Đề tài Vấn đề nhà nước nói chung và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền – một vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Theo em biết rằng chưa chắc là có một vấn đề nào lại bị các đại biểu của khoa học, triết học, luật học, kinh tế chính trị học và báo chí tư sản, vô tình hay cố ý, làm cho rắc rối như vấn đề “nhà nước”. Sở dĩ vấn đề này rắc rối và phức tạp đến như thế là vì, hơn tất cả các vấn đề khác, nó đụng chạm đến lợi ích của các giai cấp thống trị (về mặt này, nó chỉ kém các nguyên lý của khoa học kinh tế thôi). Học thuyết về nhà nước là dùng để bào chữa cho những đặc quyền xã hội, bào chữa cho sự bóc lột, bào chữa cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản; vì vậy, sẽ sai lầm lớn nếu hy vọng rằng người ta sẽ tỏ ra vô tư trong vấn đề này, nếu cho rằng những người tự cho mình là có tính khoa học thì có thể đem lại cho mọi người một quan điểm khoa học thuần tuý về vấn đề này. Và cần phải nhấn mạnh rằng lý luận ấy gắn liền rất mật thiết với lợi ích của các giai cấp bóc lột, - giai cấp địa chủ và tư bản, - nó phục vụ rất đắc lực cho lợi ích của bọn họ, nó tiềm nhiễm rất sâu vào các tập quán, quan điểm và khoa học của các ngài đại biểu của giai cấp tư sản. Qua thực tiễn tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại, qua nghiên cứu các quan điểm tư tưởng về tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử,em nghĩ rằng, khái niệm nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật, như hiến pháp, luật và các văn bản pháp quy khác. Nói các khác, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

doc42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề nhà nước nói chung và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét của giáo viên …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Mục Lục Trang Lời cảm ơn…………………………………………………………………….4 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………….5. Phần A: Lời mở đầu…………………………………………………………....6 Phần B: Nội dung……………………………………………………................8 1: Lý luận chung về nhà nước ………………………………………………....9 1: Quan điểm về nhà nước trước Mác………………………………………..10 2: Quan điểm chủ nghĩa Mác về nhà nước…………………………………...13 3: Nguồn gốc của nhà nước………………………………………………......15 3.1: Bản chất của nhà nước…………………………………………………..17 3.2: Khái niệm-Đặc trưng của nhà nước……………………………………..18 3.3: Chức năng của nhà nước………………………………………………...19 3.4: Các kiểu nhà nước-hình thức nhà nước………………………………….21 4: Giá trị của nhà nước pháp quyền cần kế thừa và phát huy…………………23 2: Những đặc điểm chung cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam……………………………………………………………….............24 3: Quan điểm cơ bản và nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân…………………………………………………….26 3.1. Quan điểm chỉ đạo quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân…………………………………………………….27 3.2. Nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN……….......29 4: Khái quát về thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 4.1: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam- bước đổi mới quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và nhà nước ta…………………31 4.2: Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản………………………….34 4.3: Một số kết quả đạt được trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong thực tiễn……………………………………………………….36 4.4: Những tồn tại cần khắc phục trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam………………………………………………………...38. Phần C: Kết luận………………………………………………………………..40 Những đề xuất và kiến nghị……………………………………………………..41 Lời cảm ơn Trong quá trình học tập tại giảng đường, thư viện trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM cơ sở Thanh Hóa.Ban giám hiệu nhà trường, khoa kinh tế đã tạo điều kiện liên hệ cho em, sinh viên của trường có được một môi trường tìm hiểu những kiến thức sâu rộng. Em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cảm ơn khoa kinh tế đã tạo điều kiện cho em có một môi trường tốt để tìm hiểu kĩ càng lại những kiến thức đã học. Cụ thể là với môn Pháp luật đại cương do cô Trần Thị Thương hướng dẫn. Em xin cảm ơn tới cô Trần Thị Thương đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. Cảm ơn cô đã giảng dạy em trong suốt quá trình học tập. Tuy đã có rất nhiều cố gắng và nổ lực trong quá trình làm bài tiểu luận, xong không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu,trình bày và đánh giá.Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cùng tất cả các bạn đọc. . Xin trân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo 1, Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.698 2, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII,VIII.VIII,IX. 3,Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật. 4, Chương trình cải cách hàng chính của chính phủ. 5, Tạp chí cộng sản, số 1-2002 6, Nguyễn Duy Quý,Một số vấn đề về xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Tạp chí nghiên cứu nhà nước và pháp luật, soos2,1992, trang 13. 7, Chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội-1994, tr 197. 8, Nghị quyết hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8-Khóa VII, HN-1995,tr 24. 9, Hồ Chí Minh toàn tập, t5, NXB chính trị quốc gia,HN-1995, Tr 460. 10, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Nxb pháp lí, NXB sự thật 1992, tr 13. 11, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb chính trị quốc gia,n 2001, tr 131. Phần A: Lời mở đầu Nhà nước pháp quyền – một vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Theo em biết rằng chưa chắc là có một vấn đề nào lại bị các đại biểu của khoa học, triết học, luật học, kinh tế chính trị học và báo chí tư sản, vô tình hay cố ý, làm cho rắc rối như vấn đề “nhà nước”. Sở dĩ vấn đề này rắc rối và phức tạp đến như thế là vì, hơn tất cả các vấn đề khác, nó đụng chạm đến lợi ích của các giai cấp thống trị (về mặt này, nó chỉ kém các nguyên lý của khoa học kinh tế thôi). Học thuyết về nhà nước là dùng để bào chữa cho những đặc quyền xã hội, bào chữa cho sự bóc lột, bào chữa cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản; vì vậy, sẽ sai lầm lớn nếu hy vọng rằng người ta sẽ tỏ ra vô tư trong vấn đề này, nếu cho rằng những người tự cho mình là có tính khoa học thì có thể đem lại cho mọi người một quan điểm khoa học thuần tuý về vấn đề này. Và cần phải nhấn mạnh rằng lý luận ấy gắn liền rất mật thiết với lợi ích của các giai cấp bóc lột, - giai cấp địa chủ và tư bản, - nó phục vụ rất đắc lực cho lợi ích của bọn họ, nó tiềm nhiễm rất sâu vào các tập quán, quan điểm và khoa học của các ngài đại biểu của giai cấp tư sản. Qua thực tiễn tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại, qua nghiên cứu các quan điểm tư tưởng về tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử,em nghĩ rằng, khái niệm nhà nước pháp quyền đề cập đến phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật, như hiến pháp, luật và các văn bản pháp quy khác. Nói các khác, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo… của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Nhằm mục đích tìm hiểu sâu sắc và tổng quát hơn về “Vấn đề nhà nước nói chung và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ta cần nhìn lại, về mặt lịch sử,nguồn gốc,sự phát triển của nhà nước mà từ đó đi sâu nghiên cứu từng giai đoạn phát triển cụ thể,trong từng xã hội để rồi thấy cái ưu việt của nhà nước pháp quyền cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các nhà nước khác cũng như các vấn đề cần khắc phục để nhà nước pháp quyền sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Phần B: Nội dung 1: Lý luận chung về nhà nước. Vậy, nhà nước pháp quyền là kiểu nhà nước gì? Chúng ta có thể khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước độc lập với các kiểu nhà nước nói trên và nó cũng không phải là nhà nước kiểu mới không mang tính giai cấp trong thời đại công nghiệp hiện nay như một số học giả tư sản đã từng tuyên bố. Hơn thế,Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ, mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Như vậy, lý luận về nhà nước pháp quyền là hệ thống các quan điểm, tư tưởng rất phức tạp, phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận nhà nước pháp quyền dưới giác độ tư tưởng, lý luận, bàn về các quan điểm, quan niệm về nhà nước pháp quyền. Lý luận về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN đang còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX - 04. Khái niệm Nhà nước pháp quyền có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chung quy lại Nhà nước pháp quyền là khái niệm bao hàm những nội dung rất phong phú, chứa đựng những đặc trưng, những mặt cơ bản, ghi nhận một trạng thái phát triển, một trình độ phát triển của Nhà nước và tiến bộ xã hội. Tựu chung các ý kiến thường lấy các dấu hiệu đặc trưng để xác định nội hàm của khái niệm nhà nước pháp quyền, như: tính tối cao của Luật, sự phân công quyền lực, dân chủ và bảo đảm quyền con người, trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân; tính độc lập của nền tư pháp... Theo đó: Nhà nước pháp quyền hiểu chung nhất là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, trong đó mọi chủ thể kể cả nhà nước đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật - một hệ thống pháp luật có tính phổ biến cao (đề cao tính tối cao của Hiến pháp và luật), phù hợp với ý chí, thể hiện đầy đủ những giá trị cao cả nhất của xã hội, của con người. 1: Quan điểm về nhà nước trước Mác Theo quan niệm phi Mác xít về nguồn gốc nhà nước Từ thời kỳ cổ đại của lịch sử loài người đã có nhiều nhà tư tưởng đưa ra những cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nhà nước. 1.1: Theo thuyết thần học: Cho rằng nhà nhà nước do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, quyền lực nhà nước là vỉnh cửu, sự phục tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu. 1.2: Theo thuyết gia trưởng: Cho rằng nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tất yếu của cuộc sống cộng đồng, vì vậy, nhà nước có trong mọi xã hội. 1.3: Theo thuyết khế ước: Cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của một khế ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên và không có nhà nước, nhà nước phải đại biểu cho lợi ích của các thành viên trong xã hội và trở thành bộ máy phục vụ xã hội. Theo thuyết này, chủ quyền trong nhà nước về bản chất thuộc về nhân dân. Đây là học thuyết có tính cách mạng và tiến bộ, đã trở thành cơ sở tư tưởng, lý luận cho cách mạng tư sản lật đỏ ách thống trị phong kiến. 1.4: Theo thuyết bạo lực: Nhà nước sử dụng bạo lực để bảo vệ quyền lực cho một nhóm người. 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước: Nhà nước hình thành không phải do siêu nhiên cũng không phải do gia đình mà là do sự phát triển của xã hội, khi xã hội có sự phân chia thành các giai cấp. Để có cơ sở khoa học xác định nguồn gốc và sự ra đời của Nhà nước, trước hết cần nghiên cứu xã hội cộng sản nguyên thủy và những điều kiện phát sinh nhà nước từ xã hội đó. 2.1: Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc- bộ lạc: Xã hội cộng sản nguyên thủy là xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật.Sự phân chia giai cấp dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật lại nảy sinh chính trong quá trình phát triển và tan rã của xã hội đó. Con người phải dựa vào nhau,sống chung, lao động chung và cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Không ai có tài sản riêng, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia. Thị tộc tổ chức theo huyết thống và do nhũng điều kiện về kinh tế, xã hội và chế độ quân hôn, người phụ nữ có vai trò chính trong thị tộc, vì thế, các thị tộc đã tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Đây là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử (hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy). Quyền lực cao nhất trong thị tộc là Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc bao gồm: Các thành viên lớn tuổi trong thị tộc. Hội đồng thị tộc có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất,tiến hành chiến tranh, tổ chức các nghi lễ tôn giáo,giải quyết các vấn đề tranh chấp nội bộ,… Thị tộc là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội cộng sản nguyên thủy, là một cộng đồng độc lập. Nhưng do sự phát triển của xã hội,các thị tộc đã mở rộng quan hệ với nhau,dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc. Bào tộc là một liên minh bao gồm nhiều thị tộc hợp lại. Hội đồng bào tộc chỉ việc quan trọng trong bào tộc vẫn do hội nghị tất cả các thành viên của bào tộc quyết định, nhưng trong nhiều trường hợp chỉ do hội đồng bào tộc quyết định. Bộ lạc bao gồm nhiều bào tộc.Tổ chức quyền lực trong bộ lạc thể hiện mức độ tập trung quyền lực cao hơn bào tộc. 2.2: Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc và sự ra đời của nhà nước: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, lực lượng sản xuất dần dần được phát triển: con người phát triển hơn về thể lực và trí tuệ, nhận thức đúng đắn hơn về thế giới, chế tạo và cải thiện công cụ,… Xã hội cộng sản nguyên thủy đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn. Sau mỗi lần xã hội lại có những bước tiến mới đẩy nhanh hơn quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy 2.2.1: Phân công lao động xã hội lần thứ nhất: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và làm xuất hiện chế độ tư hữu. Trong xã hội đã phân chia thành người giàu ,người nghèo. Chế độ tư hữu xuất hiện làm thay đổi chế độ hôn nhân, chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay thế cho chế độ quân hôn, người chồng trở thành người chủ trong gia đình và có quyền quyết định trong gia đình. 2.2.2: Phân công lao động xã hội lần thứ hai: -Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Việc tìm ra kim loại, đặc biệt là sắt và và chế tạo các công cụ bằng sắt, không những tạo ra khả năng có thể trồng trên những diện tích rộng lớn hơn mà còn mang lại cho người thợ thủ công nghiệp những công cụ lao động mới. Nghề dệt, nghề chế tạo đò kim loại và những nghề thủ công khác ngày càng làm ra nhiều loại sản phẩm và ngày càng hoàn thiện hơn. Xã hội có nhiều ngành nghề phát triển càng cần sức lao động thì số lượng nô lệ làm việc ngày càng tăng và trở thành một lực lượng xã hội. Sự phân công lao động lần thứ hai này đã đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hội làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng. 2.2.3: Phân công lao động xã hội lần thứ ba: - Xuất hiện tấng lớp thương nhân và ngành thương mại. Nền sản xuất xã hội tách ra thành nhiều nghề khác nhau tất yếu xuất hiện nhu cầu trao đổi. Nền sản xuất lúc này đã trở thành nền sản xuất hàng hóa. Sự phân công này làm nảy sinh một tầng lớp không tham gia vào sản xuất nữa mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là tầng lớp thương nhân. Sự ra đời và phát triển của thương mại đã kéo theo sự xuất hiện của đồng tiền, quyền tư hữu về ruộng đất và chế độ cầm cố. Tất cả những yếu tố đó làm cho sự tích tụ và tập trung của cải vào trong tay số ít người giàu có diễn ra nhanh chóng hơn đồng thời thúc đẩy sự bần cùng hóa của quần chúng. Như vậy, khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối lập nhau, luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình thì tổ chức thị tộc không còn phù hợp nữa. Xã hội đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức giữ xã hội trong vòng trật tự , có lợi cho những người có của và giữ địa vị thống trị. Tổ chức đó là “nhà nước”. 3: Nguồn gốc của nhà nước 3.1: Bản chất của nhà nước - Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp do đó nhà nước luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất này thể hiện trước hết ở chỗ nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ để duy trì sự thống trị giai cấp và bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền, thiết lập và duy trì trật tự xã hội. - Nhà nước mang bản chất xã hội. Ngoài việc thực hiện các chức năng trên, nhà nước còn phải giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội. 3.2: Khái niệm- đặc trưng của nhà nước 3.2.1: Khái niệm Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. 3.2.2: Đặc trưng: Các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền gồm:     - Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo tính tối cao của pháp luật, trong đó pháp luật là ý chí chung của nhân dân. Tính tối cao của pháp luật thể hiện trên hai phương diện:     Thứ nhất: Đảm bảo sự thống trị của pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, trong đó đề cao vai trò của Hiến pháp và các đạo luật.     Thứ hai: Tính bắt buộc của pháp luật đối với bản thân nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Pháp luật là tiêu chuẩn, là căn cứ cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Nhà nước trong thiết chế của nhà nước pháp quyền là nhà nước tuân thủ pháp luật, mặc dù nhà nước là người ban hành ra pháp luật đó.     - Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân. Nhà nước pháp quyền  không chỉ công nhận và tuyên bố các quyền tự do của công dân mà còn phải bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi chúng bị xâm hại. Tự do của một người là được làm những gì mà pháp luật không cấm trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến tự do của người khác, pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội.     - Nhà nước pháp quyền là nhà nước đảm bảo trách nhiệm lẫn nhau giữa nhà nước và công dân; quyền của công dân là trách nhiệm của nhà nước và ngược lại quyền của nhà nước là trách nhiệm của công dân. Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình còn công dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của mình.     - Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thích hợp và có cơ chế hữu hiệu giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện, chống chuyên quyền, lạm quyền.     Xét trong cả chiều dài lịch sử của sự phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền cho thấy những đặc trưng của nhà nước pháp quyền thể hiện những tư tưởng, quan niệm tiến bộ trong quá trình tìm tòi hình thức tổ chức, hoạt động của quyền lực công cộng trong một “xã hội công dân” thay thế “xã hội thần dân”. 3.3: Chức năng của nhà nước - Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ của đất nước như: đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ và phát triển chế độ kinh tế, văn hoá,… - Chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối quan hệ với các quốc gia khác,…, 3.4: Các kiểu nhà nước, hình thức nhà nước 1: Các kiểu nhà nước 1.1: Khái niệm kiểu nhà nước. Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế kinh tế - xã hội nhất định. 1.2: Các kiểu nhà nước Trong lịch sử của xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế - xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế - xã hội đó, có bốn kiểu nhà nước: - Kiểu nhà nước chủ nô; - Kiểu nhà nước phong kiến; - Kiểu nhà nước tư sản; - Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. 2. Hình thức nhà nước - Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị, bao gồm ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. 2.1:Hình thức chính thể - Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực nhà nước cao nhất tập trung toàn bộ hay tập trung chủ yếu trong tay một người đứng đầu nhà nước và chỉ được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế, truyền ngôi. - Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực nhà nước cao nhất do một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định nắm giữ. 2.2: Hình thức cấu trúc của nhà nước Hình thức cấu trúc của nhà nước là cách thức phân chia các đơn vị hành chính lãnh thỗ và mối quan hệ giữa chúng với cơ quan nhà nước ở Trung ương. Có hai hình thức cấu trúc: 2.2.1: Nhà nước đơn nhất: là nhà nước thống nhất, có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Vd: Việt Nam, Lào, Ba Lan,… 2.2.2: Nhà nước liên bang: là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Loại nhà nước này có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống t
Luận văn liên quan