Đề tài Vai trò của người phụ nữ Việt Nam

Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và trong suốt cuộc đời của họ, gia đình là môi trường sống hết sức quan trọng. Mỗi gia đình luôn là một tế bào của xã hội, Vì vậy mà người phụ nữ trong gia đình cũng được ví như những hạt nhân của tế bào đó. Đồng thời, gia đình cũng là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Có thể thấy những thay đổi về kinh tế - xã hội diễn ra gần đây mặc dù đã có tác động lên cả nam giới và phụ nữ nhưng những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của con người trong xã hội về vấn đề giới và vai trò vị trí của người phụ nữ dường như còn mơ hồ, chưa rõ nét. Như vậy, xã hội, nam giới và bản thân người phụ nữ cần phải xác định cho rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn đất nước đang trong xu thế hội nhập và phát triển. Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ. Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Đất nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng mang trong mình một trọng trách, một vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ ấm của một gia đình. Họ đã và đang phấn đấu cho một gia đình ấm no và hạnh phúc góp phần vào sự phát triển của xã hội.

docx27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 27627 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của người phụ nữ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Vai trò của người phụ nữ Việt Nam MỤC LỤC Phần 1: Mở đầu Phần 2: Vai trò của người phụ nữ qua các giai đoạn khác nhau GĐ1: Phong kiến. GĐ2 : Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược. Phần 3: Vai trò của người phụ nữ trong nền kinh tế thị trường. Phần 4: Quan điểm cá nhân về vai trò của người phụ nữ. Phần 5: Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và trong suốt cuộc đời của họ, gia đình là môi trường sống hết sức quan trọng. Mỗi gia đình luôn là một tế bào của xã hội, Vì vậy mà người phụ nữ trong gia đình cũng được ví như những hạt nhân của tế bào đó. Đồng thời, gia đình cũng là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Có thể thấy những thay đổi về kinh tế - xã hội diễn ra gần đây mặc dù đã có tác động lên cả nam giới và phụ nữ nhưng những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của con người trong xã hội về vấn đề giới và vai trò vị trí của người phụ nữ dường như còn mơ hồ, chưa rõ nét. Như vậy, xã hội, nam giới và bản thân người phụ nữ cần phải xác định cho rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn đất nước đang trong xu thế hội nhập và phát triển. Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm tròn nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ. Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Đất nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng mang trong mình một trọng trách, một vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ ấm của một gia đình. Họ đã và đang phấn đấu cho một gia đình ấm no và hạnh phúc góp phần vào sự phát triển của xã hội. Chủ đề “Người phụ nữ”là chủ đề gây được sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà phê bình, đã có rất nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong mỗi tác phẩm và nghiên cứu đã đi lý giải vấn đề “phụ nữ” ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng mỗi tác phẩm đều để lại cho người đọc những giá trị có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. “ Vai trò của người phụ nữ Việt Nam ” đang được coi là một đề tài khá mới mẻ và phong phú nhằm nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Do vậy xuất phát từ mong muốn nâng cao và phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay để khẳng định vị trí của người phụ nữ trong gia đình nên em đã chọn đề tài:”Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại kinh tế thị trường”. NỘI DUNG Hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Ở Việt Nam, cũng như trong toàn thế giới chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, người ta rất coi trọng “truyền thống lịch sử”, trong đó có”truyền thống phụ nữ” và “người phụ nữ truyền thống”. Có nhiều nguyên nhân lịch sử và văn hóa giải thích vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Văn minh Đông Nam Á bản địa có đặc trưng là văn minh nông nghiệp độc canh cây lúa, giống cây đòi hỏi nhiều công sức lao động thủ công đến nỗi thành viên nữ khó bị gạt ra ngoài lề sản xuất. Đông Nam Á cũng có chế độ mẫu hệ phổ biến và dai dẳng; Anh hùng, bất khuất, không chỉ trong đấu tranh vũ trang; trung hậu, đảm đang, không chỉ trong cuộc sống gia đình; người phụ nữ Việt Nam đã khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực và cũng được thừa nhận một cách đáng kể, khác biệt khá rõ so với láng giềng Á Đông như Trung quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Chế độ phụ quyền Nho giáo thiết lập nam tôn nữ ti từ luật pháp, lệ làng đến luân thường đạo lý. Nhưng tôn ti chính thống không hoàn toàn triệt tiêu thực tế ăn sâu từ cội nguồn gia đình, làng xã. Người phụ nữ Việt Nam tham gia lao động sản xuất làm ra của cải vật chất và thường là nguồn yêu thương chăm sóc chồng con, đỡ đần cha già mẹ yếu, là chỗ dựa cho gia đình về nhiều phương diện. Mẹ hiền vợ đảm thì ai cũng hiểu là những người phụ nữ Việt lặn lội thân cò, chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm, cùng lúc làm nhiều việc mà việc nào cũng chu tất, vẹn toàn, là người giỏi giang, hiệu quả mà thầm lặng hy sinh. Vô số ca dao hát về tình yêu đôi lứa trong đó phụ nữ là đối tượng yêu thương, mong nhớ, khát khao, cả giận hờn, oán trách hay thương cảm, xót xa. Chế độ phong kiến tập trung quyền hành vào ông Vua để thống trị nhân dân, và trong gia đình thì quyền hành tập trung vào người đàn ông gia trưởng đề áp bức phụ nữ. Từ Luật Hồng Đức đến Luật Gia Long là quá trình phát triển ngày càng phản động của chế độ phong kiến đối với phụ nữ. Những cực hình, chỉ áp dụng riêng đối với phu nữ: thả bè trôi sông, gọt gáy bôi vôi, ngựa xé, voi giày... Đến tuổi lấy chồng, người con gái không có quyền được lựa chọn người chồng. Với tục “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và với lệ thách cưới người con gái trở thành một vật trao đổi mua bán. Một khi việc “gả bán” đã xong, người con gái rời nhà cha mẹ, sống cuộc đời “xuất giá tòng phu”, người vợ không còn giữ được địa vị tương xứng với vai trò của mình trong gia đình, trái lại còn bị ngược đãi đủ điều. “Lấy chồng từ thuở mười lăm, chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi”, “Bảy mươi mười bảy bao xa, bảy mươi có của, mười ba cũng vừa” - Suốt đời họ phải chịu những hậu quả tai hại về thể xác và tinh thần. Và, với quan niệm “tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, những người phụ nữ nạn nhân của chế độ đa thê (bất kể là vợ cả hay vợ lẽ). Suốt đời chìm đắm trong những mối mâu thuẫn, bất hòa, khổ đau nhiều khi chỉ vì những chuyện rất vụn vặt. Khi người chồng chết, người phụ nữ mất hết quyền thừa kế tài sản và phải phục tòng người con trai. Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày” Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất “ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗi khổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của thân phận mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ ở đây bị “đồ vật hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ được ví với “hạt mưa sa”. Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong”...nhưng những phẩm chất ấy đâu có được xã hội , người đời biết đến và coi trọng. Cả đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền. Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”. Quãng thời gian họ sống trên đời được đong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ: “Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về với mẹ mà không có đò” “Chiều chiều ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” Nhưng dù sống trong bất hạnh, tâm hồn người phụ nữ vẫn sáng lên lấp lánh ánh sáng của trái tim đôn hậu, cao thượng, vị tha. Từ trong khổ đau, bất hạnh, từ trong tiếng hát than thân đầy tủi cực, tâm hồn trung hậu, đẹp đẽ, thuỷ chung của người phụ nữ vẫn vươn lên, toả sáng khiến cho tiếng hát than thân kia không mang vẻ bi lụy mà vẫn toả sáng, ấm áp tình đời, tình người. Ca dao đã phản ánh đầy đủ những vẻ đẹp đó của họ những con người thuỷ chung son sắt, giàu nghĩa tình.Người phụ nữ đảm đang, vị tha, chung thuỷ đã thể hiện cảm nghĩ của một cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường cả khi khó khăn họ vẫn nhẫn nại. Tóm lại, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến chịu đựng rất nhiều đau khổ bởi những quan niệm khắt khe của Nho giáo vì vậy họ không có chỗ đứng trong xã hội. Nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên sống tốt, sống đúng nghĩa của người phụ nữ Việt : đảm đang, chung thủy, son sắt, giàu tình nghĩa, chịu đựng và hy sinh cao cả. Hình ảnh người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Hình ảnh nổi bật về người phụ nữ Việt Nam cổ truyền là người nữ sĩ đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Một nhà thơ đã viết: “Trên đất nước nghìn năm chảy máu, Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm” Từ thế kỷ III trước công nguyên, trong những thời kỳ mà sử cũ gọi là “Bắc thuộc”, cùng với cả dân tộc, những người phụ nữ Việt Nam đã kiên quyết đứng lên chống bọn thống trị phương Bắc để giành lấy quyền sống. Vì khi có nạn ngoại xâm, phụ nữ là người trực tiếp chịu hậu quả nặng nề nhất. Thế kỷ XIII, giặc Nguyên – Mông tràn vào Thăng Long ”làm cỏ nhân dân kinh thành”, vào thành Đông Đô, giặc Minh đã cướp bắt đàn bà con gái, mỗ bụng đàn bà có thai, giết chết cả mẹ lẫn con, cắt tai đem nộp cho chủ tướng (năm 1909). Tướng giặc Trương Phụ bắt phụ nữ ta đưa về nước làm tôi đòi, tì thiếp (năm 1414). Nhà Minh ra lệnh buộc phụ nữ Việt Nam phải bím tóc, mặc áo ngắn, quần dài, theo phong tục của chúng. Thế kỷ XVIII, giặc Mãn Thanh và lũ tai sai bán nước trói phụ nữ vào cột ở giữa chợ, giết cả mẹ lẫn con vì họ đã đi theo nghĩa quân Tây Sơn... Mở đầu truyền thống “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là hai vị nữ anh hùng dân tộc: bà Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán giành lại quyền tự chủ cho đất nước. Chứng minh khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ: không những chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm mà còn động viên, đoàn kết và lãnh đạo quần chúng rất tài giỏi. Dân tộc ta, còn ghi nhớ những gương phụ nữ kiệt xuất (36 nữ tướng) cùng đứng lên với Hai Bà gánh vác sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Các nữ tướng như Lê Chân được thờ ở Hải Phòng. Thiều Hoa được thờ ở Vĩnh Phú, Thánh Thiên được thờ ở Hà Bắc, Lê Thị Hoa được thờ ở Thanh Hóa... Sau Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, một lần nữa, khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập của dân tộc với câu nói hào hùng đầy khí phách của Bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi vòng chìm đắm, chứ đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Tài làm tướng chỉ huy chiến đấu ở trận tiền của bà khiến giặc Ngô phải khiếp sợ gọi bà là Bà Vương (Vua Bà). Bà hàng nước thành Cổ Lộng (Nam Hà) làm nội ứng cho nghĩa quân Nam Sơn của Lê Lợi – Nguyễn Trãi hạ thành. Và nhiều phụ nữ khác ở thời Trần, thời Lê, thời Tây Sơn đã trực tiếp đánh giặc theo nhiều cách. Đấy là những người phụ nữ ở ven sông Bạch Đằng, đem hết thóc gạo trong nhà lương ăn cho quân sĩ, và mách Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn giờ nước thủy triều của dòng sông quê hương, giúp nhà Trần lập nên chiến công sông Bạch Đằng lẫy lừng. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta và cấu kết với phong kiến thống trị nhân dân ta, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã cùng với dân tộc, phát huy truyền thống đánh giặc cứu nước. Người phụ nữ Việt Nam, không những chỉ xuất hiện khi vận nước lâm nguy mà ngay cả trong đấu tranh dưới mọi hình thức chống áp bức bất công. Sự phản kháng chế độ phong kiến, lễ giáo Khổng Mạnh khi âm thầm, lúc quyết liệt diễn ra suốt hàng nghìn năm. Từ giữa thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn phản động đã đầu hàng nhục nhã khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nước ta đã trở thành một nước thuộc địa và nửa phong kiến. Cảnh ngộ người phụ nữ Việt Nam trong gần 100 năm bị thực dân Pháp thống trị lại càng bi đát. Trong gần 100 năm thống trị đất nước ta, thực dân Pháp dìm cả dân tộc ta vào cuộc sống nô lệ, đói nghèo lạc hậu, dốt nát mê tín. Chúng mở sòng bạc, nhà chứa, tiệm nhảy nhiều hơn bệnh viện, nhà hộ sinh, cấm ngặt sách báo tiến bộ, cho tự do tiêu thụ rượu, thuốc phiện. Trước cảnh nước mất nhà tan, quyền sống bị tước đoạt nhân phẩm bị chà đạp, nhiều phong trào yêu nước đã nổi dậy phong trào nào cũng phụ nữ tham gia đông đảo. Tuy nhiên các phong trào đó đều thất bại không có đường lối và phương hướng giải phóng dân tộc đúng đắn. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đưa ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đến cho dân tộc ta, phu nữ . Toàn thể nhân dân Việt Nam bị áp bức bóc lột, trong đó giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng chủ yếu vùng dậy đấu tranh chống bọn thống trị thực dân phong kiến. Phụ nữ Việt Nam chiếm số đông trong nhân dân lao động không những bị áp bức về dân tộc, về giai cấp mà còn bị giáo lý phong kiến kìm hãm trói buộc, nên họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Có phụ nữ tham gia thì cách mạng mới thành công, mặt khác, chỉ khi nào cách mạng thành công, dân tộc được độc lập, giai cấp được giải phóng, thì phụ nữ mới được giải phóng. Những luận điểm trên đây của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng vào điều kiện Việt Nam trở thành nội dung ­ tư tưởng chính trị của các tổ chức tiền thân những năm 1928 - 1929 và các đoàn thể quần chúng. Tư tưởng ấy thâm nhập vào các phong trào của công nhân, nông dân, học sinh, buôn bán nhỏ đã trở thành động lực tinh thần cổ vũ các phong trào ấy tiến lên mạnh mẻ. Từ đấy, phụ nữ Việt Nam cùng với toàn thể dân tộc đã có phương hướng hoạt động cứu nước rõ ràng: Cách mạng giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ. Chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong những ca khúc viết trong kháng chiến chống Mỹ đã đủ sức dựng lại giá trị chân thực của người phụ nữ Việt Nam trong lửa đạn. Năm 1967, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Văn Tý đã viết bài Tiễn anh lên đường khắc họa hình ảnh người phụ nữ đồng bằng khi tiễn đưa chồng đi đánh giặc. Bằng chất Chèo, với giai điệu giản dị, lời ca mộc mạc đã khắc họa tâm tư người vợ hậu phương: "Yên tâm vững bước mà đi/ Hỡi người mà em yêu/ Việc nhà việc nước có bao nhiêu em sẽ làm tròn". Và họ đã thật sự làm thay cho chồng: "Anh thấy chưa/ Chúng em học cày rồi/ Này chớ có lo mùa tới/ Đây thiếu những người cuốc bẫm cày sâu". Cũng như Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ An Chung đã nhìn thấy niềm vui của người phụ nữ với công việc đồng áng trong ca khúc Đường cày đảm đng. Những cô gái quan họ của anh hiện lên lung linh: "Quê hương ta biết bao nhiêu cô gái xinh đẹp đảm đang/ Việc nước, việc nhà vẹn toàn/ Nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi duyên…". Nét tươi duyên đó, pha chút kiêu hãnh được tìm thấy ở ca khúc Bài ca Hà Nội. Chiến tranh dường như nhường bước cho tâm hồn bay bổng của cô gái Hà Nội: "Ơi cô gái/ Súng trên vai sao vuông đầu mũ/ Em đi về đâu, mà mắt em tươi sáng/Em đi về đâu, mà chân bước hiên ngang/ Những hôm miệt mài trên bãi tập/ Chiến công này hẳn có tay em…". Với chất liệu Tây Bắc nhất là từ điệu hát then, Văn Ký đã làm hiện lên người phụ nữ dân tộc duyên dáng nhưng không kém phần vất vả trên mặt trận diệt giặc dốt qua bài Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi: "Cô tìm ai?/ Tìm người yêu đang đứng đợi bên bờ suối chắc?/ Không! Không ! Không !/ Cô đi tìm dạy đàn em nhỏ chưa biết chữ trên đỉnh núi cao …". Ở miền Nam, trên tuyến đầu chống Mỹ, hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua các ca khúc thật sống động. Đó là Bài ca nữ anh hùng miền Nam của Lê Lôi, Tải đạn ra chiến trường của Thanh Anh, Rừng xanh vang tiếng ta lư của Phương Nam…Họ hiện lên thật hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. Phụ nữ đồng bằng rồi phụ nữ đô thị đánh giặc. Phụ nữ Tây Nguyên cũng đánh giặc, chẳng thua kém ai. Hẳn ai cũng nhớ tới bài hát Cô gái vót chông của Hoàng Hiệp vang lên rộn ràng, tươi nhộn. Rồi nhớ đến Bóng cây Kơ-nia của Phan Huỳnh Điểu. Người con gái Tây Nguyên lên rẫy nhớ chồng nơi xa vẫn một lòng chung thủy son sắt với Đảng và Cách mạng.Có thể nói qua ca khúc viết về phụ nữ trong thời kỳ chống Mỹ, đã hiện lên hình ảnh bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Còn bao nhiêu hình ảnh khác được khắc họa ở Cô gái mở đường của Xuân Giao, Chào em cô gái Lam Hồng của Ánh Dương… thể hiện những người phụ nữ của một thời kỳ anh hùng đã qua.   Bản chất của người phụ nữ bất kể thuộc dân tộc nào, thời đại nào, đều yêu hòa bình, sản sinh và nuôi dưỡng những con người của các thế hệ nối tiếp nhau, và hầu như đều có chung một nguyện ước: loài người sống bình an bên nhau. Chiến tranh đã đem đến cho người phụ nữ ở bất cứ đất nước nào, những đau khổ lớn hơn nam giới gấp nhiều lần. Việt Nam có câu "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh". Khi người phụ nữ bắt buộc phải cầm vũ khí thì ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó thật là sâu sắc, vì họ cầm vũ khí chính là để bảo vệ hòa bình, giữ gìn sự sống cho những con người chân chính mà họ đã sinh ra, chống lại những thế lực phi nhân muốn hủy hoại con người. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt nam, phụ nữ miền Nam là lực lượng xung kích, là "đội quân tóc dài" trên mặt trận đấu tranh chính trị; trong đấu tranh vũ trang, phụ nữ miền Nam cũng không kém nam giới về mưu trí và lòng dũng cảm. "Người mẹ cầm súng", đó là một biểu tượng dường như nghịch lý, nhưng rất chân thực, thể hiện sự hòa hợp của tính chất rất anh hùng mà cũng rất mực nhân hậu trong người phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam "giỏi việc nước, đảm việc nhà"   Trong những năm đen tối ở miền Nam, phụ nữ phải gánh chịu nhiều đau khổ do các chính sách hà khắc, man rợ của địch, là người đấu tranh ngoan cường, chẳng những trên lĩnh vực đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, đồng thời còn giữ vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực âm thầm khác trong cuộc đấu tranh trường kỳ.   - Che giấu, nuôi dưỡng cán bộ:   Vào những năm đầu dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân miền Nam sống trong không khí ngột ngạt bởi chính sách khủng bố đàn áp, truy lùng Việt cộng. Chúng muốn biến nhân dân miền Nam thành lực lượng chống đối cách mạng. Nhưng nhân dân, nhất là phụ nữ, chị em đã dùng trăm phương nghìn kế để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cách mạng. Giặc bắt chị em đi truy cán bộ, khi gặp cán bộ, chị em không tri hô, không chỉ giặc bắt mà còn tìm mọi các để chỉ đường cho cán bộ chạy trốn, ẩn nấp. Trong nhà tù, giặc đánh đập, tra tấn bắt khai báo, chị em thề chết không khai, không nhìn mặt. Trong thôn, ấp phường, khóm, lợi dụng thế công khai hợp pháp, chị em vận động tổ chức những đội dân canh chống cướp bảo vệ xóm làng, thực chất là tổ chức bảo vệ che giấu cán bộ, trừng trị bọn đi lùng sục tìm bắt cán bộ. Khắp miền Nam, không nơi nào lại không có những hình ảnh người phụ nữ, dù bị địch thường xuyên bao vây, rình mò, vẫn ngụy trang đón cán bộ vào nhà, đào hầm bí mật trong nhà, ngoài vườn nuôi dưỡng, che giấu hoặc tiếp tế lương thực, thực phẩm cho lực lượng cách mạng ở khu du kích. Có biết bao nhiêu tấm gương chói lọi trong lĩnh vực này như mẹ Huỳnh Thị Lục dân tộc Châu Mạ (Tây Ninh), mẹ Nguyễn Thị Rành ở Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), mẹ Nhu, mẹ Cộng (Quảng Nam - Đà Nẵng), mẹ Thạch Thị Thanh (Trà Vinh), má Nguyễn Thị Nhâm người mang mật danh JB4 (Đồng Nai).v.v...  - Phục vụ chiến trường:   Khi chiến tranh mở rộng, chiến trường đòi hỏi một đội ngũ dân công đông đảo để phục vụ chiến đấu. Số đông dân công đó là phụ nữ, nhất là nữ thanh niên, được tổ chức trong các đội: nữ dân công, nữ thanh niên xung phong. Chị em làm các việc cấp dưỡng, nuôi quân, tiếp tế đạn dược, tiếp tế lương thực, tải thương, xây dựng công sự chuẩn bị chiến trường... Ưu điểm nổi bật của các đội nữ dân công, nữ thanh niên xung phong là bám sát tiền duyên, nhanh chóng đưa thương binh, tử sĩ về tuyến sau, biểu lộ một tình yêu thắm thiết và tinh thần trách nhiệm cao. Về nữ dân