900,000 người có trình độ đại học, cao đẳng trong đó có khoảng 350,000 được đào tạo đại học chính quy, ngoài ra tổng số người được đào tạo sau đại học cũng có xu hướng tăng. Chúng ta có thể thấy rõ trong bảng số liệu sau:  2002  2003  2004  2005   Cao đẳng  50,197  55,562  61,125  67,927   Đại học  113,763  110,140  134,508  156,936   Thạc sỹ  3,097  3,490  4,359  5,421   Tiến sỹ  335  336  337  359   Nguồn : Thống kê cao đẳng và đại học năm học 2005-2006 Bộ Giáo dục – Đào tạo. Một trong những ưu điểm của người lao động Việt Nam là tính cần cừ, siêng năng, hăng say tìm tòi, sáng tạo. Họ không chỉ biết áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để xoá đói, giảm nghèo, vượt khó làm giàu mà còn phát huy sáng tạo, cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu lao động sản xuất. Một trong những gương mặt điển hình: Ông K’Sá H Tang, một nông dân K’Ho chưa từng qua trường lớp cơ khí nào đã mày mò cải tiến thành công máy tuốt bắp, nâng năng suất lao động lên hàng chục lần so với phương thức thủ công. Thời gian tuốt một gùi bắp chỉ mất 5 phút trong khi đó để tuốt bằng tay phải mất 1 ngày. Máy bứt củ lạc của ông Huỳnh Thái Dương, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những thông số cần thiết như bứt củ lạc không sót, không vỡ vỏ ngoài, không dập vỏ trong, không lẫn tạp chất, chi phí thời gian từ 2-2,5 giờ/ ha lạc, tỉ lệ thất thoát (vỡ vỏ, hao hụt…) chỉ 0,3%. Năng suất tương đương với 80 công lao động. Giá máy là 38 triệu đồng (trong khi máy nhập của Đài Loan là 600 triệu đồng). Tuy nhiên, việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam còn nhiều hạn chế: Trước hết chúng ta quá đề cao mặt xã hội, nặng động viên tinh thần; nhẹ mặt tự nhiên, không quan tâm đúng mức tới nhu cầu vật chất, chưa thực sự chú ý đến lợi ích cá nhân người lao động; có lúc có nơi đã đồng nhất lợi ích cá nhân với chủ nghĩa cá nhân, nên không phát huy được tính tích cực của người lao động; vai trò của cá nhân bị lu mờ; tài năng cá nhân không được khuyến khích; tính cách riêng của cá nhân không được thừa nhận. Tình trạng quan liêu trong bộ máy nhà nước, một bộ phận cán bộ tham nhũng, cửa quyền, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân đang làm biến dạng nhân cách con người làm giảm nhiệt tình hăng say lao động, hạn chế sức sáng tạo trong một bộ phận những người lao động, tác động không nhỏ tới niềm tin và sự tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trau dồi đạo đức cách mạng của các th
Luận văn liên quan