Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người. Sự tồn tịa nhiều thuật ngữ đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử; như nước Mỹ, trước kia là nơi sinh sống của các bộ lạc người Anh Điêng, bị người Châu Âu xân nhập vào thế kỷ XV, XVI, đến ngày 14/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã thống nhất lại thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Do đó ở nước Mỹ, người da trắng chiếm hơn 80%, còn các nhóm người khác đã sinh sống ở đây từ trước, họ gọi là dân bản địa (thổ dân, dân bản xứ); Bộ tộc là thuật ngữ, chỉ sự phân biệt màu da hoặc sắc thái văn hoá hoặc để chỉ dân tộc thiểu số nói chung; Dân tộc ít người hoặc cộng đồng người này, cộng đồng người kia là ám chỉ người có nguồn gốc từ nhiều nước đến nhưng số lượng ít hơn so với dân tộc chủ thể của nước đó; dân tộc thiểu số là thuật ngữ mà Trung Quốc sử dụng trong mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và người Hán. Những khái niệm trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó.
26 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Ở NƯỚC TA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nước Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hun đúc, tạo nên truyền thống đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, xây dựng một nền văn hoá đa dân tộc trong một quốc gia. Đó là nền văn hiến Việt Nam.
Bài này giới thiệu một số vấn đề về thực trạng và những giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở NƯỚC TA
1. Một số khái niệm về thuật ngữ dân tộc
Trên thế giới hiện nay người ta thường dùng các thuật ngữ:
Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người... Sự tồn tịa nhiều thuật ngữ đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử; như nước Mỹ, trước kia là nơi sinh sống của các bộ lạc người Anh Điêng, bị người Châu Âu xân nhập vào thế kỷ XV, XVI, đến ngày 14/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã thống nhất lại thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Do đó ở nước Mỹ, người da trắng chiếm hơn 80%, còn các nhóm người khác đã sinh sống ở đây từ trước, họ gọi là dân bản địa (thổ dân, dân bản xứ); Bộ tộc là thuật ngữ, chỉ sự phân biệt màu da hoặc sắc thái văn hoá hoặc để chỉ dân tộc thiểu số nói chung; Dân tộc ít người hoặc cộng đồng người này, cộng đồng người kia là ám chỉ người có nguồn gốc từ nhiều nước đến nhưng số lượng ít hơn so với dân tộc chủ thể của nước đó; dân tộc thiểu số là thuật ngữ mà Trung Quốc sử dụng trong mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và người Hán. Những khái niệm trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó.
Ở nước ta dùng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam được dùng để chỉ tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc. Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là quốc gia - dân tộc. Thuật ngữ dân tộc ở nước ta đã được sử dụng ngay từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Chúng ta không thừa nhận có dân bản xứ, thổ dân, vì tất cả các dân tộc của nước ta đều là những cư dân, là chủ nhân của đất nước Việt Nam, cũng không công nhận có bộ tộc, bộ lạc hoặc tộc người.
Hiện nay chúng ta đang sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, vậy nên hiểu thống nhất là:
- Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó.
- Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số. Trong đó kể cả dân tộc Hoa, còn người Hoa không có quốc tịch Việt Nam là Hoa Kiều.
2. Thành phần dân tộc và tộc danh
- Về thành phần dân tộc: Trên thế giới, do thành tựu nghiên cứu và nhận thức về dân tộc mà mỗi nước có sự công nhận danh mục thành phần dân tộc ở nước mình, vì thế đại bộ phận các nước về cơ cấu dân tộc, quan hệ dân tộc cũng rất phức tạp. Theo một số tư liệu năm 1996 cho biết: trong 166 nước thì 1/3 số nước này tương đối đồng nhất về dân tộc, nhưng dân tộc đông nhất cũng chỉ chiếm trên 90% dân số nước đó như Nhật Bản, Triều Tiên, Ixraen, Ailen..., 1/2 số nước dân tộc đa số (chủ thể) chưa chiếm đến 70% số dân nước đó, 1/4 số nước là khoảng 50%, cá biệt có dân tộc là thiểu số của nước này nhưng lại là đa số của nước kia; hoặc là đa số của nước này cũng là đa số của nước kia như người da trắng ở Anh với người da trắng ở Úc và một số nước khác.
Ở Việt Nam, việc xác định thành phần dân tộc căn cứ theo 3 tiêu chuẩn:
+ Ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức về sự thống nhất của các thành phần trong cộng đồng người thể hiện bằng một tên gọi chung.
+ Ngôn ngữ.
+ Văn hoá.
Theo kết quả nghiên cứu rất công phu và trong nhiều năm của các nhà khoa học, sau khi đã có sự thống nhất giữa Uỷ ban khoa học xã hội Uỷ ban dân tộc của Chính phủ, năm 1979, Chính phủ đã uỷ nhiệm Tổng cục thống kê lần đầu tiên công bố danh mục dân tộc ở nước ta để phục vụ tổng điều tra dân số. Theo đó, đến thời điểm 1979 nước ta có 54 dân tộc. Việc xác định 54 dân tộc ở thời điểm đó là có cơ sở khoa học và pháp lý. Tuy nhiên về thành phần dân tộc hiện nay, cũng còn ý kiến cho rằng qui định như ttrên có rộng quá không? Hay xếp một số nhóm (tộc người) vào một dân tộc có đúng không? Hoặc có ý kiến đề nghị công nhận thêm dân tộc... do đó chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở khoa học và phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc.
- Về tộc danh: Là tên gọi của dân tộc. Sau khi công bố danh mục thành phần dân tộc thì tên gọi của các dân tộc được xác định một cách rõ ràng. Đồng bào các dân tộc rất phấn khởi và tự hào từ nay đã được gọi theo đúng tên gọi của chính dân tộc mình. Khác với trước đây, dưới thời Pháp thuộc bọn thống trị đã dùng những tên gọi khinh miệt chia rẽ các dân tộc như: Thổ (Tày), Mán (Dao), Mèo (Mông), Mọi (chỉ chung một số dân tộc ở miền núi)... tuy nhiên về tên dân tộc trong thời kỳ ban hành trước đây không ghi bằng tiếng phổ thông mà ghi theo giọng nói nên khi đọc có dân tộc đã có người đọc sai một ly đi một dặm như HMông đáng lẽ phát âm gần giống như từ Mông của tiến g Việt, lại đọc chệnh đi là "Hơ Mông" là sai hoàn toàn.
3. Về dân số:
- Các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu người, chiếm khoảng 14% dân số chung của cả nước:
+ Năm dân tộc là Tày, Thái, Khơme, Mường, Hoa, mỗi dân tộc có hơn 1 triệu người.
+ Ba dân tộc là Nùng, Mông, Dao có số dân từ trên 50 vạn đến 1 ttriệu người.
+ Chín dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơ Đăng, Sán Dìu, H'rê, Cơ Ho có số dân từ 10 vạn đến 50 vạn người.
+ Mười bảy dân tộc có từ 1 vạn đến dưới 10 vạn người
+ Mười bốn dân tộc có từ 1 ngàn đến dưới 10 ngàn người.
+ Năm dân tộc có từ 194 đến dưới 1.000 người.
Theo số liệu điều tra năm 1989 cho biết: có 6 dân tộc giảm số dân, chủ yếu là do khi tiến hành điều tra dân số chưa chú ý đến vấn đề dân tộc nên thiếu chính xác, thực chất không có dân tộc nào bị suy giảm về dân số. Dân tộc Ơ Đu, công bố có 31 người, nhưng Hội đồng dân tộc của Quốc hội tiến hành một đợt giám sát tỉ mỉ kiểm tra lại toàn bộ theo phương pháp của điều tra dân số, kết quả đến thời điểm tháng 3/1993 là 194 người.
- Số dân của dân tộc thiểu só ở nước ta nêu trên cho thấy không phải là ít về lượng, do đó khi thông qua Hiến pháp, Quốc hội đã không dùng khái niệm dân tộc ít người vì dân số của một số dân tộc không phải là ít so với dân số nhiều nước trên thế giới. Thực vậy, năm 1990 thế giới có 205 nước thì 145 nước có số dân dưới 9 triệu người. Như nước Áo có 7 triệu, Đan Mạch có 5 triệu, Na Uy 4 triệu, Phần Lan 5 triệu, Thuỵ Điển 8 triệu v.v..., thì số dân của dân tộc thiểu số nước ta đã nhiều hơn số dân của mỗi nước này. Hơn 70 nước có dân số dưới 1 triệu như Ô-Man, Ghi-Nê Bít-sao, Guy-A-Na... vậy là chỉ riêng dân tộc Tày và dân tộc thiểu số có số dân đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số cũng đã có số dân lớn hơn số dân của mỗi nước đó, dân tộc Mông có số dân trung bình cũng đã lớn hơn dân số của những nước như: Lúc-Xăm-Bua, Cộng Hoà Síp, Ghi-nê xích đạo, Ma rốc...
- Thành phần dân tộc và số dân của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như trên cho thấy chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở nước ta có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Về xã hội
- Do lịch sử để lại của đất nước ta và sự phát triển của mỗi dân tộc, cộng với điều kiện tự nhiên và địa bàn cư trú, nói chung trình độ phát triển của các dân tộc thiểu số so với dân tộc đa số còn thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng không đồng đều:
+ Có dân tộc, có vùng đã định canh định cư như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Chăm... nhưng có dân tộc còn mang nặng tính chất du canh du cư như Mông, Dao, Cơ Ho, Ba Na, M'Nông... đó là khoảng cách lớn giữa một xã hội còn ở thời kỳ du canh, du cư nay đây mai đó, dựa vào thiên nhiên và lệ thuộc vào thiên nhiên là chính, với một xã hội đã phát triển cao hơn, với trình độ sản xuất là thâm canh và có cuộc sống định cư.
+ Đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc, bên cạnh một số trung tâm văn hóa có tính chất tiêu biểu như Tày, Nùng ở Đông Bắc, Thái ở Tây Bắc, Gia Rai, Ê Đê, Ba NA... ở Tây Nguyên, Khơ Me ở Nam Bộ, Chăm ở Duyên Hải Trung Bộ... Nhưng nói chung sự phát triển của các dân tộc thiểu số còn thấp so với dân tộc đa số, giữa các dân tộc và các vùng cũng có sự chênh lệch với nhau, đặc biệt là số đồng bào dân tộc ở vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa... còn rất nhiều khó khăn và kém phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên cũng có dân tộc đã phát triển tương đối như Khơ Me, Hoa, Chăm......
Xoá bỏ khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc đó là vấn đề cốt lõi để giải quyết chính sách bình đẳng, đoàn kết dân tộc, muốn vậy:
- Phải có chính sách đối với từng vùng, từng dân tộc như chủ trương chính sách định canh định cư đối với đồng bào còn du canh du cư. Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn cho những dân tộc còn ở trình độ rất thấp và chương trình 135 cho vùng đặc biệt khó khăn...
- Phải có chương trình, giải pháp để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giúp cho đồng bào phát triển (đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội)
- Có chính sách đào tạo cán bộ thích hợp với từng dân tộc và trong từng giai đoạn cụ thể, như mở các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường dự bị đại học và chế độ cử tuyển vào trường đại học ....
5. Về địa bàn cư trú:
- Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú chủ yếu ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị.
- Cư trú trên toàn tuyến biên giới và vùng cao.
- Cư trú phân tán và xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ riêng biệt.
Đặc điểm cư trú đó, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta:
+ Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài nguyên khoáng sản, nguồn thuỷ năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Địa bàn đó vừa là mái nhà, là môi trường cho cả nước, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước mà tiềm năng phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi rất lớn.
+ Về an ninh quốc phòng, địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí, ý nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thời bình cũng như khi có chiến tranh.
+ Cơ cấu dân số ở miền núi đang và sẽ thay đổi theo sự phát triển của đất nước, nhưng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, Hà Giang, Cao Bằng chiếm trên 90%. Trong khi đó cơ cấu dân cư các tỉnh Tây Nguyên đã thay đổi ngược lại, nhưng vị trí của vấn đề dân tộc vẫn còn nguyên vẹn.
+ Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên sự hoà hợp của cộng đồng dân cư, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ, nhưng cũng dễ va trạm dẫn đến mất đoàn kết. Do đó vấn đề đoàn kết dân tộc phải được luôn luôn chú ý ngay từ cộng đồng dân cư ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến xã, huyện, tỉnh và trên phạm vi cả nước.
+ Một nước có nhiều dân tộc như nước ta, truyền thống đoàn kết là chủ yếu, nhưng cũng còn những mặc cảm, bọn phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc để phục vụ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Do đó cần phải cảnh giác cao, có chính sách dân tộc đúng và thực hiện nghiêm túc, không để kẽ hở cho bọn phản động và phần tử xấu có thể lợi dụng được.
II. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và trên cơ sở tình hình, đặc điểm dân tộc ở nước ta, Đảng cộng sản Đông Dương đã đề ra chính sách dân tộc ngay từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Từ đó về sau, chính sách dân tộc của Đảng tiếp tục hoàn thiện và được thể chế vào Hiến pháp, Luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số"(1)."Bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta"(2). Nội dung chính sách dân tộc đã được vận dụng sáng tạo, thích hợp với từng điều kiện lịch sử của mỗi giai đoạn cách mạng:
1. Thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đề cập vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc “... Độc lập dân tộc, người cày có ruộng”... phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của các dân tộc.
- Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3/1935), Nghị quyết về công tác dân tộc gồm 3 vấn đề: sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội của dân chúng lao động các dân tộc.
- Bác Hồ về nước năm (1941), xây dựng vùng căn cứ, chỉ đạo cả nước tiến hành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Từ Pắc Bó đến Tân Trào, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đến Ba Tơ lịch sử... đều là ở vùng dân tộc và miền núi.
- Ngày 22-12-1944, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại khu rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, trong 34 chiến sỹ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên đó có 30 người là dân tộc thiểu số chiếm 88% (19 người là Tày, 9 người Nùng, 1 người Mông, 1 người Dao). Những chiến sỹ giải phóng quân là người dân tộc thiểu số đó đã được Bác Hồ, Đảng và quân đội rèn luyện trở thành những tướng lĩnh của quân đội nhân dân Việt Nam như: Hoàng Đình Giong, Đàm Quang Trung, Lê Quảng Ba, Vũ Lập... và những cán bộ của Đảng như: Hoàng Văn Thụ dân tộc Tày là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Đảng ta.
- Nhờ những chủ trương, đường lối, giải pháp đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nhanh chóng tập hợp được các dân tộc trong nước ta thành một khối thống nhất tạo ra sức mạnh to lớn đưa đến cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi, ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam Á đại diện cho lợi ích của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có các dân tộc thiểu số.
- Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi rõ “... các dân tộc thiểu số được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ...” đó là sự bảo đảm pháp lý đầy đủ để đồng bào tin tưởng và đi theo chế độ xã hội mới.
2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Đất nước vừa giành được độc lập, thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19-12-1946), nhân dân các dân tộc thiểu số đã cùng đồng bào cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh chọn vùng Sơn Dương, Định Hóa (là vùng dân tộc thiểu số và miền núi) làm “Thủ Đô” của kháng chiến chống Pháp. Ở những nơi khác, cũng hình thành các vùng căn cứ lớn, nhỏ là nơi đặt cơ quan lãnh đạo kháng chiến trực tiếp ở từng địa phương, từng khu vực là nơi đặt các xưởng quân giới, kho tàng phục vụ cho kháng chiến, nhiều chiến khu nổi tiếng nằm ở vùng dân tộc hay được nhắc đến như chiến khu Việt Bắc, chiến khu Đ miền Đông Nam Bộ, chiến khu Bác Ái Ninh Thuận, chiến khu Mộc Hạ ở Sơn La...
Ngay từ đầu, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, chúng đã bị nhân dân các dân tộc tham gia chống trả quyết liệt ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, biết bao tấm gương người dân tộc thiểu số dũng cảm, tiêu biểu không thể kể hết như: Bế Văn Đàn, La Văn Cầu (dân tộc Tày), Lò Văn Giá (dân tộc Thái), Siu Bleh (dân tộc Gia Rai), anh hùng Núp (dân tộc Ba Na)...
- Tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số ghi rõ: “... đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ để giúp nhau tiến bộ về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...”, có thể nói, lần dầu tiên Đảng ta có Chính sách dân tộc một cách toàn diện. Chính sách đó đã đi vào quần chúng các dân tộc thiểu số, tạo ra sức mạnh to lớn về sức người, sức của góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng bạn bè năm châu, kẻ thù thì khiếp đảm, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa II về cách mạng miền Nam đã chỉ ra rằng phải kết hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), kết hợp chặt chẽ ba vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) và xác định vùng miền núi là vùng chiến lược quan trọng, các dân tộc thiểu số là lực lượng to lớn của cách mạng.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm (1954-1975), chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được khẳng định là một bộ phận khăng khít của chiến lược xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Các dân tộc thiểu số miền Bắc cùng đồng bào miền Bắc đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại và leo thang của Mỹ với khẩu hiệu “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “Tay cày, tay súng”, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, góp phần chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
- Ở miền Nam trong thời kỳ này, hầu hết những căn cứ của Miền, của Khu, của Tỉnh ủy... đều dựa vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi để hoạt động, các dân tộc thiểu số đã sát cánh với người Kinh, cống hiến sức lực, xương máu, của cải để góp phần làm nên biết bao chiến thắng và cuối cùng, mở màn bằng trận đánh Buôn Ma Thuột, đi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
- Chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng đã được tổ chức thực hiện thành công xuất sắc, các dân tộc thiểu số ở cả hai miền Nam - Bắc đã phát huy cao độ khả năng cách mạng của mình, hy sinh vô hạn, dũng cảm tuyệt vời, đóng góp sức người, sức của to lớn trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi mảnh đất, mỗi ngọn núi, con suối, mỗi buôn làng đều đầy ắp kỳ tích anh hùng, rất đáng tự hào về những chiến công và về những con người... mà tiêu biểu là hàng trăm dũng sỹ diệt Mỹ, hàng trăm cá nhân và đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, hơn 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng là người các dân tộc thiểu số.
Thành công của sức mạnh đoàn kết các dân tộc, mãi mãi đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc, của đất nước Việt Nam ta, chói lọi cho muôn đời, thế hệ mai sau.
4. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra chính sách dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước là... “giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam... nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường khối đoàn kết không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiế