Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển.
18 năm kể từ Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vào tháng 11.1993, đánh dấu mốc Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA, nguồn vốn này đã trở thành một phần không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhờ có sự hỗ trợ bởi các khoản vốn và những kinh nghiệm phát triển quý báu từ nguồn ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được cải thiện và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như xã hội, y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Cũng năm đó, sau khi nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, đến nay đã có gần 50 nhà tài trợ đa phương và song phương cùng 350 tổ chức chính phủ với 1.500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam. Đứng đầu trong các quốc gia và tổ chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á với số vốn cam kết chiếm 70 - 80% tổng nguồn vốn ODA hằng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Kể từ đó đến nay, đã có tới 22 tỉ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỉ USD vốn ODA cam kết. Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 15% năm 2007.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, khi điều kiện nguồn vốn của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển ngày càng giảm sút thì nguồn vốn cam kết ODA dành cho Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước.
Nhìn lại 18 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, bức tranh thu hút và sử dụng ODA không phải hoàn toàn là màu hồng. Nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại một số vấn đề.Đó là những trở ngại từ các qui trình thủ tục,đó là việc tốc độ giải ngân còn chậm, năng lực quản lí, tình trạng thất thoát Nguồn vốn ODA đã góp phần đáng kể vào việc đạt được những thành tựu kinh tế xã hội của đất nước.Để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA trong phát triển kinh tế - xã hội cần có những biện pháp cụ thể và toàn diện.Sau đây, nhóm chúng em xin được trình bày vai trò và hạn chế của nguồn vốn ODA đối với Việt Nam trong quá trình sử dụng.
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3472 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò nguồn vốn ODA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 2
1.NGUYỄN PHƯỚC HOÀNG
2.NGUYỄN THỊ MỸ HUỆ
3.NGUYỄN THỊ HUỆ
4.TRẦN MẠNH HƯNG
5.HOÀNG THỊ LAN HƯƠNG
6.LÊ XUÂN HƯỜNG
7.LÊ QUANG HUY
8.LÊ THỊ HUY
9.LÊ THỊ HOÀNG KHOA
10.BÙI VĂN KIỂU
11.PHẠM THỊ ÁI LAN
12.TRẦN THÀNH LÊ
13.NGUYỄN THỊ NGỌC LỆ
14.LÊ THỊ LINH
15.NGUYỄN ĐÌNH LONG
16.PHẠM THÙY MY
17.NGUYỄN TRẦN NHÃ MY
18.PHAN THỊ MY NA
19.ĐOÀN THỊ KIM NGA
20.NGUYỄN THỊ MAI NGA
21.PHẠM THỊ NGỌC NGÂN
22.HỒ TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
23.KIỀU THỊ MỸ NGỌC
24.PHẠM NGUYÊN NGUYÊN
25.NGUYỄN THỊ NHUNG
26.LÊ ĐÌNH NHỰT
27.NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
28.HUỲNH THANH PHONG
29.HỒ THỊ PHƯỢNG
30.HOÀNG LÊ SƠN
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CHUNG
I. NGUỒN GỐC
II. ĐỊNH NGHĨA
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN VỐN ODA
IV. PHÂN LOẠI ODA
1.Căn cứ vào tính chất tài trợ:
2. Căn cứ vào mục đích sử dụng:
3.Căn cứ vào điều kiện để nhận ODA:
4. Căn cứ vào nhà tài trợ:
V. Ý NGHĨA CỦA NGUỒN VỐN ODA
VI. TÁC ĐỘNG CẢU ODA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.Tác động tích cực
2. Những hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng ODA
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ODA
I. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ODA
1. Các nhà tài trợ và lĩnh vực ưu tiên tài trợ cho Việt Nam
1.1. Các nhà tài trợ:
1.2. Những lĩnh vực ưu tiên tài trợ
2. Tình hình giải ngân vốn ODA của Việt Nam
3. Tình hình huy động ODA trong thời gian qua
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA
1. Cơ sở pháp lý của việc quản lý và sử dụng ODA
2. Tình hình quản lý và sử dụng ODA.
2.1 Tình hình quản lý ODA
2.2 Sử dụng ODA của Việt Nam về cơ bản có hiệu quả
III. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ODA VÀ BÀI HỌC RÚT RA.
1. Nguyên nhân thành công.
2.Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
3. Một số bài học rút ra.
CHƯƠNG 3:HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
I. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA HIỆN NAY.
1. Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm.
2. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm
3. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về vốn ODA
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng ODA rút ra được từ một số nước.
1.1. Xác định chiến lược sử dụng ODA.
1.2. Vai trò quản lý của Nhà Nước.
1.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
2.1. Cần năng động trong nhận thức về ODA.
2.2. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chiến lược thu hút vốn và quản lý sử dụng ODA.
2.3. Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cho các khu vực nghèo đói .
2.4. Hoàn thiện môi trường pháp lý đối với quản lý ODA và quà trình phân công, phân cấp ra quyết định trong qui trình dự án
2.5. Hoàn thiện hơn nữa công tác kế hoạch hoá.
2.6. Nâng cao công tác thông tin và theo dõi dự án ODA.
2.7. Tăng cường công tác kiểm tra , kiểm soát các dự án ODA.
2.8. Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA.
KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển.
18 năm kể từ Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vào tháng 11.1993, đánh dấu mốc Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA, nguồn vốn này đã trở thành một phần không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhờ có sự hỗ trợ bởi các khoản vốn và những kinh nghiệm phát triển quý báu từ nguồn ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được cải thiện và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như xã hội, y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo...
Cũng năm đó, sau khi nối lại quan hệ với các định chế tài chính quốc tế, đến nay đã có gần 50 nhà tài trợ đa phương và song phương cùng 350 tổ chức chính phủ với 1.500 chương trình, dự án dành cho Việt Nam. Đứng đầu trong các quốc gia và tổ chức trên là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á với số vốn cam kết chiếm 70 - 80% tổng nguồn vốn ODA hằng năm mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam. Kể từ đó đến nay, đã có tới 22 tỉ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỉ USD vốn ODA cam kết. Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 15% năm 2007. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, khi điều kiện nguồn vốn của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển ngày càng giảm sút thì nguồn vốn cam kết ODA dành cho Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhìn lại 18 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, bức tranh thu hút và sử dụng ODA không phải hoàn toàn là màu hồng. Nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại một số vấn đề.Đó là những trở ngại từ các qui trình thủ tục,đó là việc tốc độ giải ngân còn chậm, năng lực quản lí, tình trạng thất thoát…Nguồn vốn ODA đã góp phần đáng kể vào việc đạt được những thành tựu kinh tế xã hội của đất nước.Để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA trong phát triển kinh tế - xã hội cần có những biện pháp cụ thể và toàn diện.Sau đây, nhóm chúng em xin được trình bày vai trò và hạn chế của nguồn vốn ODA đối với Việt Nam trong quá trình sử dụng.
CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CHUNG
I. NGUỒN GỐC
Ảnh: Minh họa
Đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc cũng là thời điểm mở đầu cho một cuộc chiến mới kéo dài gần nửa thế kỷ, đó là chiến tranh lạnh giữa phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ. Hai cường quốc này thực thi nhiều biện pháp, đặc biệt là về kinh tế để củng cố hệ thống đồng minh của mình.
Đối với Hoa Kỳ, nền kinh tế không những không bị tàn phá mà ngày càng giàu có nhờ chiến tranh. Năm 1945, GNP của Hoa Kỳ là 213,5 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với 125,8 tỷ USD của năm 1942 và chiếm 40% tổng sản phẩm toàn thế giới. Ở thái cực khác, các nước đồng minh của Hoa Kỳ lại chịu tác động nặng nề của cuộc chiến tranh. Sự yếu kém về kinh tế của các nước này khiến Hoa Kỳ lo ngại trước sự mở rộng nhanh chóng của phe Xã hội chủ nghĩa. Để ngăn chặn sự phát triển đó, giải pháp quan trọng lúc bấy giờ là giúp các nước tư bản sớm hồi phục kinh tế. Năm 1947, Hoa Kỳ triển khai kế hoạch Marshall, thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) để viện trợ cho các nước Tây Âu. Từ năm 1947 đến 1951, Hoa Kỳ viện trợ cho các nước Tây Âu tổng cộng 12 tỷ USD (tương đương 2,2% GNP của thế giới và 5,6% GNP của Hoa Kỳ lúc bấy giờ).
Về phía mình, Liên Xô cũng sử dụng biện pháp trợ giúp kinh tế để củng cố và gia tăng số lượng các nước gia nhập phe Xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần quốc tế vô sản, Liên Xô đã tài trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới, từ các nước ở châu Âu, châu Á, đến các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, tổng số tiền các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa còn nợ Liên Xô lên đến con số khổng lồ, quy đổi thành khoảng 120 tỷ USD.
Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước xã hội chủ nghĩa được xem như là các khoản ODA đầu tiên. Mặc dù, mục tiêu chính của các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng quan trọng giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, xã hội. Trong những năm 1960, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nước giàu đối với sự phát triển của các nước đang phát triển, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển. Trong bản báo cáo đầu tiên của mình, DAC đã sử dụng thuật ngữ “Offical Development Assistance”, với nghĩa là sự trợ giúp tài chính có ưu đãi của các nước phát triển cho các nước đang phát triển.
II. ĐỊNH NGHĨA
ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance -Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức là nguồn tài chính mang tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội gồm các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ mà các nước thế giới thứ ba nhận được từ chính phủ của một nước phát triển (gọi là viện trợ song phương) hoặc từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB ( gọi là viện trợ đa phương).Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA có thể ràng buộc (phải chi tiêu ở nước cấp viện trợ) hoặc không ràng buộc (có thể chi tiêu ở bất cứ nơi nào) hoặc có thể ràng buộc một phần (một phần chi ở nước cấp viện trợ, phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào).
Hỗ trợ phát triển chính thức là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
Một khoản tài trợ được coi là ODA nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện sau:
Một là: Được các tổ chức chính thức hoặc đại diện của các tổ chức chính thức cung cấp. Tổ chức chính thức bao gồm các nhà nước mà đại diện là Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và các tổ chức phi chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Hai là: Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; các vấn đề xã hội như tạo việc làm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nan xã hội; cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thể chế,…
Ba là: Thành tố hỗ trợ (Grant element) phải đạt ít nhất 25%. Thành tố hỗ trợ còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính ưu đãi của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố: lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ trong năm và tỷ lệ chiết khấu.
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN VỐN ODA
Nguồn vốn ODA có những đặc điểm dưới đây:
- Một là, ODA là nguồn vốn vay ưu đãi, không phải vốn vay mang tính thương mại, nên trong tổng số vốn vay bao giờ cũng có hai phần. Một phần là cho không, chiếm ít nhất 25%, còn lại là phần vay ưu đãi với lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình 1-2%/ năm), hoặc không lãi suất, thời gian trả nợ dài hạn (25-40 năm), kèm theo thời gian ân hạn (08-10 năm). Ví dụ, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho Việt Nam vay 55 triệu USD năm 2004 để "phát triển giáo dục trung học cơ sở", với thời hạn 32 năm, 8 năm ân hạn, lãi suất 1%/ năm trong thời gian ân hạn và 1,5%/ năm trong thời gian sau đó.
- Hai là, các nước nhận ODA phải là những nước có thu nhập dưới mức trung bình tính theo chuẩn của Liên hiệp quốc hay còn gọi là các nước đang phát triển. Năm 2005 theo tài liệu của UNDP, hiện nay có 20% dân số thế giới sống mỗi ngày chỉ có 1USD. Do vậy, ODA chủ yếu dùng để phát triển kinh tế, xã hội thuần tuý và không mang tính lợi nhuận nhằm để giúp các nước đang phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất bằng ODA là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội, y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, ô nhiễm môi trường.
- Ba là, nhà tài trợ chính ODA là các nước thuộc nhóm OECD. Đây là nhóm những nước phát triển nhất thế giới, cũng như các tổ chức phi chính phủ như UNDP, WB, ADB, IMF và các tổ chức khác thì cũng do nhóm các nước này chi phối, đóng góp và có ảnh hưởng lớn.
- Bốn là, ODA không ổn định, khối lượng có xu hướng giảm.Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính.
- Năm là, ODA do chính nước nhận viện trợ quản lý và sử dụng nhưng luôn có sự giám sát từ phía nhà tài trợ, tuy nhiên sự giám sát này không trực tiếp. Chính vì nguyên nguyên nhân này mà ODA đôi khi sử dụng kém hoặc không hiệu quả nếu như nước tiếp nhận ODA thiếu hoặc chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc quản lý và sử dụng nguồn viện trợ này sao cho hiệu quả. Hơn nữa, cùng với sự ưu đãi từ nguồn viện trợ này như việc vay ưu đãi với lãi suất thấp, chỉ bằng 1/10 so với vốn vay thông thường và một phần cho không, thời gian trả nợ dài gồm cả thời gian ân hạn là 40-50 năm. Điều kiện ưu đãi này đã dẫn đến một số người có tư tưởng xem nhẹ hiệu quả sử dụng ODA với tư cách là khoản vay cần phải trả nợ. Thực tế điều này đã xảy ra với một số nước châu Phi như Cộng hoà dân chủ Cônggô hoặc vụ án PMU 18 ở Việt Nam vừa qua.
- Sáu là, ODA có quá nhiều nhà tài trợ trong khi ít chú trọng đến sự phối hợp. Điều này gây ra khó khăn và quá tải về năng lực của bộ máy công quyền cho nước nhận viện trợ về thủ tục cũng như sự phối kết hợp giữa nhiều các nhà tài trợ với nhau về cùng một lĩnh vực, một dự án, một công trình trong cùng một nước. Đôi khi dẫn đến sự trùng lặp về đòi hỏi từ phía các nhà tài trợ. Điển hình là vùng cận chính phủ khác; Etopia nhận viện trợ 37 nhà tài trợ trong năm 2003. Sahara châu Phi phải giao dịch với hơn 30 nhà tài trợ, hàng tá các tổ chức phi Mỗi nhà tài trợ mang đến hàng tá dự án; Việt Nam cũng vậy với hàng chục, hàng trăm các nhà tài trợ song phương, đa phương và tổ chức phi chính phủ khác.
- Bảy là, ODA phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới. Những năm gần đây khu vực châu Á chiếm tỷ lệ ODA cao nhất do đạt được tốc tăng trưởng kinh tế cao và ổn định như Trung Quốc và Ấn Độ.
Việt Nam hiện vẫn là nước đang phát triển với thu nhập đầu người dưới 1200 USD/ năm, nên Việt Nam cũng là một trong những nước nhận viện trợ nguồn vốn ODA hàng năm.
- Tám là, thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định (ODA có thể ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật.)
- Chín là, có khả năng gây nợ (Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.)
Từ những phân tích về các đặc điểm của nguồn vốn ODA ở trên, ta có thế thấy nguồn vốn ODA vừa mang tính nhân đạo - xã hội do có phần viện trợ không hoàn lại, tính kinh tế do có phần lãi suất ưu đãi và tính chính trị do kèm theo các điều kiện ràng buộc. Hơn nữa, chúng ta hiểu được rõ hơn rằng nguồn vốn ODA không phải là một dạng cho không như nhiều người vẫn hiểu nhầm, mà là một một dạng vốn cho vay có ưu đãi. Qua đó, chúng ta cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn này sao cho có hiệu quả nhất, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng; nếu không, chúng ta không những không biết tận dụng nguồn vốn này để phát triển được nền kinh tế của đất nước mình mà còn có nguy cơ trở thành ‘con nợ” của các nước phát triển, dẫn đến bị phụ thuộc cả về kinh tế và chính trị.
IV. PHÂN LOẠI ODA
Có nhiều cách phân loại ODA:
1.Căn cứ vào tính chất tài trợ:
- ODA không hoàn lại: Là hình thức ODA mà nước tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.
- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
- ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
2. Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Hỗ trợ cơ bản: Là loại ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đường sá, cầu, cảng,…. Loại ODA này thường là các khoản vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại ODA được thực hiện nhằm chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Loại ODA này thường là ODA không hoàn lại.
3.Căn cứ vào điều kiện để nhận ODA:
- ODA không ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại không kèm theo những điều khoản ràng buộc liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ.
- ODA có ràng buộc: Là khoản ODA bằng vốn vay hoặc không hoàn lại có kèm theo các điều kiện liên quan đến cung cấp và mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ một số nhà cung cấp hoặc quốc gia nhất định do nhà tài trợ quyết định.
4. Căn cứ vào nhà tài trợ:
- ODA song phương: Là loại ODA được Chính phủ một nước tài trợ trực tiếp cho Chính phủ nước khác.
- ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước.
- ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi chính phủ cung cấp.
V. Ý NGHĨA CỦA NGUỒN VỐN ODA
Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của mình. Vai trò tích cực của vốn ODA được thể hiện trên các giác độ cơ bản như:
- ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10-30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy, Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá. Những cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi nguồn vốn ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 0,5%.
- ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình.
- ODA giúp các nước đang phát triển xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói, giảm nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Nếu được sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ và giảm 0,9% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Và,