Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, lao động đã đóng góp một vai trò quyết định và theo cách nói của F.Enghen: Lao động đã góp phần sáng tạo ra con người. Lao động là hoạt động chính của xã hội và sự phát triển của lao động, sản xuất là nền tảng, là thước do sự phát triển của xã hội.
Lao động là hoạt động của con người. Mỗi người tham gia lao động đều có những lý do, mục đích nhất định: Lao động để kiếm sống, lao động để tự khẳng định mình; lao động để được thăng chức, cấp; lao động bị bắt buộc. Nhưng cho dù lý do nào đi chăng nữa thì lao động luôn là hoạt động có mục đích , có ý thức và sự lỗ lực trong kinh doanh luôn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Ở mỗi thời kỳ phát triển của xã hội, hình thành những tổ chức lao động phù hợp, mà ở đó mỗi người phải luôn cố gắng, nỗ lực. Khi mà điều kiện thay đổi, hình thức đã có trở lên lỗi thời, mọi người không còn tích cực lao động nữc, xã hội rơi vào tình trạng bế tắc và một hình thức mới thích hợp sẽ ra đời. Đó là quy luật chung trong sự phát triển xã hội.
Trong thời đại ngày nay, do mức độ phát triển cao của tự do cá nhân, hình thức lao động bắt buộc không còn thích hợp nữa. Mọi người đều có thể tự quyết định là gì và làm như thế nào trong những điều kiện cụ thể.
Xuất phát từ vai trò hoạt động lao động của con người và đặc điểm tâm lý con người lao động nói chung và sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đặt ra vấn đề là làm như thế nào để quản lý có hệu quả, nguồn nhân lực đó là cần có những chính sách quản lý lao động như thế nào. Với ý nghĩa là công cụ để tác động vào mục đích hoạt động lao động của con người để phát huy vai trò mục đích của hoạt động lao động nhằm thúc đẩy xã hội phát triển và hoàn thiện con người lao động. Trong đó, công cụ tiền lương tiền thưởng hiện nay có vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người lao động góp phần tạo ra động lực trực tiếp thúc đẩy con người lao động làm việc tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động lao động.
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá trên lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ chương, chính sách kinh tế - xã hội là luôn quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy thế nhân tố con người với tư cách là động lực, vừa là mục tiêu của Cách mạng; là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chính sách chế độ tiền lương luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những vấn đề trọng yếu liên quan mật thiết và có ảnh hưởng thường xuyên mang tính chất quyết định đến động thái kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định là : Quan tâm đến con người được xác định là vấn đề trọng tâm, chỉ có quan tâm và phát triển con người mới khai thác được khả năng tiềm ẩn của con người. Một trong những nhân tố kích thích khả năng tiềm ẩn trong con người đó là lợi ích của họ thu được gì khi lao động của họ tham gia vào hoạt động có mục đích, theo Các Mác: Một khi tư tưởng tách rời lợi ích thì nhất định sẽ tự làm nhục nó; còn F. Anghen lại khẳng định: ở đâu có sự kết hợp các lợi ích, ở đó có sự thống nhất về mục đích và lý tưởng. Chính sách tiền lương là một trong những biểu hiện cụ thể trong lợi ích đó.
Do đó việc nghiên cứu và áp dụng đúng đắn các chế độ, chính sách tiền lương hiện nay để chúng thực sự là vai trò kích thích lợi ích người lao động, trong đó việc nghiên cứu và áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng là một mặt quan trọng trong các chế độ, chính sách tiền luơng. Đồng thời qua việc học tập và nghiên cứu một số tài liệu về mặt lý luận và một phần thực tế các hình thức tiền lương - tiền thưởng hiện nay cho em thấy việc áp dụng các hình thức tiền lương - tiền thưởng có nhiều ưu điểm ,nhưng cũng còn nhiều hạn chế cần nghiên cứu để hoàn thiện. Do vậy em chọn đề tài : "Vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - tiền thưởng và giải pháp hoàn thiện". Với mục đích là qua nghiên cứu về mặt lý luận và thực tế các hình thức tiền lương - tiền thưởng hiện nay để từ đó được ra những giải pháp hoàn thiện chúng theo một hướng thống nhất nhằm tăng cường vai trò kích thích lao động của nó và đảm bảo các hình thức tiền lương này thực sự là những công cụ, đòn bẩy kinh tế to lớn nhằm khai thác và khơi dậy những tiềm năng của mỗi con người trong lao động và cũng nhằm hoàn thiện một công cụ quản lý lao động tiền lương hữu hiệu góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ta hiện nay.
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - Tiền thưởng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, lao động đã đóng góp một vai trò quyết định và theo cách nói của F.Enghen: Lao động đã góp phần sáng tạo ra con người. Lao động là hoạt động chính của xã hội và sự phát triển của lao động, sản xuất là nền tảng, là thước do sự phát triển của xã hội.
Lao động là hoạt động của con người. Mỗi người tham gia lao động đều có những lý do, mục đích nhất định: Lao động để kiếm sống, lao động để tự khẳng định mình; lao động để được thăng chức, cấp; lao động bị bắt buộc... Nhưng cho dù lý do nào đi chăng nữa thì lao động luôn là hoạt động có mục đích , có ý thức và sự lỗ lực trong kinh doanh luôn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
ở mỗi thời kỳ phát triển của xã hội, hình thành những tổ chức lao động phù hợp, mà ở đó mỗi người phải luôn cố gắng, nỗ lực. Khi mà điều kiện thay đổi, hình thức đã có trở lên lỗi thời, mọi người không còn tích cực lao động nữc, xã hội rơi vào tình trạng bế tắc và một hình thức mới thích hợp sẽ ra đời. Đó là quy luật chung trong sự phát triển xã hội.
Trong thời đại ngày nay, do mức độ phát triển cao của tự do cá nhân, hình thức lao động bắt buộc không còn thích hợp nữa. Mọi người đều có thể tự quyết định là gì và làm như thế nào trong những điều kiện cụ thể...
Xuất phát từ vai trò hoạt động lao động của con người và đặc điểm tâm lý con người lao động nói chung và sự tác động của điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đặt ra vấn đề là làm như thế nào để quản lý có hệu quả, nguồn nhân lực đó là cần có những chính sách quản lý lao động như thế nào. Với ý nghĩa là công cụ để tác động vào mục đích hoạt động lao động của con người để phát huy vai trò mục đích của hoạt động lao động nhằm thúc đẩy xã hội phát triển và hoàn thiện con người lao động... Trong đó, công cụ tiền lương tiền thưởng hiện nay có vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người lao động góp phần tạo ra động lực trực tiếp thúc đẩy con người lao động làm việc tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động lao động...
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá trên lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ chương, chính sách kinh tế - xã hội là luôn quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy thế nhân tố con người với tư cách là động lực, vừa là mục tiêu của Cách mạng; là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó chính sách chế độ tiền lương luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những vấn đề trọng yếu liên quan mật thiết và có ảnh hưởng thường xuyên mang tính chất quyết định đến động thái kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định là : Quan tâm đến con người được xác định là vấn đề trọng tâm, chỉ có quan tâm và phát triển con người mới khai thác được khả năng tiềm ẩn của con người. Một trong những nhân tố kích thích khả năng tiềm ẩn trong con người đó là lợi ích của họ thu được gì khi lao động của họ tham gia vào hoạt động có mục đích, theo Các Mác: Một khi tư tưởng tách rời lợi ích thì nhất định sẽ tự làm nhục nó; còn F. Anghen lại khẳng định: ở đâu có sự kết hợp các lợi ích, ở đó có sự thống nhất về mục đích và lý tưởng. Chính sách tiền lương là một trong những biểu hiện cụ thể trong lợi ích đó.
Do đó việc nghiên cứu và áp dụng đúng đắn các chế độ, chính sách tiền lương hiện nay để chúng thực sự là vai trò kích thích lợi ích người lao động, trong đó việc nghiên cứu và áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng là một mặt quan trọng trong các chế độ, chính sách tiền luơng. Đồng thời qua việc học tập và nghiên cứu một số tài liệu về mặt lý luận và một phần thực tế các hình thức tiền lương - tiền thưởng hiện nay cho em thấy việc áp dụng các hình thức tiền lương - tiền thưởng có nhiều ưu điểm ,nhưng cũng còn nhiều hạn chế cần nghiên cứu để hoàn thiện. Do vậy em chọn đề tài : "Vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - tiền thưởng và giải pháp hoàn thiện". Với mục đích là qua nghiên cứu về mặt lý luận và thực tế các hình thức tiền lương - tiền thưởng hiện nay để từ đó được ra những giải pháp hoàn thiện chúng theo một hướng thống nhất nhằm tăng cường vai trò kích thích lao động của nó và đảm bảo các hình thức tiền lương này thực sự là những công cụ, đòn bẩy kinh tế to lớn nhằm khai thác và khơi dậy những tiềm năng của mỗi con người trong lao động và cũng nhằm hoàn thiện một công cụ quản lý lao động tiền lương hữu hiệu góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ta hiện nay.
Đề án này nghiên cứu về mặt lý luận, kết hợp một phần thực tiễn nhằm tìm ra những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả, vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - tiền thưởng ở nước ta hiện nay. Qua nghiên cứu đề án này em đã sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, đánh giá, kết hợp các vấn đề có liên quan.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề án gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận các hình thức tiền lương - tiền thưởng và vai trò của nó trong việc kích thích lao động.
Phần II: Thực trạng vai trò kích thích lao động của các hình thức tiền lương - tiền thưởng ở nước ta hiện nay.
Phần III: Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò kích thích lao động các hình thức tiền lương - tiền thưởng.
Nội dung
Phần I. Cơ sở lý luận của các hình thức tiền lương - tiền thưởng và vai trò của nó trong việc kích thích lao động
I. Quá trình hình thành và phát triển lý luận về tiền lương của các nhà kinh tế - Chính trị học từ W- Petty đến C.Mác.
1. Lý luận về tiền lương của W. Petty (1623 - 1687):
W. Petty là một nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Ông đã nghiên cứu nhiều lý thuyết kinh tế trong đó có lý thuyết về tiền lương.
Lý thuyết về tiền lương W. Petty được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động của ông. Có thể nói là ông là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết giá trị lao động. Ông coi lao động là hàng hoá, tiền lương là giá trị của lao động. Mà theo ông giá cả tự nhiên là giá trị của hàng hoá, còn giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá. Ông đã đặt ra nhiệm vụ xác định mức tiền lương. Theo ông giới hạn tiền lương là mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống người công nhân. Ông là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết "quy luật sắt về tiền lương"
2. Lý luận về tiền lương của A. Smith (1723 - 1790):
A.Smith là một nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở nước Anh và trên thế giới. Ông là một trong những bậc tiền bối lớn của C.Mác. Trong các tác phẩm của mình ông đã trình bày một cách khá hệ thống các lý thuyết kinh tế, trong đó có lý thuyết tiền lương:
ASmith xác định cơ sở của tiền lương là giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân làm thuê và giáo dục, nuôi dưỡng con cái anh ta để có thể đưa ra thay thế trên thị trường lao động. Ông chỉ mức bình thường của tiền lương và cho rằng tiền lương phải đạt được ở mức (giới hạn) tối thiểu. Theo ông, tiền lương không được hạ thấp quá giới hạn đó, vì nếu thấp hơn giới hạn tối thiểu này sẽ là thảm hoạ cho sự phát triển của các dân tộc.
A.Smith đối lập với quan điểm của các nhà kinh tế học đương thời ủng hộ trả lương theo mức tối thiểu. A.Smith ủng hộ trả lương cao vì theo ông, tiền lương cao sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là, tiền lương cao người lao động phấn khởi tìm mọi cách tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân nói chung.
3. Lý luận về tiền lương của D.Ricardo (1772 - 1823)
David Ricardo là nhà kinh tế - chính trị học tư sản cổ điển Anh. Ông là cha đẻ của môn kinh tế chính trị học và ông là người kế tục xuất sắc A.Smith.
ông có ý đồ giải quyết liên hệ xác định tiền lương theo quy luật giá trị, nhưng không thành công vì cũng giống như A.Smith, ông chưa phát hiện được lao động với sức lao động. Tuy nhiên ông vẫn xác định đúng tiền lương của người công nhân phải ngang với giá trị những sinh hoạt tối thiểu cần thiết cho công nhân và gia đình anh ta.
Một trong những công lao to lớn của ông là phân biệt được tiền công thực tế và xác định nó như một phạm trù kinh tế. D.Ricardo có chủ trương ủng hộ "lý thuyết qui luật sắt về tiền lương".
4. Lý luận về tiền lương của Sismondi (1773 - 1842):
Sismondi là nhà kinh tế chính trị học kiểu tư sản Pháp. Ông có nhiều công lao trong viẹc phân tích vấn đề thu nhập: Lợi nhuận, địa tô và tiền lương. ông giải quyết các vấn đề này có điểm rõ hơn A.Smith và D.Ricardo.
Về lý luận tiền lương, Sismondi đã coi công nhân là người sáng tạo ra của cải vật chất, như vậy ông đã chỉ ra là lao động là nguồn gốc của mọi của cải. . Theo ông, tiền lương phải ngang bằng toàn bộ giá trị sản phẩm của công nhân.
5. Lý luận tiền lương của Các Mác (1818 - 1883).
Các Mác là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác là nền tảng lý luận vững chắc cho giai giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh với chủ nghĩa tư bản để đánh đổ chủ nghĩa lập lên chế độ xã hội chủ nghĩa do người lao động làm chủ. Trong nhiều tác phẩm ông có lý luận về tiền lương.
Các Mác trên cơ sở tiếp thu có phê phán chọn lọc các lý luận về tiền lương của các nhà kinh tế - chính trị học trước đó, ông đã trình bầy một cách có hệ thống và khá hoàn chỉnh các lý luận về tiền lương.
Các Mác chỉ rõ: Dưới Chủ nghĩa tư bản, sau khi làm việc cho nhà đầu tư bản trong một thời gian nào đó, sản xuất ra một lượng hàng hoá nào đó thì nhận được một số tiền công nhất định. Số tiền công đó chính là tiền lương mà tiền lương này không phải là giá trị hay giá cả lao động, vì lao động không phải là hàng hoá và không phải là đối tượng mua bán và cái mà công nhân bán cho nhà tư bản, cái mà nhà tư bản mua của người công nhân là sức lao động.
C.Mác chỉ ra 2 hình thức cơ bản của tiền lương: tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm. C.mác cũng chỉ ra sự khác nhau giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế và khẳng định nếu khoảng cách giữa chúng càng lớn là nguy cơ lớn đối với đời sống của người làm công ăn lương và sự bảo đảm của tiền lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng suất lao động , cường độ lao động, trình độ thành thạo của người lao động.
Sau đây ta sẽ nghiên cứu cụ thể lý luận về các hình thức tiền lương theo lý luận của C.Mác.
II. Bản chất và vai trò kích thích lao động của tiền lương - tiền thưởng trong nền kinh tế
1. Khái niệm và bản chất của tiền lương
1.1. Tiền lương trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: tiền lương được hiểu thống nhất như sau: "Về thực chất, tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho công nhân, viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức, dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động". Phùng Thế Trường: Kinh tế lao động - NXB đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội - 1986 - tr 205
Như vậy: dưới chủ nghĩa xã hội, về bản chất tiền lương có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: tiền lương không phải là giá cả sức lao động, vì dưới chủ nghĩa xã hội sức lao động không phải là hàng hoá.
Thứ hai: tiền lương là một khái niệm thuộc phạm trù phân phối, tuân thủ những nguyên tắc của quy luật phân phối dưới chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba: tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch hoá từ cấp trung ương đến cơ sở, được Nhà nước thống nhất quản lý.
1.2. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nên cơ chế thị trường buộc chúng ta phải có những trao đổi lớn trong nhận thức quan niệm về tiền lương. Do đó khái niệm tiền lương trong nền kinh tế thị trường được hiểu như sau:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo các nguyên tắc cung - cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Như vậy bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường là:
Thứ nhất: tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng sức lao động và chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu, giá cả tiền thực tế và như vậy trong nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là một hàng hoá.
Thứ hai: tiền lương là bộ phận cơ bản (hoặc duy nhất) trong thu nhập của người lao động, đồng thời là một trong các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài khái niệm về tiền lương đã trình bày trên, ta tìm hiểu và phân biệt thêm một số khái niệm sau: Khái niệm và phân biệt giữa tiền lương với tiền công; Khái niệm và phân biệt giữa tiền lương danh nghĩa với tiền lương thực tế; khái niệm tiền lương tối thiểu:
Tiền lương - tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương
Tiền lương và tiền công các khoản biểu hiện của phần thù lao cơ bản mà người lao động nhận được thông qua mối quan hệ thuê mướn lao động giữa họ với người sử dụng sức lao động trong đó:
+ Tiền lương (salary) là số tiền trả cho người lao động một cách cố định, thường xuyên theo một đơn vị thời gian dựa trên cơ sở loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên công tác của người lao động. Tiền lương thường được trả cho cán bộ quản lý, lãnh đạo, nhân viên chuyên môn và kỹ thuật.
+ Tiền công (wages): là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm sản xuất ra hay tuỳ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành. Tiền công thường được trả cho nhân viên sản xuất, nhân viên bảo dưỡng, nhân viên văn phòng... Tiền công còn được hiểu là số tiền trả cho một đơn vị thời gian lao động cung ứng, tiền trả theo khối lượng công việc được thực hiện phổ biến trong những thoả thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá nhân công.
Như vậy tiền công được trả trên cơ sở: Khối lượng công việc hoàn thành, thời gian làm việc thực tế hay số lượng sản phẩm sản xuất ra.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất về vật chất kinh tế (đều là giá cả sức lao động hay phản ánh một phần giá trị sức lao động), cũng như phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng. Nhưng ở các nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường trong đó có nước ta thì khái niệm tiền lương được gắn với chế độ tuyển dụng suốt đời trong khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, hoặc một thoả thuận hợp đồng sử dụng lao động dài hạn ổn định do đó nó có tính chất ổn định hơn tiền công; còn tiền công được gắn với các quan hệ thuê mướn thoả thuận trực tiếp tự do trên thị trường lao động thường áp dụng với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nó chịu sự tác động, chi phố rất lớn của tiền lương và thị trường lao động. Do đó nó có tính chất rộng hơn tiền lương và thường không ổn định hơn so với tiền lương.
* Tiền lương danh nghĩa - tiền lương thực tế
+ Tiền lương danh nghĩa: là khái niệm chỉ số lượng thực tế mà người sử dụng lao động trả cho người cung ứng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa 2 bên trong việc thuê lao động.
+ Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa cuả họ.
Vậy tiền lương thực tế không những phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá và dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện bằng công thức sau: ITLTT =
ITLDN : Chỉ số tiền lương danh nghĩa
ITLTT : Chỉ số tiền lương thực tế
Igiá cả : Chỉ số giá cả hàng hoá - dịch vụ
* Tiền lương tối thiểu (hay mức lương tối thiểu): là mức lương để trả cho người lao động làm việc giản đơn nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường. Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập 4 - Bộ LĐTBXH: Điều 8/Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 về việc thi hành bộ luật lao động, tr 6.
Mức lương tối thiểu được xem là "Cái ngưỡng" cuối cùng, để từ đó xây dựng các mức lương khác, tạo thành hệ thống tiền lương của một ngành nào đó, hoặc một hệ thống tiền lương chung thống nhất của một nước. Mức lương tối thiểu này được luật hoá, nhằm hạn chế sự giãn cách quá lớn giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế, đây là hình thức can thiệp của Chính phủ vào chính sách tiền lương, trong điều kiện thị trường lao động luôn có số cung tiềm tàng hơn số cầu lao động.
1.3. Vai trò chức năng của tiền lương
Để phù hợp với khái niệm mới về bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có một yêu cầu mới là phải làm cho tiền lương thực hiện đầy đủ các chức năng của nó. Tất cả có 4 chức năng chủ yếu.
+ Chức năng thước đo giá trị (sức lao động): Đây là một chức năng cơ bản, nó phù hợp với quy luật giá trị. Vì tiền lương phản ánh giá trị sức lao động hao phí, nó là giá cả sức lao động nên theo quy luật giá trị nó phải đảm bảo đúng quy luật giá trị.
+ Chức năng tái sản xuất sức lao động: nhằm duy trì năng lực làm việc lâudài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động.
+ Chức năng kích thích: bảo đảm khi người lao động làm việc có hiệu quả, năng suất cao thì về mặt nguyên tắc tiền lương phải được nâng cao và ngược lại. Để thuận tiện được chức năng này thì đòi hỏi phải thực hiện tốt 2 chức năng đầu.
+ Chức năng tích luỹ: Đảm bảo là tiền lương của người lao động không những duy trì cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc, mà còn để dự phòng cho cuộc sống lâu dài. Khi họ hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc, rủi ro.
Trên đây là một số vấn đề cơ sở lý luận và bản chất kinh tế của tiền lương, ngoài bản chất kinh tế, tiền lương còn mang bản chất xã hội, vì nó gắn liền với người lao động và cuộc sống của họ. Sức lao động con người không giống như các loại hàng hoá khác mà nó là một loại hàng hoá đặc biệt, nó là tổng thể các mối quan hệ xã hội. Do đó khi nghiên cứu, tính toán tiền lương không chỉ tính về mặt thực tế, mà còn phải đề cập và tính toán đầy đủ cả về mặt xã hội của tiền lương.
2. Khái niệm và bản chất của tiền thưởng
2.1. Khái niệm tiền thưởng
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nhằm kích thích người lao động trong việc nâng cao năng suất, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian làm việc.
2.2. Nội dung cơ bản của tổ chức tiền thưởng
Nội dung của việc tổ chức tiền thưởng bao gồm:
*Chỉ tiêu thưởng: là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi hình thức tiền thưởng. Yêu cầu của chỉ tiêu thưởng là phải rõ ràng, chính xác, cụ thể chỉ tiêu thưởng; bao gồm cả nhóm chỉ tiêu về số lượng và chỉ tiêu về chất lượng gắn với thành tích của người lao động và đòi hỏi trong mỗi thời kỳ tổ chức tiền thưởng phải xác định được một hay một số chỉ tiêu thưởng chủ yếu để người lao động có mục tiêu phấn đấu.
* Điều kiện thưởng: Là những cái đưa ra để xác định những tiền ề, chuẩn mực để thực hiện một hình thức tiền thưởng nào đó, đồng thời các điều kiện này còn được dùng để kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu thưởng.
* Nguồn tiền thưởng: Đó là những nguồn tiền có thể được dùng toàn bộ (hay dùng một phần) để trả tiền thưởng cho người lao động. Trong các doanh nghiệp thì nguồn tiền thưởng có thể gồm nhiều nguồn khác nhau như: từ lợi nhuận, từ tiền