Đề tài Vấn đề an toàn lao động tại phân xưởng hàn

An toàn lao động là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động sản xuất. Hàng năm những tai nạn lao động cướp đi rất nhiều sinh mạng của rất nhiều người. Làm tổn hại sức khoẻ, để lại những di chứng lâu dài do lao động trong những điều kiện không đảm bảo. Do vậy nghiên cứu về vấn đề an toàn lao động tại tất cả các nghành nghề, các lĩnh vực sản xuất cần được chú trọng. Đưa ra được những nguyên nhân, và phương pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của điều kiện lao động xấu tới con người và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Sau đây em xin trình bày về vấn đề an toàn lao động tại phân xưởng hàn khi làm việc ở phân xưởng hàn. -Phần trình bày bao gồm :  Đặc điểm lao động tại phân xưởng hàn và những điều kiện lao động xấu.  Nguy hiểm và những tai nạn thường xảy ra với người lao động.  Những đề xuất đảm bảo lao động an toàn trong phân xưởng.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3449 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề an toàn lao động tại phân xưởng hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu An toàn lao động là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động sản xuất. Hàng năm những tai nạn lao động cướp đi rất nhiều sinh mạng của rất nhiều người. Làm tổn hại sức khoẻ, để lại những di chứng lâu dài do lao động trong những điều kiện không đảm bảo. Do vậy nghiên cứu về vấn đề an toàn lao động tại tất cả các nghành nghề, các lĩnh vực sản xuất cần được chú trọng. Đưa ra được những nguyên nhân, và phương pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của điều kiện lao động xấu tới con người và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Sau đây em xin trình bày về vấn đề an toàn lao động tại phân xưởng hàn khi làm việc ở phân xưởng hàn. -Phần trình bày bao gồm : Đặc điểm lao động tại phân xưởng hàn và những điều kiện lao động xấu. Nguy hiểm và những tai nạn thường xảy ra với người lao động. Những đề xuất đảm bảo lao động an toàn trong phân xưởng. Phần I Đặc điểm lao động tại phân xưởng hàn và những điều kiện lao động xấu 1.Đặc điểm về lao động tại phân xưởng. - Lao động tại phân xưởng hàn là lao động đơn điệu, thực hiện công việc ráp nối các phần tử kim loại bằng cách nung nóng chỗ hàn đến trạng thái chảy hay dẻo. -Hàn là quá trình lao động chân tay, và người thực hiện cần hiểu biết về kỹ thuật và công nghệ hàn. -Lao động tại phân xưởng trong đặc điểm có thông gió, chiếu sáng. -Lao động trong phân xưởng hàn với nhiều tư thế như đứng, ngồi, nằm…. -Chế độ nghỉ ca trong lao động. 2.Những điều kiện lao động xấu. -Điều kiện lao động là những yếu tố tự nhiên, kỹ thuật mà thông qua các phương tiện lao động, quy trình công nghệ, môi trường,… nó tác động qua lại với người lao động do đó những điều kiện lao động trong phân xưởng hàn có thể có những tác động xấu tới người lao động. Những điều kiện lao động xấu trong phân xưởng hàn đó là : Yếu tố môi trường tác động đến con người bằng bản chất vật lý của chúng như nhiệt độ, độ ẩm, bụi…. Các yếu tố khi tác động đến con người bằng phản ứng hoá học với cơ thể như các loại khí sinh ra khi hàn Yếu tố về tổ chức như thời gian làm việc kéo dài, làm việc ca đêm Tư thế trong lao động. Hàn phải lao động trong nhiều tư thế khác nhau. Cường độ và yêu cầu công việc khó khăn đối với người lao động Công việc tuy đơn giản không nặng nhọc nhưng đơn điệu Thiết bị lao động khi thiết kế hoặc bố trí gây bất lợi về mặt tâm lý cho người lao động Thiếu các biện pháp chú ý đến sức khoẻ người lao động như chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng, chăm sóc khám bệnh. Phần II Nguy hiểm và những tai nạn thường xảy ra với người lao động 1.Tai nạn lao động ? -Là những rủi ro tác động từ bên ngoài vào người lao động làm thay đổi sức khoẻ của họ. Tai nạn có thể làm chấn thương một phần hay toàn bộ cơ thể, để lại di chứng hoặc làm thay đổi khả năng lao động của người lao động. Tai nạn lao động có thể gây chết người. 2.Nguy hiểm và những tai nạn thường xảy ra. Nguy hiểm do nhiệt -Hàn là quá trình nối ghép kim loại bằng cách nung nóng chỗ hàn nên nhiệt độ trong hàn rất cao. Nhiệt độ để làm nóng chảy thép có thể từ vài trăm đến hàng nghìn độ C. Do đó người lao động có khả năng bị bỏng do nhiệt độ cao. -Trong hàn hồ quang có thể bị bỏng do que hàn, bị bỏng do mối hàn đang nóng đỏ, bỏng do vật liệu hàn là kim loại nên truyền nhiệt nhanh, lớn. Nếu người lao động không cẩn thận tiếp xúc với những nới có nhiệt độ cao sẽ gây bỏng. -Trong hàn khí axetilen thì ngọn lửa có nhiệt độ cao lên đến vài nghìn độ C, nếu không cẩn thận hoặc do bất cẩn người lao động có thể bị ngọn lửa làm bỏng, hoặc cháy quần áo, thiết bị bảo hộ dễ cháy. -Bỏng còn có thể do các tia lửa trong quá trình hàn bắn vào người Nguy hiểm do khí độc và bụi -Trong quá trình hàn hồ quang có các loại khí sinh ra, có thể gây nguy hiểm cho người lao động hít phải những loại khí này. -Quá trình hàn khí axetilen, oxy và axetilen cháy cũng sinh ra những sản phẩm khí độc hại với người lao động. -Hàn sinh ra các loại khí như , bụi silic, bụi mangan, bụi oxit kẽm… -Khi người lao động lao động trong điều kiện đó sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ, có thể bị các bệnh về hô hấp. -Khí độc xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, các chất đi vào phổi, máu gây nhiễm độc cơ thể, có đến 95% ngộ độc hay người lao động bị nhiễm độc là qua đường hô hấp này -Khí độc có thể gây ngạt, bởi khí này sẽ làm giảm lượng oxy trong không khí nơi người lao động làm việc, gây chóng mặt, buồn nôn và rối loạn hành vi, khi độc có thể gây mê và gây tê, nồng độ lớn có thể suy giảm hệ thống thần kinh trung ương và gây tử vong. -Về lâu dài các khi độc có thể gây ung thư như ung thư da, ung thư phổi, ung thư mũi, viêm xoang. Nguy hiểm do vấn đề tổ chức, thời gian làm việc. -Người lao động có thể bị nguy hiểm do làm việc liên tục, trong khi đặc điểm công việc hàn là đơn điệu. Chỉ thực hiện động tác hàn, sự đơn điệu này ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương gây ra căng thẳng tâm lý và gây tai nạn lao động -Nguy hiểm do làm việc ca đêm, trái với nhịp sinh học của cơ thể con người. Người lao động có thể không tập trung gây ra tai nạn. -Nguy hiểm nếu không có chế độ nghỉ ngơi giữa ca, chế độ ăn ca đảm bảo sức khoẻ trong một ca lao động. Nguy hiểm do tư thế lao động. -Người lao động tại phân xưởng hàn phải thực hiện công việc trong nhiều tư thế khác nhau như đứng để hàn các chi tiết tầm cao trung bình, ngồi để hàn các chi tiết ở thấp, hay hàn các chi tiết nằm trên trần phải ngửa mặt lên cao, thậm chí hàn trong tư thế nằm, hàn ở những nới chật chội, bàn đường ống, hàn phải trèo lên cao….. Do đó việc thay đổi tư thế và có những tư thế hàn dễ gây nguy hiểm cho người lao động. Nguy hiểm do thiết bị bảo hộ -Thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động không đảm bảo chất lượng, yêu cầu. quần áo găng tay không vừa với người lao động sẽ gây khó khăn trong thực hiện động tác, hoạt động không chĩnh ác sẽ gây tai nạn cho người lao động. Nguy hiểm do sử dụng thiết bị áp lực. -Trong hàn khí sử dụng thiết bị áp lực là khí nén oxy và axetilen do đó có thể dẫn đến những nguy hiểm khi sử dụng thiết bị này. -Nguy cơ nổ hoặc cháy nổ, đó là hiện tượng áp suất trong thiết bị tăng vượt quá khả năng chịu đựng của thiết bị. Nổ để cân bằng lại áp suất và nó sẽ phá huỷ thiết bị ở chỗ có sức bền yếu nhất. Nổ làm hỏng thiết bị và gây thương tích cho người lao động, môi chất là khí oxy và axetilen dễ cháy tràn ra ngoài, gặp nguồn nhiệt nóng từ các mối hàn sẽ gây cháy. Nổ với áp suất cao còn sinh ra bỏng ngay cả khi môi chất có nhiệt độ thấp, bỏng với ấp suất cao còn nguy hiểm hơn bỏng ở áp suất thường. -Nguy cơ rò rỉ, đó là do các mối nối giữa các thiết bị, rò rỉ làm môi chất rò ra môi trường, khí axetilen có thể làm ô nhiễm vùng không khí rộng lớn, gây nguy hiểm. Rò rỉ là khó phát hiện nên càng nguy hiểm hơn. Nguy hiểm do điện. -Hàn hồ quang sử dụng điện nên dễ gây nguy hiểm cho người lao động. -Khi con người tiếp xúc với điện, cơ thể như một dây dẫn, dòng điện chạy qua cơ thể người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển giác quan bên trong, làm tê liệt cơ, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp. Cho tiếp xúc sẽ thấy nóng và có cảm giác tê tê. -Người có điện trở thay đổi dao động từ 600Ω đến vài chục KΩ, và nó phụ thuộc vào trị số dòng điện tiếp xúc. Ví dụ dòng điện 0.1mA thì điện trở cơ thể người khoảng 500KΩ, khi dòng điện 10mA thì chỉ còn 8KΩ đó là do sự đốt nóng của dòng điện nước của cơ thể giảm xuống và điện trở giảm. -Do vậy người lao động có thể bị những tai nạn về điện khi sử dụng các thiết bị hàn hồ quang. Tai nạn về điện có thể gây chấn thương như phá huỷ các mô của cơ thể như ở da, một số phần mềm khác hoặc ở xương, bỏng điện do tác dụng của hồ quang điện. Nguy hiểm do các vấn đề về tâm lý, về sức khoẻ, chế độ nghỉ ngơi, chế độ đãi ngộ. -Sự chịu tải và sức căng thẳng trong lao động. Người lao động ngoài chịu sự tổn hao năng lượng còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác của quá trình lao động như yêu cầu về thời gian hoàn thành, yếu tố tổng hợp của môi trường lao động như bụi, khí, chiếu sáng, yêu cầu về chất lượng mối hàn….sẽ tác động tới tâm lý của người lao động. Quá trình nghỉ ngơi của công nhân cũng ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của cơ thể, cơ bắp, hệ thần kinh do đó dẫn đến chịu tải và căng thẳng trong lao động. -Căng thẳng về tâm lý thể hiện qua tâm trạng, cảm xúc của người lao động nó sẽ ảnh hưởng tới trí nhớ, khẳ năng tư duy để vận hành thiết bị. -Sự hoạt động không bình thường của cơ bắp sẽ dẫn đến sai lệch thao tác, lệch mối hàn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý người lao động, dễ gây ra tai nạn khi lao động trong tâm lý đó. Nguy hiểm do bản thân người lao động. -Đó là sự sai phạm trong quá trình lao động do người lao động gây ra. Người lao động có thể không hoàn thành một yêu cầu cho trước, sự sai phạm này dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ nào đó. Những sai phạm có thể xảy ra là : - Do lần đầu thực hiện công việc - Hành động không phù hợp với công việc - Quyết định sai về lựa chọn phương pháp và thông số hàn - Nhận thông tin sai khi thực hiện công việc - Thực hiện không chính xác công việc - Sao nhãng trong khi đang làm việc. Phần III Những đề xuất đảm bảo lao động an toàn tại phân xưởng hàn -Với những nguy hiểm có thể gặp trong quá trình lao động tại phân xưởng hàn ta đi tìm nguyên nhân và đưa ra các phương án khắc phục, hạn chế thấp nhất khả năng gây nguy hiểm để đảm bảo an toàn trong lao động. -Tổ chức lao động có khoa học, đó là tìm ra sự thích ứng giữa kỹ thuật, thiết bị môi trường với khả năng lao động của con người về phương diện giải phẫu sinh lý, tâm lý để đảm bảo an toàn trong lao động -Từ khâu thiết kế bố trí nhà xưởng, máy móc thiết bị phải phù hợp với phương pháp lao động của công việc hàn. 1.Đảm bảo các biện pháp về kỹ thuật an toàn cơ bản. Các biện pháp tính đến yếu tố con người. -Khi thao tác lao động phải nhẹ nhàng, trình tự công việc phải dễ nhớ. Không tạo ra quá căng thẳng trong làm việc, vì hàn là công việc đơn điệu nên đặc biệt cố gắng tránh hậu quả xấu do lao động đơn điệu. -Đảm bảo công việc phù hợp với đa phần người lao động, hoặc tuyển lao động phù với với yêu cầu công việc cần thực hiện. -Cần chú ý về ánh sáng và mầu sắc thiết kế, nhà xưởng để làm giảm sự mệt mỏi của mắt, trong hàn vấn đề thị lực và mắt rất quan trọng để tạo ra một mối hàn chính xác và đẹp, chất lượng. Thiết bị che chắn an toàn. -Che chắn để cách ly vùng nguy hiểm đối với người lao động và làm giảm tác hại do sự cố gây ra. -Che chắn giúp đảm bảo sức khoẻ của người lao động do những ảnh hưởng xấu của điều kiện lao động gây ra. Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa quá tải. -Mục đích là để ngăn chặn sự cố xấu xảy ra khi thiết bị hay quá trình công nghệ đang hoạt động. Những sự cố xảy ra có thể do quá tải, do nhiệt độ hay các thông số vượt qua giá trị an toàn. -Đặc điểm của các thiết bị và cơ cấu phòng ngừa quá tải là phải có độ tin cậy khi làm việc, dễ dàng khôi phục lại hoạt động sau khi quá tải. Tín hiệu an toàn. -Nhằm báo hiệu cho người lao động sự cố có khả năng xảy ra để phòng tránh và có biện pháp xử lý cho an toàn trở lại. -Tín hiệu có thể bằng ánh sáng, âm thanh hoặc hình vẽ, tín hiệu an toàn phải làm sao cho người lao động dễ nhận biết và tin cậy khi hoạt động. Khoảng cách và kích thước an toàn. -Là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và phương tiện hay thiết bị hoặc khoảng cách giữa chúng với nhau. Ví dụ khoảng cách giữa người hàn, vật hàn với máy hàn, khoảng cách giữa các máy hàn với nhau…. - Khoảng cách này tuỳ thuộc vào mặt công nghệ và các loại máy hàn, mục đích hàn khác nhau mà quy định. Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa. -Là biện pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi vùng nguy hiểm, độc hại đồng thời tăng được năng suất lao động, ví dụ ta có thể sử dụng các rôbốt hàn tại những vị trí khó hàn, nguy hiểm cao đối với người lao động. -Các hệ thống tự động như cầu chì, rơle điện, van khoá, van 1 chiều cho thiết bị áp lực……… Phương tiện bảo hộ cá nhân. -Có kết cấu và vật liệu chế tạo phù hợp với công việc, với tính chất hàn, với vật liệu hàn, công nghệ hàn. -Trang thiết bị bảo hộ phải hạn chế tối đa các yếu tố gây hại đến cơ thể người lao động phát sinh từ công việc nhưng không được hạn chế đến khả năng lao động của người lao động. Kiểm nghiệm và dự phòng thiết bị. -Kiểm nghiệm thiết bị về độ bền, độ tin cậy để đánh giá về chất lượng của chúng trước khi sử dụng. Những thiết bị máy mới hay sau khi sửa chửa cần phải kiểm tra bên ngoài sau đó mới kiểm tra chạy không tải và mới kiểm tra làm việc thử. -Kiểm tra an toàn trước mỗi ca làm việc, tuân thủ chế độ giao ca. -Định kỳ kiểm tra thiết bị sau một thời gian làm việc, nhất là với các thiết bị áp lực và các thiết bị điện. 2.Yêu cầu về thiết kế mặt bằng phân xưởng và nhà xưởng. -Phân xưởng nên đặt xa vùng dân cư, có khoảng cách từ 50m trở lên đến 1000m. -Phân xưởng phải có đường đi bằng phẳng, dễ thoát nước và rộng ít nhất là 3,5m. Khu vực chứa vật liệu và chất thải khi hàn không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. -Các phân xưởng cách nhau ít nhất 20m, lối đi giữa các phân xưởng rộng ít nhất 2,5m. Đảm bảo lối đi vào, đi ra cho xe cứu hoả. -Không gian tối thiểu của phân xưởng phải lớn hơn 14m/ người và có diện tích > 4 – 5m / người. -Đạt các tiêu chuẩn về chiếu sáng và thông gió và các chỉ tiêu về vệ sinh lao động. -Khoảng cách giữa các thiết bị ít nhất là 1m, thiết bị dễ gây nguy hiểm thì là 2m. -Kích thước cửa sổ và cửa ra vào phân xưởng bố trí phụ thuộc vào số người lao động, sao cho khi có sự cố thì người lao động thoát ra được nhanh nhất, cửa ra vào phải có xu hướng mở ra ngoài. 3.Yêu cầu về thông gió. -Trong quá trình lao động vùng không khí có những độc hại tác dụng vào con người, nhiều khi vượt quá khả năng chịu đựng. Vì vậy ta cần làm sạch không khí, đảm bảo điều kiện phù hợp với sức khoẻ của con người. Và người ta chọn phương pháp thông gió để đưa không khí độc ra ngoài và đưa không khí trong lành vào môi trường làm việc. -Yêu cầu chung : Lưu lượng của không khí vào để thông gió phải làm sao để đảm bảo được nồng độ các chất độc hại trong vùng làm việc phải đảm bảo dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Xử lý không khí vào đạt tiêu chuẩn về khí hậu trong vùng làm việc. a.Về lưu lượng. - Phụ thuộc vào yêu cầu của vùng không khí cần được thông gió: Để giải phóng nhiệt lượng thừa trong vùng sản xuất:  -Trong đó  là nhiệt độ cần phải giải phóng - và là nhiệt độ vào và ra của dòng không khí Thải lượng không khí có độc:  -Trong đó  là lưu lượng chất độc hại cần phải đưa ra khỏi vùng là việc.  là nồng độ độc hại cho phép và nồng độ độc hại của không khí có ở phòng. là khối lượng riêng của không khí ( ). b.Các biện pháp lọc bụi. -Có nhiều phương pháp lọc bụi trong không khí, thông thường người ta sử dụng các phương pháp sau : Lọc bụi bằng buồn lắng với các vách ngăn Lọc bụi bằng buồng xiclon Lọc bụi bằng sủi bọt Lọc bụi bằng tĩnh điện c.Xử lý nhiệt của không khí đưa vào. -Không khí đưa vào có thể nóng hoặc lạnh hơn so với yêu cầu nên cần được xử lý cho nó có nhiệt độ phù hợp với sức khoẻ con người. -Có thể xử lý nhanh bằng các phương pháp sau : Làm lạnh bằng dàn ống có chứa dòng nước lạnh chảy liên tục, không khí thổi qua sẽ bị lấy bớt nhiệt để có nhiệt độ mong muốn. Làm lạnh bằng hệ thống phun nước, dòng không khí sẽ bị mất nhiệt để làm bốc hơi nước đang phun sương để thành hơi nước. Làm lạnh bằng máy nén – giãn khí : dựa trên nguyên lý giãn nở của dòng khí trong hệ thống khí nén sẽ lấy nhiệt của dòng khí chuyển qua mặt của hệ thống để đạt nhiệt độ mong muốn. Làm lạnh bằng hiệu ứng peltier : đây là cách làm mất nhiệt của không khí khi thổi qua hệ thống pin nhiệt điện sẽ có hiệu ứng 1 đầu lạnh và 1 đầu nóng. d.Thông gió tự nhiên. -Ta có thể sử dụng phương pháp thông gió tự nhiên để đưa không khí vào nhà xưởng. Thông gió tự nhiên là hệ thống thông gió bằng sự vận chuyển không khí từ trong ra ngoài và để dòng không khí tự nhiên chuyển động từ ngoài nhà vào trong nhà. -Khi dùng hệ thống thông gió tự nhiên cần chú ý các vấn đề : Hướng nhà nên có mặt trước nhà đặt vuông góc với hướng luồng gió mùa chính để tạo mặt trước nhà có áp lực dương còn mặt sau nhà sinh áp lực âm sẽ tạo ra hiệu quả thông gió tót nhất. Hướng gió tốt nhất nên từ . Nếu có nhiều ngôi nhà thì các nhà nên đặt cách nhau (1,3-1,5)H, trong đó H là chiều cao của ngôi nhà Không nên có tường ngăn kín giữa các phân xưởng, cao độ mép trên của cửa thông gió nên > 3m e.Thông gió cưỡng bức. -Trong xưởng hàn người ta dùng hệ thống thông gió cưỡng bức để đẩy không khí từ vùng làm việc của người lao động ra ngoài nhằm hạn chế tối đa lượng khí độc hại sản sinh ra từ quá trình hàn, khí cháy ra ngoài. Hệ thống này có thể dùng quạt hút cho công suất cao, dễ dàng điều khiển được tốc độ vào lưu lượng hút. -Cửa lấy gió tuỳ thuộc vào vị trí hàn, đặc điểm của phương pháp hàn mà người lao động có thể điều chỉnh được. -Miệng hút của hệ thống dùng loại chụp hút hở hoặc kín. -Quạt có nhiều loại như kiểu ly tâm, kiểu xoáy ốc, kiểu roto lồng sóc, trục quạt có thể đứng hoặc ngang. Chọn quạt cần căn cứ vào lưu lượng và cột áp. Công suất quạt có quan hệ sau :  Trong đó  là lưu lượng và cột áp của quạt.  là hiệu suất của quạt. -Ống dẫn thường dùng bằng vật liệu không cháy hay khó cháy. Khí hàn sinh ra có nhiệt độ cao nên ống dấn cũng phải bền nhiệt. Hệ thống ống dẫn có thể ngâm tường hoặc treo trên tường nhưng phải đạt được tiêu chuẩn mỹ thuật. Có thể sử dụng tiết diện tròn hoặc vuông cho ống dẫn. Tính tiết diện ngang của ống dẫn :  Trong đó L là lưu lượng của khí qua ống (),  là tốc độ của dòng khí, nếu là ống chính lấy bằng 8-10m/s và nếu là ống phụ lấy 4-6m/s Chiều dày thành ống lấy từ 0,5 – 1,5mm -Không khí được hút ra ngoài phải qua xử lý nhiệt , xử lý khói độc, khí độc trước khi cho thoát ra ngoài khí quyển, ống thải nên đặt ở trên cao, thông thường đặt trên mái nhà xưởng. 4.Yêu cầu về chiếu sáng. Chiếu sáng ảnh hưởng nhiều đến năng suất và an toàn. Chiếu sáng tốt sẽ phân biệt rõ đối tượng lao động để có phản xạ chính xác, đồng thời giảm sự mệt mỏi do sự nhìn của mắt và giảm các bệnh về mắt. Ánh sáng nhìn thấy được là ánh sáng có bước sóng từ 380 - 760 tương ứng với 7 màu của ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng nhìn rõ nhất là màu vàng lục có bước sóng 555, và để đánh giá độ sáng tỏ của các bước sóng khác nhau ta thường lấy chuẩn ánh sáng màu vàng lục để so sánh. -Hệ thống chiếu sáng tự nhiên là hệ thống dùng năng lượng bức xạ của mặt trời vào xưởng qua hệ thống cửa sổ hay cửa mái hoặc cửa sổ cửa mái hỗn hợp, chiếu sáng tự nhiên có giá thành rẻ và có ánh sáng phù hợp với tâm sinh lý của mắt tuy nhiên nó không ổn đinh, phụ thuộc vào mùa và thời gian trong ngày. Cửa sổ chiếu sáng dùng loại 1 tầng, nhiều tầng, cửa sổ liên tục hay gián đoạn, cửa trời chiếu sáng là loại của hình chữ nhât, chữ M, hình thang, hình chỏm cầu hoặc hình răng cưa. -Khi thiết kế chiếu sáng tự nhiên cần tuỳ thuộc vào thiết kế thông gió, thiết kế thoát nhiệt, và thiết kế che mưa nắng của nhà xưởng để có thiết kế thích hợp -Hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Khi dùng chiếu sáng nhân tạo trong sản xuất cần đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tỉnh và phân giải nhanh các vật nhìn của mắt trong quá trình lao động. Dùng điện có thể điều chỉnh được ánh sáng một cách chủ động nhưng lại tốn kém. -Nguồn chiếu sáng nhân tạo có thể đùng đèn dây tóc, đèn huỳnh quang và đèn thuỷ ngân cao áp. -Đèn dây tóc phát sáng theo nguyên lý các vật rắn được nung trên C sẽ phát sáng. Đèn dây tóc nung sáng do chứa nhiều thành phần màu đỏ, vàng gần với quang phổ của màu lửa nên rất phù hợp với tâm sinh lý con người, ngoài ra đèn nung sáng rẻ tiền, dễ chế tạo, dễ bảo quản và sử dụng. Đèn nung sáng phát sáng ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, không phụ thuộc vào tần số dòng điện, có khả năng chiếu sáng tập trung với cường độ thích hợp. Loại đèn này có nhiều loại với công suất từ 1  1500W. Đèn nung sáng có thể phát sáng khi điện áp thấp hơn điện áp định mứ