Mục tiêu bình đẳng giới nói chung vừa là vấn đề quyền con người vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội.
Bài viết này của em xin được trình bày về vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình lao động và tham gia lao động. Hi vọng bài viết này của em có thể làm rõ vấn đề này, từ đó nâng cao được hiểu biết của bản thân em và mọi người xung quanh về vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới giữa các thành viên tỏng gia đình.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4453 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động
MỞ BÀI.
Mục tiêu bình đẳng giới nói chung vừa là vấn đề quyền con người vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội.
Bài viết này của em xin được trình bày về vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình lao động và tham gia lao động. Hi vọng bài viết này của em có thể làm rõ vấn đề này, từ đó nâng cao được hiểu biết của bản thân em và mọi người xung quanh về vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là bình đẳng giới giữa các thành viên tỏng gia đình.
BÀI LÀM
I, Khái niệm bình đẳng giới.
Để tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới, trước hết ta phải tim hiểu một số khái niệm có liên quan.
Trước hết, cần phải hiểu khái niệm giới. Theo hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, có thể hiểu giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Khải niệm này cũng tương đồng với khái niệm và giới được quy định trong Luật bình đẳng giới, khoản 1 Điều 5 Luật bình đẳng giới quy định: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau trong các quan hệ xã hội. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
Tiếp theo là khái niệm về bình đẳng giới. Theo quy định tại khoản 3 Điều Luật bình đẳng giới, “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
Mục tiêu của bình đẳng giới theo Luật bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
II, Nội dung bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia thị trường lao động.
1, Cơ sở pháp lí.
Công ước CEDAW là Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18/12/1979 và chính thức có hiệu lực từ ngày 3/9/1981, sau khi nước thứ 20 thông qua với tư cách một văn kiện quốc tế tổng hợp nhất về quyền con người của phụ nữ. Đến nay, theo Uỷ ban CEDAW, đã có 186 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia công ước vào 29/7/1980 phê chuẩn vào 27/11/1981. Vấn đề đảm bảo bình đẳng giới trong lao động đã được công ước CEDAW ghi nhận tại Điều 11 Công ước, theo đó: “Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ …”.
Pháp luật nước ta và đặc biệt là Hiến pháp 1992 cũng đã ghi nhận nhưng quy định nhằm đảm bảo bình đẳng giữa lam và nữ trong lao động và việc làm. Cụ thể, Điều 63 Hiến pháp 1992 có nội dung quy định: “Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.”
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm cũng đã được ghi nhận ngay trong Bộ luật lao động nước ta. Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”.
Đặc biệt, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Luật Bình đẳng giới tiếp tục thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nam và nữ; đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cụ thể hoá và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người và bình đẳng giới mà Việt Nam là thành viên.
2, Xuất phát từ thực tiễn.
Bất bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay có tác động xấu đối với sự phát triển của xã hội, một mặt nó vừa là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng nghèo đói; mặt khác nó là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường tạo ra những hệ luỵ không nhỏ đó là: nghèo đói, bệnh tật và những nỗi cực khổ khác và đặc biệt gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội.
Trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (đặc biệt lĩnh vực lao động – việc làm) xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng từ những tư tưởng định kiến giới trọng nam khinh nữ trong xã hội, quan điểm văn hóa truyền thống mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của nhà nước trong việc cải thiện sự bất bình đẳng giới. Điều đó dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Sự phân bổ nam nữ lao động trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động và vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt. Ngoài ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như nước sạch, giao thông và thị trường, nguồn vốn… , điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ.
Tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động – việc làm của Việt nam hiện nay, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình cũng không năm ngoài tình trạng chung của thế giới. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng giới trong lao động – việc làm ở nước ta khá đặc thù, chủ yếu xuất phát từ các quan niệm và định kiến tồn tại trong xã hội và các quan điểm truyền thống. Đó là những quan niệm và định kiến xã hội phong kiến tồn tại từ hàng ngàn năm trước về địa vị, giá trị của giới nữ trong gia đình cũng như xã hội mà không dễ dàng thay đổi. Theo đó, nam giới, người đàn ông trong gia đình có quyền tham gia công việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội, còn phụ nữ trông nom việc nhà, con cái. Nam giới có toàn quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đình, nữ giới thừa hành, phục vụ chồng con. Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bất kỳ quyền định đoạt gì kể cả đối với bản thân. Điều đó thể hiện sự đề cao tuyệt đối giá trị của nam giới đồng thời phủ nhận hoàn toàn giá trị nữ giới
3, Nội dung bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động.
Ta có thể tìm hiểu nội dung bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia vào thị trường lao động dựa vào các quy định tại Luật bình đẳng giới.
Về vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình, Điều 18 Luật bình đẳng giới quy định:
“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.”.
Từ quy định này có thể thấy, giữa các thành viên trong gia đình, giữa vợ chồng, giữa con trai và con gái phải đảm bảo vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động.
- Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ lao đồng và tham gia vào thị trường lao động, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung và sử dụng tài sản đó phục vụ quá trình lao động và tham gia vào thị trường lao động.
- Giữa con trai và con gái trong gia đình phải được đảm bảo điều kiện như nhau trong lao động và tham gia vào thị trường lao động, được tạo điều kiện như nhau để học tập, trau dồi kiến thức và các kĩ năng để có thể tham gia vào thị trường lao động.
- Ngoài ra, làm các công việc trong gia đình cũng là lao động, các thành viên nam, nữ trong gia đình có nghĩa vụ chia sẻ, giúp đỡ nhau làm công việc của gia đình.
Để đảm bảo bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia thị trường lao động. Trước tiên cần phải đảm bảo được bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động và tham gia thị trường lao động.
Về vấn đề bình đẳng giới trong lao động và tham gia thị trường lao động. Điều 13 Luật bình đẳng giới quy định:
“1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.”.
Về vấn đề bình đẳng giới trong lao động và tham gia thị trường lao động, ta có thểm tham khảo thêm quan điểm tại công ước CEDAW, Điều 13 Công ước quy định: “Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt làa. Quyền làm việc là quyền không thể chối bỏ của mọi con người;
b. Quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, bao gồm cả việc áp dụng những tiêu chuẩn như nhau trong tuyển dụng lao động;
c. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề và việc làm, quyền được thăng tiến, bảo hộ lao động, hưởng các phúc lợi và phương tiện làm việc và quyền được theo học những chương trình dạy nghề và bổ túc nghiệp vụ, kể cả các khoá truyền nghề, đào tạo nghiệp vụ nâng cao và định kỳ;
d. Quyền được hưởng thù lao như nhau, kể cả phúc lợi, được đối xử như nhau với công việc có giá trị ngang nhau cũng như được đối xử như nhau trong đánh giá chất lượng công việc;
e. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong các trường hợp hưu trí, thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao động khác, cũng như quyền được nghỉ phép có hưởng lương;
f. Quyền được bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh sản.
2. Với mục đích ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ nữ vì lý do hôn nhân hay sinh đẻ, bảo đảm cho phụ nữ thực sự có quyền làm việc, các nước tham gia Công ước phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm:
a. Cấm và trừng phạt hành vi sa thải phụ nữ vì lý do có thai hoặc nghỉ đẻ hoặc phân biệt đối xử trong sa thải dựa vào tình trạng hôn nhân
b. áp dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn hưởng lương hoặc được hưởng các phúc lợi xã hội tương đương mà không bị mất việc làm cũ, mất thâm niên hay các phụ cấp xã hội;
c. Khuyến khích việc cung cấp những dịch vụ hỗ trợ xã hội cần thiết để tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể kết hợp nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm công tác và tham gia sinh hoạt xã hội, đặc biệt đẩy mạnh việc thiết lập và phát triển hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo;
d. Có chế độ bảo vệ đặc biệt dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai làm những loại công việc độc hại.
3. Các biện pháp pháp luật liên quan tới những vấn đề nêu trong điều khoản này phải được đánh giá định kỳ trên cơ sở kiến thức khoa học- kỹ thuật và phải được sửa đổi, huỷ bỏ hoặc mở rộng nếu cần thiết.”.
Bộ luật lao động cũng có quy định nhiều nội dung nhằm đảm bảo bình đẳng giới trong lao động và tham gia thị trường lao động. Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động quy định “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.”. Ngoài ra xuất phát từ đặc điểm giới tính của phụ nữ, Bộ luật lao động cũng đã dành hẳn chương X để quy định những nội dung riêng, đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ.
Từ đây, có thể thấy nội dung bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong tham vào thị trường lao động đã được pháp luật nước ta quy định khá đầy đủ.
III, Thực trạng bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia thị trường lao động.
1, Thực trạng bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình lao động và thamg ai vào thị trường lao động.
Đến nay, nước ta có thuận lợi cơ bản là đã tạo dựng được cơ sở pháp lý về lao động việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động nữ nói riêng ngày càng được hoàn thiện, thể hiện qua các văn bản pháp lý đã được ban hành như Luật BHXH, Luật Dạy nghề, Công ước của ILO (Công ước 138 về tuổi tối thiểu được đi làm việc, Công ước 182 về xoá bỏ hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ươc 144 về tham khảo ý kiến 3 bên), việc sửa đổi, bổ sung các chính sách… công tác xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cũng đã từng bước được hoàn thiện và tách biệt giới; Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm mới tại địa phương, vùng miền, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, phát triển ngành nghề, tạo cơ hội về việc làm và việc làm ổn định cho lao động nữ.
Đến nay, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc làm đã tăng lên và có khả năng vượt chỉ tiêu kế hoạch. Theo Điều tra lao động - việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục Thống kê, năm 2005, lao động nữ chiếm khoảng 21,14 triệu người trong tổng số lao động của nền kinh tế quốc dân (48,6% so với 43,45 triệu lao động), đến 8/2007 đã tăng lên khoảng 22,77 triệu người (49,4% so với tổng số trên 46,11 triệu lao động). Chênh lệch lao động sau 2 năm 2006 – 2007 tương ứng với số lao động được giải quyết việc làm mới là 2,76 triệu người (trong đó, lao động nam là 1,08 triệu người và lao động nữ là trên 1,67 triệu người), bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 1,33 triệu người, trong đó, lao động nữ là 835 nghìn người.
Những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được vay ưu đãi tín dụng thông qua nhiều kênh như Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ Quỹ giúp phụ nữ nghèo, Hộ Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã triển khai tốt các hoạt động hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo. Trong giai đoạn 2002-2007, Hội phụ nữ các cấp đã hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất 4 triệu lượt hộ nghèo, trong đó có gần 1,7 triệu lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Tính đến năm 2008, tỷ lệ hộ do phụ nữ là chủ hộ được vay vốn của NHCSXH ủy thác qua Hội LHPN Việt Nam đạt 95%; qua hội Nông đân là 47%; qua Hội Cựu chiến binh là 27% và Đoàn Thanh niên cộng sản HCM là 43%. Tính bình quân hiện đã đạt mức 50%, đạt kế hoạch và vượt mốc thời gian đề ra trong 2 năm.
Như vậy, phụ nữ, những người mẹ, người con gái trong gia đình đang ngày càng có điều kiện tham gia thị trường lao động và thực tế tỷ lệ nữ giới tham gia thị trường lao động đang ngày càng tăng.
Tuy nhiên vấn đề bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong lao động và tham gia thị trường lao động còn tồn tại một số bất cập sau:
+ Người chồng trong gia đình thường có tâm lí không thích vợ mình tham gia thị trường lao động, nhất là những công việc cần giao tiếp nhiều và tốn thời gian. Và xuất phát từ tâm lí đó, họ thường cản trở hoặc không tạo điều kiện cho vợ mình tham gia thị trường lao động.
+ Người phụ nữ tham gia lao động phải chịu gánh nặng phải cân đối giữa công việc và trách nhiệm gia đình, một số lao động nữ Việt nam phải làm việc với lương thời gian nhiều hơn. Theo một đánh giá về Bình đẳng giới của Hội LHPNVN, năm 2004, phụ nữ làm việc trung bình 13 giờ một ngày so với nam giới là 9 giờ. Số liệu của Điều tra mức sống hộ gia đình Việt nam năm 2002 cho thấy phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong số những người làm việc từ 51 đến 60 giờ một tuần. Cũng điều tra này trong năm 2004 cho thấy trong khi phụ nữ bỏ ra thời gian tương đương với nam giới trong các hoạt động kiếm thu nhập thì nam giới lại không chia sẻ công việc gia đinh ở mức tương đương khiến cho phụ nữ phải chịu gánh nặng công việc không cân bằng.
- Phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn khi tham gia thị trường lao động, ví dụ như tuổi nghỉ hưu của phụ nữ còn quá sớm, thu nhập của phụ nữ thường thấp hơn nam giới mặc dù làm cũng công việc, ….
2, Một số giải pháp cải thiện bình đẳng giới giữa các thành viên trong gia đình trong trong lao động và tham gia vào thị trường lao động.
Để có thể bảo đảm hơn nữa vấn đề bình đẳng giới, trong thời gian tới ta có thể thực hiện một số hiện pháp sau:
- Tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa khuôn khổ pháp lý nói chung (cả xây dựng chính sách, thực hiện chính sách) đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động – việc làm, đào tạo nghề, chống phân biệt đối xử với phụ nữ… Sự phân biệt đối xử tồn tại đương nhiên vì phụ nữ phần lớn đang làm những công việc có tay nghề thấp và cho thu nhập thấp, điều đó hạn chế các cơ hội, trong đó các cơ hội đào tạo, thăng tiến như tham gia bầu cử hay được đề bạt, chỉ định vào những vị trí có quyền ra quyết định đối với những phụ nữ có năng lực là không nhiều.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục về bình đẳng giới, nhất là bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, tuyên truyền về Luật bình đẳng giới, về công ước CEDAW.
- Hiện nay phụ nữ vẫn phải mang gánh nặng bất cân đối việc nhà trong khi vẫn dành lượng thời gian khá tương đồng với nam giới để làm việc kiếm sống. Vấn đề này làm cho định kiến giới tồn tại dai dẳng, là một trong những căn nguyên cơ bản của bất bình đẳng giới, cần ưu tiên giải quyết vấn đề này vì nó có tác động tới số lượng người rất lớn – đại đa số dân cư. Cằn tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong xã hội để xóa bỏ định kiến xã hội về vấn đề này.
- Tổ chức cá buổi hội thảo về vấn đề bình đẳng giới, tổ chức các buổi tuyên truyền, họp ở từng địa phương về vấn đề bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình trong lao động, để kịp thời động viên các chị em phụ nữ, đồng thời thay đổi nhận thức của những người chồng để họ tạo điều kiện thuận lợi cho vợ mình tham gia lao động.
- Nhà nước cần có biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ tham gia vào lao động và phát triển sự nghiệp, như nâng cao tuổi nghỉ hưu của phụ nữ, quy định nam nữ có thu nhập ngang nhau trong cùng công việc, ….
KẾT LUẬN.
Đảm bảo bình đẳng giới ở nước ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tích những vẫn còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Đảm bảo bình đẳng giới là việc cần làm của Đảng, Nhà nước ta và cũng là của tất cả mọi người trong xã hội vì sự phát triển của xã hội và tương lai nhân loại. Mỗ