Gia đình - hạt nhân cốt lõi của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình lại càng tốt hơn. Sự tác động và chi phối lẫn nhau giữa gia đình và xã hội được khẳng định rõ nét trong hôn nhân. Bởi lẽ, nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình chủ yếu là xuất phát từ quan hệ hôn nhân.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập - quốc tế hoá ngày càng được mở rộng thì hòa vào sự phát triển của nền kinh tế, quan hệ hôn nhân cũng được hình thành dưới nhiều góc độ khác nhau của xã hội, dựa trên những nguyên tắc nhất định. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ trên cơ sở nguyên tắc tiến bộ, một vợ , một chồng bình đẳng.
Cơ sở thiết lập quan hệ hôn nhân hiện nay đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, chịu tác động và chi phối bởi các yếu tố nước ngoài. Do tính chất phức tạp vốn có của quan hệ này, nhà nước đã kịp thời thừa nhận và bảo vệ bằng cách thông qua hình thức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh và có những sửa đổi bổ sung để hoàn thiện nội dung của chế định trên thực tế. Cụ thể, những văn bản ra đời trước như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, và hiện nay là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc hướng các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát huy tối đa quyền tự do kết hôn và đảm bảo trật tự cũng như sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật đã bộc lộ không ít những thiếu sót và bất cập, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chủ thể kết hôn và những giá trị đạo đức truyền thống của xã hội xưa nay, kết hôn có yếu tố nước ngoài một mặt thể hiện ý nghĩa tích cực, thúc đẩy giao lưu hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực nhưng vẫn không thể phủ nhận những hạn chế đang tồn tại trong đó.
Trong phạm vi tiểu luận này tôi xin phân tích một số quy định của pháp luật hiện hành để cho thấy được những khó khăn và vướng mắc trong việc áp dụng và thực trạng của hiện tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay tại một số khu vực. Trên những cơ sở đó sẽ tổng kết và rút ra những tồn tại và giải pháp để từ đó tiến tới khắc phục vấn đề.
38 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7165 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MẪU THAM KHẢO
08:29 NGUYEN VAN TIENLDS NO COMMENTS
LỜI NÓI ĐẦUGia đình - hạt nhân cốt lõi của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình lại càng tốt hơn. Sự tác động và chi phối lẫn nhau giữa gia đình và xã hội được khẳng định rõ nét trong hôn nhân. Bởi lẽ, nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình chủ yếu là xuất phát từ quan hệ hôn nhân.Ngày nay, trong xu thế hội nhập - quốc tế hoá ngày càng được mở rộng thì hòa vào sự phát triển của nền kinh tế, quan hệ hôn nhân cũng được hình thành dưới nhiều góc độ khác nhau của xã hội, dựa trên những nguyên tắc nhất định. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ trên cơ sở nguyên tắc tiến bộ, một vợ , một chồng bình đẳng.Cơ sở thiết lập quan hệ hôn nhân hiện nay đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, chịu tác động và chi phối bởi các yếu tố nước ngoài. Do tính chất phức tạp vốn có của quan hệ này, nhà nước đã kịp thời thừa nhận và bảo vệ bằng cách thông qua hình thức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh và có những sửa đổi bổ sung để hoàn thiện nội dung của chế định trên thực tế. Cụ thể, những văn bản ra đời trước như Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, và hiện nay là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc hướng các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát huy tối đa quyền tự do kết hôn và đảm bảo trật tự cũng như sự ổn định xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật đã bộc lộ không ít những thiếu sót và bất cập, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chủ thể kết hôn và những giá trị đạo đức truyền thống của xã hội xưa nay, kết hôn có yếu tố nước ngoài một mặt thể hiện ý nghĩa tích cực, thúc đẩy giao lưu hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực nhưng vẫn không thể phủ nhận những hạn chế đang tồn tại trong đó.Trong phạm vi tiểu luận này tôi xin phân tích một số quy định của pháp luật hiện hành để cho thấy được những khó khăn và vướng mắc trong việc áp dụng và thực trạng của hiện tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay tại một số khu vực. Trên những cơ sở đó sẽ tổng kết và rút ra những tồn tại và giải pháp để từ đó tiến tới khắc phục vấn đề.CHƯƠNG 1NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.1.1.Một số khái niệm có liên quan đến kết hôn có yếu tố nước ngoài.Gia đình là tế bào của xã hội là khởi nguồn nền tảng của mọi mối quan hệ xã hội phát sinh giữa con người với con người. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của xã hội, chức năng quan trọng của gia đình đã được khẳng định, đó là tái tạo ra những con người mới thông qua việc xác lập mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ.Trong từng giai đoạn lịch sử, hôn nhân được nhà nước và pháp luật nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Về phương diện tổng quan, hôn nhân và gia đình là hiện tượng phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đồng thời cũng chịu sự tác động trực tiếp từ những điều kiện kinh tế xã hội của một quốc gia.Hôn nhân được hiểu một cách cụ thể và đơn giản đó là mối quan hệ hình thành trên cơ sở liên kết giữa nam và nữ, cùng nhau chung sống và được pháp luật thừa nhận. Quan hệ hôn nhân luôn gắn với từng con người cụ thể, với những giá trị nhân thân nhất định, không thể chia sẻ hay chuyển giao. Bằng những hình thức khác nhau mà chủ yếu là thông qua hình thức kết hôn, con người đã tạo ra sự liên kết đó và duy trì sự tồn tại của hôn nhân.1.1.1. Khái niệm kết hôn.Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, “ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” ( khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), Hay nói cách khác đây là hình thức để Nhà nước thừa nhận đối với hôn nhân hợp pháp. Việc nam, nữ chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thì dưới góc độ pháp lý, họ không được coi là vợ chồng.1.1.2. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài.Trên cơ sở vận dụng quy định tại điều 826 Bộ Luật Dân Sự năm 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo đó, “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.v Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.v Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quvan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.( Khoản 14 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).Như vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài rất đa dạng bao gồm một trong những đối tượng sau:- Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm: Công dân nước ngoài là người không quốc tịch. Trên cơ sở kế thừa những quy định của pháp luật trước đó, Nghị định số 68/2002/NĐ- CP ngày 10/7/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ một cách cụ thể bằng cách liệt kê rõ ràng. Trong đó:+ Công dân nước ngoài được hiểu là người có quốc tịch nước ngoài, không phải là người có quốc tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.+ Người không quốc tịch là người không có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào.Cả hai đối tượng nêu trên đều được Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam điều chỉnh trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, không có sự phân biệt khi xác lập quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam (khoản 2 điều 9 Nghị định 68). Do điều kiện cuộc sống hay tính chất công việc họ đang làm mà những người này đã đến và sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Và theo đó một nhu cầu hoàn toàn có khả năng phát sinh đó chính là việc đăng ký kết hôn. Những đối tượng đó sẽ trở thành chủ thể trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài khi họ có nguyện vọng kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.- Ngoài ra, những công dân Việt Nam ra nước ngoài sinh sống một cách hợp pháp và kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cũng được đặt ra và xem đây là một trong những trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ để xác lập mối quan hệ hôn nhân ở đây là theo pháp luật nước ngoài mặc dù chủ thể tham gia là người Việt Nam. Xuất phát từ những ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội, xu thế phát triển hội nhập quốc tế, những quan hệ xã hội mới nảy sinh đòi hỏi pháp luật phải quy định mở rộng. Do tính chất của hôn nhân có yếu tố nước ngoài luôn có khả năng dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật nên việc xác định chủ thể hay căn cứ làm phát sinh quan hệ có ý nghĩa rất quan trọng. Tạo điều kiện để những người áp dụng pháp luật giải quyết sự việc phù hợp và đúng theo quy định.Trong một số trường hợp, quan hệ hôn nhân tuy có liên quan đến yếu tố nước ngoài nhưng khi nhìn nhận dưới góc độ Tư pháp quốc tế thì điều này không dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật, chẳng hạn như: “Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước kết hôn với công dân ở trong nước hay hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài”(1). Các bên chủ thể này khi kết hôn với nhau sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam.Tóm lại, kết hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là là việc xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, và công dân Việt Nam với nhau tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.Quan hệ này được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 68 và Nghị định số 69 của Chính phủ. Tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh, đảm bảo sự ổn định và trật tự xã hội.1.2 Nguyên tắc trong kết hôn có yếu tố nước ngoài.Kết hôn có yếu tố nước ngoài về thực chất cũng mang những yếu tố tương tự như kết hôn trong nước. Đó là những quy định về điều kiện kết hôn và những vấn đề liên quan đến việc hình thành mối quan hệ hôn nhân. Với bản chất một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, hôn nhân ở đây cũng mang nét đặc trưng riêng và cần có những quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh cho phù hợp.Trích bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, trang 505Tình hình thực tế của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài trong những năm gần đây đã có sự thay đổi rất lớn về cả nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận đó là số lượng các cặp nam nữ kết hôn trong trường hợp này đã tăng lên một cách rõ nét, không kể đến những trường hợp nam nữ sống chung với nhau mà không tiến đến đăng ký kết hôn. Do tính chất phức tạp của quan hệ mà khi đưa ra những biện pháp giải quyết đòi hỏi những nhà làm luật cũng như những cơ quan có thẩm quyền xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau trên những nguyên tắc nhất định. Qua nghiên cứu và đúc kết từ thực tiễn, việc xây dựng và áp dung pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cần đáp ứng những nguyên tắc chung sau đây:1.2.1. Tôn trọng và bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trên cơ sở pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế.Đây là một nguyên tắc đóng vai trò quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật cũng như đề xuât những giải pháp. Ở Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thừa nhận không những trong thực tế mà còn được cụ thể hóa bằng những quy định của pháp luật. Điều này đã tạo một cơ sở pháp lý để nhà nước quản lý và nắm bắt được tình hình kết hôn trên thực tế, đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ.Bất kì một quốc gia yêu chuộng hòa bình nào cũng phải tôn trọng và chịu sự chi phối từ những quy định của luật quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế. Hiện nay, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định, Hiệp định khu vực, cũng như gia nhập vào các tổ chức quốc tế nhằm mục đích là có được sự hỗ trợ, giúp đỡ về nhiều phương diện từ quốc tế. Phương hướng để giải quyết những tồn tại đối với hoạt động kết hôn có yếu tố nước ngoài liên quan trực tiếp đến nhiều vấn đề pháp lý quốc tế. 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là người Việt Nam hay người nước ngoài đều bình đẳng và được tôn trọng.Nhìn chung, chế định kết hôn có yếu tố nước ngoài được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định và hướng dẫn tại Nghị định số 68 và Nghị định số 69 của Chính phủ đã thể hiện rõ nét tinh thần của nguyên tắc này, xuất phát từ chính sách chung của Nhà nước nhằm nâng cao vai trò của yếu tố con người trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây, sự qua lại giữa công dân Việt Nam và nguời nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến đòi hỏi quốc gia phải có những định hướng, chính sách phù hợp.Cụ thể trong chế định hôn nhân có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam đã quy định điều kiện kết hôn cơ bản giống nhau giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Trên thực tế vấn đề bất bình đẳng trong mối quan hệ này vẫn còn nảy sinh và chưa được giải quyết triệt để. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi dụng việc kết hôn để thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội, giá trị của con người bị hạ thấp đặc biệt là người phụ nữ.Đây là hai nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và áp dụng pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.1.3. Điều kiện kết hônĐiều kiện kết hôn là những quy định mang tính pháp lý bắt buộc mà nhà nước đặt ra cho các bên nam nữ khi kết hôn phải tuân thủ. Muốn xác lập một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì đòi hỏi phải có sự thừa nhận của nhà nước tức là phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều kiện kết hôn là tiền đề để các chủ thể kết hôn tiến tới xây dựng gia đình hạnh phúc,“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các qui định của luật này về điều kiện kết hôn”.( Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)Đây là một điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 so với luật năm 1986, quy định rõ ràng về việc áp dụng pháp luật, hạn chế và góp phần giải quyết những xung đột pháp luật nảy sinh.Cơ sở xây dựng điều kiện kết hôn là những nghiên cứu về tâm lý, sức khỏe, và khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Nghĩa là, khi tiến đến hôn nhân các bên nam nữ phải đáp ứng đầy đủ sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, đảm bảo việc thực hiện các chức năng quan trọng của gia đình và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong đó.Ngoài ra điều kiện kinh tế xã hội cũng như truyền thống đạo đức, các chính sách lớn của nhà nước liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kết hôn hiện nay.Xuất phát từ những lý luận khoa học và thực tiễn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định điều kiện kết hôn gồm 3 nội dung như sau:1.3.1. Điều kiện về độ tuổi.“ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”( Khoản 1 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)Khi các chủ thể kết hôn với nhau tức là có sự gắn bó về mặt nhân thân, tạo lập một gia đình mới trong xã hội. Các nhà làm luật đã xây dựng quy phạm về độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo mục đích của hôn nhân trên thực tế. Căn cứ vào sự phát triển thể chất và mức độ nhận thức của từng cá nhân để tổng hợp thành quy định chung về độ tuổi áp dụng cho mọi đối tượng kết hôn.Phạm vi đối tượng kết hôn theo điều kiện về độ tuổi cũng được mở rộng phản ánh được sự phát triển về mặt sinh lý, tâm lý con người. Theo đó, bất kỳ các bên nam nữ khi đạt độ tuổi mà pháp luật quy định thì có quyền kết hôn phù hợp với nguyện vọng của bản thân.Quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn chỉ đưa ra mức giới hạn tối thiểu mà các chủ thể kết hôn phải đáp ứng, không yêu cầu về độ chênh lệch tuổi giữa hai bên nam và nữ. Do đó khi áp dụng pháp luật trên thực tế, tình trạng kết hôn mà nam nữ cách nhau đến vài chục tuổi đang trở nên phổ biến hiện nay. Điều này một phần đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ tương lai cũng như những giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội.1.3.2. Điều kiện về sự tự nguyện.“Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”(Khoản 2 điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)Tự nguyện là sự thống nhất ý chí của các bên lẫn trong cách thể hiện ra bên ngoài. Hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn, tỏ rõ thái độ ưng thuận lấy nhau và trở thành vợ chồng, không chịu sự tác động hay chi phối từ bên ngoài.Theo đó, công dân Việt Nam được tự do quyết định việc kết hôn của mình và pháp luật cũng tôn trọng quyền này đối với người nước ngoài. Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế.Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình yêu chân chính giữa hai bên nam nữ, được biểu hiện thông qua sự tự nguyện kết hôn. Do đó, trong một số trường hợp, kết hôn được coi là vi phạm yếu tố tự nguyện, tức là các chủ thể xác lập mối quan hệ hôn nhân không xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của chính bản thân mình mà là do sự tác động, thúc đẩy từ bên ngoài. Cụ thể:Một bên ép buộc (ví dụ: đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất…) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn; Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn.Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau…) buộc người bị cưỡng ép phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ.Cản trở kết hôn là hành vi gây trở ngại cho việc kết hôn của hai bên nam nữ khi họ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.(Hướng dẫn tại các tiểu mục b.1; b.2; b.3 mục b phần 1-Nghị quyết số 02 năm 2000 của Hội đồng Thẩm Phán).Do đó để đảm bảo cho việc kết hôn giữa hai bên nam nữ là trên cơ sở tự nguyện, pháp luật đã có những quy định và bắt buộc tiến hành khi các đối tượng này có nguyện vọng tiến tới hôn nhân. Chẳng hạn như khi đăng ký kết hôn phải có mặt của hai bên nam nữ, không cho phép kết hôn vắng mặt. Còn về khả năng nhận thức, pháp luật nghiêm cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Những trường hợp này đòi hỏi phải có sự thể hiện ý chí của chính các chủ thể, đặc biệt là khi kết hôn có liên quan đến yếu tố nước ngoài.1.3.3. Việc kết hôn giữa hai bên nam nữ không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hônCũng như các trường hợp kết hôn thông thường, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài đòi hỏi các chủ thể kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài phải tuân thủ một cách tuyệt đối các điều kiện kết hôn. Các bên nam nữ cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về độ tuổi cũng như sự tự nguyện khi kết hôn.Đồng thời việc kết hôn này phải không thuộc một trong những trường hợp pháp luật cấm kết hôn. Cụ thể, đây là điều kiện cần và đủ để xem xét tính hợp pháp của một quan hệ hôn nhân.- Cấm người đang có vợ hoặc đang có chồng kết hôn với người khác.- Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn.- Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.- Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.- Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.1.3.3.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là: Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và đình nhưng chưa ly hôn;ò Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/1/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;ò Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/1/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết 02/2002 của Hội đồng Thẩm phán có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003).ò1.3.3.2. Người mất năng lực hành vi dân sự là:Người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.1.3.3.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là:Giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người có cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô,con cậu, con dì là đời thứ ba.(Hướng dẫn tại các tiểu mục c.1; c.2; c.3 mục c phần 1 Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng Thẩm phán)Quan điểm của nhà nước Việt Nam đối với những trường hợp này là dứt khoát và không có những ngoại lệ, đây là một nội dung mà khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hay người nước ngoài kết