Đề tài Vấn đề quốc tịch trong tư pháp quốc tế

Tôi xin được trình bày về những khó khăn thực tế mà các công dân của Việt Nam, Campuchia, Lào và Pháp gặp phải trong lĩnh vực quốc tịch. Sau đây, tôi xin được trích dẫn một đoạn trong cuốn sách "Người Pháp là gì?" của nhà chính trị học Patrick WEIL, chuyên gia nghiên cứu về chính sách nhập cư và quốc tịch, thay cho phần mở đầu của bài phát biểu. Thực vậy, Patrick WEIL đã bắt đầu cuốn sách bằng một loạt các câu hỏi sau: "Cơ sở nào để xác định một người là công dân Pháp? Bởi vì người đó sinh ra tại Pháp? Bởi vì người đó có cha, mẹ hoặc tổ tiên là người Pháp? Làm thế nào để cha, mẹ hoặc tổ tiên của người đó trở thành người Pháp? Liệu có phải họ cũng sinh tại Pháp? Cũng có cha, mẹ, tổ tiên là người Pháp? Kết hôn với một người Pháp? Hay họ đã được nhập quốc tịch Pháp? Người Pháp là gì? Ngày nay, những câu hỏi này thường xuyên được đặt ra đối với những người Pháp khi họ phải gia hạn thẻ căn cước: Bởi vì chỉ đến khi ấy, họ mới nhận ra rằng mình không thể chứng minh được quốc tịch Pháp". Thực vậy, qua đây, chúng ta có thể thấy rằng chứng minh một quốc tịch không phải là điều đơn giản, nhất là khi nhân thân của người có liên quan có gắn với yếu tố nước ngoài. Trước hết, tôi xin lưu ý rằng trong đa số trường hợp, quốc tịch Pháp được xác lập kể từ thời điểm một người sinh ra: khi đó, quốc tịch được xác lập là quốc tịch gốc. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người nước ngoài được nhập quốc tịch Pháp: trong trường hợp này, quốc tịch Pháp được xác lập sau sinh, trên cơ sở tuyên bố nhập quốc tịch (do kết hôn với công dân Pháp ) hoặc nhập quốc tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đương nhiên nhập quốc tịch khi đến tuổi thành niên do sinh ra và cư trú tại Pháp. Ngoài ra, pháp luật Pháp quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh quốc tịch Pháp nếu không có giấy chứng nhận quốc tịch. Trong trường hợp được hưởng quốc tịch theo thủ tục tuyên bố nhập quốc tịch, giấy tờ chứng minh đã có sẵn và đương sự có nghĩa vụ trình bản sao tuyên bố nhập quốc tịch đã được đăng ký hoặc bản sao giấy khai sinh có chú thích về việc hưởng quốc tịch Pháp. Nếu không có các giấy tờ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tiến hành đăng ký tuyên bố nhập quốc tịch. Trong trường hợp nhập quốc tịch hoặc trở lại quốc tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chứng cứ chứng minh là Công báo có đăng quyết định đó. Nếu không có được chứng cứ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của Bộ có thẩm quyền hoặc bản sao giấy khai sinh có chú thích về việc nhập quốc tịch Pháp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Ngược lại, nếu quốc tịch Pháp là quốc tịch gốc, thì việc xác định quốc tịch gốc dựa trên hai nguyên tắc: 􀂃 Nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis) 􀂃 và nguyên tắc nơi sinh (jus soli)

doc7 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề quốc tịch trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Tôi xin được trình bày về những khó khăn thực tế mà các công dân của Việt Nam, Campuchia, Lào và Pháp gặp phải trong lĩnh vực quốc tịch. Sau đây, tôi xin được trích dẫn một đoạn trong cuốn sách "Người Pháp là gì?" của nhà chính trị học Patrick WEIL, chuyên gia nghiên cứu về chính sách nhập cư và quốc tịch, thay cho phần mở đầu của bài phát biểu. Thực vậy, Patrick WEIL đã bắt đầu cuốn sách bằng một loạt các câu hỏi sau: "Cơ sở nào để xác định một người là công dân Pháp? Bởi vì người đó sinh ra tại Pháp? Bởi vì người đó có cha, mẹ hoặc tổ tiên là người Pháp? Làm thế nào để cha, mẹ hoặc tổ tiên của người đó trở thành người Pháp? Liệu có phải họ cũng sinh tại Pháp? Cũng có cha, mẹ, tổ tiên là người Pháp? Kết hôn với một người Pháp? Hay họ đã được nhập quốc tịch Pháp? Người Pháp là gì? Ngày nay, những câu hỏi này thường xuyên được đặt ra đối với những người Pháp khi họ phải gia hạn thẻ căn cước: Bởi vì chỉ đến khi ấy, họ mới nhận ra rằng mình không thể chứng minh được quốc tịch Pháp". Thực vậy, qua đây, chúng ta có thể thấy rằng chứng minh một quốc tịch không phải là điều đơn giản, nhất là khi nhân thân của người có liên quan có gắn với yếu tố nước ngoài. Trước hết, tôi xin lưu ý rằng trong đa số trường hợp, quốc tịch Pháp được xác lập kể từ thời điểm một người sinh ra: khi đó, quốc tịch được xác lập là quốc tịch gốc. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người nước ngoài được nhập quốc tịch Pháp: trong trường hợp này, quốc tịch Pháp được xác lập sau sinh, trên cơ sở tuyên bố nhập quốc tịch (do kết hôn với công dân Pháp…) hoặc nhập quốc tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đương nhiên nhập quốc tịch khi đến tuổi thành niên do sinh ra và cư trú tại Pháp. Ngoài ra, pháp luật Pháp quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh quốc tịch Pháp nếu không có giấy chứng nhận quốc tịch. Trong trường hợp được hưởng quốc tịch theo thủ tục tuyên bố nhập quốc tịch, giấy tờ chứng minh đã có sẵn và đương sự có nghĩa vụ trình bản sao tuyên bố nhập quốc tịch đã được đăng ký hoặc bản sao giấy khai sinh có chú thích về việc hưởng quốc tịch Pháp. Nếu không có các giấy tờ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp tiến hành đăng ký tuyên bố nhập quốc tịch. Trong trường hợp nhập quốc tịch hoặc trở lại quốc tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chứng cứ chứng minh là Công báo có đăng quyết định đó. Nếu không có được chứng cứ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của Bộ có thẩm quyền hoặc bản sao giấy khai sinh có chú thích về việc nhập quốc tịch Pháp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Ngược lại, nếu quốc tịch Pháp là quốc tịch gốc, thì việc xác định quốc tịch gốc dựa trên hai nguyên tắc: 􀂃 Nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis) 􀂃 và nguyên tắc nơi sinh (jus soli) Theo quy định pháp luật Pháp, một người được hưởng quốc tịch Pháp khi có từ hai thế hệ sinh ra trên lãnh thổ Pháp. Giấy tờ chứng minh trong trường hợp này là giấy khai sinh. Ngược lại, nếu một người được hưởng quốc tịch Pháp từ khi sinh ra theo nguyên tắc huyết thống, nhưng không sinh ra tại Pháp thì việc chứng minh quốc tịch để được cấp giấy chứng nhận quốc tịch Pháp tương đối khó khăn. Thực vậy, trong trường hợp đương sự sinh ra trên lãnh thổ trước kia từng là thuộc địa của Pháp, thì có thể nói nghĩa vụ chứng minh sẽ tăng lên gấp đôi. Bởi vì đương sự một mặt, phải chứng minh được mình đã được hưởng quốc tịch Pháp như thế nào trước khi đất nước độc lập (thường do một quy định pháp luật đặc biệt theo đó không được phép áp dụng hai lần nguyên tắc quyền nơi sinh) và mặt khác, phải chứng minh làm sao giữ được quốc tịch Pháp sau khi đất nước độc lập. Xuất phát từ những nhận xét này cũng như nội dung chủ đạo của Hội thảo và bối cảnh lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Pháp, bài trình bày của tôi sẽ đi sâu vào phân tích tình hình và những khó khăn của các công dân Pháp có quan hệ với Việt Nam. Phần một giới thiệu về bối cảnh Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa của Pháp. Phần hai tập trung trình bày về Hiệp định Pháp-Việt ngày 16 tháng 8 năm 1955. Hiệp định này giải quyết vấn đề quốc tịch nảy sinh sau khi Việt Nam giành được độc lập và đặc biệt là kể từ năm 1949. Phần ba trình bày về tình hình hiện nay. I. ĐÔNG DƯƠNG TRONG THỜI KỲ THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu về tình hình của Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa của Pháp Xuất phát từ đặc điểm đa dạng về quy chế lãnh thổ, pháp luật quốc tịch Pháp được áp dụng cho các vùng lãnh thổ đó trong giai đoạn này rất phức tạp. Thực vậy, Đông Dương lúc ấy được chia thành: 􀂃 Nam Kỳ 􀂃 3 vùng tô giới: Hà Nội, Hải Phòng và Tourane (Đà Nẵng) 􀂃 4 xứ bảo hộ: An Nam (Trung Kỳ), Bắc Kỳ, Cao Miên (Campuchia) và Lào. Nam Kỳ và 3 vùng tô giới có quy chế lãnh thổ Pháp. Người dân của Nam Kỳ và 3 vùng tô giới có quốc tịch Pháp nhưng không được mặc nhiên hưởng các quyền công dân Pháp. Để được hưởng các quyền này, người yêu cầu phải tiến hành một thủ tục đặc biệt. Người dân của An Nam, Bắc Kỳ, Lào và Cao Miên có quy chế bảo hộ của Pháp nhưng không có quốc tịch Pháp. Để được nhập quốc tịch Pháp, người yêu cầu phải tiến hành thủ tục "xin hưởng các quyền công dân". Sau khi Luật ngày 10 tháng 8 năm 1927 được ban hành, pháp luật về quốc tịch tại Đông Dương đã phân biệt quy chế về nhân thân của từng cá nhân, giống như đã phân biệt đối với các vùng lãnh thổ hải ngoại khác của Pháp. Theo đó, có sự phân biệt giữa những người được hưởng quy chế thông thường và những người được hưởng quy chế đặc biệt. Sau khi có sự thay đổi quy chế chính trị tại Đông Dương theo các Hiệp định ngày 8 tháng 3 năm 1949, các quy định pháp luật riêng về quốc tịch Pháp ngừng được áp dụng cùng với việc chuyển giao chủ quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng vẫn được phép kéo dài cho đến ngày 29/8/1953 đối với Lào và Campuchia và ngày 16 tháng 8 năm 1955 (ngày ký Hiệp định Pháp-Việt) đối với Việt Nam. Ở Việt Nam, quy định pháp luật riêng về quốc tịch Pháp trước đây được thay thế bằng cơ chế phân chia mới giữa Pháp và Việt Nam dựa trên tiêu chí dân tộc và được quy định cụ thể tại Hiệp định ngày 16 tháng 8 năm 1955 về quốc tịch (Nghị định ngày 22/4/1959, đăng Công báo ngày 3/5/1959). II. HIỆP ĐỊNH PHÁP-VIỆT NGÀY 16 THÁNG 8 NĂM 1955 Có hiệu lực kể từ ngày ký, Hiệp định Pháp-Việt đã cho phép giải quyết được hầu hết các vấn đề nảy sinh tại Đông Dương. Hiệp định này áp dụng trước hết đối với mọi người Việt chính gốc, không phân biệt nơi sinh. Khái niệm người Việt chính gốc được định nghĩa tại Điều 1 Hiệp định như sau: Người Việt chính gốc là người có cha mẹ là người Việt Nam; hoặc là người dân tộc thiểu số cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Hiệp định này cũng áp dụng đối với những người Việt lai Pháp (eurasiens), tức những người có cha hoặc mẹ là người Pháp và người còn lại là người Việt chính gốc. Ngoài ra, Hiệp định cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến huyết thống, kết hôn và nhập quốc tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nguyên tắc Người Pháp không có nguồn gốc Việt Nam và không phải là con lai Pháp-Việt thì mang quốc tịch Pháp (Điều 2 Hiệp định Pháp-Việt); các chủ thể pháp luật Pháp trước đây sống ở Nam Kỳ và Lào có quốc tịch Việt Nam (Điều 3). Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng đã có một số ngoại lệ: 􀂃 Cụ thể là, một số người Việt chính gốc được đương nhiên giữ quốc tịch Pháp. Tuy nhiên, những người này vẫn có thể lựa chọn quốc tịch Việt Nam: quy định này đặc biệt áp dụng đối với người từ 18 tuổi trở lên vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực và có quy chế chung theo Nghị định hoặc bản án cho hưởng quyền công dân (khoản 1 Điều 4) trước ngày 8 tháng 3 năm 1949 (ngày bàn giao lãnh thổ) hoặc người đã có quốc tịch Pháp tại Pháp theo quy chế chung về quốc tịch đối với người nước ngoài (khoản 2 Điều 4) hoặc công dân Pháp sinh ra đã có quốc tịch Pháp (Điều 5). 􀂃 Ngoài ra, đối với những người Việt chính gốc hưởng quy chế công dân Pháp theo các điều kiện kể trên từ sau ngày 8 tháng 3 năm 1949, những người này mang quốc tịch Việt Nam trừ trường hợp lựa chọn quốc tịch Pháp (Khoản 3 Điều 4). Tương tự, nguyên tắc này cũng áp dụng đối với người Việt chính gốc sinh ra sau khi ông, bà, cha, mẹ… được công nhận tư cách công dân Pháp theo Nghị định hoặc quyết định của Tòa án có thẩm quyền của Pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người yêu cầu nhập quốc tịch Pháp phải trình giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ huyết thống với người được hưởng quy chế công dân Pháp theo Nghị định hoặc quyết định của Tòa án. Người Việt lai Pháp Đối với người Việt lai Pháp, tiêu chí phân biệt là mốc 18 tuổi vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Người thành niên (từ 18 tuổi trở lên) mang quốc tịch Pháp, trừ trường hợp lựa chọn quốc tịch Việt Nam (Điều 6). Người chưa thành niên dù sinh ra sau khi ký kết Hiệp định, vẫn mang quốc tịch theo cha, trừ trường hợp có sự lựa chọn khác khi đến tuổi thành niên (Điều 9 và 10). Kết hôn giữa người Việt và người Pháp Hiệp định cũng giải quyết vấn đề quốc tịch của người vợ, trong trường hợp kết hôn giữa người Việt và người Pháp. Trong trường hợp việc kết hôn được thực hiện trước khi Hiệp định có hiệu lực, người vợ có quyền lựa chọn quốc tịch theo quốc tịch của chồng. Cụ thể là phụ nữ Pháp kết hôn với công dân Việt Nam thì được quyền chọn quốc tịch Việt Nam và ngược lại, phụ nữ Việt Nam kết hôn với công dân Pháp thì được quyền chọn quốc tịch Pháp (Điều 11). Tiếp đến, Hiệp định cũng giải quyết vấn đề quốc tịch của người vợ trong trường hợp việc kết hôn giữa người Việt và người Pháp được thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể là, trong trường hợp kết hôn giữa người vợ mang quốc tịch Pháp và người chồng mang quốc tịch Việt Nam được thực hiện tại Pháp hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, thì người vợ vẫn giữ nguyên quốc tịch Pháp, trừ trường hợp có tuyên bố khác theo quy định của pháp luật Pháp. Nếu kết hôn tại Việt Nam, thì người vợ trở thành công dân Việt Nam, trừ trường hợp có tuyên bố khác theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 12). Trong trường hơp kết hôn giữa người vợ mang quốc tịch Việt Nam và người chồng mang quốc tịch Pháp được thực hiện tại Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ của Pháp, người vợ vẫn giữ nguyên quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp có tuyên bố khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu kết hôn tại Pháp, thì người vợ trở thành công dân Pháp, trừ trường hợp có tuyên bố khác theo quy định của pháp luật Pháp. Nếu trước đó, người vợ mang quốc tịch Việt Nam không có yêu cầu nhập quốc tịch theo chồng thì sau này, vẫn có thể tuyên bố nhập quốc tịch do kết hôn. Tương tự đối với trường hợp người chồng mang quốc tịch Việt Nam và người vợ mang quốc tịch Pháp. Trong mọi trường hợp, không phân biệt thời điểm kết hôn là trước hay sau khi Hiệp định có hiệu lực, người vợ đã chuyển quốc tịch theo chồng do kết hôn có quyền yêu cầu trở lại quốc tịch cũ sau khi chấm dứt thời kỳ hôn nhân. Các quy định về lựa chọn quốc tịch Theo quy định tại Hiệp định, đương sự phải đưa ra quyết định lựa chọn quốc tịch trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc kể từ ngày đương sự tròn 18 tuổi. Sự lựa chọn của cha có hiệu lực đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định công dân Việt Nam có thể nhập quốc tịch Pháp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ Việt Nam. Quy định tương tự cũng áp dụng đối với công dân Pháp muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp Chính phủ liên quan không có ý kiến trả lời trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày gửi thông báo, Chính phủ Pháp mặc nhiên coi đương sự được miễn thủ tục xin thôi quốc tịch gốc. Hiệp định Pháp-Việt hết hiệu lực ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuyên bố Hiệp định hết hiệu lực được đăng trên Công báo ngày 19 tháng 8 năm 1976. Bây giờ, tôi xin được chuyển sang trình bày về tình hình hiện nay. III. TÌNH HÌNH HIỆN NAY Từ ngày 19 tháng 8 năm 1976, vấn đề quốc tịch được giải quyết theo quy định chung của pháp luật của Cộng hòa Pháp: Cụ thể là: 􀂃 Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Pháp và cha là công dân Việt Nam và chưa thành niên vào thời điểm ngày 19 tháng 8 năm 1976, thì có quốc tịch Pháp do có cha hoặc mẹ là công dân Pháp, trừ trường hợp xin thôi quốc tịch Pháp nếu trẻ sinh ra ngoài lãnh thổ Pháp. Tương tự đối với trường hợp trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam và cha là công dân Pháp. 􀂃 Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Pháp và công dân nước ngoài, công dân nước ngoài chỉ được nhập quốc tịch Pháp theo vợ hoặc chồng nếu có tuyên bố nhập quốc tịch Pháp. 􀂃 Trẻ em sinh ra tại Pháp, có cha mẹ là công dân Việt Nam, thì có quốc tịch Pháp khi đến tuổi thành niên nếu cư trú tại Pháp hoặc đã từng cư trú tại Pháp trong một thời gian nhất định và theo quy định về cư trú. 􀂃 Trẻ em sinh ra tại Pháp sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có cha hoặc mẹ sinh ra tại Đông Dương trước ngày 4 tháng 6 năm 1949 hoặc tại Hà Nội, Hải Phòng hoặc Tourane trước ngày 8 tháng 3 năm 1949, thì có quốc tịch Pháp theo nguyên tắc quyền nơi sinh kép. 􀂃 Trong trường hợp nhập quốc tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, đương sự không mặc nhiên mất quốc tịch gốc. Như vậy, Hiệp định Pháp-Việt được ký kết trước đây chỉ nhằm giải quyết các tình huống khác nhau có thể xảy ra trên thực tế tại Đông Dương. Mọi khả năng xung đột quốc tịch đã được tính đến và loại bỏ dựa trên cơ chế lựa chọn quốc tịch. Tuy nhiên, do Hiệp định đã hết hiệu lực nên tình trạng một người có cả hai quốc tịch Pháp và Việt vẫn tồn tại ở Pháp. Cần lưu ý rằng pháp luật Pháp cho phép một người được giữ nguyên quốc tịch của cha, mẹ theo nguyên tắc quyền huyết thống, và đặc biệt là theo quốc tịch của người mẹ. Như vậy, sẽ không tránh khỏi trường hợp trẻ em có hai quốc tịch khi cha và mẹ là công dân của hai quốc gia khác nhau. Ngoài ra, pháp luật của Pháp cũng cho phép một người được nhập quốc tịch Pháp mà không phải thôi quốc tịch gốc. Bằng quy định cho nhập quốc tịch Pháp hoặc quốc tịch Việt Nam, Hiệp định cũng đã giải quyết được vấn đề người không quốc tịch. Hiện nay, các hồ sơ liên quan đến việc áp dụng Hiệp định Pháp-Việt chuyển đến Phòng Quản lý quốc tịch, Bộ Tư pháp, không đặt ra vướng mắc gì trong pháp luật về quốc tịch. Phần lớn các khó khăn gặp phải đều chủ yếu liên quan đến các giấy tờ về hộ tịch để chứng minh quan hệ huyết thống với tổ tiên là người Pháp chính gốc tại một trong những vùng lãnh thổ hải ngoại trước đây của Pháp. Một số giấy tờ hộ tịch hiện đang được giữ tại Bộ Văn hóa, Vụ Lưu trữ hồ sơ về vùng, lãnh thổ hải ngoại. Ví dụ: về thành phố Hà Nội, hiện Vụ đang lưu trữ các giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn và giấy khai tử từ năm 1876 đến năm 1887. Một số Sổ Quản lý hộ tịch cũng đang được lưu tại Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý hộ tịch quốc gia. Ở Đông Dương, nhân viên hộ tịch có nhiệm vụ lập 3 Sổ Quản lý hộ tịch và gửi Sổ thứ ba về cho nước Pháp chính quốc. Sổ do Cục Quản lý hộ tịch quốc gia lưu giữ là quyển sổ thứ ba. Nhờ vậy, các sổ quản lý hộ tịch của thành phố Hà Nội từ năm 1904 đến năm 1956 hiện vẫn còn. Các giấy tờ khác lưu tại Phòng Quản lý quốc tịch liên quan đến những người sinh tại Việt Nam trước năm 1949 nhưng không thuộc diện áp dụng của Hiệp định Pháp-Việt. Thực vậy, Hiệp định này không điều chỉnh một số trường hợp sau: 􀂃 Người sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Pháp; 􀂃 Người sinh ra tại Việt Nam và không rõ cha mẹ; 􀂃 Người sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài (không có quốc tịch Pháp và quốc tịch Việt Nam) và người còn lại là người Việt Nam chính gốc; 􀂃 Người sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Cao Miên hoặc Lào và người còn lại là công dân Pháp. Các trường hợp này do pháp luật chung về quốc tịch Pháp điều chỉnh. Để kết thúc bài trình bày của mình, tôi xin được nói thêm một số vấn đề thực tiễn của pháp luật về quốc tịch Pháp. Tôi nghĩ rằng những vấn đề này sẽ rất thiết thực đối với các công dân Pháp hiện đang cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam muốn nhập quốc tịch Pháp. Hiện nay, công dân Pháp cư trú tại Việt Nam và sinh ra ngoài lãnh thổ Pháp, nếu muốn xin cấp giấy chứng nhận quốc tịch Pháp thì phải đến gặp Lục sự Trưởng Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp Paris (Bộ phận Quản lý Quốc tịch Pháp đối với công dân Pháp ở nước ngoài). Vì Lục sự Trưởng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quốc tịch Pháp cho các công dân Pháp sinh ra ngoài lãnh thổ Pháp. Đối với trường hợp công dân Pháp cư trú tại Việt Nam nhưng sinh ra tại Pháp, người yêu cầu xin cấp giấy chứng nhận quốc tịch phải đến Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp nơi mình sinh ra để làm thủ tục. Trong trường hợp công dân Việt Nam muốn nhập quốc tịch Pháp do kết hôn với công dân Pháp, đơn yêu cầu nhập quốc tịch phải gửi đến cơ quan lãnh sự Pháp. Cơ quan này sau đó sẽ chuyển cho Bộ việc làm, lao động và gắn kết xã hội để làm thủ tục đăng ký tuyên bố nhập quốc tịch. Đối với các đơn yêu cầu nhập quốc tịch Pháp khác, hồ sơ cũng được gửi đến cơ quan lãnh sự để cơ quan này chuyển cho Phòng Quản lý quốc tịch, Bộ Tư pháp. Liên quan đến đơn yêu cầu nhập quốc tịch theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn xin trở lại quốc tịch, các đơn này thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ Quốc tịch, Bộ việc làm, lao động và gắn kết xã hội. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng các quy định pháp luật, cùng với án lệ, quy định rất chặt chẽ về nơi cư trú ổn định tại Pháp và coi đây là một điều kiện để xét nhận đơn yêu cầu nhập quốc tịch. Do đó, người xin nhập quốc tịch phải có nơi cư trú và công tác ổn định tại Pháp. Điểm cuối cùng tôi muốn trình bày, đó là đối với vấn đề quốc tịch Pháp, Phòng Quản lý quốc tịch có một nhóm các chuyên gia biên soạn với nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ soạn thảo giấy chứng nhận quốc tịch Pháp. Trên tổng số 137.000 hồ sơ hiện đang giải quyết tại Phòng, chỉ có 155 hồ sơ liên quan đến công dân Việt Nam, trong đó 95 hồ sơ yêu cầu tư vấn, 17 hồ sơ khiếu nại hành chính đối với cấp trực tiếp ra quyết định và 3 hồ sơ khiếu kiện.