Đề tài Vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học

Quản trị (QT) nói chung, quản trị đại học (QTĐH) nói riêng là thực hiện những chức năng hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra/giám sát ở cấp độ chung của tổ chức sao cho trường đại học (ĐH) có thể vận hành một cách tự chủ. Trong bối cảnh xã hội ngày một chuyển biến,phát triển không ngừng trong kỷ nguyên kinh tế tri thức,với xu thế hội nhập và quốc tế hóa sâu sắc ởtất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, các vấn đề xã hội nhưphát triển con người, bình đẳng giới hay các vấn đề về giáo dục (GD)như QTĐH cũng được tiếp cận và nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnhkhác nhau. Các vấn đềnàyđược tiếp cận đa chiềuvàngày càng được quan tâm. Điều này một phần thể hiện qua hệ thống các chính sách về QTĐH của nước ta ngày một nhiều và hướng đến thực tiễnđể thực thi những chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Thủ tướng chính phủ cũng như các bộ ban ngành liên quan. Trong đó có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Nội vụ, cũng như các văn bản khác liên quan đến việc đổi mới QTĐH, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH. Chỉ thị 296/CT-TTg, ngày 27 tháng 2 năm 2010, Thông tư Liên tịch Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT số 07/2009/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2009 đã tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường. Trong Chỉ thị 296, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ phải “coi đổi mới quản lý GDĐH, bao gồm quản lý nhà nước về GDĐH, quản lý của các cơ sở GDlà khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện GDĐH, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả một cách bền vững.” Chỉ thị thành lập Hội đồng Hiệu trưởng, văn bản về đảm bảo cơ cấu nữ trong bộ máy lãnh đạo các trườngvà nghị định số 115/2010/NĐCP ngày 24 tháng 12 năm 2010, quy định trách nhiệm về quản lý nhà nước[60]. Và tìm hiểu về QTĐH, có rất nhiều tác giả nghiên cứu từ QTĐH truyền thống cho đến phương phápQTĐH hiện đại,chú trọng đến hiệu quả, chất lượng hoạt động QTvà cũng như con người và các cấp độ QTkhác nhautrong QTĐH.

pdf110 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của phụ nữ trong quản trị đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Thị Lệ Quyên, là học viên cao học chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục, khóa 2008, tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan: - Công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. - Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình. Học viên Trần Thị Lệ Quyên 2 LỜI CẢM ƠN  Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Quý Thầy/Cô tại Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - ĐHQG Hà Nội, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh và Quý Thầy/Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học khóa 2008 tại Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô và các anh chị đồng nghiệp công tác tại Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, cung cấp tài liệu cần thiết cho luận văn, cũng như có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình nghiên cứu. Quá trình thực hiện luận văn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy/Cô để bản thân có thể khắc phục những hạn chế và hoàn chỉnh luận văn, đóng góp tích cực cho ngành. Trân trọng cảm ơn! 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 2 MỤC LỤC..................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 7 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 10 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 13 2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 13 2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 13 3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn ...................................................................... 13 3.1. Ý nghĩa về mặt lý luận ................................................................................... 13 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 14 4. Câu hỏi nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 14 4.1. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 14 4.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 14 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 15 5.1. Các phương pháp sử dụng và nghiên cứu....................................................... 15 5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu, điểm lại thư tịch...................................... 15 5.1.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp........................................................ 15 5.2. Đặc điểm của các phương pháp sử dụng và nghiên cứu ................................. 16 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 16 6.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 16 6.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 16 7. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu................................................................................... 17 7.1. Dữ liệu........................................................................................................... 17 7.2. Dữ liệu trong nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Mở Tp. HCM........ 17 7.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu.......................................................... 17 7.2.2. Qui trình thu thập dữ liệu và xử lý số liệu ................................................ 17 8. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................................. 17 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 19 1.1.Giới thiệu ........................................................................................................... 19 1.2.Tổng quan các nghiên cứu về Quản trị đại học.................................................... 19 1.3.Cơ sở lý luận, các phương pháp tiếp cận chính ................................................... 26 1.4.Một số khái niệm sử dụng................................................................................... 28 1.4.1. Giới và giới tính; Vai trò giới; Bình đẳng giới và quan hệ giới.................... 28 1.4.2. Quản trị và Quản trị đại học, các hoạt động Quản trị đại học ...................... 29 1.4.2.1. Về quản trị (Governance) ...................................................................... 29 1.4.2.2. Về Quản trị đại học (University Governance)........................................ 29 1.4.3.Cán bộ quản lý/Lãnh đạo; Vai trò của phụ nữ trong Quản trị đại học ........... 31 1.5. Tóm tắt .............................................................................................................. 32 Chương 2. QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM............ 33 2.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 33 2.2. Mô hình Quản trị đại học trên Thế giới.............................................................. 33 2.2.1. Sơ lược về mô hình Quản trị đại học trên thế giới và những tuyên bố chung.................................................................................................................... 33 2.2.2. Mô hình Quản trị đại học tại Mỹ ................................................................. 34 2.3. Quản trị đại học tại Việt Nam và cơ cấu Quản trị đại học .................................. 37 2.3.1. Phân nhiệm quản lý các cấp và hệ thống các trường ĐH-CĐ ..................... 37 2.3.2. Sự tự chủ trong Quản trị đại học và mô hình Quản trị đại học hai cấp......... 42 2.4. Giới thiệu mô hình Đại học Mở ......................................................................... 45 2.4.1. Đại học Mở trên thế giới ............................................................................. 45 2.4.2. Giới thiệu về Trường Đại học Mở Tp. HCM............................................... 46 2.4.2.1. Quá trình thành lập và sơ đồ tổ chức ..................................................... 46 2.4.2.2. Công tác cán bộ hiện nay của nhà trường .............................................. 48 2.4.2.3. Các mối quan hệ bên ngoài và cơ chế quản lý ....................................... 49 2.5. Tóm tắt .............................................................................................................. 50 5 Chương 3. MỘT VÀI BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM ......................................................................... 51 3.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 51 3.2. Phân tích thống kê mô tả.................................................................................... 51 3.2.1. Tình trạng phiếu khảo sát và tỷ lệ phiếu hồi đáp ......................................... 51 3.2.2. Thống kê mẫu nghiên cứu theo giới tính, chức danh và trình độ ................. 52 3.2.2.1. Theo giới tính........................................................................................ 52 3.2.2.2. Theo chức vụ ........................................................................................ 52 3.2.2.3. Theo trình độ......................................................................................... 52 3.3. Vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động Quản trị đại học ............ 53 3.3.1. Quản trị về hệ thống tổ chức ....................................................................... 53 3.3.2. Quản trị về nguồn nhân lực......................................................................... 56 3.3.3. Quản trị hoạt động đào tạo.......................................................................... 59 3.3.4. Quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ............................... 60 3.4. Đánh giá chung về vai trò của phụ nữ và những khó khăn gặp phải trong các hoạt động Quản trị đại học........................................................................................ 63 3.4.1 Đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong các hoạt động Quản trị đại học ....................................................................................................................... 63 3.4.2. Những thách thức, khó khăn của phụ nữ khi tham gia hoạt động Quản trị đại học.................................................................................................................. 65 3.5. Tóm tắt .............................................................................................................. 69 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 71 1. Kết luận................................................................................................................ 71 2. Một số gợi ý, đề xuất ............................................................................................ 73 2.1. Đối với cấp cao, chính sách ........................................................................... 73 2.2. Đối với các trường Đại học............................................................................ 74 2.3. Đối với chị em phụ nữ và gia đình ................................................................. 75 3. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................................ 76 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 77 Phụ lục 1: BẢNG KHẢO SÁT................................................................................. 83 Phụ lục 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ............................................ 87 Phụ lục 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 88 Phụ lục 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT .............................................. 96 Phụ lục 5: CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM . 103 Phụ lục 6: BÁO CÁO THỐNG KÊ VỀ TỶ LỆ PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG ĐH – CĐ TRONG CẢ NƯỚC ............................................................................... 106 Phụ lục 7: DANH MỤC MỘT SỐ ĐẠI HỌC MỞ TRÊN THẾ GIỚI ..................... 107 Phụ lục 8: BIỂU ĐỒ SO SÁNH MỨC ĐỘ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG QTĐH GIỮA NAM GIỚI VÀ PHỤ NỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM ...................................................................................................................... 108 Phụ lục 9: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÉP KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC CỦA PHỤ NỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM............................................................... 109 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CBNVGV : Cán bộ Nhân viên Giảng viên 2. ĐH-CĐ : Đại học - Cao đẳng 3. HĐQT : Hội đồng quản trị 4. HĐT : Hội đồng trường 5. GD : Giáo dục 6. GDĐH : Giáo dục đại học 7. GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo 8. OU : Trường ĐH Mở Tp. HCM (Open University) 9. QT : Quản trị 10. QTĐH : Quản trị đại học 11. TB : Trung bình 12. TT : Trung tâm 13. Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 14. SV : Sinh viên 15. UBND : Ủy ban nhân dân 8 DANH MỤC CÁC HỘP, BẢNG Stt Tên Trang 1. Hộp 1. Quy định về quyền tự chủ các trường ĐH ở Việt Nam 44 2. Hộp 2. Chân dung nữ Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen 55 3. Bảng 3.1. Thống kê tình trạng phiếu khảo sát và tỷ lệ hồi đáp 51 9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Stt Tên Trang 1. Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của hệ thống ĐH California 36 2. Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống quản lý giáo dục tại Việt Nam 38 3. Hình 2.3. Sơ đồ mô hình quản lý các trường ĐH tại Việt Nam 39 4. Hình 2.4. Sơ đồ mô hình ĐH hai cấp tại Việt Nam 43 5. Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức Trường ĐH Mở Tp. HCM 47 6. Hình 2.6. Biểu đồ tỷ lệ trình độ của CBNVGV Trường ĐH Mở Tp. HCM 48 7. Hình 3.1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ CB nữ ở các cấp và OU 53 8. Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn vai trò qaun trọng trong hoạt động quản trị của nữ CBNVGV tại Trường ĐH Mở Tp. HCM 63 9. Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn những thách thức khó khăn của CBNVGV nữ tại Trường ĐH Mở Tp. HCM 66 10. Hình 3.4. Biểu đồ mô tả chiến sỹ thi đua tại Trường ĐH Mở Tp. HCM qua các năm 68 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản trị (QT) nói chung, quản trị đại học (QTĐH) nói riêng là thực hiện những chức năng hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra/giám sát ở cấp độ chung của tổ chức sao cho trường đại học (ĐH) có thể vận hành một cách tự chủ. Trong bối cảnh xã hội ngày một chuyển biến, phát triển không ngừng trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, với xu thế hội nhập và quốc tế hóa sâu sắc ở tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, các vấn đề xã hội như phát triển con người, bình đẳng giới hay các vấn đề về giáo dục (GD) như QTĐH cũng được tiếp cận và nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Các vấn đề này được tiếp cận đa chiều và ngày càng được quan tâm. Điều này một phần thể hiện qua hệ thống các chính sách về QTĐH của nước ta ngày một nhiều và hướng đến thực tiễn để thực thi những chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Thủ tướng chính phủ cũng như các bộ ban ngành liên quan. Trong đó có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Nội vụ, cũng như các văn bản khác liên quan đến việc đổi mới QTĐH, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH. Chỉ thị 296/CT-TTg, ngày 27 tháng 2 năm 2010, Thông tư Liên tịch Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT số 07/2009/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm 2009 đã tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường. Trong Chỉ thị 296, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ phải “coi đổi mới quản lý GDĐH, bao gồm quản lý nhà nước về GDĐH, quản lý của các cơ sở GD là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện GDĐH, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả một cách bền vững.” Chỉ thị thành lập Hội đồng Hiệu trưởng, văn bản về đảm bảo cơ cấu nữ trong bộ máy lãnh đạo các trường và nghị định số 115/2010/NĐCP ngày 24 tháng 12 năm 2010, quy định trách nhiệm về quản lý nhà nước [60]. Và tìm hiểu về QTĐH, có rất nhiều tác giả nghiên cứu từ QTĐH truyền thống cho đến phương pháp QTĐH hiện đại, chú trọng đến hiệu quả, chất lượng hoạt động QT và cũng như con người và các cấp độ QT khác nhau trong QTĐH. 11 Cụ thể, các tác giả đã nghiên cứu về các xung đột, thách thức và một số vấn đề mới của QTĐH như: nghiên cứu của Gayle, John Fielden (2008) về các xu thế QTĐH trên thế giới; Nghiên cứu của Dennis, Tewarie và White (2003) về QTĐH hiệu quả trong thế kỷ 21; Hay nghiên cứu của Pavel Zgaga (2008) về QTĐH, tự chủ và quản lý trong GDĐH. Ngoài các nghiên cứu về khuynh hướng chung này, còn có những nghiên cứu về các khía cạnh cụ thể trong QTĐH như: Alf Lizzio, Keithia Wilson (2009), nghiên cứu về sự tham gia của sinh viên (SV); Roger Benjamin (2006), Del Favero (2003), nghiên cứu về sự tham gia của giảng viên (GV) vào QTĐH; Anthony H. Dooley (2005), nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Hội đồng quản trị (HĐQT)1 trong trường ĐH, v.v. [46]. Riêng tại Việt Nam, cũng đã có một số tác giả tìm hiểu, nghiên cứu về QTĐH như Dương Thiệu Tống (1995), Hoàng Tụy (2004), Phạm Phụ (2005), Phạm Thị Ly (2009), Đào Văn Khanh (2010), Ngô Doãn Đãi (2010), Nguyễn Quý Thanh (2010, 2011), Hoàng Thị Xuân Hoa (2011), v.v. Bên cạnh các nghiên cứu về QTĐH còn có các tổ chức và cá nhân nghiên cứu về vai trò giới trong GD, quản lý như Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (1991), nghiên cứu thực trạng đời sống và lao động của nữ cán bộ giảng dạy; Phạm Hồng Mai và Phan Hồng Minh (1994), nghiên cứu về sự phát triển của phụ nữ trong ngành ĐH; Lê Thị Mỹ Hiền (2011), nghiên cứu về bình đẳng giới trong đổi mới và phát triển; v.v. Ngoài ra, việc thực hiện bình đẳng giới trong GD và đời sống ngày càng được quan tâm mà cụ thể trong Luật bình đẳng giới [30] của Việt Nam cũng đã được Quốc Hội thông qua và ban hành. Đây là một trong những cơ sở, tiêu chí để đánh giá về việc thực hiện bình đẳng giới trong xã hội hiện nay nói chung và trong GD nói riêng. 1 HĐQT để chỉ một cơ cấu của một nhóm người được bầu hoặc được bổ nhiệm để giám sát hoạt động của một tổ chức hoặc một công ty. Thành viên HĐQT trong các trường đại học ở nước ngoài hoàn toàn không (nhất thiết) phải là những cổ đông góp cổ phần vào trường đại học. Trong trường đại học ở nhiều nước, quyền lực của nhà trường chủ yến nằm trong tay HĐQT, trong khi đó, đối với doanh nghiệp kinh doanh quyền lực được chia sẻ giữa HĐQT và Đại hội Cổ đông [68]. 12 Trong cơ cấu QTĐH tại Việt Nam, đã và đang có không ít các cán bộ quản lý cấp cao là nữ như: Thứ trưởng - Nguyễn Thị Nghĩa, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật - Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen - Bùi Trân Phượng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa - Phan Thị Tươi và nhiều Phó Hiệu trưởng là nữ ở các trường khác nhau. Những người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp GD và QTĐH nước ta. Trên thực tế, hiện nay tại Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong GD thì các vấn đề về phát triển con người, thực hiện bình đẳng giới song song với các hoạt động QTĐH tại các trường đang được chú trọng và quan tâm, tìm hiểu. Đây là một lĩnh vực mới và có nhiều khía cạnh khoa học có thể khai thác và đóng góp vào tri thức chung trong lĩnh vực QTĐH ở nhiều góc nhìn như: Mô hình GD tự chủ, HĐQT trường, vai trò SV trong nhà trường, vai trò giảng dạy của GV, vai trò của các bộ phận trong nhà trường, sự đóng góp của nam giới, nữ giới và vai trò QT của mỗi giới cụ thể như thế nào. Trong đó QTĐH là vấn đề lớn và trải rộng, bao hàm nhiều hoạt động như QT hệ thống, QT chiến lược, QT hoạt động đào tạo, QT nhân sự và nguồn nhân lực, QT tài chính, QT khoa học và công nghệ, v.v. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu tập trung vào một mô hình QTĐH là mô hình QTĐH trong Trường ĐH Mở Tp. HCM với đề tài “Vai trò của phụ nữ trong QTĐH” để khám phá, tìm hiểu và đánh giá mức độ đóng góp, vai trò của phụ nữ trong QTĐH hiện nay. Tác giả cũng sẽ sử dụng các kết quả nghiên cứu từ những khảo sát, đánh giá tại Trường ĐH Mở Tp. HCM để làm rõ hơn các nhận định, đánh giá về mô hình QTĐH tại Việt Nam cũng như vai trò QTĐH của nữ giới, trong QT hệ thống tổ chức, QT nguồn nhân lực, QT hoạt động đào tạo và QT hoạt động khoa học và công nghệ. Đó cũng là tiền đề để đóng góp vào việc hoàn thiện các học thuyết về giới, bình đẳng giới và công tác QTĐH, góp một phần vào quá trình thực hiện bình đẳng giới và phát triển con người trong nền GD toàn diện. 13 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu “Vai trò của ph
Luận văn liên quan