Đề tài Vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam

Việt Nam chúng ta vốn dĩ là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên , lại nằm trong ngã ba Đông Dương nên được xem như là một miếng mồi ngon và béo bở của nhiều nước trên thế giới lúc bấy giờ. Do đó trong quá trình đi xâm lấn, mở rộng thuộc địa, tư bản phương Tây đã để ý tới nước ta. Năm 1958, đế quốc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, Triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Pa-Tơ -Nốt, hoàn toàn dâng nước ta cho đế quốc pháp.Từ đó chúng ta là thuộc địa của chúng, cũng kể từ đó nhân dân ta chịu đựng bao đau khổ, lầm than dưới sự bóc lột tận cùng của thực dân Pháp đã làm hằn sâu trong tiềm thức mỗi người Việt Nam ý chí kiên cường. Bằng sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và việc chớp đúng thời cơ đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn, nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật đồng thời nó còn lật đổ chế độ Phong kiến tồn tại ngót ngàn năm trên đất nước ta, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT  HỌ VÀ TÊN  MSSV  NHIỆM VỤ  NHÓM ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ   1  Nguyễn Thị Ngọc Yến ( NT)  152523855  Tìm hiểu phần 3 vận dụng  100 %   2  Trần Thị Mỹ  152523849  Tìm hiểu phần 3 vận dụng  100 %   3  Nguyễn Thị Bích Thủy   Tìm hiểu phần 3 vận dụng  100 %   4  Dương Vũ Nhật Miên   Viết nội dung phần mở bài & kết luận  95%   5  Lương Thị Bích Nhung   Tìm hiểu phần 2 a  95%   6  Nguyễn Thị Hồng Loan   Tìm hiểu phần 2 b  90%   7  Nguyễn Trung Tính   Tìm hiểu phần 1 a + b  90%   MỤC LỤC *** I/ Mở đầu 3 II/ Nội dung 4 1/ Lý luận chung về vấn đề thời cơ 4 a) Khái niệm thời cơ 4 b) Vai trò của thời cơ 4 2/ Thời cơ trong cách mạng Tháng Tám 4 a) Xác định thời cơ trong cách mạng Tháng Tám 4 b) Kết quả của việc chớp đúng thời cơ của Đảng ta 9 3/ Vận dụng 11 III/ Kết luận 22 I/ MỞ ĐẦU Việt Nam chúng ta vốn dĩ là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên , lại nằm trong ngã ba Đông Dương nên được xem như là một miếng mồi ngon và béo bở của nhiều nước trên thế giới lúc bấy giờ. Do đó trong quá trình đi xâm lấn, mở rộng thuộc địa, tư bản phương Tây đã để ý tới nước ta. Năm 1958, đế quốc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, Triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Pa-Tơ -Nốt, hoàn toàn dâng nước ta cho đế quốc pháp.Từ đó chúng ta là thuộc địa của chúng, cũng kể từ đó nhân dân ta chịu đựng bao đau khổ, lầm than dưới sự bóc lột tận cùng của thực dân Pháp đã làm hằn sâu trong tiềm thức mỗi người Việt Nam ý chí kiên cường. Bằng sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và việc chớp đúng thời cơ đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức to lớn, nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm và của phát xít Nhật đồng thời nó còn lật đổ chế độ Phong kiến tồn tại ngót ngàn năm trên đất nước ta, lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám được xem là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cũng như để lại nhiều bài học quý giá cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, chính trị,…của đất nước ta sau này, để tìm hiểu kỹ hơn về việc chớp đúng thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 và sự ảnh hưởng của thời cơ đến nước ta hiện nay, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài: “ Vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Việt Nam”. Do sự hạn hẹp về kiến thức và tính phức tạp của đề tài nên trong quá trình làm bài không tránh khỏi những hạn chế và sai sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ cô giáo. II/ NỘI DUNG 1/ Lý luận chung về vấn đề thời cơ : a/ Khái niệm thời cơ : Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất có lợi nhất cho việc phát huy mọi sức mạnh, đảm bảo một việc nào đó có thể tiến hành để giành thắng lợi. Thời cơ, đó là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy không có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể đoán định được. Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà không có và ngược lại. Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình. b/ Vai trò của thời cơ: Thời cơ là một khái niệm rất quan trọng, gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân, của các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mô khác nhau, khi ta biết tận dụng được hết những thuận lợi để đem đến thành công. 2/ Thời cơ trong cách mạng tháng tám a/ Xác định thời cơ trong cách mạng tháng 8 năm 1945: Một cuộc khởi nghĩa hoặc tổng khởi nghĩa muốn thắng lợi đòi hỏi phải hội đủ những điều kiện bên trong và bên ngoài (chủ quan và khách quan) mà chúng ta thường gọi là điều kiện chín muồi. Cách mạng tháng Tám đã hội đủ các điều kiện cần thiết. Chúng ta hãy thử quay ngược thời gian xem Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị mạnh mẽ và rộng lớn nhất lúc đó, đã dự báo thời cơ cho cuộc vùng dậy xung thiên vào tháng 8-1945 từ bao giờ. Có thể từ tháng 5-1941, trong Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Quyền Tổng Bí thư Trường Chinh, tại Pắc Bó, Cao Bằng. Nghị quyết đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công…”(1). Nghị quyết này được thông qua vào tháng 5-1941, khi Liên Xô chưa tham chiến; một tháng sau, tháng 6-1941, phát-xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Như vậy, thời cơ sẽ đến với nhiều nước trên thế giới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phần thắng nghiêng về Liên Xô và phe dân chủ. Đó là một khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi cho cách mạng nhiều nước, trong đó có cách mạng nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chi Minh đã sớm đưa ra những quan điểm, Người viết: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú phải thúc đẩy cho thời cơ đến mau”. Với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫu trong hàng ngũ kẻ thù, đã dự báo cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương và vạch ra những kế hoạch hành động khi tình hình mới tới. Và sau khi phân tích mâu thuẫn ngày càng tăng trong hàng ngũ kẻ thù, Trường Chinh đã đi tới một nhận định đúng đắn là, sớm hay muộn cuộc đấu súng giữa chúng với nhau nhất định sẽ xảy ra: “Sự xung đột giữa Nhật - Pháp ngày thêm sâu sắc. Cho nên Nhật gấp rút”. Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng chủ động đón nhận. Vì thế, khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta không bị động trước thời cuộc mà trái lại, chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược sát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. Ngay trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, từ chập tối, Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Sợ bị lộ, Hội nghị chuyển sang làng Đình Bảng họp tiếp. Trên đường đi, bỗng nghe tiếng súng nổ dồn từ phía Hà Nội, các đồng chí dự Hội nghị dồn bước tới địa điểm mới, họp tiếp và ra ngay Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945. Bản Chỉ thị đó lập tức được chuyển tới nhà in bí mật của Đảng tại làng Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ông Nguyễn Lương Hoàng phụ trách nhà in, đã cấp tốc cho in hàng nghìn bản và theo những đường giây bí mật chuyển đi các nơi. Bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Trong Bản Chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương, ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước, đó là: Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật và Nhật đầu hàng Đồng minh. Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi Hồng quân Liên Xô tiêu diệt một triệu quân Quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc và Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki, ngày 9-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh của Nhật Bản đã họp bàn về các điều kiện đầu hàng theo Tuyên bố Pô-xđam. Sau những cuộc thương lượng giữa Nhật Bản và Đồng minh, ngày 14-8-1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và nội các Nhật Bản với sự hiện diện của Nhật hoàng đã nhóm họp và thông qua quyết định đầu hàng Đồng minh. Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Tin đó đến với lãnh tụ Hồ Chí Minh rất sớm qua bản tin đài BBC mà Người nghe được ở lán Nà Lừa, Tân Trào (Tuyên Quang). Thời cơ có một không hai đã đến với dân tộc chúng ta, bởi vậy, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập!” (Lời của lãnh tụ Hồ Chính Minh nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp ở lán Nà Lừa). Lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số 1, trong đó có đoạn viết: “Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!... Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!”(2). Tiếp đó, Hội nghị Đảng toàn quốc và Quốc dân Đại hội nhóm họp tại Tân Trào quyết định phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, thời cơ chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ. Còn trong Cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng hai mươi hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng (ngày 15-8-1945) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pô-xđam (ngày 5-9-1945). Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8-1945 và sau ngày 5-9-1945 đều không có khả năng thành công, bởi trước ngày 15-8-1945, quân Nhật còn mạnh và sau ngày 5-9-1945, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở ra là quân Tưởng - Mỹ và sau đó là những kẻ “theo đóm ăn tàn”, và từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là quân Pháp trở lại xâm lược). Chỉ có thể giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt này.Vì thế, vào tháng 7-1945, cho dù đang bị ốm giữa rừng Tân Trào, khi biết tin phát xít Đức-Ý đã bại trận trên chiến trường Châu Âu. Ở Châu Á, phát xít Nhật đang trên đường sụp đổ, Bác Hồ vẫn chỉ thị cho các đồng chí của mình: “ Lúc này, thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập!”. Sau đó hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945 đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, vì vậy, phải “Kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập uỷ ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Đến 23 giờ ngày 13-8-1945, Uỷ ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1: Hiệu triệu toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tiếp đó, ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào đã thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, Quốc ca và bầu Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi” “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta!”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước ta đã đồng loạt đứng dậy, tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong khắp cả nước. Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu nổ ra từ ngày 14-8-1945 và đến ngày 18-8-1945, chúng ta đã giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận các tỉnh miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam. Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và các thị xã: Bắc Cạn, Hoà Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Trị, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Tân An, Bạc Liêu. Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Lạng Sơn, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Biên Hoà, Tây Ninh, Bến Tre… Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thuộc về nhân dân. Cuộc Cách mạng Tháng Tám mà Đảng và Mặt trận Việt Minh phát động, như cơn sóng thần, đã cuốn phăng chính quyền phát-xít Nhật và tay sai. Ngày 30-8-1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị và tuyên bố “thà làm dân một nước tự do, còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh khổng lồ cảu gần 1 triệu đồng bào. Chủ tịch Hồ Chí mInh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Như vậy, mọi việc được chúng ta hoàn tất trước ba ngày để ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta. b/ Kết quả của việc chớp đúng thời cơ của Đảng ta Thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945 chứng tỏ, Ðảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian, xác định đúng thời cơ, cho nên đã chuẩn bị tốt lực lượng, sẵn sàng chủ động, chớp thời cơ lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Ðây là sự vận dụng sáng tạo quy luật vận động phát triển của khởi nghĩa và cách mạng, khôn khéo trong nghệ thuật chỉ đạo chớp thời cơ, giành thắng lợi. Cách mạng tháng Tám đã nêu cao tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có truyền thống lâu đời chiến đấu vì độc lập tự do, quyết không chịu làm nô lệ. Là kết quả của tám mươi năm đấu tranh không ngừng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp. Nó cũng là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nước ta từ khi Quang Trung đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đến nay. Thật thế, suốt trong thời gian ấy, không có một cuộc vận động nào thể hiện tinh thần anh dũng, quật cường và sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam bằng Cách mạng tháng Tám. Không những giật tung được xiềng xích của bọn đế quốc phát-xít, Cách mạng tháng Tám lại lật nhào được chế độ quân chủ thành lập trên đất nước ta hàng chục thế kỷ, làm cho nước Việt Nam thành một nước cộng hòa dân chủ, đưa dân tộc Việt Nam lên hàng các dân tộc tiên phong. Giá trị lớn lao của Cách mạng tháng Tám chính ở chỗ đó. Và cụ Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, rất xứng đáng là anh hùng dân tộc của nước ta. Cách mạng tháng Tám tỏ rõ tinh thần chống phát-xít và yêu chuộng dân chủ và hòa bình của nhân dân Việt Nam. Nó kết thúc vẻ vang một cao trào chống phát-xít Nhật, Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã nêu ra trước Liên hợp quốc điều yêu sách tổng quát của mình: Các cường quốc phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam theo đúng các hiến chương Đại Tây Dương và Cựu Kim Sơn. Chính thế, vì phát-xít Nhật đổ thì tất cả những dân tộc thuộc địa Nhật phải được giải phóng, không kẻ nào có thể thay chân Nhật mà áp bức, bóc lột các dân tộc ấy được. Nhân dân Việt Nam bị Nhật thống trị từ năm 1940, lại có công đánh Nhật bên cạnh Đồng minh, nhất định phải được độc lập! Nhân dân Việt Nam quyết không để cho thực dân Pháp trở lại áp bức mình như trước, cũng không chịu chế độ "quốc tế quản trị", vì nhân dân Việt Nam đã trưởng thành rồi! Cách mạng tháng Tám và cuộc chiến đấu chống phản động Pháp trong ngót một năm nay của nhân dân Việt Nam đã thét lớn nguyện vọng thiết tha trên đây cho thế giới biết. Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở một trong những mắt xích yếu nhất của nó, mở đầu cho một quá trình tan rã không thể cứu vãn được của chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Cách mạng tháng Tám đã báo hiệu giờ giải phóng của các dân tộc bị áp bức đến rồi. Về mặt quốc tế, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, góp phần cống hiến lớn lao vào sự nghiệp giải trừ chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc trên thế giới, cổ vũ các cuộc vận động giải phóng dân tộc của nhân dân Lào, nhân dân Cao Miên và nhân dân các nước thuộc địa khác ở Đông-Nam châu Á. Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hiện nay, nhân dân Việt Nam đã và đang dũng cảm gánh một phần nhiệm vụ ấy. Trong hàng ngũ các lực lượng dân chủ, tiến bộ đấu tranh cho một thế giới tươi đẹp hơn, không vắng mặt nhân dân Việt Nam. Dù người ta muốn hay không muốn, Cách mạng Việt Nam đã thành một bộ phận của cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhân dân Việt Nam đã hiểu nhiệm vụ quốc tế của mình trong thời kỳ sau chiến tranh này. Nó quyết hoàn thành nhiệm vụ ấy, bất chấp mọi trở lực. 3/ Vận dụng. Hơn sáu thập kỷ đã trôi qua, bài học về nhận định thời cơ và chớp thời cơ cách mạng của Ðảng trong Cách mạng Tháng Tám 1945, vẫn còn nguyên giá trị thời sự và đi cùng năm tháng. Nếu như trước đây, trong Cách mạng Tháng Tám, Ðảng chủ trương xây dựng lực lượng, chủ động đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền,thì ngày nay, nhận định về thời cơ trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đã có những thay đổi căn bản, vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa nổi lên như một xu thế vận động tất yếu của thế giới hiện đại. Cho dù khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nếu biết tranh thủ thời cơ, tận dụng những yếu tố thuận lợi, những thời cơ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng, nhất định chúng ta sẽ vượt qua thách thức đưa đất nước tiếp tục tiến lên, vững bước trên con đường Ðổi mới. Ðể nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thời đại phát triển kinh tế tri thức, Ðảng ta chỉ ra rằng, cùng quyết tâm chính trị, thì yếu tố con người, nguồn lực con người có tri thức là yếu tố quyết định.Trên nền tảng ổn định chính trị, Đảng ta đề ra đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, theo phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”. Đường lối đối ngoại cởi mở đó đã tạo ra những cơ hội tốt đẹp, trong đó có việc thu hút vốn của các nước vào Việt Nam, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một cao. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc, của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và vào ngày 7-11-2006, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những bước tiến thần kỳ của đất nước thời kỳ đổi mới có một phần là do Đảng ta nắm vững và vận dụng bài học thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cũng như trong Cách mạng Tháng Tám và các thời kỳ cách mạng trước đây, trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được xây dựng và chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thể hiện trong trình độ tư duy lý luận, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan để đề ra Cương lĩnh, đường lối thích hợp, tăng cường sức mạnh tổ chức, kỷ luật và năng lực tổ chức thực tiễn. Những chủ trương, đường lối được Đảng ta đề ra kịp thời, thiết thực, đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn là minh chứng sinh động cho việc kế thừa, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo bài học về thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám vào điều kiện và tình hình cụ thể của nước ta trong từng giai đoạn phát triển đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thông qua việc phát huy ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân, xã hội thừa nhận, ủng hộ, được thể chế trong Hiến pháp và pháp luật và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Hiện nay, đã tiến hành xong Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, đang tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI vào đầu năm 2011. Đại
Luận văn liên quan