Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển từng ngày, song vẫn có những con sâu đang lợi dụng để đục khoét để kiếm lợi cho cá nhân, những kẻ lợi dụng chức quyền, lách luật để mưu lợi bản thân. Chủ yếu là dựa vào những giao dịch, hợp đồng để hưởng lợi cá nhân. Chính vì thế Nhà nước cũng như pháp luật cần có những biện pháp kiểm soát hợp lý để kiểm soát những giao dịch này tránh nó phát sinh tư lợi làm ảnh hưởng tới bản thân công ty và sau đó là ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà.
Chính vì thế nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Tìm hiểu vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi”.
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển từng ngày, song vẫn có những con sâu đang lợi dụng để đục khoét để kiếm lợi cho cá nhân, những kẻ lợi dụng chức quyền, lách luật để mưu lợi bản thân. Chủ yếu là dựa vào những giao dịch, hợp đồng để hưởng lợi cá nhân. Chính vì thế Nhà nước cũng như pháp luật cần có những biện pháp kiểm soát hợp lý để kiểm soát những giao dịch này tránh nó phát sinh tư lợi làm ảnh hưởng tới bản thân công ty và sau đó là ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà.
Chính vì thế nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Tìm hiểu vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi”.
NỘI DUNG
Khái niệm về kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Khái niệm giao dịch tư lợi.
Để tồn tại và phát triển, công ty phải tham gia các giao dịch với các chủ thể khác nhau trong xã hội, đó có thể la giao dịch trong lĩnh vực kinh tế, dân sự, lao đông… nhưng vì công ty mang tư cách pháp nhân nên nó không thể tự thiết lập giao dịch mà phải thông qua người đại diện- người được trao quyền quản lý điều hành công ty.
Khái niệm giao dịch tư lợi(self-interest transactions) là cách nói tắt để chỉ những giao dịch có sự tham gia của công ty mà những giao dịch này có nguy cơ bị trục lợi bởi một hoặc một nhóm thành viên hay cổ đông của công ty. Để trục lợi từ những giao dịch đó thì các cổ đông này phải là người đảm nhiệm việc quản lí, điều hành công ty hoặc có cổ phần lớn trong công ty, còn các cổ đông nhỏ không tham gia quản lí nên không có khả năng thực hiện các giao dịch tư lợi. Sở dĩ các giao dịch này chứa đựng nguy cơ bị trục lợi vì những người quản lí, điều hành hoặc những cổ đông lớn trong công ty có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dùng ảnh hưởng hay địa vị của họ chi phối cách giao dịch đó để phục vụ lợi ích của bản thân hoặc gia đình mình.
Qua thực tiễn hoạt động của các công ty cho thấy nhóm các giao dịch thường có nguy cơ bị trục lợi bao gồm: Giao dịch giữa công ty và người quản lí công ty; giao dịch giữa công ty và bố, mẹ, anh chị em ruột của những người quản lí công ti; giao dịch giữa công ty và cổ đông lớn của công ty; giao dịch giữa các công ty con của cùng một công ty mẹ; giao dịch giữa công ty và các công ty khác, trong đó người quản lí công ty là cổ đông đa số hoặc bố, mẹ, anh chị em
ruột của họ là cổ đông lớn hay thành viên đa số trong công ty đó... Cần nhấn mạnh rằng bản thân các giao dịch này nếu được thực hiện một cách trung thực vì lợi ích cho công ty thì vẫn được xem là hợp pháp. Chúng chỉ bị coi là các giao dịch bất hợp pháp khi người xác lập giao dịch đó có ý đồ tước đi lợi ích của công ty làm lợi ích của riêng mình.
Những ảnh hưởng tiêu cực của giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Lợi ích công ty: thiệt hại về tài sản, làm cho tài sản của công ty bị thất thoát, uy tín cũng vì thế mà giảm sút, làm cho các nhà đầu tư không muốn bỏ vốn vào đầu tư. Và hiện tượng này tái diễn nhiều lần sẽ dẫn đến thu hẹp các kênh đầu tư, công ty bị cô lập trong sự thoán đoạt quyền lực của những người được uỷ quyền và công ty sẽ dẫn đến khả năng chết dần
Lợi ích của những người góp vốn: khi tài sản của công ty chảy dần vào túi của một hoặc một số nhóm thành viện khác thì lợi ích của họ bị chia cho người khác, họ góp vốn đầu tư để người khác hưởng lợi. Về hình thức thì công ty bị xâm phạm quyền sở hữu nhưng về thực chất thì những thành viên của công ty mới là người bị xâm hại quyền sở hữu đối với tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp của mình.
Tác động xấu đên mặt kinh tế- xã hội: các hình thức xảy ra đe doạ môi trường kinh doanh không lành mạnh, tác động đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế, làm chi ngân sách khánh kiệt. Các giám đốc chăm lo tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân, khi các nhà đầu tư gặp rủi ro cao, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài là những người có khả năng phân tích thị trường và môi trường đầu tư học sẽ ngần ngại đầu tư vào Việt Nam. Do đó thị trường đầu tư của Việt Nam sẽ không phát triển, không phát huy được nội lực, không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để khắc phục được những tiêu cực trên, Luật Doanh nghiệp( LDN) đã đề ra vấn đề kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Kiểm soát nghĩa là kiểm tra, giám sát, quản lý những giao dịch có liên quan đến công ty. Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong doanh nghiệp là nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, luôn được sự quan tâm của Nhà nước, của doanh nghiệp và các thành viên, cổ đông trong công ty. Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty là hết sức cần thiết, tuy nhiên tìm ra cách thức kiểm soát vừa hợp lý, vừa hiệu quả mà không hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, động viên các nguồn lực trong xã hội lại không phải là vấn đề đơn giản. Đây là bài toán khó cho các nhà quản lý cũng như hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Phương thức để quản lý:
Thứ nhất, pháp luật cấm những người quản lý và những người có liên quan của họ thiết lập giao dịch với công ty và cấm công ty giao dịch với các công ty khác mà ở đó người quản lý công ty, thành viên hoặc cổ đông có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phải xem xét loại trừ khả năng phát sinh các hành vi trục lợi, nhưng nó cũng có nhược điểm là hạn chế quyền tài sản của thành viên hoặc cổ đông là người quản lý công ty. Do đó sự cấm đoán này là rào cản, hạn chế quyền tự do kinh doanh của công ty. Trên thực tế thì không phải giao dịch nào giữa công ty và người quản lý hay những người có liên quan đều có mục địch tư lợi, mà càng cấm thì hành vi mưu lợi sẽ càng tinh vi hơn khi đó Nhà nước càng khó quản lý, hậu quả sẽ càng tệ hại hơn.
Thứ hai, pháp luật cho phép chủ thể tiến hành các giao dịch này hợp đồng thành lập hoặc điều khoản công ty không cấm, tuy nhiên nó phải được giám sát chặt chẽ.
Phải xây dựng những quy phạm tương ứng để xác định những đối tượng bị giám sát, cơ chế giám sát các đối tượng đó và kiểm soát giao dịch giữa các đối tượng đó với công ty.
Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Qua thực tiễn hoạt động của các công ty cho thấy nhóm các giao dịch thường có nguy cơ bị trục lợi bao gồm: Giao dịch giữa công ty và người quản lí công ty; giao dịch giữa công ty và người có liên quan; giao dịch giữa công ty và cổ đông lớn của công ty; giao dịch giữa các công ty con cùng một công ty mẹ; giao dịch giữa công ty và công ty khác…
Theo LDN 2005 đã xác định các loại giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn và giao dịch của công ty với một số chủ thể nhất định là hai nhóm giao dịch phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các thành viên, cổ đông trong công ty. Đây là hai nhóm giao dịch có nguy cơ pháp sinh tư lợi cao.
Những giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn
Những giao dịch được coi là có giá trị lớn trong các điều luật trên phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty tùy thuộc vào từng loại hình công ty cụ thể.
Những giao dịch liên quan đến tài sản lớn 2005 sẽ do hội đồng thành viên công ti, chủ sở hữu công ti, đại hội đồng cổ đông công ti xem xét và thông qua.
Như vậy, để xác định giá trị lớn trong các giao dịch, trước hết sẽ do chính công ty quyết định thông qua quy định trong điều lệ của công ty ; nếu điều lệ công ty không xác định giá trị lớn của các giao dịch thì sẽ áp dụng “mức” do LDN quy định. Quy đinh trên của LDN đã thể hiện quan điểm của nhà nước là tôn trọng quyền của các nhà đầu tư - các thành viên, cổ đông công ty đối với việc định đoạt tài sản trong doanh nghiệp.
Những giao dịch của công ty với người liên quan.
Các giao dịch giữa công ty với các thành viên, cổ đông hoặc giữa công ty với người quản lí công ty, người quản lí doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và các chức danh khác do điều lệ công ty quy định (Khoản 13 Điều 4 LDN 2005) đã được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó cần phải xem xét và giải thích rõ thêm đến thuật ngữ “người có liên quan”.
Theo Khoản 17 Điều 4 LDN 2005 thì: Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
Đó là những chủ thể có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp. Trên thực tế những người nắm quyền sở hữu cũng đồng thời nắm quyền chi phối quyết định, người sở hữu càng nhiều thì nắm quyền càng lớn, do đó sự lệ thuộc về mặt sở hữu dẫn đến sự lệ thuộc về quản lý. Vì không có sự tách bạch như vậy nên khi tham gia gia dịch với các chủ thể này công ty phải chịu những sức ép nhất định về tài chính cũng như quản lý là nguyên nhân làm cho các giao dịch có nguy cơ không được xác lập một cách công bằng, bình đẳng.
Pháp luật phải kiểm soát các giao dịch giữa công ty với một số chủ thể trên đặc biệt đối với những người quản lí, người có liên quan của người quản lí doanh nghiệp. Giao dịch tư lợi giữa các công ty với người có liên quan có thể xảy ra trên tất cả các lĩnh vực từ dân sự đến lao động, thương mại…
Các quy định của pháp luật có mục đích kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
Những đối tượng bị kiểm soát.
Những người quản lý doanh nghiệp( quy định tai khoản 13 Điều 4 LDN) là những người chịu sự kiểm soát cao nhất, vì những người này là người có quyền lực cao trong công ty, họ có thể lơi dụng chức quyền mà làm những giao dịch có mục đích tạo ra những lợi ích cho bản thân họ. Chính vì thế phải lựa chọn kỹ lưỡng một người đủ tư cách và năng lực là người quản lý doanh nghiệp. LDN đã quy định rất rõ về tiêu chuẩn để làm người quản lý doanh nghiệp ví dụ như: điểm b khoản 1 Điều 57, điểm b khoản 1 Điều 110 (công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên), điểm b khoản 3 Điều 70( công ty TNHH một thành viên)…
Những giao dịch bị kiểm soát.
LDN 2005 đã có những quy định khá chặt chẽ để kiểm soát những giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. LDN đã xác định có hai đối tượng chịu sự kiểm soát: giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn của công ty và các giao dịch được xác lập giữa công ty và những người có liên quan.
Đối với những giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn.
Những tài sản có giá trị lớn ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của công ty do đó LDN 2005 quy định những giao dịch này phải do tất cả cá chủ sở hữu của công ty trực tiếp quyết định. Nhìn chung các giao dịch có giá trị lớn đều do tất cả các thành viên, cổ đông có quyền biểu quyết quyết định mà không trao quyền cho người đại diện hợp pháp của công ty, tránh trường hợp người này nảy sinh ý đồ tư lợi, san sẻ lợi ích công ty, gây thiệt hại lớn về tài sản của công ty, các chủ nợ, các thành viên khác của công ty. Nhưng mỗi loại công ty lại có những quy định khác nhau về sự quyết định này.
Ví dụ như đối với công ty trách nhiệm( TNHH) từ hai thành viên người có quyền cao nhất là Hội đồng thành viên( Điều 47 LDN), đối với công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu công ty( Điều 64 LDN), còn đối với công ty cổ phần thì Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định cao nhất ( Điều 96 LDN).
Hơn nữa, LDN 2005 cũng quy định về túc số( là tỷ lệ phần trăm vốn góp hoặc cổ phần được sử dụng trong quá trình ra quyết định ở công ty), trong đó định túc số về ý kiến biểu quyết chấp thuận thông qua quyết định của HĐTV, hoặc Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp đối với các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn cũng cao hơn so với khi thông qua các quyết định khác, ví du như: khoản 2 Điều 52( công ty TNHH từ hai thành viên trở lên), khoản 3 Điều 104( công ty cổ phần), Điều 135( công ty hợp danh).
Đối với những giao dịch của công ty với người liên quan.
Đối với giao dịch này người được đại diện hợp pháp của công ty trước khi ký kết phải công khai hoá nội dung các giao dịch này và được sự chấp thuận của cơ quan quyết định cao nhất của công ty hay người trong ban điều hành công ty. Cụ thể:
Đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên quy định tại Điều 59
Đối với công ty TNHH một thành viên quy đinh tại khoản 1, 2 và 4 Điều 75.
Đối với công ty cổ phần đươc quy định tại Điều 120.
Như vậy, cơ chế giám sát nội bộ đã được LDN 2005 quy định rất linh hoạt và chặt chẽ, vừa cho phép kiểm soát cá giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi nhưng vẫn không cản trở hoạt động của công ty. Cơ chế kiểm soát này thường đem lại hiệu quả cao.
Những quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý thích hợp của thành viên hoặc cổ đông và người quản lý nhằm ngăn chặn, hạn chế các giao dịch tư lợi trong công ty.
Thứ nhất, quy định về chế độ chịu trách nhiệm của những người thực hiện giao dịch được quy định tại: điểm b khoản 5 Điều 42, điểm b khoản 5 Điều 80, khoản 4 Điều 116, khoản 4 Điều 118, điểm d khoản 2 Điều 134, điểm c khoản 3 Điều 138 LDN.
Thứ hai, quy định về nghĩa vụ phải trung thực, trung thành với lợi ích của công ty: điểm a,b khoản 1 Điều 56; điểm b,c khoản 1 Điều 72, điểm b,c khoản 1 điều 119, khoản 2,3 điều 126; điềm a khản 2 điều 134 LDN
Thứ ba, quy định về chế độ công khai hoá thông tin: điểm c khỏan 1 Điều 56; điểm d khoản 1 Điều 72; điểm d khoản 1 Điều 119; Điều 118 LDN.
Và một số quy định về kiểm soát khác như: khoản 3 và 4 Điều 65: “3. Phải tách biệt và xác định tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch và Giam đốc hoặc Tổng giám đốc” ; khoản 2 Điều 133: “ Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thưc hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lơi hoặc phuc vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.”.
Những quy định về xử lý vi phạm trong giao kết và thực hiện cá giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty.
Nếu được giao kết hoặc thực hiện không đúng quy định thì hậu quả pháp lý sẽ là hợp đồng bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật( khoản 2 Điều 59, khoản 3 Điều 75 và khoản 4 Điều 120).
Những người có trách nhiệm sẽ bị chịu những chế tài riêng:
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: khoản 2 Điều 59.
Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức: khoản 3 Điều 75.
Đối với công ty cổ phần: khoản 4 Điều 120.
Ngoài ra họ còn phải chịu các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật( khoản 1 Điều 165).
Vụ việc thực tiễn.
Vụ việc tham nhũng tại Petro Việt Nam.
Trần Quang( tức Quang “điện lạnh”) là “đại gia” số 1 ở “thủ phủ” của ngành dầu khí tại Bà Rịa- Vũng Tàu. Chức vụ mà Quang đảm nhiệm là chức Xưởng trưởng Xưởng điện lạnh của công ty Công ty Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí (PTSC).
Quang đã hùn vốn với Macxim để thành lập ra 3 công ty: Talika, Laverton và InterPet ở nước ngoài để cung cấp thiết bị dầu khí cho Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô (VSP). Thực tế 3 công ty này đều là những công ty “ảo” để phục vụ cho việc mua bán thầu và rửa tiền của đường dây tham nhũng. Tiếp theo, Quang và Macxim lại thành lập Công ty TNHH InterPet Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu( 100% vốn nước ngoài) đưa Trần Ngọc Giao làm Chủ tịch HÐQT. Nhưng theo kết luận của cơ quan điều tra, người thực sự điều hành hoạt động của cả 4 công ty này là Trần Quang. Còn theo lời khai của Quang tại cơ quan công an, thì vốn của 4 công ty này hiện có 1 triệu USD, trong đó Trần Quang chiếm 60%, Macxim 40%. Hằng năm các công ty này đã cung cấp vật tư, thiết bị cho VSP với trị giá từ 200.000-2.000.000 USD. Từ năm 2000-2002, các công ty của Trần Quang đã tham gia 2 gói thầu lớn của ngành dầu khí là dự án Block nhà ở 140 chỗ và dự án sửa chữa hệ thống giàn Ballast Ðại Hùng 1 cho VSP.
Dự án Block nhà ở( trên biển) 140 chỗ áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế 2 giai đoạn. Thực hiện quyết định này, VSP đã gửi thư mời thầu giai đoạn 1 tới 18 nhà thầu, trong đó có Viện Corall thuộc nước Cộng hòa Ukraina( đây là Viện có kinh nghiệm thiết kế các công trình trên biển, đã tham gia nhiều dự án của VSP). Do không có khả năng về tài chính, nên khi tham gia đấu thầu, đại diện của Viện Corall đã đến gặp Trần Quang để tìm đối tác liên danh. Biết được việc này, Nguyễn Quang Thường( lúc đó là Giám đốc Công ty PTSC) đã thông qua Trần Quang để gặp đại diện của Viện Corall, rồi thống nhất thành lập liên danh tham gia đấu thầu xây dựng Block nhà ở 140 chỗ. Theo thỏa thuận này thì PTSC đứng đầu liên danh để giao dịch với chủ đầu tư VSP trong quá trình chào thầu, đấu thầu và chịu trách nhiệm về vốn, mua vật tư, thiết bị, tổ chức thi công; phía Viện Corall thực hiện thiết kế, giám sát kỹ thuật( lợi nhuậnPTSC hưởng 60%, Corall hưởng 40%).
Ðầu tháng 11/1999, khi biết tin liên danh PTSC/Corall trúng thầu (nhưng chưa được công bố chính thức), Dương Quốc Hà - Phó tổng Giám đốc VSP( chủ đầu tư) là Phó Hội đồng xét thầu đã thông qua Trần Quang gặp Nguyễn Quang Thường để bàn bạc. Tại cuộc gặp này, Thường và Quang cho biết dự kiến tổng chi phí gói thầu khoảng 15,4 triệu USD. Hà hỏi xem giá Thường định bỏ thầu là bao nhiêu, Thường cho biết giá bỏ thầu là 15,5 triệu USD, còn giá “hờ” là 17,2 triệu USD. Với gợi ý rút tiền lời để chia nhau, Hà nói với Thường cứ bỏ 17,2 triệu USD sẽ vẫn được trúng thầu. Thường nói giảm đi 3%, Hà đồng ý thống nhất bỏ giá là 16,9 triệu USD, phần chênh lệch (1,4 triệu USD), Thường và Hà giao cho Trần Quang thực hiện việc rút tiền trong dự án này để chia nhau. Tháng 11/1999, liên danh PTSC/Corall được công bố “trúng thầu” và VSP đã ký hợp đồng với PTSC về việc chế tạo mới Block nhà ở 140 chỗ trên biển với tổng trị giá 16.997.105 USD.
Trong dự án Block nhà ở 140 chỗ nói trên, Trần Quang đã tích cực giúp Nguyễn Quang Thường để ngoài sổ sách, không hạch toán số tiền 7.790.673 USD. Quang còn xây dựng phụ lục hợp đồng 03 để nâng giá trị vật tư, thiết bị, làm giả hợp đồng gây thiệt hại tài sản nhà nước là 2.228.674 USD; đồng thời Quang là trưởng dự án sửa chữa giàn Ballast Ðại Hùng đã để ngoài sổ sách không hạch toán số tiền 1.551.110 USD; tổng cộng gây thiệt hại cho cả 2 dự án là 3.464.675 USD. Nguyễn Quang Thường và đồng bọn đã lập hợp đồng giả số 02-00/PTSC-SERV và đã được Công ty PTSC (do Thường làm giám đốc) thanh toán thông qua 55 bộ chứng từ hóa đơn giả và chuyển trả tiền vào tài khoản của Trần Quang mở tại Deustche Bank- Sài Gòn được 6.708.760 USD, còn lại 1.081.912 USD chưa kịp chuyển cho Quang thì vụ án bị phát hiện.
Trong phi vụ này, Trần Quang đã 2 lần đưa tiền cho Dương Quốc Hà tổng cộng 535.000 USD; đưa cho Nguyễn Quang Thường nhiều lần tổng cộng là 400.000 USD; đưa cho Cao Duy Chính (Giám đốc Xí nghiệp dịch vụ cơ khí hàng hải - thuộc PTSC) 20.000 USD và 150 triệu đồng VN; chi cho Trần Ngọc Giao 70.000 USD. Cơ quan điều tra xác định các hành vi phạm tội của Trần Quang đã làm thiệt hại tài sản của 2 dự án Block nhà ở 140 chỗ và giàn Ballast là 3.464.675 USD (tương đương 33,3 tỉ đồng). Và trong tổng số tiền 2.109.443 USD tham ô (từ 2 dự án) mà đường dây tham nhũng nói trên chia nhau, thì riêng Trần Quang đã chiếm hưởng 1.074.093 USD (tương đương 16,95 tỉ đồng).
Trong vụ việc trên những người liên quan đ