Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của tố tụng hình sự cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin nêu một số vấn đề hoàn thiện quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI, BLTTHS năm 2003. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị – xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc bắt một số “đối tượng đặc biệt” về chính trị ở trong nước và các đối tượng là người nước ngoài còn ảnh hưởng đến chính sách đối nội và quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta. Vì vậy, việc hoàn thiện quy định về biện pháp bắt người trong Tố tụng hình sự là vấn đề cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
Từ nghiên cứu thực tiễn và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, chúng tôi thấy cần sửa đổi hoàn thiện một số quy định bắt người trong BLTTHS hiện hành để đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác như sau: *
Một là, BLTTHS 2003 chưa có điều luật nào quy định việc bắt người là đại biểu dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có uy tín lớn trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài. Trong khi đó việc bắt những “đối tượng đặc biệt” này được quy định trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản của Đảng và Bộ Công an, như: Luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Công văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên; Hướng dẫn số 05-HD/NCTW ngày 15/01/2001 của Ban Nội chính Trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xử lý tội phạm theo tinh thần chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về việc bắt giữ các đối tượng đặc biệt. Vì vậy chúng tôi thiết nghĩ cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất, chi tiết việc bắt các đối tượng nêu trên cho phù hợp.
Hai là, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 80 BLTTHS, với tên gọi của chế định này là: “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam”nên đã dẫn đến cách hiểu: “Bắt người là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam”. Theo chúng tôi, cách hiểu như vậy là không đúng bởi lẽ nếu coi “bắt bị can, bị cáo để tạm giam” là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam thì việc cưỡng chế bị can, bị cáo thực hiện lệnh tạm giam dựa trên căn cứ pháp lý nào? Vì vậy xác định tên gọi của chế định này là “bắt tạm giam bị can, bị cáo”.
- Thực tế cho thấy việc bắt người bị kết án để thi hành bản án mà trước đó họ chưa bị tạm giam cũng gặp nhiều bất cập. Vì vậy cần ban hành mẫu lệnh bắt thống nhất “Lệnh bắt người bị kết án để thi hành án” theo thẩm quyền của Tòa án, giao cho lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực thi theo thủ tục chung.
- Về hình thức lập pháp theo quy định tại Điều 80 BLTTHS đối với trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam chưa quy định căn cứ bắt cho trường hợp này và những trường hợp không bắt tạm giam. Đối chiếu với quy định về các trường hợp bắt khác quy định như vậy là chưa thống nhất. Nên theo chúng tôi cần bổ sung quy định này vào Điều 80 BLTTHS như: “ Bắt tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” và “đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp: Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
4 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt người trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt người trong Luật Tố tụng hình sự VN
TS. Trần Quang Thông – ThS. Trần Thảo*
Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công cuộc cải cách tư pháp, ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của tố tụng hình sự cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin nêu một số vấn đề hoàn thiện quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI, BLTTHS năm 2003. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị – xã hội, bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc bắt một số “đối tượng đặc biệt” về chính trị ở trong nước và các đối tượng là người nước ngoài còn ảnh hưởng đến chính sách đối nội và quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta. Vì vậy, việc hoàn thiện quy định về biện pháp bắt người trong Tố tụng hình sự là vấn đề cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
Từ nghiên cứu thực tiễn và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, chúng tôi thấy cần sửa đổi hoàn thiện một số quy định bắt người trong BLTTHS hiện hành để đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật một cách chính xác như sau: *
Một là, BLTTHS 2003 chưa có điều luật nào quy định việc bắt người là đại biểu dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có uy tín lớn trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài. Trong khi đó việc bắt những “đối tượng đặc biệt” này được quy định trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản của Đảng và Bộ Công an, như: Luật Tổ chức Quốc hội, luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Công văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên; Hướng dẫn số 05-HD/NCTW ngày 15/01/2001 của Ban Nội chính Trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xử lý tội phạm theo tinh thần chỉ thị số 52-CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về việc bắt giữ các đối tượng đặc biệt. Vì vậy chúng tôi thiết nghĩ cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất, chi tiết việc bắt các đối tượng nêu trên cho phù hợp.
Hai là, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 80 BLTTHS, với tên gọi của chế định này là: “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam”nên đã dẫn đến cách hiểu: “Bắt người là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam”. Theo chúng tôi, cách hiểu như vậy là không đúng bởi lẽ nếu coi “bắt bị can, bị cáo để tạm giam” là một biện pháp để thực hiện lệnh tạm giam thì việc cưỡng chế bị can, bị cáo thực hiện lệnh tạm giam dựa trên căn cứ pháp lý nào? Vì vậy xác định tên gọi của chế định này là “bắt tạm giam bị can, bị cáo”.
- Thực tế cho thấy việc bắt người bị kết án để thi hành bản án mà trước đó họ chưa bị tạm giam cũng gặp nhiều bất cập. Vì vậy cần ban hành mẫu lệnh bắt thống nhất “Lệnh bắt người bị kết án để thi hành án” theo thẩm quyền của Tòa án, giao cho lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thực thi theo thủ tục chung.
- Về hình thức lập pháp theo quy định tại Điều 80 BLTTHS đối với trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam chưa quy định căn cứ bắt cho trường hợp này và những trường hợp không bắt tạm giam. Đối chiếu với quy định về các trường hợp bắt khác quy định như vậy là chưa thống nhất. Nên theo chúng tôi cần bổ sung quy định này vào Điều 80 BLTTHS như: “ Bắt tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp: Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” và “đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp: Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
- Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù dưới 2 năm thì không bị bắt để tạm giam; nhưng đối với các trường hợp bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng ở cách xa Cơ quan điều tra hoặc có tiền án tiền sự hoặc là lưu manh chuyên nghiệp có biểu hiện trốn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bắt tạm giam. Mặc dù, quan điểm hiện nay nên giảm thiểu các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nhưng việc quy định bắt tạm giam đối với đối tượng này là cần thiết cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.
- Khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định “Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này” theo chúng tôilà chưa chính xác, không thống nhất mà phải quy định rõ “không được bắt tạm giam bị can, bị cáo vào ban đêm”.
Với đề xuất như trên có thể sửa đổi bổ sung Điều 80 BLTTHS như sau:
“ Điều 80. Bắt tạm giam bị can, bị cáo
1. Bắt tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù dưới 2 năm không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú nhưng ở cách xa Cơ quan điều tra hoặc có tiền án tiền sự hoặc có biểu hiện trốn, cản trở hoạt động điều tra thì có thể bắt tạm giam.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không bắt tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Hồ sơ vụ án phải được gửi kèm theo lệnh bắt và tạm giam bị can, bị cáo sang Viện Kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Sau khi nhận được những văn bản trên, Viện Kiểm sát phải nghiên cứu ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt và tạm giam bị can, bị cáo trong đó ghi rõ lý do phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.
4. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bị bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt bị can, bị cáo tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt bị can, bị cáo tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt bị can, bị cáo tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
5. Không được bắt tạm giam bị can, bị cáo vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người theo quyết định truy nã”.
Ba là, về khoản 4 Điều 81 BLTTHS có quy định về thẩm quyền xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thuộc về Viện Kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, đối với trường hợp người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp là “Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới” và “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này” thì rất khó xác định được Viện Kiểm sát cùng cấp như khi tàu bay đang bay trên bầu trời, tàu biển đang ở ngoài biển… Do đó, chúng tôi cho rằng cần quy định bổ sung trong khoản 4 Điều 81 với nội dung “đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều luật này, thẩm quyền để xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp là Viện Kiểm sát nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký” . Quy định như vậy mới kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn chặn hành động gây khó khăn cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Bốn là, BLTTHS 2003 quy định việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã trong cùng một điều luậttại Điều 82 BLTTHS. Việc bắt người trong hai trường hợp này quy định: “ Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất”. Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy: Quy định chung việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã vào cùng một điều luật là không phù hợp, vì đối tượng và thủ tục áp dụng, những việc cần làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong hai trường hợp này không giống nhau.
Trước hết về đối tượng: Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang chưa phải là bị can, bị cáo; còn người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã là người đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hay đang chấp hành án phạt tù thì bỏ trốn mà cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã.
Về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn: Đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang họ có thể bị giam giữ hoặc không bị giam giữ theo Điều 86 BLTTHS năm 2003; còn người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã thì sau khi bị bắt, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam đối với họ.
Điều 82 BLTTHS hiện hành chỉ quy định thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã mà thiếu các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị bắt, các vấn đề cần phải giải quyết sau khi tiếp nhận người bị bắt. Những nội dung này lại được quy định trong Điều 83 BLTTHS: Khoản 1 quy định những vấn đề cần phải làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang; khoản 2 quy định những việc cần phải làm sau khi tiếp nhận người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã. Theo chúng tôi, nên quy định các nội dung này trong một điều luật cho rõ căn cứ bắt, thẩm quyền, thủ tục bắt trong từng trường hợp và những việc cần làm sau khi bắt. Việc làm này bảo đảm tính khoa học về mặt kỹ thuật lập pháp, góp phần hạn chế được những thiếu sót khi xây dựng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Mặt khác, khoản 2 Điều 82 BLTTHS chỉ quy định: “khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt” , trong khi trên thực tế nhiều trường hợp người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thường có vũ khí và rất dễ chống trả ngay nếu bị bắt giữ. Cho nên, nếu không quy định quyền này một cách chính xác, chặt chẽ thì rất khó khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Vì vậy, theo chúng tôi thấy cần quy định thêm nội dung bất kỳ người nào cũng có quyền “lục soát tước vũ khí, hung khí của người bị bắt” trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, để phân biệt với biện pháp khám người theo quy định tại Điều 182 BLTTHS.
Về tên gọi trường hợp bắt người đang bị truy nã theo quy định tại Điều 82 BLTTHS, chúng tôi cho rằng nên quy định tên điều luật là “bắt người theo quyết định truy nã” sẽ chính xác hơn.
Trên đây là một số ý kiến xung quanh vấn đề sửa đổi bổ sung hoàn thiện quy định của BLTTHS về bắt người, xin được trao đổi cùng các đồng chí./.
Nguồn: www.pup.edu.vn