Đề tài Vấn đề bố trí nguồn nhân lực trong công ty cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà

1. Lý do chọn đề tài: Trong xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào, người lao động luôn luôn đóng vai trò then chốt , quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức chính vì vậy việc quan tâm đến người lao động là ưu tiên hàng đầu . Làm sao để có thể thu hút, sử dụng , nâng cao tay nghề người lao động nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức? Câu hỏi này để trả lời một cách đúng nhất đủ nhất quả thực là không đơn giản, bởi con người có rất nhiều yếu tố tác động, không chỉ trí lực mà còn cả tâm lí, tình cảm bên trong Để có thể sử dụng hiệu quả người lao động thì nhà Quản trị đặc biệt là quản trị nhân sự cần phải nắm bắt được những yếu tố tác động cũng như biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động. Với những kiến thức đã học được , cùng những hiểu biết về xã hội em hy vọng sẽ đưa ra được một số cách thức nhằm nâng cao sức mạnh nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu được thực trạng vấn đề bố trí nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà Sotraco qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết qua tài liệu sách báo , về nhân lực cũng như các lĩnh vực tình cảm của con người. Thông qua những số liệu có được tại công ty về cơ cấu , bảng lương , . tình hình làm việc , thuyên chuyển và những số liệu về hiệu quả sử dụng nguồn lao động như: những kết quả công ty đạt được trong những năm gần đây( tình hình phát triển , doanh thu, lợi nhuận ), năng suất tăng ( giảm) , Tìm ra những ưu điểm và vướng mắc gặp phải về cách thức hoạt động cũng như những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa việc sử dụng lao động.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề bố trí nguồn nhân lực trong công ty cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu 3 1. Lý do chọn đề tài: 4 2. Mục tiêu nghiên cứu: 4 3. Phương pháp nghiên cứu: 4 Phần I. Giới thiệu về công ty cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà SOTRACO 5 1, Đôi nét về công ty công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà Sotraco. 5 1,1 Một số thông tin cơ bản về công ty Sotraco. 5 1,2 Lĩnh vực hoạt động. 5 2, Tổ chức bộ máy của công ty SOTRACO. 6 2,1 Sơ đồ tổ chức. 6 2,2 Cơ cấu tổ chức trong công ty Sotraco. 6 3, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007. 8 Phần II. Vấn đề bố trí nguồn nhân lực trong công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà. 11 1. Đánh giá bộ máy tổ chức. 11 2. Tình hình nhân sự. 11 3. Vấn đề bố trí nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà. 12 3.1. Tuyển dụng trong công ty Sotraco. 12 3,2. Bố trí nguồn nhân lực ở công ty Sotraco. 13 3,3. Duy trì nguồn nhân lực trong công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà. 16 4, Một số hạn chế trong công tác bố trí nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà. 18 Phần III. Một số kiến nghị cho Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà. 20 1, Hoàn thiện công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự. 20 2, Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác bố trí nguồn nhân lực trong công ty. 21 Vấn đề bố trí nguồn nhân lực trong công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà Lời mở đầu Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường ĐH Ngoại Thương, em đã được tiếp cận và trang bị cho mình về lý luận, các học thuyết kinh tế và bài giảng của thầy cố về các vấn đề tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất…Tuy nhiên, để khỏi bỡ ngỡ sau khi ra trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với thực tế, từ đó kết hợp với lý thuyết mình đã học có nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh những kiến thức về quản lý doanh nghiệp. Kiến tập chính là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế , được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những ý tưởng mà trong quá trình học chưa thực hiện được. Trong thời gian này, chúng em được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như có thể quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng đôí với những sinh viên năm thứ 3. Khoảng thời gian thực tập 4 tuần tại Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ công, nhân viên của công ty và sự hướng dẫn của thạc sỹ Bùi Liên Hà, em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành được bài báo cáo thực tập của mình với đề tài: Vấn đề bố trí nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà Sotraco. Sau đây em xin trình bày những nét tổng quát chung về đề tại đã lựa chọn: 1. Lý do chọn đề tài: Trong xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào, người lao động luôn luôn đóng vai trò then chốt , quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức chính vì vậy việc quan tâm đến người lao động là ưu tiên hàng đầu . Làm sao để có thể thu hút, sử dụng , nâng cao tay nghề người lao động nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức? Câu hỏi này để trả lời một cách đúng nhất đủ nhất quả thực là không đơn giản, bởi con người có rất nhiều yếu tố tác động, không chỉ trí lực mà còn cả tâm lí, tình cảm bên trong…Để có thể sử dụng hiệu quả người lao động thì nhà Quản trị đặc biệt là quản trị nhân sự cần phải nắm bắt được những yếu tố tác động cũng như biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động. Với những kiến thức đã học được , cùng những hiểu biết về xã hội em hy vọng sẽ đưa ra được một số cách thức nhằm nâng cao sức mạnh nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu được thực trạng vấn đề bố trí nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà Sotraco qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết qua tài liệu sách báo , về nhân lực cũng như các lĩnh vực tình cảm của con người.. Thông qua những số liệu có được tại công ty về cơ cấu , bảng lương , .. tình hình làm việc , thuyên chuyển…và những số liệu về hiệu quả sử dụng nguồn lao động như: những kết quả công ty đạt được trong những năm gần đây( tình hình phát triển , doanh thu, lợi nhuận…), năng suất tăng ( giảm) ,… Tìm ra những ưu điểm và vướng mắc gặp phải về cách thức hoạt động cũng như những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa việc sử dụng lao động. Phần I. Giới thiệu về công ty cổ phần thương mại và vận tải Sông Đà SOTRACO 1, Đôi nét về công ty công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà Sotraco. 1,1 Một số thông tin cơ bản về công ty Sotraco. Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà là đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, được thành lập theo Quyết định số 1593 QĐ/BXD ngày 20 tháng 11 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty Cổ phần Thương mại & Vận tải Sông Đà hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0303000131 do phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà tây cấp ngày 24 tháng 12 năm 2003. Địa chỉ: Nhà B28- TT12- Khu đô thị mới Văn Quán- phường Văn Mỗ- Hà Đông- Hà Tây. Tên giao dịch quốc tế: Song Da Trading ang Transport Joint-Stoci Company. Tên viết tắt: Sotraco Số điện thoại:    034.3543995 Số fax:              034.3543830 Mã số thuế:       0500444772 Tài khoản:   45010000006099 Tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng ( Năm mươi tỷ đồng). Cơ cấu sở hữu: Nhà nước: 0 %, Cổ đông trong và ngoài công ty: 100 % 1,2 Lĩnh vực hoạt động. Đầu tư thực hiện các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, thuỷ điện. - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống điện, cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp. - Phá dỡ các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi. - Kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu đô thị và khu công nghiệp. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị. Nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xi măng, vỏ bao xi măng, thép xây dựng, tấm lợp... - Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ. - Vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ, đường bộ. - Khai thác mỏ, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, phụ gia bê tông. - Đầu tư tài chính trung và dài hạn. - Sản xuất, khai thác chế biến và tiêu thụ nông sản, thực phẩm. 2, Tổ chức bộ máy của công ty SOTRACO. 2,1 Sơ đồ tổ chức.  2,2 Cơ cấu tổ chức trong công ty Sotraco. a. Đại hội cổ đồng cổ đông: Gồm tấp cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan cao nhất cuả công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ đã đượ cụ thể hóa trong công ty b, Hội đồng quản trị:Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọ vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại Hôi đồng cổ đông Hội đồng quản trị có 5 thành viên: Ông Đinh Mạnh Thắng- Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Hoàng Văn Toản- Ủy viên hội đồng quản trị Ông Trịnh Khải- Ủy viên hội đồng quản trị Ông Đinh Mạnh Hưng- Ủy viên hội đồng quản trị Bà Phùng Minh Hằng- Ủy viên hội đồng quản trị c, Ban kiểm soát là người thay mặt các cổ đông trong công ty để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị, điều hành công ty d, giám đốc công ty : là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vu được giao Cơ cấu ban giám đốc Công ty: + Tổng giám đốc: Ông Hoàng Văn Toàn + Phó tổng giám đốc : gồm 3 thành viên: Ông Nguyễn Nam Hồng. Ông Phạm Tiến Hồng. Ông Vũ Minh Thiện. Các phó tổng giám đốc công ty do Giám đốc công ty đề xuất , Hội đồng quản trị phê duyệt và ra quyết định .Các phó tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo quyết định phân công công tác - Phó tổng giám đốc : Phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công của tổng giám đốc , chụi trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiêm vụ được phân công và ủy thác . e. Các phòng ban chức năng và các đội xây dựng , xưởng sản xuất trực thuộc : Có nhiệm vụ thực hiện các công việc do ban giám đốc giao, hoàn thành các công việc được giao theo đặc điểm riêng từng phòng. Các trưởng phòng phụ trách định biên do giám đốc điều hành bổ nhiêm nhiệm phân cấp được hội đồng quản trị phê duyệt. Các phòng chức năng nghiêp vụ : 06 phòng + phòng Tài chính - Kế toán: 7 thành viên. + phòng Tổ chức – Hành chính: 12 thành viên. + phòng Kinh tế - Kế hoạch: 7 thành viên. +phòng Quản lý kỹ thuật: 6 thành viên. +phòng Đầu tư: 7 thành viên. +phòng Kinh doanh: 13 thành viên. Các đội xây dựng : + Đội xây dựng số 1: Cán bộ quản lí : 03 người Công nhân: 20 ÷ 30 người đủ ngành nghề + Đội xây dựng Sơn La Cán bộ quản lí : 01 người Công nhân: 20 ÷ 30 người đủ ngành nghề + Đội xây dựng Hà Nam Cán bộ quản lí : 05 người Công nhân: 20 ÷ 30 người đủ ngành nghề + Văn phòng đại diện tại Sơn La: 04 thành viên. + Chi nhánh công ty tại Hà Nội: 29 thành viên. + Chi nhánh công ty tại Hà Tây: 14 thành viên. + Chi nhánh công ty tại Đồng Nai: 09 thành viên. + Xí nghiệp Sotraco 1: 19 thành viên. + Đội xe vận tải: 25 thành viên. Mọi hoạt động hoạt động các phòng ban , đội xây dựng tuân thủ theo các quy định trong các điều lệ của công ty và bản quy chế nội quy công ty. Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam , đoàn hội … Phân cấp quản lý: Mọi hoạt đọng của công ty điều hành theo quy định của điều lệ tổ chức hoạt động của công ty đã được Đại hội đông cổ đông thông qua. 3, Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007. TT  Chỉ tiêu  Đơn vị  Kế hoạch năm 2007  Thực hiện năm 2007  Tỷ lệ % hoàn thành KH  Tốc độ tăng trưởng so với TH năm 2006   I  Tổng giá trị SXKD  106 đ  149,404  200,588  134%  231%   +  KD xây lắp  106 đ  55.300  61.002  110%  138%   +  KD vật tư và thiết bị  106 đ  73.204  113.397  155%  389%   +  KD vận tải  103 đ  17.800  19.960  112%  149%   +  KD tài chính & KD khác  103 đ  3.100  6.229  201%  201%   II  Doanh thu  106 đ  153.486  162.968  106%  234%   +  Nộp ngân sách nhà nước  106 đ  10.818  14.065  130%  251%   +  Lợi nhuận  106 đ  3.848  6.227  162%  1.683%   +  Lao động bình quân  Người  180  168  93%  101%   +  Thu nhập BQ của CBCNV  103 đ  2.300  2.708  118%  156%   III  Đầu tư  106 đ  34.200  45.525  133%    Nhìn chung năm 2007 đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD được Đại hội đồng cổ đông thông qua cũng như hoàn thành mục tiêu cũng như hoàn thành mục tiêu tiến độ tại các công trình trọng điểm được tổng công ty giao. Về đầu tư: tổng giá trị đầu tư năm 2007 của công ty là 45.525 tỷ đồng trong đó đầu tư góp vốn vào thành lập các công ty cổ mới là 28.130 tỷ đồng, đầu tư vào mua trụ sở làm việc của công ty là 7.12 tỷ đồng, đầu tư dự án nâng cao năng lực thiết bị (30% Nguồn vốn tự có, 70% vốn vay Ngân hàng) là 10.276 tỷ đồng. Tổng giá trị đầu tư năm 2007 tăng 133% so với năm 2006 cho thấy công ty tiếp tục có những phương hướng kinh doanh tốt, tạo hiệu quả. Về doanh thu: trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu đi xuống, sự điều tiết vĩ mô của chính phủ cũng k ngăn nổi sự gia tăng của lạm phát, doanh thu thực hiện năm 2007 của công ty là 162.968 tỷ đồng tăng 106% so với kế hoạch đặt ra, tăng 234% so với năm 2006. So với mức tăng trung bình của ngành là vào khoảng 150% ta có thể thấy được sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm vừa qua. Bước sang năm 2008, với những biến động khó kiểm soát của thế giới, đặc biệt là giá nguyên, nhiên, vật liệu, hơn thế nữa là dấu hiệu đi xuống của nền kinh tế đầu tàu của thế giới- Mỹ, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng năm nay thực sự là thách thức và khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty đang có những dấu hiệu tăng trưởng tốt như việc nhận thêm được nhiều đơn hợp đồng xây dựng, không những thế công ty đang có kế hoạch huy động vốn lên 50 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu. Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, công ty hy vọng lần phát hành cổ phiếu sẽ thành công, tạo thêm nguồn vồn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo của công ty. Phần II. Vấn đề bố trí nguồn nhân lực trong công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà. 1. Đánh giá bộ máy tổ chức. Công ty đã thiết lập được một sơ đồ tổ chức khá chặt chẽ từ trên xuống dưới với những quy định rõ ràng nhiệm vụ từng phòng ban. Chính vì vậy ai cũng biết được nhiệm vụ và công việc của mình .Điều này sẽ tránh dẫn tới chồng chéo trong các phòng ban, hơn thế nữa việc sắp xếp các phòng ban cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu hoàn thành công việc theo đúng trình độ khoa học. Tuy các phòng ban và công việc phân công rõ ràng điều này không có nghĩa là các phòng ban sẽ hoạt động cứng nhắc.Khi được trực tiếp xem xét cách thức làm việc chúng ta có thể thấy nhiều lúc quy định cũng được gạt sang một bên , tất cả chỉ nhằm hoàn thành công việc một cách tốt nhất. 2. Tình hình nhân sự. Tổng số cán bộ, công nhân viên hiện nay trong công ty là khoảng 168 người trong đó có 56 người có trình độ đại học, 12 người trình độ cao đẳng hoặc trung cấp, khoảng 80 công nhân làm việc tại các đội xây dựng và khoảng trên 20 người làm việc cho đội vận tải. Giới tính: Nữ giới: 26 người. Nam giới: 142 người. Trình độ: tiến sỹ: 04 người. Thạc sỹ: 09 người. Cử nhân: 49 người. Trung cấp: 04 người. Tốt nghiệp trung học phổ thông: 102 người. Độ tuổi: Từ 18- 30 tuổi: 103 người. Từ 31- 50 tuổi: 64 người. Từ 50 tuổi trở lên: 01 người. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo như trên nhiệm vụ bố trí nguồn nhân lực của các nhà quản lí của công ty là rất nặng nề. Việc đánh giá chính xác từng người qua đó bố trí sử dụng được đội ngũ nhân viên quả thực không đơn giản. Những nhà quản trị cấp cao của công ty đã xây dựng được cho mình những con người quản lí cấp dưới có đủ trình độ đáng tin cậy, chính vì vậy công việc được san sẻ rất nhiều.Chính những người quản lý cấp dưới này sẽ đưa ra cách nhìn nhận đánh giá trực tiếp từng người từ đó có thể có những điều chỉnh phù hợp trong từng vị trí công việc. 3. Vấn đề bố trí nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà. 3.1. Tuyển dụng trong công ty Sotraco. Yêu cầu tuyển dụng tại công ty Sotraco: Công tác tuyển dụng phải gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, phải xuất phát từ các kế hoạch về lao động. Tuyển những người có trình độ chuyên môn cần thiết, phù hợp với yêu cầu của công việc. Tuyển dụng những người có sức khỏe, có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc và cơ quan. Quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty thường tiến hành theo các bước: Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng. Bước 2: Thông báo tuyển dụng. Bước 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ. Bước 4: Phỏng vấn đánh giá. Bước 5: Đánh giá về trình độ và tiểu sử làm việc. Bước 6: Đánh giá về y tế và kiểm tra sức khỏe. Bước 7: Ra quyết định tuyển dụng. Nguồn tuyển dụng: Công ty Sotraco tuyển dụng nhân viên mới từ hai nguồn: Nguồn nội bộ và nguồn từ bên ngoài. Nguồn nội bộ: Tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc cho công ty bằng cách thông báo tới từng nhân viên về vị trí công việc cần tuyển, những thông tin về nhiệm vụ công việc và các yêu cầu về trình độ. Nguồn từ bên ngoài: Công ty tuyển nhân viên qua các hồ sơ xin việc.Việc thông báo tuyển dụng thường được áp dụng thông qua quảng cáo tại các tờ báo in như báo Lao động…, báo mạng (mục tuyển dụng tại trang web riêng của công ty sotraco.vn…).Ngoài ra công ty còn tham gia tuyển chọn nhân lực trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, các trường đào tạo chuyên môn… Năm 2007 công ty đã tiếp nhận và tuyển dụng 29 nhân viên, trong đó trình độ đại học và trên đại học là 17 người, cao đẳng 02 người, công nhân là 10 người. 3,2. Bố trí nguồn nhân lực ở công ty Sotraco. Quá trình biên chế nội bộ: mục tiêu của việc biên chế nội bộ là bố trí người lao động trong công ty theo đúng người đúng việc để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và làm cho các nhu cầu trưởng thành của nhân viên phù hợp với các yêu cầu của công ty. Cùng với vấn đề tuyển mộ, tuyển dụng, vấn đề biên chế nội bộ trong công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình bố trí nguồn nhân lực trong công ty . Để các bộ phận được hoạt động phối hợp một cách nhịp nhàng, công ty đã đưa ra 5 nguyên tắc để chọn nhân viên vào vị trí công việc: Tuyển chọn những người có năng lực: các cán bộ phụ trách vấn đề nguồn nhân lực trong công ty luôn dành thời gian cần thiết cho việc nghiên cứu, phân loại những người xin việc, tổ chức các cuộc phỏng vấn một cách kỹ lưỡng và bài bản, kiểm tra và đánh giá năng lực của từng người một cách nghiêm túc và khoa học. Nhận biết động lực cá nhân của từng nhân viên: có thể chia nhân viên ra thành hai nhóm: những người hướng tới mục tiêu và những người nhác việc, không có quyết tâm. Nhận biết động lực cá nhân của nhân viên sẽ làm cho người quản lý trong công ty có được quyết đinh bố trí nhân viên được tốt hơn. Nắm bắt tâm lý nhân viên: để ý và nắm bắt những đặc thù riêng tư của từng người qua tiếp xúc và qua công việc sẽ giúp cho người quản lý nhìn người xếp việc hiệu quả hơn, có cách ứng xử phù hợp với mọi người. Nhận diên nguyên nhân nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ: việc nhận biết được nguyên nhân nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ giúp cho người quản lý có cách sắp xếp bố trí lại nhân viên trong công ty một cách thích hợp hơn, có quyết định khen thưởng kỷ luật để tạo động lực lao động trong công ty. Chăm lo công tác đào tạo: đào tạo giúp cho nhân viên hòa nhập với công việc của mình và với môi trường của công ty nhanh hơn, giúp cho nhân viên trong công ty có thêm các kỹ năng cần thiết đối với công việc, qua đó làm tăng năng suất lao động của nhân viên và của toàn thể công ty. Do vậy, các nhà quản lý của công ty đã xác định đào tạo là một việc rất quan trọng và phải được coi là công việc thường xuyên của công ty. Biên chế trong công ty bao gồm thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức và thôi việc. a. Thuyên chuyển: Thuyên chuyển là việc chuyển người lao động từ công việc này sang công việc khác hoặc từ địa dư này sang địa dư khác. Thuyên chuyển trong công ty thường do những lý do sau: Để điều hòa nhân lực giữa các bộ phận hoặc để cắt giảm chi phí ở những bộ phận mà công việc kinh doanh đang bị suy giảm. Để lấp các vị trí việc làm còn trống do các lý do như mở rộng sản xuất, chuyển đi, chết, về hưu, chấm dứt hợp đồng. Để sửa chữa những sai sót trong bố trí lao động. b. Đề bạt: Đề bạt là việc đưa người lao động vào một vị trí việc làm có tiền lương cao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và các cơ hội phát triển nhiều hơn. Mục đích của đề bạt trong công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Sông Đà thường là việc biên chế người lao động vào một vị trí cao hơn vị trí của họ nhằm đáp ứng nhu cầu biên chế cán bộ và phát triển của công ty, đồng thời để đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân người lao động. Đề bạt trong công ty Sotraco có hai dạng: Đề bạt ngang: Đề bạt dạng này thường gặp khi mà công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, qua đó các nhân viên có năng lực sẽ được đề bạt lên các vị trí cao hơn ở các bộ phận khác. Ví dụ, nhân viên của phòng Tổ chức – Hành chính được đề bạt lên làm cán bộ quản lý cho một dự án ở Đồng Nai… Đề bạt thẳng: chuyển người lao động từ một vị trí việc làm hiện tại tới một vị trí cao hơn trong cùng một bộ phận. Đây là dạng đề bạt thường gặp hơn ở công ty. Đề bạt dạng này diễn ra khi mà công ty một vị trí nào đó của công ty có nhân viên thôi việc, nghỉ hưu hoặc được thăng tiến. Khi đó, nhân viê
Luận văn liên quan