Đề tài Vấn đề Tư pháp hình sự và yêu cầu tăng cường kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự

Cho đến nay, trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn đời sống chính trị – pháp luật ở Việt Nam về cơ bản đã đạt được sự thống nhất chung khi quan niệm hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền tư pháp. Tuy nhiên, khi quan niệm về phạm vi quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự, chủ thể tiến hành hoạt động tư pháp hình sự, lại đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Khái quát lại có 4 loại ý kiến sau đây: Loại ý kiến thứ nhất quan niệm về quyền tư pháp theo nghĩa hẹp. Những người ủng hộ ý kiến này lập luận rằng quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật. Do vậy, chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là Tòa án và hoạt động tư pháp hình sự chỉ là hoạt động xét xử. Loại ý kiến thứ hai quan niệm về quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự theo một nghĩa rộng rãi nhất. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng, tư pháp là xét xử. Để giải quyết các tranh chấp pháp luật, các vi phạm pháp luật thì ngoài Tòa án là cơ quan được giao chức năng thay mặt Nhà nước ra phán quyết, còn có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức khác. Các cơ quan, tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho phán quyết của Tòa án được chính xác, khách quan. Vì vậy, việc thực hiện quyền tư pháp, tức là quyền thay mặt Nhà nước phán quyết về xung đột pháp lý, vi phạm pháp luật là của Tòa án, nhưng để đi đến phán quyết đó lại không chỉ là nhiệm vụ của riêng Tòa án. Do vậy, hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan được giao thực hiện một số nhiệm vụ tố tụng, các cơ quan bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp, công chứng tư pháp, luật sư).

doc6 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề Tư pháp hình sự và yêu cầu tăng cường kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư pháp hình sự và yêu cầu tăng cường kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự TS Trần Ngọc Tuệ – Bộ Quốc phòng 1. Quan niệm về hoạt động tư pháp hình sự Cho đến nay, trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn đời sống chính trị – pháp luật ở Việt Nam về cơ bản đã đạt được sự thống nhất chung khi quan niệm hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền tư pháp. Tuy nhiên, khi quan niệm về phạm vi quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự, chủ thể tiến hành hoạt động tư pháp hình sự, lại đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Khái quát lại có 4 loại ý kiến sau đây: Loại ý kiến thứ nhất quan niệm về quyền tư pháp theo nghĩa hẹp. Những người ủng hộ ý kiến này lập luận rằng quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật. Do vậy, chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là Tòa án và hoạt động tư pháp hình sự chỉ là hoạt động xét xử. Loại ý kiến thứ hai quan niệm về quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự theo một nghĩa rộng rãi nhất. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng, tư pháp là xét xử. Để giải quyết các tranh chấp pháp luật, các vi phạm pháp luật thì ngoài Tòa án là cơ quan được giao chức năng thay mặt Nhà nước ra phán quyết, còn có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức khác. Các cơ quan, tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho phán quyết của Tòa án được chính xác, khách quan. Vì vậy, việc thực hiện quyền tư pháp, tức là quyền thay mặt Nhà nước phán quyết về xung đột pháp lý, vi phạm pháp luật là của Tòa án, nhưng để đi đến phán quyết đó lại không chỉ là nhiệm vụ của riêng Tòa án. Do vậy, hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan được giao thực hiện một số nhiệm vụ tố tụng, các cơ quan bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp, công chứng tư pháp, luật sư). Loại ý kiến thứ ba cho rằng, hoạt động tư pháp hình sự là hình thức thực hiện những thẩm quyền tương ứng do luật định của hệ thống Tòa án mà thông qua đó, các chức năng của nhánh quyền lực thứ ba trong Nhà nước pháp quyền biến thành hiện thực. Có bốn hình thức hoạt động tư pháp hình sự tương ứng với bốn chức năng của quyền tư pháp. Hình thức hoạt động tư pháp thứ nhất là thực hiện thẩm quyền giải thích các quy phạm pháp luật (mà trước hết là giải thích Hiến pháp). Hình thức hoạt động tư pháp thứ hai là thực hiện thẩm quyền xét xử bằng hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán). Hình thức hoạt động tư pháp thứ ba là thực hiện thẩm quyền giám sát của Tòa án đối với tính hợp pháp và có căn cứ của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính chất tố tụng, tức là thực hiện sự kiểm tra của Tòa án trong việc áp dụng các chế tài về tố tụng hình sự và hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hình thức hoạt động tư pháp thứ tư là thực hiện thẩm quyền xác nhận chính thức các sự kiện (hành vi) có ý nghĩa pháp lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc hạn chế quyền chủ thể tương ứng của các công dân trong quá trình giải quyết các mối quan hệ xã hội. Loại ý kiến thứ tư cho rằng, hoạt động tư pháp hình sự là tập hợp những việc làm cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng hình sự liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các vụ án và hướng tới mục đích giải quyết các vụ án một cách đúng đắn, khách quan. Do vậy, hoạt động tư pháp hình sự bao gồm hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động công tố của Viện kiểm sát, hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án. Chúng tôi cho rằng, mỗi loại ý kiến nêu trên đều chứa đựng những nội dung hợp lý khi quan niệm về phạm vi quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự, chủ thể tiến hành hoạt động tư pháp hình sự. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự thời gian qua, có thể thấy loại ý kiến thứ tư có nhiều yếu tố hợp lý hơn cả. Vấn đề mấu chốt được thừa nhận chung về hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động gắn với việc giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động tư pháp hình sự là một dạng hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (ở đây là quyền tư pháp), do vậy, hoạt động tư pháp hình sự phải được thực hiện bởi những cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng tư pháp. Xét xử là khâu trung tâm của hoạt động tư pháp. Kết quả của hoạt động xét xử là việc Tòa án ra bản án kết luận về bản chất pháp lý của vụ việc và các biện pháp chế tài áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án cũng không thể tự mình làm phát sinh chức năng tố tụng của Tòa án – chức năng xét xử. Để chức năng xét xử vận hành được và các thủ tục tố tụng tư pháp tại Tòa án được tiến hành thì phải có các hoạt động tố tụng tư pháp được tiến hành trước đó, ví dụ hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động truy tố của Viện kiểm sát… Hoạt động của các cơ quan công chứng, giám định, bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án không thuộc phạm vi của hoạt động tư pháp hình sự mà thực chất chỉ là hoạt động bổ trợ cho hoạt động tư pháp, góp phần giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự được đúng đắn, khách quan. Trên cơ sở những phân tích nêu trên có thể thấy hoạt động tư pháp hình sự có một số đặc điểm sau: - Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền tư pháp. Do vậy, hoạt động tư pháp hình sự mang tính quyền lực nhà nước. - Hoạt động tư pháp hình sự phải được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp, là những việc làm cụ thể của các cơ quan tư pháp gắn với quá trình giải quyết các vụ án hình sự. - Hoạt động tư pháp hình sự phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù và quy trình, thủ tục tố tụng chặt chẽ quy định trong các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự. - Hoạt động tư pháp hình sự phải hướng đến mục tiêu giải quyết vụ án chính xác, khách quan, bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy, mỗi quốc gia cũng có cũng quan niệm không giống nhau về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp và chủ thể thực thi quyền tư pháp. Sự khác nhau này được lý giải từ sự khác nhau về bản chất, mục đích, đặc điểm quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia, sự khác nhau của các yếu tố lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước… Theo quy định tại khoản 1 Điều III của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thì “Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Tòa án nhân dân tối cao và những Tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp”. Điều 76 của Hiến pháp Nhật Bản quy định “Toàn bộ quyền tư pháp được trao cho Toà án tối cao và các Tòa án cấp dưới được thành lập theo pháp luật…”. Trong khi đó, thể chế hiện hành của Trung Quốc quy định quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử và quyền kiểm sát, cơ quan tư pháp gồm Tòa án và Viện kiểm sát (1). Ở Việt Nam, ngay từ thời kỳ đầu thành lập Nhà nước cách mạng, quan niệm về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp hình sự, chủ thể tiến hành hoạt động tư pháp hình sự đã được thể hiện theo nghĩa rộng. Điều 63 của Hiến pháp năm 1946 quy định “Cơ quan tư pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có Tòa án tối cao, các Toà phúc thẩm, các Toà đệ nhị cấp và sơ cấp”. Tuy nhiên, xét từ góc độ cơ cấu tổ chức và hoạt động thì hoạt động của Tòa án không chỉ bao gồm hoạt động xét xử của “thẩm phán ngồi” mà còn bao gồm hoạt động điều tra của tư pháp công an và hoạt động công tố của thẩm phán buộc tội (2). Ở nước ta hiện nay, quyền tư pháp, hoạt động tư pháp hình sự, cơ quan tiến hành hoạt động tư pháp hình sự tiếp tục được hiểu theo nghĩa rộng; theo đó, các cơ quan tiến hành hoạt động tư pháp hình sự ở nước ta bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra và thi hành án (3). Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2002 quy định Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Đối tượng kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự của Viện kiểm sát được quy định bao gồm: hoạt động điều tra của cơ quan điều tra; hoạt động xét xử của Tòa án; hoạt động thi hành án của cơ quan được giao thẩm quyền thi hành án; hoạt động tạm giữ, tạm giam của cơ quan được giao thẩm quyền tạm giữ, tạm giam; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp hình sự của các cơ quan tư pháp. 2. Yêu cầu và nội dung kiểm sát đối với các hoạt động tư pháp hình sự Quyền lực nhà nước dù được tổ chức theo nguyên tắc nào, phân công hay phân quyền, đều luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ và toàn diện, nhằm bảo đảm không xảy ra sự lạm quyền. Quyền lực là hiện tượng khách quan trong quan hệ xã hội và nó có xu hướng dễ bị lạm dụng. Vì vậy, cùng với sự thừa nhận quyền lực nhà nước thì phải thiết lập sự giám sát đối với quyền lực nhà nước. Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là vấn đề có tính tất yếu khách quan. ở đâu có quyền lực nhà nước thì ở đó cần có giám sát (4). Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (quyền tư pháp), do vậy, hoạt động này cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ chế khác nhau (trong đó có cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống). Ở một khía cạnh khác, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của hoạt động tư pháp hình sự là xem xét, đưa ra các phán quyết chính xác, khách quan, công bằng về tính đúng đắn, hợp pháp trong các hành vi của con người, nên pháp luật trao cho các cơ quan tư pháp thực thi những thẩm quyền tố tụng mạnh mẽ, thậm chí có những thẩm quyền có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyền cơ bản nhất của con người như thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng (biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam…). Kết quả của hoạt động tư pháp (phán quyết của Tòa án) có ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền quan trọng nhất của con người như quyền sống, quyền tự do… Từ những đặc điểm đó, hoạt động tư pháp hình sự cần và phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhiều cơ chế kiểm tra, giám sát khác nhau. Cơ chế giám sát việc thực hiện quyền tư pháp ở nước ta hiện nay được tổ chức rất đa dạng, song – tiếp cận từ quan điểm hệ thống – có thể chia thành hai nhóm: cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống cơ quan tư pháp và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống cơ quan tư pháp. Cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống là các hệ thống kiểm tra, giám sát do chủ thể thực thi quyền tư pháp đặt ra để kiểm tra, giám sát các bộ phận thuộc hệ thống mình trong quá trình thực thi thẩm quyền tư pháp. Đó là hoạt động thanh tra, kiểm tra của bộ phận thanh tra công vụ, hoạt động kiểm tra của cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương với cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, hoạt động kiểm tra của cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên với cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới… Hoạt động tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống có mục đích bảo đảm cho các chủ thể thuộc hệ thống của mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống bao gồm hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước đối với cơ quan thực thi quyền tư pháp, còn gọi là giám sát nhà nước (ở nước ta là hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và giám sát của Viện kiểm sát) và giám sát do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và công dân trực tiếp thực hiện, còn gọi là giám sát xã hội. Như đã phân tích ở trên, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là vấn đề có tính tất yếu, ở đâu có quyền lực nhà nước thì ở đó xuất hiện giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ, đặc điểm cụ thể của các hoạt động tư pháp hình sự, cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động tư pháp hình sự thông qua các cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ khác nhau, đặc biệt là cần thiết lập cho được cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên và có hiệu quả. Trong điều kiện cụ thể của Nhà nước ta hiện nay, cơ chế đó là hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát. Giám sát hoạt động tư pháp hình sự có mục tiêu bảo đảm cho các cơ quan tư pháp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; bảo đảm việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan; bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của cơ quan tư pháp và cá nhân được giao thực hiện thẩm quyền tư pháp; bảo đảm các quyền con người trong các thủ tục tố tụng tư pháp do pháp luật quy định được triệt để tôn trọng. Kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự là một hình thức của hoạt động giám sát nhà nước – theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ hiến pháp và pháp luật của các chủ thể được giao thực hiện thẩm quyền tư pháp. Hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát thực chất là việc sử dụng tổ chức nhà nước để hạn chế sự lạm quyền từ chính Nhà nước. Mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp là nhằm bảo đảm cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định để phát hiện, loại trừ những hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan tư pháp, bất kỳ cán bộ tư pháp nào. Ở nước ta, chức năng giám sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là vấn đề có tính lịch sử. Trước khi Viện kiểm sát nhân dân được thành lập với tư cách là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy Nhà nước, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thì chức năng giám sát hoạt động tư pháp (giám sát hoạt động xét xử; hoạt động thi hành các bản án; hoạt động giam, giữ, cải tạo) đã được giao cho Viện Công tố đảm nhiệm, đặc biệt là từ năm 1959, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 256-TTg về việc thành lập hệ thống cơ quan công tố độc lập, tách khỏi hệ thống Tòa án và Bộ Tư pháp. Thẩm quyền giám sát tư pháp của cơ quan công tố trong thời kỳ này được lý giải bởi tầm quan trọng của hoạt động tư pháp – hoạt động quyền lực nhà nước, hoạt động có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới những quyền cơ bản của con người như quyền tự do, quyền sống… Trải qua quá trình hoạt động, kiểm sát hoạt động tư pháp được chứng minh là cơ chế giám sát tư pháp hữu hiệu. Có thể chứng minh tính hữu hiệu, hiệu quả của cơ chế giám sát tư pháp thông qua kết quả kiểm sát tư pháp hình sự trong thời gian từ năm 2002 – 2007 như sau: - Số vụ hình sự Viện kiểm sát các cấp đã kiểm sát điều tra là 376.892 vụ /558.759 bị can. Viện kiểm sát các cấp yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra 1.337 vụ án, trực tiếp khởi tố yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra 202 vụ án, huỷ bỏ 551 quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra. Các trường hợp bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ ngày càng cao qua các năm: năm 2002 đạt tỷ lệ 87%; năm 2003 là 89,2 %; năm 2006 là 95,3%; năm 2007 là 95,2%. Các trường hợp khởi tố điều tra sau phải đình chỉ do bị can không phạm tội giảm đáng kể qua các năm: năm 2002, đình chỉ điều tra đối với 543 bị can (tỷ lệ 0,6%); năm 2005 là 138 bị can (tỷ lệ 0,16%); năm 2006 là 163 bị can (tỷ lệ 0,17%); năm 2007 là 135 bị can (tỷ lệ 0,13%). Truy tố tội phạm đạt tỷ lệ cao qua các năm: Năm 2002, số vụ truy tố đạt tỷ lệ 96% so với số vụ đã thụ lý; năm 2003 đạt 98,3%; năm 2004 đạt 98,5%; năm 2005 đạt 98,85; năm 2006-2007 đạt 99,1%. - Viện kiểm sát các cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm là 297.965 vụ án; theo thủ tục phúc thẩm là 70.594 vụ án; theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 1.573 vụ án. Tòa án đã xét xử 4.546 vụ án hình sự do Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, chấp nhận kháng nghị 3.130 vụ, đạt tỷ lệ 68,8%; Tòa án xét xử 729 vụ do Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, chấp nhận kháng nghị 653 vụ, đạt tỷ lệ 89,6%. - Qua kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành hình phạt tù, Viện kiểm sát các cấp đã quyết định trả tự do cho 239 người bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật; ban hành 12.420 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan quản lý việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù khắc phục vi phạm pháp luật và sơ hở trong việc quản lý các đối tượng. - Viện kiểm sát các cấp đã tiến hành kiểm sát trực tiếp 6.138 lượt tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Qua hoạt động kiểm sát, đã ban hành 3.633 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan có trách nhiệm trong việc thi hành án treo, thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, khắc phục vi phạm pháp luật. - Qua kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp, Viện kiểm sát các cấp đã ban hành 1.160 kiến nghị, kháng nghị; đã kiểm sát việc giải quyết 6.846 vụ việc cụ thể của các cơ quan tư pháp. Các kết quả thực tiễn nêu trên là bằng chứng sinh động chứng minh tính hiệu quả của một cơ chế giám sát tư pháp. Sở dĩ có được những kết quả như vậy là do đặc điểm về tổ chức và hoạt động của chủ thể thực thi chức năng giám sát trong quan hệ với đối tượng bị giám sát, cụ thể như sau: Thứ nhất, về yếu tố tổ chức, Viện kiểm sát là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, được giao thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp, nên cơ chế giám sát của Viện kiểm sát có tính độc lập nhất định với đối tượng được giám sát. Tính độc lập này bảo đảm cho hoạt động giám sát của Viện kiểm sát khách quan, trung thực và có tính khả thi. Thứ hai, về hoạt động, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan tư pháp được hiến pháp và pháp luật quy định có thẩm quyền tham gia vào tất cả các lĩnh vực tố tụng tư pháp (tư pháp hình sự, tư pháp dân sự, tư pháp hành chính…). Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Viện kiểm sát có thẩm quyền tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng (từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự). Đây là điều kiện quan trọng bảo đảm cho Viện kiểm sát có khả năng giám sát toàn bộ quá trình tố tụng, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện quyền tư pháp, là cơ sở quan trọng để phát hiện vi phạm trong hoạt động tư pháp. Thứ ba, về mức độ và phạm vi giám sát, kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát được tiến hành cụ thể, thường xuyên, liên tục tới đối tượng bị giám sát. Đây là điều kiện để bảo đảm cho hoạt động giám sát có tính chuyên nghiệp và có hiệu quả cao. Thứ tư, về tính chất hoạt động, do kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là hoạt động giám sát Nhà nước, nên trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát chỉ xem xét đối tượng kiểm sát ở góc độ có hợp pháp hay không hợp pháp, không xem xét vấn đề có hợp lý hay không hợp lý, không can thiệp vào hoạt động mang tính nghiệp vụ của các cơ quan tư pháp. Do vậy, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát không thể là nhân tố cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp và càng không thể trở thành nhân tố ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của Tòa án như nhiều ý kiến gần đây cho rằng, cần bỏ chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát để bảo đảm tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án. Theo quy định của pháp luật và trên thực tế, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát hoạt động xét xử nói riêng còn nhằm mục tiêu bảo đảm tính độc lập của hoạt động xét xử, loại trừ mọi yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án. Như vậy, giám sát việc thực hiện hoạt động tư pháp nói chung và giám sát hoạt động tư pháp hình sự nói riêng là hết sức cần thiết, vì thiếu nó sẽ xuất hiện sự lạm dụng quyền lực nhà nước và nguy hiểm hơn là sự lạm dụng quyền lực nhà nước trong trường hợp này sẽ gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của con người, ảnh hưởng đến công lý và công bằng xã hội. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay, về tổ chức quyền lực nhà nước, chúng ta không đặt vấn đề tạo thế cân bằng quyền lực trên cơ sở kiềm chế đối trọng mà xác định quan hệ phân công, phối hợp quyền lực trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất (5); trong điều kiện thực tiễn hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động bảo vệ công lý cho người dân nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân
Luận văn liên quan