Đề tài Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây

Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu để lao động, tìm tòi, sáng tạo nhằm xây dựng các ngành nghề phục vụ cho đời sống. Và trong sự phát triển của lịch sử sản xuất, do nhiều khả năng và đặc trưng riêng về kỹ thuật, về nguyên liệu, về truyền thống tay nghề. của một số nghề hay một số vùng nào đó đã hình thành dần dần trên đất nước ta những làng nghề, những vùng nghề với trình độ nghề nghiệp rất thuần thục. Hà Tây là vùng đất như vậy, nơi tập trung tinh hoa nghề nghiệp và được mệnh danh “ đất trăm nghề”. Phong phú về cảnh quan, đặc sắc về văn hoá - lịch sử, Hà Tây với 1.150 làng có nghề, 121 làng nghề được nhân dân tạo dựng nét văn hoá riêng, có giá trị nổi tiếng: Lụa tơ tằm Vạn Phúc ( Hà Đông), vân sa (Ba Vì), sơn khảm Chuyên Mỹ, sơn mài Duyên Thái ( Thường Tín), nón làng Chuông, chạm khắc Thanh Thuỳ. Làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vai trò của làng nghề cũng được Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định rõ: “Phát triển các ngành nghề truyền thống và cả các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân”. Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây, Báo Hà Tây đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát nhiệm vụ của tỉnh để tổ chức, tuyên truyền, cổ động. Do vậy, làng nghề là mảng đề tài trung tâm, xuất hiện đều đặn trên Báo với số lượng tin bài rất lớn. Mặt khác, tuy có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nhưng hiện nay làng nghề đang đứng trước thử thách, bấp bênh: nguồn tiêu thụ sản phẩm không ổn định trong sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, thiếu vốn, thiếu nhân lực có tay nghề. Thêm vào đó, nhiều mâu thuẫn đang nảy sinh: sản xuất bằng máy móc hiện đại làm mất đi nét đẹp độc đáo, tinh xảo của sản phẩm thủ công truyền thống; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với tốc độ phát triển của sản xuất nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Thực tế ở Hà Tây, nhiều làng nghề đang có nguy cơ mất nghề. Vậy làm thế nào để vừa giữ gìn nghề truyền thống vừa đẩy mạnh phát triển nghề mới?. Đây là những vấn đề bức xúc đòi hỏi báo chí phải kịp thời phát hiện và phản ánh sâu sắc. Báo chí là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiệm vụ của báo chí là mang thông tin đến cho công chúng, tham gia phát hiện và giải thích những vấn đề nóng hổi của xã hội để thực hiện chức năng tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể. Do đó, người làm báo phải luôn bám sát đối tượng, bám sát thực tế để nắm bắt được nhu cầu và những vấn đề mà quần chúng quan tâm. Hà Tây là mảnh đất trăm nghề, thấy rõ được tầm quan trọng của làng nghề cũng như những vấn đề bức xúc nảy sinh, Báo Hà Tây đã tích cực phản ánh, tuyên truyền, nêu thực trạng và đề xuất giải pháp. Như vậy, Báo đã thể hiện vai trò to lớn của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc phát triển làng nghề, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đây chính là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây làm khóa luận tốt nghiệp.

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan