Đề tài Vấn đề lý luận chung về ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế và thực tế áp dụng tại chi nhánh công ty thái Bình Dương
Bất kỳ một hình thái kinh tế nào, việc phát triển nền kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi thúc đẩy xã hội đi lên, cũng như dảm bảo cho chế độ đó tồn tại và phát triển, do vậy mục tiêu phát triển của nền kinh tế là rất quan trọng Trong văn kiện Đại hội Đảng VI (6/1986) đã đề ra “Giai đoạn này là giai đoạn phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN” và hàng loạt các văn bản pháp luật đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đã được nhà nước ta ban hành, trong đó pháp luật hợp đồng kinh tế được Hội đồng nhà nước ban hành (nay là UBTVQH) thông qua ngày 25/9/1989, có hiệu lực từ ngày 19/9/1989. Có thể nói với tư cách kiến trúc thượng tầng, Pháp lệnh HĐKT năm 1989 đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc xoá bỏ cơ chế kinh tế cũ thiết lập cơ chế kinh tế mới, là sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Em là sinh viên của khoa Kế toán Tài chính, em rất quan tâm về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế đã áp dụng trong nhiều năm qua, nó đã làm cho Việt Nam ta ngày càng phát triển trên thị trường khu vực và thế giới. Đặc biệt là vấn đề ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế. Sau khi kết thúc học chương trình Luật kinh tế của Khoa luật em đã lĩnh hội được nhiều kiến thức về pháp luật nên em xin mạnh dạn được đề cập đến đề tài: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KÝ KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THÁI BÌNH DƯƠNG.