Đề tài Vấn đề giảng viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, Giáo dục Việt Nam nói chung và đại học nói riêng đang được xem là “thời đại khủng hoảng giáo dục” chính là do việc quản lý yếu kém chứ không phải do thiếu đầu tư. Hầu hết chúng ta đang có sự bất mãn đối với thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, trong đó kể cả người có điều kiện kinh tế và chính trị cao hơn lẫn những người bình dân đại chúng. Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất chứ không hề quan tâm đến rồi đây các cử nhân, kỹ sư sẽ đi về đâu? Họ có thể tìm được công ăn việc làm không sau khi ra trường không? Nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng lao động trong nước “cằn cỗi” ảnh hưởng đến sự phát triển của nước nhà. Đứng trước tình trạng trì trệ và lạc hậu của giáo dục làm cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà, nhóm 3 lớp Nghiệp vụ sư phạm giảng viên khoá 19 quyết định chọn đề tại: “Vấn đề Giảng viên, Sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng”. Trong đề tài này, nhóm đi sâu tìm hiểu, phân tích và đưa ra giải pháp về tình trạng giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam. Trong đó, nhóm chú trọng phân tích về khía cạnh giảng viên và sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập. Thông qua tiểu luận này, nhóm mong rằng sẽ đóng góp một phần ý tưởng về phát triển giáo dục đại học về mặt giảng viên và sinh viên hiện nay ở các trường trường đại học Việt Nam nói chung và đại học ngoài công lập nói riêng.

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề giảng viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA GIÁO DỤC  MÔN : GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ GIẢNG VIÊN, SINH VIÊN TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP NÓI RIÊNG  GVGD: PGS. TS. PHẠM LAN HƯƠ NG NHÓM 03: 1. Trần Công Bình 2. Nguyễn Trung Cang 3. Nguyễn Ngọc Bảo Châu 4. Vũ Hoàng Lan Chi 5. Nguyễn Thành Công 6. Dương Bảo Cường 7. Trần Cao Cường 8. Nguyễn Thị Anh Đào 9. Trần Tiến Đạt 10. Phan Thị Diễm 11. Đỗ Thị Ngọc Diệp 12. Vũ Thị Kim Liên 13. Trần Thị Thu Nhi 14. Nguyễn Thị Thu Thanh Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2013 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên i Nhóm 03 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 03 Họ và tên số thứ tự Trần Công Bình 10 Nguyễn Trung Cang 11 Nguyễn Ngọc Bảo Châu 13 Vũ Hoàng Lan Chi 14 Nguyễn Thành Công 15 Dương Bảo Cường 17 Trần Cao Cường 18 Nguyễn Thị Anh Đào 20 Trần Tiến Đạt 21 Phan Thị Diễm 23 Đỗ Thị Ngọc Diệp 24 Vũ Thị Kim Liên 53 Trần Thị Thu Nhi 72 Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp NVSP18 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên ii Nhóm 03 MỤC LỤC Chương I: Giới thiệu đề tài ..................................................................................................... 1 Chương II: Vấn đề Giảng viên, Sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng ..................................... 2 I. Tình hình chung về giáo dục Đại học ở Việt Nam ........................................................... 2 1. Khái niệm giáo dục .......................................................................................................... 2 2. Tình hình chung giáo dục Đại học ở Việt Nam ........................................................... 2 2.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất 1950 ............................................................. 2 2.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 1956 .................................................................. 2 2.3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 1979 .................................................................. 2 2.4. Nền giáo dục nước nhà sau cải cách kinh tế - xã hội 1986: có những tay đổi đáng kể............................................................................................................................... 3 2.5 Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay ................................................................... 4 II. Giảng viên và sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học việt nam .............................. 6 1. Giảng viên ......................................................................................................................... 6 1.1. Số lượng giảng viên.................................................................................................. 6 1.2. Chất lượng giảng viên .............................................................................................. 8 2. Sinh viên.......................................................................................................................... 11 2.1. Một số đặc điểm của sinh viên.............................................................................. 11 2.2. Số lượng sinh viên .................................................................................................. 12 2.3. Chất lượng s inh viên .............................................................................................. 13 III. Giảng viên và sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập ................ 15 1. Giảng viên ....................................................................................................................... 15 1.1. Số lượng giảng viên................................................................................................ 15 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên iii Nhóm 03 1.2. Chất lượng giảng viên ............................................................................................ 17 2. Sinh viên.......................................................................................................................... 19 2.1 Số lượng sinh viên ................................................................................................... 19 2.2. Chất lượng s inh viên .............................................................................................. 21 Chương III: Giải pháp và kiến nghị ..................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 27 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 1 Nhóm 03 Chương I: Giới thiệu đề tài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, Giáo dục Việt Nam nói chung và đại học nói riêng đang được xem là “thời đại khủng hoảng giáo dục” chính là do việc quản lý yếu kém chứ không phải do thiếu đầu tư. Hầu hết chúng ta đang có sự bất mãn đối với thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, trong đó kể cả người có điều kiện kinh tế và chính trị cao hơn lẫn những người bình dân đại chúng. Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất chứ không hề quan tâm đến rồi đây các cử nhân, kỹ sư sẽ đi về đâu? Họ có thể tìm được công ăn việc làm không sau khi ra trường không? Nguyên nhân này đã dẫn đến tình trạng lao động trong nước “cằn cỗi” ảnh hưởng đến sự phát triển của nước nhà. Đứng trước tình trạng trì trệ và lạc hậu của giáo dục làm cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà, nhóm 3 lớp Nghiệp vụ sư phạm giảng viên khoá 19 quyết định chọn đề tại: “Vấn đề Giảng viên, Sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng”. Trong đề tài này, nhóm đi sâu tìm hiểu, phân tích và đưa ra giải pháp về tình trạng giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam. Trong đó, nhóm chú trọng phân tích về khía cạnh giảng viên và sinh viên trong các trường đại học ngoài công lập. Thông qua tiểu luận này, nhóm mong rằng sẽ đóng góp một phần ý tưởng về phát triển giáo dục đại học về mặt giảng viên và sinh viên hiện nay ở các trường trường đại học Việt Nam nói chung và đại học ngoài công lập nói riêng. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 2 Nhóm 03 Chương II: Vấn đề Giảng viên, Sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng I. Tình hình chung về giáo dục Đại học ở Việt Nam 1. Khái niệm giáo dục Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. 2. Tình hình chung giáo dục Đại học ở Việt Nam 2.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất 1950 Tháng 7/1950 bản đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng chính phủ thông qua. Bản đề án mới đã nêu rõ: Nền giáo dục mới phải là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được thiết kế trên nguyên tắc “ Dân tộc, khoa học và đại chúng”. Mục tiêu của giáo dục là giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nghị lực phục vụ kháng chiến, phục vụ đất nước. Cơ cấu nhà trường cải cách gồm hệ thống phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học. 2.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 1956 Sau ngày giải phóng 1954, Miền Bắc có hai hệ thống giáo dục phổ thông cùng tồn tại: hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm do ta xây dựng và hệ thống giáo dục 12 năm ở vùng mới giải phóng do Pháp để lại. Vì vậy tháng 3/1956, Chính phủ đã thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ 2. Mục tiêu của lần này là: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, cán bộ tốt trung thành với nhà nước. Về hệ thống giáo dục, hình thành hệ thống giáo dục 10 năm gồm 3 cấp và giáo dục – đào tạo chuyên nghiệp. 2.3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3 1979 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 3 Nhóm 03 Trong điều kiện đất nước đã thống nhất, cùng đi lên xã hội chủ nghĩa, với nhận thức giáo dục là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, là cơ sở ban đầu rất trọng yếu trong sự phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,” ngày 11/01/1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14/NQ- TW về cải cách giáo dục lần thứ ba, trong đó tập trung cải cách cả cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục. Cuộc cải cách này nhằm mục đích thống nhất hai hệ thống giáo dục tồn tại ở hai miền Bắc - Nam (hệ thống giáo dục 10 năm của miền Bắc và hệ 12 năm của miền Nam) trong thời kỳ 1954-1975 và từng bước phổ cập giáo dục trong toàn dân (thông qua chương trình giáo dục liên tục cho trẻ em và bổ túc văn hóa cho người lớn). Để thực hiện cuộc cải cách này, trước hết đòi hỏi nỗ lực xây dựng trường sở, giáo trình, phương tiện sư phạm cần thiết để kéo dài cấp tiểu học thêm 1 năm và cấp THCS thêm 1 năm đối với hàng triệu học sinh miền Bắc. Trong điều kiện thiếu thốn chung của nền kinh tế đất nước, việc đầu tư thực hiện cuộc cải cách hệ thống giáo dục đã khiến chất lượng giáo dục giảm sút trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, những dấu hiệu khủng hoảng giáo dục xuất hiện với tình trạng bỏ học gia tăng, vị thế xã hội và kinh tế của người giáo viên sa sút… 2.4. Nền giáo dục nước nhà sau cải cách kinh tế - xã hội 1986: có những tay đổi đáng kể Thay đổi trong cách nhìn nhận vai trò của giáo dục - đào tạo. Quan niệm “giáo dục như một bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa” đã được thay thế bởi cách hiểu “đầu tư cho giáo dục là nguồn đầu tư cho phát triển”. Trong Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tháng 01/1993), Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển”. Chính sách xã hội hóa giáo dục Khi nền kinh tế nhiều thành phần ra đời và chế độ “bao cấp” dần bị xóa bỏ, thì vai trò độc quyền của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục dần dần giảm bớt, đồng thời các dịch vụ này không còn miễn Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 4 Nhóm 03 phí. Thông qua Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, Nhà nước khuyến khích mở rộng nhiều hình thức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi. Chính sách đã thành công, thể hiện ở việc ra đời ngày càng nhiều trường tư thục, dân lập, từ mầm non đến đại học, làm giảm sức ép cho giáo dục công lập trong khi ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp. Hệ thống giáo dục quốc dân Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ là văn bản đầu tiên thể chế hóa các quy định về hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống bằng cấp và chứng chỉ cho giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua ngày 11/12/1998, trở thành bộ luật đầu tiên quy định cụ thể về hoạt động giáo dục của Việt Nam, tạo ra khung khổ pháp lý cho hoạt động giáo dục của Việt Nam. Từ những năm 2000 trở lại đây quy mô giáo dục Đ H và sau ĐH đã tăng đáng kể. Năm học 2003-2004 có hơn 1.032.000 sinh viên, gần 33.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Hàng năm, số sinh viên từ khu vực nông thôn, miền núi đều chiếm khoảng 70% tổng số tuyển mới. 2.5 Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng là nhân tố làm thúc đẩy nền kinh tế, văn hoá, khoa học và xã hội phát triển. Hiện nay, Việt Nam cũng đang chú trọng phát triển Giáo dục đại học, các trường đại học đã được lập ra ngày càng nhiều ở các vùng miền của đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên, sự quản lý yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước trong giáo dục đã dẫn đến tình trạng “bạo phát bạo tàn”, số lượng trường tăng lên nhưng chất lượng giáo dục lại giảm xuống. Chúng ta có thể hình dung giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Đại học nói riêng hiện nay được xem là “lạm phát giáo dục”. Khi nền kinh tế Việt Nam lún sâu vào trạng thái đình lạm (hoạt động sản xuât- kinh doanh đình đốn trong bối cảnh lạm phát vẫn tăng cao), ngành giáo dục đại học cũng đã đi xuống. Chúng ta khó có thể xác định được phong trào đóng cửa ngành học đã bắt đầu từ đâu, nhưng điều chắc chắn là phong trào Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 5 Nhóm 03 này đang lan rộng ở cả ba miền Trung, Nam, Bắc. Chẳng hạn, tại miền Trung là trường hợp của Đại học Đà Nẵng (đóng ngành kinh tế chính trị và thống kê tin học). Đại học Phạm Văn Đồng (đóng ngành tài chính ngân hàng). Tại Tp.HCM , với số lượng hơn nửa triệu sinh viên và thuộc loại cao nhất nước về sức cầu học tập cũng có một số trường đóng cửa ngành học như Đại học Văn Hiến, Đại học Hùng Vương. Ngay cả một trường công lập có bề dày truyền thống như Đại học N ông lâm cũng đã tuyên bố có thể phải đóng cửa nhóm ngành cơ khí, nông nghiệp. Ở khu vực phía Bắc, Đại học Chu Văn An tại Hưng Yên cũng không phải là ngoại lệ. Hiện tượng đóng cửa ngành học nói lên điều gì? Những trường hợp nêu trên chỉ mang tính minh họa, trong khi còn khá nhiều trường đại học cũng lâm vào tình trạng như thế. Qua đó cho thấy, trường Đại học tăng lên trong khi lượng thí sinh tăng không đáng kể, hoặc chủ trương đại học hóa các trường cao đẳng đã dẫn đến tình trạng mạng lưới bị thừa và lẫn lộn…Cung tăng trong khi cầu không thỏa mãn được cung, một quy luật tự nhiên mà giáo dục đại học không được xem là ngoại lệ. Thậm chí trong những năm tới tình hình tuyển sinh của khối đại học ngoài công lập còn bi đát hơn hiện thời. Cùng với hiện tượng đóng cửa ngành học của nhiều trường đại học, vào tháng 10/2011, Nam Định đã trở thành tỉnh đầu tiên khi chính quyền của địa phương này công khai thông báo không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức. Xin lưu ý, tính chất dân lập hay tư thục là như nhau ở Việt Nam, được nhìn nhận chung là trường ngoài công lập. Đây cũng là lần đầu tiên văn bằng của khối trường ngoài công lập bị xúc phạm đến như vậy. Sự xúc phạm này ngay lập tức đã làm dấy lên một làn sóng phản đối từ phía hội đồng quản trị và ban giám hiệu của nhiều trường đại học dân lập. Hiểu theo nghĩa thông thường, hành động của chính quyền tỉnh Nam Định không khác gì một sự phân biệt đối xử trên phương diện xã hội học. Nhưng ở một góc cạnh khác, người ta lại nhận ra rằng đã đến lúc gióng lên tiếng “chuông gọi hồn ai” về thực trạng đào tạo tại nhiều trường đại học ngoài công lập. Khởi đầu của “đường dây giáo dục phí” dẫn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là logic cho sự tiếp nối về cách làm ăn ẩu tả của nhiều trường đại học ngoài công lập. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 6 Nhóm 03 Hoàn toàn không khác với trường ngoài công lập, ngay các trường cao đẳng công lập được “nâng cấp” thành đại học và trường trung cấp phát triển thành cao đẳng, cũng rơi vào tình trạng bình mới rượu cũ. Hiển nhiên, giáo dục là một trong những lĩnh vực được chú trọng về lượng hơn là chất ở Việt Nam trong vài chục năm qua, dẫn đến hậu quả là từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi số lượng trường đại học từ 69 trường tăng đến trên 160 trường, thì lượng giáo viên được chuẩn đào tạo công nhận vẫn chỉ gần như một hằng số. Còn về chất, có thể lấy sự so sánh giữa hoạt động giáo dục đại học ở Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn 2007-2008 như một bằng chứng. Vào thời gian đó, số trường đại học ở Việt Nam đã vào khoảng 150 trường, so với chỉ 112 trường ở Thái Lan. Tuy nhiên, người Thái lại có đến 14.000 tiến sĩ, 35.000 thạc sĩ, trong khi người Việt chỉ có 5.600 tiến sĩ và 15.000 thạc sĩ. Thế nhưng tiêu chí so sánh thực chất nhất chính là số bài báo khoa học trên tập san quốc tế giữa hai quốc gia: ngành giáo dục Việt Nam chỉ có 959 bài, trong khi các nhà khoa học Thái có đến 4.527 bài, tức gấp gần 5 lần. Như vậy, chỉ cần so sánh với một trường hợp phát triển trung bình như Thái Lan, đã có thể thấy thực chất ngành giáo dục Việt Nam ra sao khi số lượng trường đại học nhiều hơn hẳn, nhưng chất lượng đào tạo lại kém hơn hẳn. II. Giảng viên và sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học việt nam 1. Giảng viên M ột trong những yếu tố hàng đầu tạo nên chất lượng đào tạo của một trường đại học là số lượng và chất lượng hàng ngũ giảng viên. Ở đây, số lượng rất quan trọng, nhưng chất lượng (hay cơ cấu thành phần - phần trăm tiến sĩ, giáo sư …) còn quan trọng hơn. 1.1. Số lượng giảng viên Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT thì số lượng giảng viên tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây. Vào năm 1987 số lượng giảng viên cả nước là 20.212 người. Vào tháng 8/2008, cả nước có khoảng 52.000 giảng viên. Đến tháng 6/2012 số Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 7 Nhóm 03 lượng giảng viên cả nước tăng lên đến 77.500 giảng viên. Lượng giảng viên tăng lên này góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay. Số lượng giảng viên tăng lên rất nhiều trong vài năm trở lại đây là bởi vì số lượng các trường đại học, cao đẳng thành lập một cách ồ ạt. Và để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giảng dạy vì vậy họ phải tuyển một lượng lớn giảng viên. Theo thống kê của ngành giáo dục, trong hai năm 2006-2007 có 39 trường được thành lập, bình quân mỗi năm gần 20 trường. Trong 4 năm, từ 2008 đến 2011, có 45 trường được thành lập, bình quân mỗi năm là 11. Còn trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2011, có 84 trường mới thành lập, nâng cấp 51 trường (chiếm 61%), thành lập mới 33 trường (39%). Hiện nay, Việt Nam có 440 trường đại học, cao đẳng, trong đó, có 77 trường ngoài công lập. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng muốn có lực lượng kế thừa để thay thế lượng giảng viên về hưu, cũng như là đáp ứng việc mở ngành mới, tăng số lượng tuyển sinh. Họ đã và đang thực hiện áp dụng chính sách giữ lại các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi làm giảng viên. Mặt khác, một số trường đại học, cao đẳng có các chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài từ nguồn sinh viên du học nước ngoài. Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển của các trường đại học và cao đẳng như hiện nay thì lượng giảng viên đang thiếu hụt một cách trầm trọng. Theo quy định mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), các trường đại học phải dựa vào tiêu chí: Đội ngũ giảng viên cơ hữu (chính thức) của trường phải đạt từ 25 sinh viên/giảng viên. Nếu xét đúng như tiêu chí trên thì sẽ có rất nhiều trường phải tạm ngưng tuyển sinh vì hiện nay đa số các trường đại học đều có tỷ lệ giảng viên/sinh viên khá thấp. ĐH DL Ngoại ngữ tin học TP HCM : 47,3 SV/GV, ĐH Tây Đô: 44,2 SV/GV, ĐH M ở TP HCM : 41,2 SV/GV, ĐH Hồng
Luận văn liên quan