Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp đã có sự phát triển, mở rộng vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và số lượng. Số lượng thành viên tham gia và các loại hình doanh nghiệp được bổ sung thêm hàng chục nghìn thành viên mới; xu hướng và chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.
Trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính đã tập trung giải quyết được nhiều vấn đề, song để tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh góp phần mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp thì vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thủ tục cấp giấy phép kinh doanh còn phức tạp, rườm rà. Trong khi ở một số nước trên thế giới, để được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần mất từ hai đến ba ngày, như tại Canada là ba ngày, ở Úc là hai ngày, nhưng ở Việt Nam thì phải mất một tháng rưỡi (lâu hơn 25 lần so với thế giới)[1]. Trong đó, các thủ tục mất thời gian nhất là làm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc con dấu, mua hóa đơn.
Có lẽ cũng vì thế mà cho đến nay, số doanh nghiệp tính trên đầu người ở Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ tiêu của Việt Nam là đến năm 2010 sẽ có 500.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ khó trở thành hiện thực nếu hệ thống giấy phép còn cồng kềnh như hiện nay[2].
Phải khẳng định rằng, các giấy phép rườm rà đó là do các cơ quan hành chính đặt ra và nhiều khi, không tôn trọng tinh thần tự do kinh doanh được Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp bảo đảm. Tức là, các giấy phép đó có dấu hiệu bất hợp hiến và bất hợp pháp.
Báo cáo phân tích 37 giấy phép kinh doanh do Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện đã cho thấy thực trạng về tính chất bất hợp pháp của các văn bản pháp quy liên quan đến đăng ký kinh doanh. Báo cáo này nhận định: khi rà soát 37 loại giấy phép lựa chọn, đã cho thấy tất cả các giấy phép này đều được quy định ở các văn bản pháp luật có các mức độ giá trị pháp lý khác nhau, nhưng không phải giấy phép nào cũng có căn cứ pháp lý theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, ví dụ:
- Một số loại giấy phép được quy định trong các văn bản pháp luật mà theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 không được phép quy định về điều kiện kinh doanh (trong đó có giấy phép kinh doanh). Rà soát cho thấy có tới 19/37 giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý. Một số loại giấy phép (5/37 giấy phép) hoàn toàn không có căn cứ pháp lý (ví dụ: văn bản đồng ý nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến và các điều kiện kinh doanh trò chơi trực tuyến khác quy định tại Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA). Một số loại khác (16/37 giấy phép) có căn cứ pháp lý nhưng không đầy đủ (ví dụ: các điều kiện kinh doanh quảng cáo chỉ được quy định một phần trong Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP, đa số các điều kiện khác được quy định tại Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT và Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT).
- Một số loại giấy phép được quy định trong các văn bản không còn hiệu lực pháp lý. Hiện tượng này thường xảy ra đối với các giấy phép mà văn bản làm căn cứ pháp lý cho nó đã bị sửa đổi hoặc hết hiệu lực mà chưa có văn bản thay thế. Ví dụ, các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (áp dụng cho đại lý bán lẻ xăng dầu) được quy định trong Thông tư số 14/1999/TT-BTM hướng dẫn Nghị định số 11/1999/NĐ-CP, tuy nhiên vì Nghị định số 11/1999/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 59/2006/NĐ-CP nên về nguyên tắc, Thông tư số 14/1999/TT-BTM không còn hiệu lực pháp lý.
5 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp đã có sự phát triển, mở rộng vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và số lượng.
1. Thực trạng thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp đã có sự phát triển, mở rộng vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và số lượng. Số lượng thành viên tham gia và các loại hình doanh nghiệp được bổ sung thêm hàng chục nghìn thành viên mới; xu hướng và chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.
Trong thời gian qua, công tác cải cách hành chính đã tập trung giải quyết được nhiều vấn đề, song để tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh góp phần mở rộng thêm số lượng doanh nghiệp thì vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thủ tục cấp giấy phép kinh doanh còn phức tạp, rườm rà. Trong khi ở một số nước trên thế giới, để được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần mất từ hai đến ba ngày, như tại Canada là ba ngày, ở Úc là hai ngày, nhưng ở Việt Nam thì phải mất một tháng rưỡi (lâu hơn 25 lần so với thế giới)[1]. Trong đó, các thủ tục mất thời gian nhất là làm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, khắc con dấu, mua hóa đơn.
Có lẽ cũng vì thế mà cho đến nay, số doanh nghiệp tính trên đầu người ở Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ tiêu của Việt Nam là đến năm 2010 sẽ có 500.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ khó trở thành hiện thực nếu hệ thống giấy phép còn cồng kềnh như hiện nay[2].
Phải khẳng định rằng, các giấy phép rườm rà đó là do các cơ quan hành chính đặt ra và nhiều khi, không tôn trọng tinh thần tự do kinh doanh được Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp bảo đảm. Tức là, các giấy phép đó có dấu hiệu bất hợp hiến và bất hợp pháp.
Báo cáo phân tích 37 giấy phép kinh doanh do Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện đã cho thấy thực trạng về tính chất bất hợp pháp của các văn bản pháp quy liên quan đến đăng ký kinh doanh. Báo cáo này nhận định: khi rà soát 37 loại giấy phép lựa chọn, đã cho thấy tất cả các giấy phép này đều được quy định ở các văn bản pháp luật có các mức độ giá trị pháp lý khác nhau, nhưng không phải giấy phép nào cũng có căn cứ pháp lý theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, ví dụ:
- Một số loại giấy phép được quy định trong các văn bản pháp luật mà theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 không được phép quy định về điều kiện kinh doanh (trong đó có giấy phép kinh doanh). Rà soát cho thấy có tới 19/37 giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý. Một số loại giấy phép (5/37 giấy phép) hoàn toàn không có căn cứ pháp lý (ví dụ: văn bản đồng ý nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến và các điều kiện kinh doanh trò chơi trực tuyến khác quy định tại Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA). Một số loại khác (16/37 giấy phép) có căn cứ pháp lý nhưng không đầy đủ (ví dụ: các điều kiện kinh doanh quảng cáo chỉ được quy định một phần trong Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP, đa số các điều kiện khác được quy định tại Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT và Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT).
- Một số loại giấy phép được quy định trong các văn bản không còn hiệu lực pháp lý. Hiện tượng này thường xảy ra đối với các giấy phép mà văn bản làm căn cứ pháp lý cho nó đã bị sửa đổi hoặc hết hiệu lực mà chưa có văn bản thay thế. Ví dụ, các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (áp dụng cho đại lý bán lẻ xăng dầu) được quy định trong Thông tư số 14/1999/TT-BTM hướng dẫn Nghị định số 11/1999/NĐ-CP, tuy nhiên vì Nghị định số 11/1999/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 59/2006/NĐ-CP nên về nguyên tắc, Thông tư số 14/1999/TT-BTM không còn hiệu lực pháp lý.
- Một số loại giấy phép có căn cứ pháp lý rất mơ hồ, theo nghĩa tất cả các điều kiện cấp phép và điều kiện kinh doanh liên quan đều được quy định trong văn bản cấp Bộ (cơ quan không được phép quy định về điều kiện kinh doanh) được Chính phủ hoặc Quốc hội uỷ quyền chung chung. Ví dụ, Nghị định số 92/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô không quy định loại giấy phép nào đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định (trừ việc phải đăng ký giá cước cho cơ quan quản lý giá địa phương) nhưng lại quy định trong Điều khoản thi hành là: Bộ trưởng Bộ Giao thông - vận tải hướng dẫn thi hành Nghị định này. Căn cứ vào sự uỷ quyền chung này, Bộ Giao thông - vận tải đã ban hành Quyết định số 09/2005/QĐ-BGTVT quy định bốn loại giấy phép đối với hoạt động kinh doanh này. Tương tự, các điều kiện kinh doanh đại lý Internet quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BBCVT-BVHTT-BCA-BKHĐT dựa trên một căn cứ duy nhất là quy định “đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ Internet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành” trong Nghị định số 55/2001/NĐ-CP.
Thủ tục rườm rà khiến cho các doanh nghiệp khó hoạt động hiệu quả. Những thủ tục, yêu cầu trái với quy định của pháp luật đã gây khó dễ và hạn chế rất lớn đến hoạt động của người dân. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2000, Chính phủ đã bãi bỏ 145 loại giấy phép con trong lĩnh vực cấp giấy phép kinh doanh, song trên thực tế vẫn còn rất nhiều các loại giấy phép con nữa. Có tới 246 loại giấy phép vẫn còn được áp dụng mà các loại giấy tờ này được quy định ở thông tư, quyết định của các Bộ, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp với những điều kiện, thủ tục và thời hạn cấp không rõ ràng[3]. Trong khi đó theo quy định, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trong nước muốn thành lập chỉ cần xin hai loại giấy tờ là: Giấy phép thành lập doanh nghiệp do UBND tỉnh hoặc đơn vị hành chính cấp tương đương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở cấp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Trong quá trình xin phép thành lập doanh nghiệp, vẫn có trường hợp cơ quan có thẩm quyền đưa ra những yêu cầu vô lý hoặc trái quy định, như đòi xác nhận của UBND cấp phường /xã về lý lịch tư pháp của người chủ doanh nghiệp, xác nhận địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện; xác nhận hay bản sao chứng minh tài sản góp vốn; hợp đồng thuê trụ sở, thuê địa điểm kinh doanh; đòi hỏi giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp... Những yêu cầu và những đòi hỏi này khiến cho việc cấp giấy phép kinh doanh gặp nhiều cản trở và làm ảnh hưởng tới cơ hội tạo dựng doanh nghiệp.
Chính quan niệm và lợi ích của các bộ, ngành chủ quản khác nhau đã cản trở việc hủy bỏ những giấy phép không cần thiết. Ví dụ, có bộ, ngành khi được yêu cầu bỏ một số loại giấy phép đã tỏ ra rất bất bình. "Một số cơ quan phàn nàn, Nhà nước tước giấy phép thì họ lấy gì mà quản lý. Nếu phát hiện ra có một vụ vi phạm nào thì lập tức họ đổ lỗi là do đã bị mất giấy phép nên không thể quản lý được. Và sau đó, họ sẽ bằng cách này hay cách khác để khôi phục lại các giấy phép đã bị bỏ đi đó "[4].
2. Một số giải pháp
Thứ nhất, tiếp tục rà soát đồng bộ lại hệ thống văn bản có liên quan tới vấn đề cấp giấy phép kinh doanh. Để làm được điều đó thì phải tạo ra cơ chế hoạt động rà soát có hiệu quả. Các cơ quan tiến hành rà soát phải có đủ thẩm quyền để việc loại bỏ những văn bản quy định về hệ thống giấy phép không hợp lý được thực thi một cách sớm nhất. Hiện nay, Chính phủ chỉ có thể tiến hành rà soát và bãi bỏ những văn bản thuộc hệ thống giấy phép do Chính phủ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh ban hành. Nhưng còn một lượng văn bản nữa không thể xem xét, bãi bỏ giấy phép đã được ban hành trên cơ sở các đạo luật hoặc pháp lệnh hay các văn bản tồn tại ở dạng Nghị định.
Thứ hai, trong điều kiện hội nhập hiện nay, cần phải tạo ra một cơ chế thoáng trong việc đăng ký kinh doanh. Cơ chế chỉ thông thoáng khi các quy định trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh được rút gọn, loại bỏ những khâu không cần thiết, tránh những thủ tục rườm rà. Tập trung cải cách hành chính công, giảm bớt các thủ tục pháp lý. “Việt Nam cần tập trung vào việc giảm bớt các điều kiện về cấp phép trước khi kinh doanh mới hạn chế được tác động phiền hà của thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay "[5]. Làm thế nào để tạo ra một cơ chế thông thoáng cho việc đăng ký kinh doanh? “Điều quan trọng là phải tránh hành chính hoá các quan hệ dân sự và phải dành khoảng không gian rộng lớn hơn cho quyền tự quyết của những người dân”[6]. Điều này liên quan đến việc phân định quyền lực hành chính và quyền tự do kinh doanh. Cần tôn trọng xã hội dân sự.
Thứ ba, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc cấp giấy phép kinh doanh. Lựa chọn những yếu tố hợp lý có thể áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước và có sự lựa chọn những quy định phù hợp cho việc xây dựng và áp dụng các quy định về việc cấp giấy phép cho những tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều này sẽ có lợi ích cho cả phía cơ quan quản lý lẫn tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp.
Thứ tư, bản thân các tổ chức, cá nhân cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng về pháp luật đăng ký cấp giấy phép kinh doanh. Tránh việc lấy lợi ích cá nhân làm đầu để không có sự đấu tranh mà lại đi theo lối đường tắt với việc đi “xin” giấy phép kinh doanh. Việc cấp giấy phép kinh doanh là bổn phận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Chúng ta chỉ cần có sự hiểu biết về các quy định, thực hiện đầy đủ các quy định đó thì việc cấp giấy phép kinh doanh là việc thuộc về trách nhiệm nhà nước. Nếu đủ điều kiện mà cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp giấy phép kinh doanh chưa cấp hoặc không cấp thì chúng ta có các cách thức như yêu cầu, khiếu nại. Nhưng, cũng phải nhấn mạnh một điều rằng, để làm được điều này thì bản thân những quy định của pháp luật cũng phải đơn giản, dễ hiểu. Nếu quá phức tạp thì việc tìm hiểu cũng như thực hiện pháp luật cũng rất khó khăn và tốn kém. Với hơn 100 con dấu và qua nhiều cửa cho việc cấp một giấy phép kinh doanh thì cũng dễ hiểu rằng, tại sao khi muốn cấp giấy phép, nhiều doanh nghiệp lại muốn đi đường vòng để “xin” cho nhanh chứ không đợi có đủ dấu, đi qua đủ cửa để yêu cầu được cấp giấy phép kinh doanh.
Thứ năm, lợi ích của các cơ quan hữu quan trong việc cấp giấy phép sẽ là một bài toán khó trong việc giải quyết các thủ tục rườm rà. Trong tình trạng ai cũng muốn có một phần lợi ích của mình thì việc sinh ra những giấy tờ con sẽ là điều không tránh khỏi. Nếu vin vào lý do là để có sự quản lý tốt thì phải có các giấy tờ con đó thì không biết đến khi nào mới hết những rào cản do thủ tục hành chính gây ra. Chính vì thế, cần phải có sự nghiên cứu trong việc tạo dựng một cơ chế nhất quán trong việc kiểm tra, quản lý. Tạo ra sự tập trung, thống nhất trong quản lý, thu gọn đầu mối sẽ là bước đi khôn ngoan cho việc giảm thiểu các loại giấy tờ con này. Quản lý phải đi kịp sự phát triển nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển đó. Nếu không có cơ chế quản lý hữu hiệu, bộ máy quản lý cồng kềnh với những lợi ích chồng chéo chắc chắn sẽ không thể nào thúc đẩy nền kinh tế đi xa được.
Thứ sáu, cần có một cơ chế tư pháp để giám sát việc ban hành các giấy phép con. Chẳng hạn, có thể trao cho Toà hành chính quyền huỷ bỏ các văn bản pháp luật do các cơ quan hành chính ban hành chứa đựng các giấy phép kinh doanh có dấu hiện bất hợp hiến và bất hợp pháp.
Việc tạo dựng một môi trường kinh doanh tốt và ổn định cho các doanh nghiệp là một bước đi đúng đắn cho tình hình hiện nay. Và công cuộc cải cách hành chính nên đi từ chính những gì mà xã hội đang cầnV, những vấn đề người dân đang mong muốn giải quyết. Hoạt động kinh doanh cần có hành lang pháp lý hiệu quả, an toàn. Các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ còn lớn mạnh hơn nữa nếu công cuộc cải cách hành chính được tiến hành hiệu quả, triệt để. Giấy phép kinh doanh là điều kiện đầu tiên cho các doanh nghiệp bước vào “sân chơi” kinh tế thế giới. Nếu điều kiện đầu tiên này được sự giúp đỡ ngay từ “sân nhà” thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn tới nền kinh tế toàn cầu. /.
[1] Theo thống kê Bản báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu do Ngân hàng thế giới thực hiện.
[2] Theo ý kiến đánh giá của bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng.
[3] Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
[4] Theo ý kiến của TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
[5] Theo ý kiến của ông Jorge Velazquez Roa, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
[6] TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Chút xíu triết lý về cải cách hành chính, đăng trên Văn hoá doanh nhân.