Đề tài Vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam

Vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt đối với nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, những thách thức từ hoạt động FDI cũng không nhỏ. Cho nên, để chủ động nắm bắt cơ hội, hạn chế ảnh hưởng xấu từ hoạt động đầu tư FDI, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về nó, phải xây dựng chiến lược tổng thể thu hút vốn FDI, trong đó đề cập đến các vấn đề quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành, kiểm soát môi trường kinh doanh. Ngoài ra, cải tổ lại bộ máy nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, hạn chế những phát sinh tham nhũng cũng là nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI.

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước đang phát triển trên thế giới, trong lộ trình phát triển đó, chúng ta cần rất nhiều vốn để phục vụ cho nền kinh tế. Trong khi đó, hiện nay trên thế giới nhiều tổ chức quốc tế và nhiều công ty đang nắm lượng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi cho các nước đang thiếu vốn có nhu cầu vốn đầu tư lớn nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy nhu cầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề rất quan trọng đối với nước ta. Trích lời của Tiến sỹ Nick J.Freeman là một chuyên gia tư vấn đầu tư cao cấp tại Việt Nam nhận xét về bức tranh tổng quát vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam in trên cuốn sách “20 năm đầu tư nước ngoài. Nhìn lại và hướng tới 1987 – 2007” “ Phần lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và lắp ráp các sản phẩm xuất khẩu. Cùng với tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam và sự gia tăng sức mua của người tiêu dùng trong nước thì cơ hội đầu tư vào các ngành đang hướng tới thị trường trong nước trở nên đa dạng hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam không chỉ vì ở đây có nguồn lao động và nguyên liệu dồi dào với giá cả cạnh tranh để thiết lập các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, mà còn vì đã nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường tiêu thụ nội địa đầy tiềm năng.” B. NỘI DUNG I. Khái niệm, vai trò và các hình thức của FDI 1. Khái niệm a. Định nghĩa FDI là viết tắt của Foriegn Direct Investment có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài, là dạng đầu tư trực tiếp do nguồn vốn từ bên ngoài mà chủ thể của nó là tư nhân hay nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế được nước chủ nhà cho phép đầu tư vào những ngành hoặc những lĩnh vực nào đó của một nước nhằm thực hiện mục tiêu nhất định. ( Theo sách : Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. ) Còn theo như quỹ tiền tệ quốc tế IMF : đầu tư trực tiếp nước ngoài là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. ( trích trong bài viết FDI & Việt Nam – 20 năm đầu tư nước ngoài. Nhìn lại và hướng tới 1987 – 2007) Còn theo pháp luật Việt Nam ( Luật đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan) : đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư. ( trích trong giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - NXB Công an nhân dân) b. Đặc điểm - Chủ thể của FDI không chỉ là cá nhân mà chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này chiếm tới 90% khối lượng FDI của thế giới. - Chủ đầu tư nước ngoài phải góp một lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu do pháp luật nước chủ nhà quy định. FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức cơ bản là chủ đầu tư bỏ vốn vào thành lập xí nghiệp 100% vốn của mình, mua lại toàn bộ hoặc một phần xí nghiệp của nước chủ nhà, cùng góp vốn với các đối tác nước chủ nhà với những tỷ lệ khác nhau để thành lập xí nghiệp liên doanh, bỏ vốn xây dựng công trình vận hành sau đó chuyển giao cho nước chủ nhà theo hợp đồng thỏa thuận giứa hai bên (BOT). - Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, khả năng kinh doanh của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỷ lệ vốn góp. - FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà cùng với vốn mà cùng với vốn có thể có cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, năng lực marketing... - Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho nước chủ nhà, trái lại, nước chủ nhà còn có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước. - FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư. c. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài Có 3 hình thức : - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh : đây là một loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. - Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty liên doanh): là doanh nghiệp có các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Thông thường nhà đầu tư không được góp vốn ít hơn tỷ lệ quy định của nước nhân đầu tư. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. ( phân chia theo giáo trình Kinh tế đầu tư – NXB Đại học kinh tế quốc dân) Thông thường trong thời gian đầu tiếp nhận vốn FDI, nước chủ nhà khuyến khích áp dụng hình thức liên doanh để kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài. Khi hoạt động FDI đã ổn định thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn FDI là chủ yếu. 2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư - FDI cung cấp vốn bổ sung cho nước chủ nhà để bù đắp sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước. - Cùng với việc cung cấp vốn là kỹ thuật, thông qua FDI các công ty đã chuyển giao kỹ thuật cong nghệ từ các nước đầu tư sang nước chủ nhà. Mặc dù sự chuyển giao này còn nhiều mặt hạn chế do những yếu tố chủ quan và khách quan chi phối, song đều không thể phủ nhận là chính nhờ có sự chuyển giao đó mà các nước chủ nhà có được kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và năng lực marketing, đọi ngũ kỹ thuật được đào tạo, bồi dưỡng về nhiều mặt. - Do tác động của, khoa học công nghệ, FDI sẽ tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu sản phẩm và lao động sẽ được biến đổi theo hướng tiến bộ. - Nước chủ nhà sẽ có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế vì FDI là một trong những hình thức hợp tác đầu tư quốc tế thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp. - Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của quốc gia. - Đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động. Tuy nhiên vai trò của FDI ở nước ta có không ít mặt hạn chế như : - Nguồn vốn do FDI mang lại cho nước chủ nhà song trên thực tế do chủ đầu tư trực tiếp quản lý và sử dụng theo những mục tiêu cụ thể của mình( tuy nhiên vẫn trong khuôn khổ pháp luật của nước chủ nhà) - Nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã lợi dụng chỗ sơ hở trong pháp luật và trong quản lý của nước chủ nhà để trốn thuế, gây tác hại đến môi trường sinh thái và lợi ích của nước ta. - Chuyển giao công nghệ còn tồn tại nhiều hạn chế và tiêu cực : đó là sự chuyển giao nhỏ giọt, từng phần và thông thường là công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ... với giá cao hơn mặt bằng quốc tế. - Trong số các nhà đầu tư nước ngoài không phải không có trường hợp hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị... - Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ vì mục tiêu thu hồi vốn nhanh là lợi nhuận của các nhà đầu tư. - FDI có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát trong nước vì lương nhân công được trả cao hơn, giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng vọt cũng như tiền thuê mướn mặt bằng, giá sinh hoạt dịch vụ ngoại vi sẽ tăng dần lên và đưa đến lạm phát. - FDI làm tăng sự phân cách giàu nghèo giữa các khu công nghiệp có doanh nghiệp FDI chiếm đóng và phần còn lại của quốc gia sẽ tăng lên và người dân sẽ bỏ dần nông thôn và di chuyển về các nơi thành thị và khu công nghiệp. II. Vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam 1. Vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam trong những năm qua Trong những năm gần đây dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng vô cùng mạnh mẽ: Tính đến cuối năm 2009, cả nước có tới hơn 11820 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 185,087 tỷ USD. Sau giai đoạn thăm dò tư 1988 đến 1990, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng nhanh trong thời kỳ 1991 – 1996, suy giảm từ năm 1997 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, có dấu hiệu liên tục phục hồi từ năm 2000, bắt đầu từ năm 2004 tới nay đã phục hồi và chuyển biến rõ rệt. Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 13,11 tỷ USD, nhưng vốn của năm sau ít hơn năm trước, chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Cũng trong thòi gian này nhiều dự án FDI đã được cấp phép từ những năm trước đã phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Từ năm 2000 đến nay, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999, năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm 91,6% so với năm 2001. Năm 2003 tăng trở lại, tăng 6% so với năm 2002, năm 2004 tăng 42,9% so với năm 2003; năm 2005 tăng 58% so với năm 2004; năm 2006 tăng 75,4% so với năm 2005; năm 2007 tăng 69% so với năm 2006; năm 2008 tằng gần gấp 3 lần so với năm 2007 (tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD). Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008 đã làm cho lượng vốn FDI vào Việt Nam năm 2009 giảm đáng kể (vốn FDI đăng ký đạt 21,48 tỷ USD bằng 30% so với năm 2008, vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD bằng 87% so với năm 2008). Tuy nhiên so với mức giảm mặt bằng chung trên thế giới, tình hình ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều khả quan. 2. Các tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam - Hoạt động FDI trong thời gian qua đóng vai trò làm gia tăng sản lượng GDP và bổ sung vốn cho phát triển kinh tế. Mức đóng góp của hoạt động FDI giai đoạn 1996-2000 là 23,4%, giai đoạn 2001-2007 là 16,7%, giai đoạn 2008-2009 là hơn 30%. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ : hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Việt Nam nói riêng. Thông qua hoạt động FDI đã tạo ra những hiệu ứng tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ mới và hiện đại đã được chuyển giao thông qua hoạt động FDI, tạo bước ngoặt quan trọng trong phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. + Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng : theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì những công nghệ trong lĩnh vực này hiện đang được sử dụng tại các doanh nghiệp có vốn FDI đềua là công nghệ hiện đại hơn so với công nghệ lạc hậu vốn đã tồn tại ở nước ta trước khi có hoạt động FDI. Cụ thể là các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao và phát triển tại Việt Nam công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, robot, công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện... Cùng những công nghệ hiện đại này là dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại trên thế giới. + Trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp các doonh nghiệp FDI đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, trồng rừng và chế biến gỗ. Phần lớn các dự án này được đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế khó khăn như Phú Thọ, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên... Việc thu hút các dự án có vốn FDI đã góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Nhiều loại vật nuôi, giống cây trồng mới cùng với những dây chuyền chế biến hàng nông sản-thực phẩm tiên tiến đã được nhập khẩu và chuyển giao vào nước ta. + Trong nghành dịch vụ, tác động của FDI thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực khách sạn, đã nâng cao trình đọ quản lý kinh doanh khách sạn cho nước ta. Các nước chủ yếu đầu tư và Việt Nam trong các lĩnh vực này như : Singapore, Đài Loan, Nhật Bản... - Đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động : Từ khi có hoạt động FDI ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm gián tiếp. Đến nay khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc làm cho trên 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, Việt Nam đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Hiện nay, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại. - FDI là nhân tố có sức mạnh thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới. Đồng thời, nó là một trong những phương thức đưa hành hóa sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất. Hoạt động FDI đã góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách đối ngoại của cả nước, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở, đa phương hóa các quan hệ quốc tê, và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động FDI đã giúp Việt Nam từng bước phá thế bao vây, cấm vận, bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính WB,IMF,ADB...Bình thường hóa và kí hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì(BTA)gia nhập ASEAN,từ đó có tham gia khu vực đầu tư ASEAN,kí hiệp định chung với EU,gia nhập WTO kí hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ,đầu tư với Nhật Bản. Hoạt động FDI đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài.Đối với nhưng hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam. -FDI có tác động tích cực đến môi trường . Khi cam kết gia nhập thị trường Việt Nam ,các doanh nghiệp FDI phải kí kết tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường taị Việt Nam. Nhìn chung các doanh nghiệp có vốn FDI tuân thủ các tiêu chuẩn đó và có kết quả môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước ,vì họ có khả năng tài chính và khả năng tiếp cận với các kĩ năng quản lí môi trường .Thông qua các đối tác liên doanh ,từ đó Việt Nam có thể học hỏi để hỗ trợ và tư vấn cải thiện kết quả môi trường của mình .Đầu tư nước ngoài góp phần tạo điều kiện để sử dụng công nghệ sạch ,bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường nhằm giảm ô nhiễm .Đầu tư nước ngoài tạo điều kiện làm cho nguồn lực trong nước như lao động đất đai,tài nguyên ...được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn. Ngoài ra ,FDI còn giúp tăng ngân sách nhà nước .Qua thuế đánh trên sở và lợi tức của FDI .Những năm gần đây mức đóng góp hàng năm của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD mỗi năm . 3.Những vấn đề còn tồn tại * Về bổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế : vốn FDI đưa vào Việt Nam chủ yêu qua hình thức máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ... nên vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội là chưa cao. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên vốn FDI thu hút vào Việt Nam thời gian gần đây giảm. Các nước có tiềm lực về vốn đầu tư vẫ còn thận trọng nên tỷ lệ vốn chưa cao ( tính trong năm 2008, Hoa kỳ đầu tư vào Việt Nam 1,519 tỷ USD; Đức đầu tư 56,6 triệu USD; Pháp đầu tư 87,5 triệu USD.....) * Về chuyển giao công nghệ : Đối tác chuyển giao công nghệ chính ở Việt Nam chính là các nước châu Á, do vậy việc chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Hoa kỳ, châu Âu thì tỷ trọng các dự án đầu tư vào Việt Nam rất ít, do vậy đã hạn chế việc chuyển giao công nghệ cho đối tác Việt Nam. Chính vì thế, công nghệ chuyển giao ở Việt Nam tuy có cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại ở nước ta nhưng so với thế giới thì là những công nghệ cũ hoặc lạc hậu. Nguyên nhân là do chính sách chuyển giao công nghệ trong thời kỳ đầu của hoạt động FDI còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sát... Lợi dụng vấn đề này mà bên nước ngoài khi chuyển giao những máy móc, những thiết bị cũ hoặc đã hết khấu hao với trình độ công nghệ lạc hậu, một số trường hợp bên nước ngoài đã khai tăng giá trị thiết bị hoặc bên Việt Nam phải chấp nhận phí chuyển giao công nghệ đối với những công nghệ phổ biến. Bởi vậy nên những hàng hóa sản xuất ra ở Việt Nam sẽ kém sức cạnh tranh hơn rất nhiều so với các nước khác. Điều này đặt ra cho các cơ quan chức năng phải lựa chọn, cân nhắc nên để thị trường tự điều tiết hay cần có những chính sách can thiệp kịp thời.Phải chăng những dự án sản xuất hàng xuất khẩu cần có những điều kiện về công nghệ du nhập vào Việt Nam. * Mất cân đối về cơ cấu: - Mất cân đối về cơ cấu kinh tế : Vốn FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm trên 60%, tiếp đó vào lĩnh vực dịch vụ chiếm xấp xỉ 20%, số vốn ít ỏi còn lại là cho nông lâm, ngư nghiệp(dưới 10%).Đại bộ phận dự án trồng cây nông nghiệp, trồng rừng không thành công, mặc dù nhà nước rất khuyến khích FDI vào lĩnh vực này. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có cơ chế, chính sách và phương thức thích hợp để giải quyết thỏa đáng quan hệ về lợi ích của nhà đầu tư và của người dân tham gia dự án. - Mất cân đối FDI giữa các địa phương FDI đã trải rộng khắp cả nước, nhưng phân bổ không đều giữa các địa phương trong cả nước. Nếu xét theo các vùng và các miền trong cả nước, thì tỉ trọng FDI trong các vùng kinh tế như sau : Miền núi và trung du Bắc bộ: 4,2% Đồng bằng sông Hồng : 25,8% Các tỉnh khu IV cũ : 2,2% Các tỉnh khu V cũ : 7,3% Tây Nguyên : 2,4% TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận : 48,7% Đồng bằng sông Cửu Long : 2,4% Dầu khí ở thềm lục địa phía Nam : 7,0% ( số liệu theo sách Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiến Việt Nam.) Ta thấy rằng FDI tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, chiếm gần một nửa tổng số vốn đầu tư của cả nước, tiếp đó là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng chiếm hơn 1/4. Điều này cho thấy sự bất cân đối quá lớn giữa các đị phương, vùng, miền trong việc thu hút FDI. Nguyên nhân của thực trạng này dễ nhận thấy như các yếu tố đia lý tự nhiên, cảng biển, hàng không, hệ thống giao thông thuận tiện, điện nước tốt...Bên cạnh đó còn do sự nỗ lực của các cấp chính quyền đia phương trong việc tạo điều kiện hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài. - Mất cân đối giữa các hình thức đầu tư : Trước đây, giai đoạn 1988-1994, FDI, tập trung chủ yếu vào hình thức liên doanh, chiếm khoảng 80% tổng số vôn đăng ký, 20% còn lại chia đều cho 2 hình thức khác. Sau đó, FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài gia tăng, chiếm đến 75% tổng số dự án và 45,6% tổng số vốn đăng ký, còn lại thuộc hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn phương thức BOT chiếm tỷ trọng rất nhỏ ở nước ta. Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, xu hướng chuyển đổi FDI từ liên doanh sang 100% vốn nước ngoài đã gia tăng, chiếm trên 80% số dự án. Hầu hết các đối tác trong các doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, khi chuyển đổi hình thức đầu tư, vốn của nhà nước sẽ tự nhiên biến thành vốn của nước ngoài. Điều này đặt ra nhiều vấn đề hiệu quả của các dự án liên doanh, cần có những biện pháp để hạn chế tình trạng này tiếp tục xảy ra. - Mất cân đối giữa các đối tác đầu tư : Trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam thì các nước châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất 62%, các nước châu Âu chiếm 22%, Mỹ chiếm 22%, còn lại là các nước khác. Mặc dù số nước và khu vực có dự án FDI tại Việt Nam khá nhiều, nhưng chỉ có 10 nước có số vốn trên 1 tỷ USD. Thực trạng đó nói lên rằng lượng vốn đầu tư mà Việt Nam thu được quá ít so với vốn FDI của thế giới, và lượng vốn thu hút được ở các nước phát triển như nhóm G7 còn rất thấp, chủ yếu là từ các nước ở châu Á). * Vấn đề lao
Luận văn liên quan