Định hướng XHCN là một vấn đề được Đảng ta chính thức nêu ra từ Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Đây là một chủ đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản,
trọng yếu, giữ vai trò chỉ dẫn và chi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận và thực
tiễn, được toàn Đảng, toàn dân ta hết sức quan tâm. Đặc biệt, trong tình hình hiện
nay, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế và
trong nước hết sức phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau, đang đứng trước những thời cơ và vận hội to lớn cũng những
thách thức và nguy cơ không thể xem thường thì vấn đề định hướng XHCN ngày
càng giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thực tiễn hôm nay và
tương lai mai sau của đất nước.
Giữ vững định hướng XHCN là một nguyên tắc của công cuộc đổi mới. Sự
thành công hay thất bại của công cuộc đổi mới đó ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc
vào việc giữ vững định hướng đó hay không. Do vậy, làm rõ thực chất của định
hướng XHCN, tính đúng đắn của nó, những điều kiện và vai trò các nhân tố thực
hiện định hướng để từ đó tạo cơ sở khoa học cho hoạch định các đường lối, chủ
trương, chính sách trong công cu ộc đổi mới, nhằm thực hiện thắng lợi những
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là điều quan trọng và cần thiết.
Vì thế việc nghiên cứu “Vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với
sự phát triển nền kinh tế Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vừa cơ bản,
vừa cấp thiết.
227 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3462 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vai trò định hướng XHCN của Nhà
nước đối với sự phát triển nền kinh
tế Việt Nam
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Định hướng XHCN là một vấn đề được Đảng ta chính thức nêu ra từ Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Đây là một chủ đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản,
trọng yếu, giữ vai trò chỉ dẫn và chi phối các hoạt động tư tưởng, lý luận và thực
tiễn, được toàn Đảng, toàn dân ta hết sức quan tâm. Đặc biệt, trong tình hình hiện
nay, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế và
trong nước hết sức phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau, đang đứng trước những thời cơ và vận hội to lớn cũng những
thách thức và nguy cơ không thể xem thường thì vấn đề định hướng XHCN ngày
càng giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thực tiễn hôm nay và
tương lai mai sau của đất nước.
Giữ vững định hướng XHCN là một nguyên tắc của công cuộc đổi mới. Sự
thành công hay thất bại của công cuộc đổi mới đó ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc
vào việc giữ vững định hướng đó hay không. Do vậy, làm rõ thực chất của định
hướng XHCN, tính đúng đắn của nó, những điều kiện và vai trò các nhân tố thực
hiện định hướng để từ đó tạo cơ sở khoa học cho hoạch định các đường lối, chủ
trương, chính sách trong công cuộc đổi mới, nhằm thực hiện thắng lợi những
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là điều quan trọng và cần thiết.
Vì thế việc nghiên cứu “Vai trò định hướng XHCN của Nhà nước đối với
sự phát triển nền kinh tế Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vừa cơ bản,
vừa cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề định hướng XHCN nói chung, vai trò của Nhà nước nói riêng trong
thực hiện định hướng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều cấp,
nhiều ngành. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu độc lập của các nhà
khoa học cũng như công trình nghiên cứu tập thể các vấn đề nói trên dưới nhiều
góc độ khác nhau. Ví dụ:
+ Một số chương trình, đề tài thuộc các chương trình khoa học công nghệ
cấp Nhà nước.
- Chương trình KX01 “Những vấn đề lý luận về CNXH và về con đường đi
lên CNXH ở nước ta” do GS.TS. Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm.
- Đề tài KX05-04 “Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong
giai đoạn quá độ lên CNXH” do GS. PTS. Nguyễn Ngọc Long chủ nhiệm.
- Đề tài KX03-04 “Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý
nền kinh tế nước ta hiện nay” do GS. TS. Lương Xuân Quỳ làm chủ nhiệm...
+ Một số cuốn sách chuyên khảo:
- Định hướng XHCN ở Việt Nam, Một số vấn đề lý luận cấp bách, của ông
Trần Xuân Trường.
- Một số vấn đề về định hướng XHCN ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức
Bách, Nhị Lê, Lê Văn Yên.
- Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam của ông Lê
Đăng Doanh.
- Kinh tế Việt Nam trước thế kỷ XXI, cơ hội và thách thức của Nguyễn
Minh Tú.
- Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, của
các tác giả Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao.
+ Một số luận án PTS., ThS. gần đây:
- Định hướng XHCN ở Việt Nam, nội dung cơ bản và những điều kiện chủ
yếu để thực hiện của Nguyễn Văn Oanh.
- Vai trò định hướng XHCN của kiến trúc thượng tầng chính trị đối với sự
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay của Huỳnh
Thanh Minh...
Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu được công bố trên nhiều tạp chí,
thông tin chuyên đề:
- Hội thảo “Một số vấn đề về định hướng XHCN ở nước ta” đăng trên Tạp
chí Cộng sản từ số 4 tháng 2/1996 đến số 7 tháng 4/1996.
- Kinh tế thị trường và định hướng XHCN của Bùi Ngọc Chưởng - Tạp chí
Cộng sản tháng 6/1995.
- Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay của Nguyễn Tiến
Phồn, Tạp chí Triết học số 3/1995.
- Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính
sách xã hội của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí triết học số 3/1996.
Mặc dù các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết đã đề cập khá nhiều đến
các khía cạnh khác nhau có liên quan trực tiếp đến đề tài: quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ chính trị TBCN, bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường, vai trò của các nhân tố chủ quan trong việc lựa chọn và
thực hiện định hướng XHCN ... Song chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống dưới góc độ triết học về “Vai trò định hướng XHCN của Nhà
nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án:
a. Mục đích:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa Nhà nước
và kinh tế.
- Làm sáng tỏ tác động của Nhà nước với quá trình xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số
phương hướng nâng cao vai trò của Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam.
b. Nhiệm vụ của luận án:
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
- Phân tích một cách có hệ thống lý luận Mác - Xít về quan hệ giữa Nhà
nước và kinh tế với tư cách là phương pháp luận nền tảng cho việc xem xét vai trò
của Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam.
- Phân tích một số các học thuyết kinh tế, một số mô hình kinh tế thị trường
hiện đại nhằm khẳng định vai trò ngày càng tăng của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường.
- Phân tích và chứng minh việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam là con đường tất yếu, hợp quy luật vận động của lịch sử trong
thời đại ngày nay.
- Làm rõ nội dung và phương thức định hướng XHCN của Nhà nước đối với
sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Trên cơ sở phân tích thực tiễn hơn 10 năm đổi mới, luận án làm rõ thực
trạng, những vấn đề phát sinh và một số phương hướng nhằm tiếp tục nâng cao vai
trò của Nhà nước trong định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận án lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, phương pháp luận; luận án sử dụng các đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan.
Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp của CNDVBC và CNDVLS đặc
biệt là các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống nhất lôgíc và
lịch sử, phương pháp thống nhất lý luận và thực tiễn...
5. Cái mới của luận án:
- Góp phần nghiên cứu tương đối có hệ thống mối quan hệ giữa Nhà nước
và kinh tế.
- Góp phần vạch cơ sở khoa học của định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự
phát triển kinh tế và vai trò của Nhà nước trong định hướng đó.
- Góp phần nêu ra một số phương hướng nhằm nâng cao vai trò của Nhà
nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam theo định hướng XHCN.
6. ý nghĩa thực tiễn:
Những kết quả đạt được trong luận án sẽ góp phần vào thực tiễn nghiên cứu
và giảng dạy môn triết học Mác - Lênin, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
môn kinh tế chính trị học và một số môn khác trong phạm vi liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu của luận án.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế
1.1. Nhà nước với kinh tế.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người có giai cấp cho thấy mối quan hệ
giữa Nhà nước và kinh tế là một tất yếu khách quan. Theo quan niệm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, mối quan hệ kinh tế - Nhà nước, về thực chất, là biểu hiện tập
trung nhất mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng
(KTTT) của xã hội, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Khi nghiên cứu đời sống xã hội, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin
đã chỉ ra rằng con người "muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức
uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy hành vi lịch sử đầu tiên là
việc sản xuất ra những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra đời
sống vật chất và đó là một hành vi lịch sử, điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà
hiện nay cũng như hàng ngàn năm về trước, người ta phải thực hiện hàng ngày,
hàng giờ chỉ để nhằm duy trì đời sống con người " 1.
Như vậy, sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên và cũng là hành vi
mang tính chất vĩnh cửu của con người. Và "trong sự sản xuất ra đời sống của
mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý chí
của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ
phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những
quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội - tức là cái cơ sở hiện
thực, trên đó xây dựng lên một KTTT pháp lý và chính trị "2.
Cái cơ sở hiện thực Mác chỉ ra ở đây chính là cơ sở hạ tầng của một xã hội
ở một giai đoạn lịch sử nhất định, chính là sự tổng hợp của toàn bộ những quan hệ
sản xuất cùng tồn tại trong giai đoạn lịch sử đó: Những quan hệ sản xuất thống trị,
những quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước và những quan hệ sản xuất mầm
1 C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, t1, NXB Sự thật H 1980, tr. 286-287.
2 C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, Tập2 NXB S. H. 1981 tr. 637.
mống của xã hội tương lai. Đặc trưng của CSHT ở mỗi xã hội cụ thể là do kiểu
quan hệ sản xuất thống trị quyết định, còn các kiểu quan hệ sản xuất khác - kiểu
quan hệ sản xuất tàn dư, kiểu quan hệ sản xuất mầm mống cũng có những vai trò
vị trí nhất định. Các kiểu quan hệ sản xuất đó (thống trị, tàn dư, mầm mống) trong
CSHT vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau tạo nên sự phong phú đa dạng và
phức tạp của CSHT.
CSHT của mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau. Sự khác nhau đó
là do tính chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Trong xã hội có đối
kháng giai cấp, CSHT của xã hội cũng có tính chất đối kháng. Do địa vị kinh tế, do
mối quan hệ đối với tư liệu sản xuất (TLSX) của các giai cấp khác nhau, đối kháng
nhau, nên sự tồn tại của mâu thuẫn và đấu tranh trong CSHT là điều không thể
tránh khỏi.
Cơ sở hạ tầng của xã hội đang trong thời kỳ quá độ, trong điều kiện tồn tại
nhiều hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau thì tính
chất của nó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế , phụ thuộc
vào tỷ trọng của chúng. Đặc trưng chung của CSHT quá độ là kết cấu kinh tế đa
thành phần, tính chất đan xen, quá độ. Kết cấu đó làm cho nền kinh tế vừa sống
động, vừa phong phú lại vừa phức tạp, vừa đấu tranh lại vừa hợp tác giữa các
thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện đó thành phần kinh tế đóng vai trò
chủ đạo sẽ chi phối các thành phần kinh tế khác, tác động trực tiếp đến xu hướng
chung của toàn bộ đời sống xã hội, thực hiện sự định hướng cho nền kinh tế.
Như vậy, CSHT là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh
tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng bao giờ cũng có cấu trúc phức tạp, nhất
là trong điều kiện mang tính chất quá độ, đan xen nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế khác nhau. Và bao giờ, trong mỗi giai đoạn lịch sử - xã hội nhất
định luôn có một thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo chi phối, quy định đặc
trưng cho CSHT của giai đoạn đó.
KTTT là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng của xã hội (chính trị, pháp
quyền, triết học, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật...), những thiết chế tương ứng và
những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên một CSHT nhất định. Tức là
các yếu tố của KTTT đều hình thành trên cơ sở của cơ cấu kinh tế của xã hội, do
cơ cấu kinh tế ấy quy định và là sản phẩm của cơ cấu ấy. “Cơ cấu kinh tế của xã
hội lúc nào cũng là cái cơ sở hiện thực là cái xét đến cùng, giải thích toàn bộ
thượng tầng kiến trúc là những thể chế pháp luật và chính trị cũng như những quan
niệm tôn giáo, triết học và các quan niệm khác của mỗi thời kỳ lịch sử nhất định”3.
Mỗi yếu tố của KTTT đều có những đặc điểm riêng, quy luật phát triển
riêng nhưng không tách rời nhau, mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và cùng liên
hệ với CSHT bởi lẽ chúng đều được nảy sinh từ CSHT, phản ánh CSHT. Những bộ
phận của KTTT như Nhà nước và pháp luật, các đảng phái chính trị và các hệ tư
tưởng chính trị có liên hệ trực tiếp với CSHT, còn các yếu tố khác như triết học,
tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật... thì ở xa CSHT và phản ánh CSHT một cách gián
tiếp.
Cũng như CSHT, KTTT của xã hội có giai cấp đối kháng là một hệ thống có
kết cấu hết sức phức tạp, không thuần nhất: bao gồm những quan điểm, tư tưởng
cùng những thiết chế của giai cấp thống trị, những quan điểm của giai cấp bị trị,
những quan niệm tồn tại dưới dạng tàn dư do KTTT của xã hội ở giai đoạn trước
để lại, những quan điểm, tổ chức của các tầng lớp trung gian và cả những quan
điểm, những tổ chức của những giai cấp mới đang trong quá trình hình thành.
Trong cơ cấu đó, bộ phận chủ yếu chi phối, có tính quyết định tính chất của KTTT
ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định chính là hệ tư tưởng, quan điểm chính trị và thể
chế của giai cấp đang giữ địa vị thống trị. Giai cấp nào chiếm giữ địa vị thống trị
về kinh tế, tức nắm được những TLSX chủ yếu của xã hội, thì tất nhiên trong đời
sống chính trị và tinh thần giai cấp ấy cũng chiếm địa vị thống trị. Và do đó, tính
chất của hệ tư tưởng của giai cấp ấy cũng quy định luôn cả tính chất của KTTT
trong giai đoạn lịch sử đó.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, do trong CSHT tồn tại những quan hệ
đối kháng nên KTTT cũng mang tính chất đối kháng. Các giai cấp trong xã hội do
3 C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, Tập5 NXB S. H. 1983, tr. 43.
địa vị của họ trong hệ thống sản xuất của xã hội khác nhau, đối kháng nhau mà
cách nhìn nhận của họ đối với đời sống xã hội, những quan điểm chính trị, pháp
quyền, tôn giáo, đạo đức, triết học... của họ cũng rất khác nhau. Sự đối kháng đó
được biểu hiện ở sự xung đột về quan điểm ở cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai
cấp.
Bộ phận có quyền lực mạnh nhất của KTTT của xã hội có đối kháng giai
cấp là Nhà nước - cơ quan quyền lực đặc biệt của xã hội, công cụ sắc bén của giai
cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có
Nhà nước mà những quan niệm, quan điểm, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
mới trở thành cái thống trị trong toàn bộ đời sống xã hội.
CSHT và KTTT là hai mặt cơ bản của đời sống xã hội. Giữa chúng có mối
quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó CSHT giữ vai trò
quyết định.
CSHT với tính cách là cơ cấu kinh tế hiện thực sản sinh ra KTTT tương
ứng, quy định tính chất của KTTT. Sự đa dạng, phong phú, phức tạp và sống động
của KTTT chính là sự phản ánh tính đa dạng, phong phú, phức tạp của CSHT đã
sản sinh ra nó. Trong tác phẩm "Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapác" C.
Mác đã viết: "Cả một KTTT, những cảm giác, những ảo tưởng, những lối suy nghĩ
và quan niệm sống khác nhau và độc đáo đã mọc lên trên những hình thức sở hữu
khác nhau, trên các điều kiện sinh hoạt xã hội. Toàn thể giai cấp tạo ra và hình
thành nên tất cả những cái đó trên cơ sở những điều kiện vật chất của mình và trên
những quan niệm xã hội tương ứng" 4. Khi có những biến đổi căn bản trong CSHT
thì sớm muộn cũng dẫn đến những thay đổi căn bản trong KTTT. Khi CSHT có
thay đổi nhưng chưa phải là những thay đổi căn bản thì ở KTTT chỉ có những biến
đổi mang tính điều chỉnh nhất định. Ta có thể thấy rõ điều này trong lịch sử phát
triển của chủ nghĩa tư bản trong hơn năm thế kỷ qua. Hình thức đầu tiên của
CNTB là CNTB tự do cạnh tranh. Trong hình thức này, TLSX của xã hội được
"phân chia" cho nhiều chủ sở hữu với qui mô nhỏ và vừa. Các nhà máy xí nghiệp,
4 C. Mác - Ph. Ăngghen, Tuyển tập, Tập2 NXB S. H. 1981 tr. 424.
các quá trình sản xuất được tổ chức theo qui mô phù hợp với hình thức sở hữu đó.
Khi CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền, khi CNTB phát
triển lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với nét đặc trưng là sự thống trị của các tổ
chức độc quyền thì nền sản xuất xã hội có nhiều biến đổi to lớn: quy mô sản xuất
xã hội không còn bó hẹp trong các quy mô nhỏ và vừa. Nhờ vào sự tích tụ tập
trung tư bản mà các công ty cổ phần, các xí nghiệp khổng lồ ra đời và tiếp sau đó
là những công ty độc quyền quốc gia và xuyên quốc gia. Những hình thức mới của
sản xuất xã hội trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cho thấy tính chất xã hội hoá
của nền sản xuất xã hội đã phát triển đến cao độ và tương ứng với nó là hình thức
mới của sở hữu tư bản - hình thức tập thể. Từ những biến đổi trong cơ cấu kinh tế -
xã hội đã dẫn đến những biến đổi trong KTTT, đặc biệt trong Nhà nước - yếu tố cơ
bản và quan trọng của KTTT của xã hội có giai cấp. Sự thay đổi của Nhà nước
được thể hiện từ cách thức tổ chức đến nội dung, tính chất, phương thức hoạt động
trong mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Nếu trong giai đoạn tự do cạnh
tranh Nhà nước chỉ tồn tại với tư cách "người lính" canh gác cho nền sản xuất
TBCN, cho chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa nhỏ và vừa thì chuyển sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, do những biến đổi trong nền sản xuất xã hội, do những biến
đổi trong chế độ sở hữu và do đó trong sự phân công lao động xã hội cũng như
phân phối những sản phẩm do xã hội tạo ra mà Nhà nước ngày càng can thiệp sâu
hơn vào kinh tế. ở giai đoạn này tư bản tài chính đã cấu kết với bộ máy Nhà nước,
biến Nhà nước thành công cụ riêng của các tập đoàn tư bản tài chính và làm cho
Nhà nước trở thành Nhà nước độc quyền. Như vậy, các yếu tố của KTTT, đặc biệt
là Nhà nước, với tư cách là cơ quan quyền lực đặc biệt của tổ chức chính trị xã hội,
là yếu tố cơ bản của KTTT của xã hội có giai cấp, đã có những biến đổi to lớn.
Nhà nước từ chỗ đứng ngoài nền sản xuất xã hội đã trở thành một chủ sở hữu, một
nhà sản xuất kinh doanh. Dù có những biến đổi to lớn như vậy, nhưng xét về bản
chất giai cấp, chức năng cơ bản thì Nhà nước ấy vẫn là Nhà nước của giai cấp tư
sản, là người bảo vệ cho quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
KTTT ra đời từ CSHT, bị quy định bởi CSHT tương ứng nhưng nó không
phải là sản phẩm hoàn toàn thụ động. Trong đời sống xã hội, KTTT luôn tác động
mạnh mẽ đến CSHT. Trong thư gửi Joseph Bloch ở Komigsbog, Ph. Ăngghen viết:
"Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định lịch sử, xét đến cùng là sự sản
xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực... Chúng ta tự làm nên lịch sử của chúng
ta, nhưng trước hết là với những tiền đề và trong những tiền đề và điều kiện ấy thì
chính những điều kiện kinh tế giữ vai trò cuối cùng. Nhưng những tiền đề và điều
kiện chính trị... và tất cả cái truyền thống đang ám ảnh đầu óc con người cũng
đóng một vai trò, tuy không phải quyết định..."5. Bốn năm sau đó, năm 1894,
Ăngghen đã nhắc lại một cách cụ thể hơn luận điểm trên trong thư ông viết cho W.
Borgius ở Breslau: "Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật... dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều
tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều
kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng
thụ động"6.
Sự tác động mạnh mẽ của KTTT đến CSHT thể hiện rõ nét nhất ở sự tác
động của chính trị, của Nhà nước đối với kinh tế.
Theo Ăngghen, với tư cách là một cơ quan quyền lực của xã hội, Nhà nước
có trong tay một loạt các công cụ thuế khoá, chính sách buôn bán... để tác động
vào kinh tế. Bằng những thứ đó, "tác động ngược lại của quyền lực Nhà nước đối
với sự phát triển của kinh tế có thể có ba loại: nó có thể tác động theo cùng một
hướng với sự phát triển kinh tế, lúc đó sự phát triển kinh tế sẽ nhanh hơn; nó có thể
đi ngược lại hướng phát triển kinh tế, và trong trường hợp này, ở các dân tộc lớn,
nó sẽ tan vỡ sau một thời gian nhất định, hay là nó có thể ngăn cản một vài xu
hướng phát triển nào đấy của nền kinh tế và quy định những hướng phát tr